Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 12, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG CHỦNG TỘC NGHIỆT NGÃ ĐẰNG SAU CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CỦA MỸ
Webmaster
Các bài liên quan:
    "KÊN KÊN" CŨNG BIẾT QUỲ!
    NĂM NGÀY TRONG KHU TỰ TRỊ SEATTLE (Andy Ngo)
    HẬU QUẢ DO NHỮNG CUỘC BẠO LOẠN GÂY RA (Kim Nguyễn)
    MUỐN HIỂU ĐƯỢC BẠO LOẠN MỸ HÃY NHÌN LẠI CÔNG XÃ PARIS (Lương Phong)
    TOÀN VĂN YÊU SÁCH CỦA “KHU TỰ TRỊ CAPITOL HILL” GỞI CHÍNH QUYỀN SEATTLE, WASHINGTON
    BLACK LIVES MATTER (BLM) VÀ NHỮNG KẺ GIẢ HÌNH? (Đỗ Văn Phúc)
    CHUYỆN NGƯỜI GỐC PHI Ở MỸ: ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ (Hoàng Anh Tuấn)

 

(The grim racial inequalities behind America’s protests)

The Economist

Phan Nguyên dịch

June 03/2020.

 

 

Vào ngày thứ tám của các cuộc biểu tình phản đối việc sát hại George Floyd, Donald Trump đã khoe thành tích củamình về việc giảm đói nghèo và thất nghiệp của người da đen cũng như việc thông qua các cải cách tư pháp hình sự. “Chính quyền của tôi”, ông tweet, “đã làm được nhiều điều cho Cộng đồng Da đen hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác kể từ thời Abraham Lincoln.” Điều đó có chính xác không? Người Mỹ gốc Phi có cuộc sống tốt hơn dưới thời ông Trump không, và điều đó có liên quan gì đến các cuộc biểu tình?

 

Theo Cục Điều tra Dân số, người Mỹ gốc Phi kiếm được chưa tới ba phần năm so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Năm 2018, thu nhập hộ gia đình người da đen trung bình là 41.400 đô la, so với 70.600 đô la của người da trắng. Khoảng cách đó là khá lớn. Ở Anh, nơi quan hệ chủng tộc cũng có thể căng thẳng, người da đen kiếm được bằng 90% so với người da trắng. Khoảng cách tại Mỹ hiện nay hẹp hơn so với hồi năm 1970, khi người Mỹ gốc Phi chỉ kiếm được một nửa so với người da trắng. Nhưng tất cả sự cải thiện diễn ra từ năm 1970 đến năm 2000, và kể từ đó mọi thứ trở nên tồi tệ trở lại. Khoảng cách thu nhập của người da đen đã được giảm bớt phần nào do tăng chi tiêu liên bang sau Covid-19. Nhưng nó có thể sớm được nới rộng hơn vì người Mỹ gốc Phi làm nhiều công việc không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp, vốn là những việc làm dễ bị tổn thương nhất do suy thoái vì coronavirus.

 

Thống kê về thu nhập chưa đánh giá được hết sự chênh lệch kinh tế thực sự bởi vì chúng chỉ mô tả những người đang làm việc. Theo nghiên cứu của Patrick Bayer thuộc Đại học Duke và Kerwin Charles thuộc Đại học Chicago, có tới 35% thanh niên da đen đang thất nghiệp hoặc hoàn toàn không tham gia lực lượng lao động, gấp đôi tỷ lệ người da trắng. Con số khổng lồ này dường như có liên quan đến tỷ lệ ngồi tù cao của người Mỹ gốc Phi: bên cạnh những người đang ngồi tù, nhiều người đã ngừng tìm việc bởi vì các nhà tuyển dụng sẽ không tuyển dụng những người phạm tội trước đây. Do đó, sự bất bình đẳng tư pháp vốn là vấn đề trọng tâm trong các cuộc biểu tình xoay quanh cái chết của Floyd càng củng cố sự bất bình đẳng về thu nhập và việc làm.

 

 

Tình trạng bất bình đẳng giữa người da đen và người da trắng tại Mỹ.

 

Khoảng cách về tài sản giữa người da đen và người da trắng thậm chí còn rộng hơn khoảng cách thu nhập. Theo khảo sát của Ủy ban Dự trữ Liên bang năm 2017, giá trị tài sản ròng trung bình của người Mỹ gốc Phi chỉ bằng 1/10 so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha: 17.600 đô la so với 171.000 đô la. Khoảng cách nàygiống với thời điểm năm 1990. Điều này thể hiện trong trải nghiệm tài chính hàng ngày của các hộ gia đình người Mỹ gốc Phi. Số người da đen có giá trị tài sản ròng bằng 0 hoặc âm (nghĩa là các khoản nợ lớn hơn tài sản), hay bị từ chối tín dụng hoặc thanh toán chậm trong 60 ngày qua gấp đôi số người da trắng; và số người da đen nói rằng họ không thể thanh toán tất cả các hóa đơn trong một tháng điển hình nhiều hơn gấp đôi số người da trắng gặp hoàn cảnh tương tự; chỉ 43% nói rằng họ có thể vay 3.000 đô la trong trường hợp khẩn cấp từ gia đình hoặc bạn bè, so với 71% người da trắng. Về mặt tài chính, nhiều người Mỹ gốc Phi hơn người da trắng đang sống trongcảnh bấp bênh, chỉ cần không có lương một tháng là đã rơi vào cảnh thảm họa.

 

Covid-19 là một thảm họa và người Mỹ gốc Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Người New York da đen và gốc Tây Ban Nha có khả năng chết vì Covid-19 cao gấp đôi so với người da trắng; Người da đen Chicago thì gấp năm lần. Điều này một phần là do họ phần đông làm các công việc vẫn được duy trì trong dại dịch (như làm điều dưỡng, lái xe giao hàng); một phần vì họ nhiều khả năng không có bảo hiểm y tế hơn so với người da trắng (12,2% so với 7,8% trong năm 2018); và trên hết là bởi vì họ có nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính hơn khiến họ dễ tử vong nếu nhiễm virus. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, người Mỹ gốc Phi từ 18 đến 49 tuổi có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với người da trắng, 50% có khả năng bị huyết áp cao và khả năng họ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi người da trắng.

 

Khi các cuộc biểu tình đang diễn ra, Barack Obama lập luận rằng việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng tư pháp trước pháp luật là bước đầu tiên để thay đổi xã hội nói chung. Có bằng chứng về tình trạng bất bình đẳng tư pháp và mối liên hệ giữa bất bình đẳng tư pháp với tình trạng kinh tế. Theo Văn phòng Tư pháp, tỷ lệ người da đen bị giam giữ trong năm 2016 cao gấp sáu lần so với người da trắng (và điều đó, thật đáng kinh ngạc, đã là một sự cải thiện: hồi năm 2006, tỉ lệ đó nó là 7 lần). Người Mỹ gốc Phi, những người thường sống ở những khu nghèo, nhiềutội phạm, trung bình phạm nhiều tội hình sự hơn người da trắng – nhưng tỉ lệ chưa tới sáu lần.

 

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan và Đại học British Columbia cho thấy người da đen và người gốc Tây Ban Nha nhận bản án dài hơn cho cùng một tội. Một nghiên cứu khác lập luận rằng điều này là do các thẩm phán không nghĩ rằng người da đen có thể trả tiền phạt thay vì vào tù và sợ rằng nếu họ được thả ra, họ không thể có được việc làm và sẽ phạm tội trở lại. Nói cách khác, nghèo đói và thất nghiệp làm người da đen có khả năng nhận án nặng cao, và điều này lại càng khiến người da đen khó kiếm việc hơn.

 

Không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người biểu tình tin rằng người Mỹ gốc Phi không bình đẳng trước pháp luật, không bình đẳng về thu nhập và việc làm, và không bình đẳng về sức khỏe. Và tình trạng của họ chỉ được cải thiện rất ít, nếu có, dưới thời ông Trump. Như George W. Bush đã nói vào cùng ngày mà ông Trump đã tự hào khoe khoang thành tích của mình: “Đã đến lúc nước Mỹ xem xét những thất bại bi thảm này của chúng ta”.

 

Economist

Phan Nguyên dịch

 

The grim racial inequalities behind America’s protests

The Economist

June 03/2020.

 

Profound economic, health and judicial disparities help explain the fury over George Floyd’s death

 

 

On the eighth day of protests against the killing of George Floyd, Donald Trump boasted about his record on reducing black poverty and unemployment and passing criminal-justice reform. “My Admin”, he tweeted, “has done more for the Black Community than any president since Abraham Lincoln.” Is that true? Are African-Americans better off under Mr Trump, and what does that have to do with the protests?

 

 

According to the Census Bureau, African-Americans earn barely three-fifths as much as non-Hispanic whites. In 2018 average black household income was $41,400, compared with $70,600 for whites. That gap is wide. In Britain, where race relations can also be tense, blacks earn 90% as much as whites. The American gap is narrower than it was in 1970, when African-Americans earned only half as much as whites. But all the improvement happened between 1970 and 2000, and since then things have worsened again. The black income gap has been eased somewhat by post-covid federal spending increases. But it may soon yawn wider because African-Americans have many of the low- or unskilled jobs that could be most vulnerable to a coronavirus recession.

 

Income numbers understate the real economic disparities because they only describe people who are in work. According to a study by Patrick Bayer of Duke University and Kerwin Charles of the University of Chicago, a stunning 35% of young black men are unemployed or out of the workforce altogether, twice the share of whites. This huge number seems to be connected with the high incarceration rates of African-Americans: besides those in jail, many have given up looking for work because employers will not offer jobs to former felons. Hence the judicial disparities at the heart of the protests over Mr Floyd also reinforce income and job inequalities.

 

The wealth gap between blacks and whites is even wider than the income gap. According to a survey by the Federal Reserve Board in 2017, the median net worth of African-Americans was only a tenth that of non-Hispanic whites: $17,600, compared with $171,000. The gap is the same as it was in 1990. This permeates the everyday financial experience of African-American households. Twice as many blacks as whites have zero or negative net worth (ie, debts larger than assets); twice as many have been denied credit or made late payments in the past 60 days; more than twice as many say they cannot pay all their bills in a typical month; only 43% say they can borrow $3,000 in an emergency from family or friends, compared with 71% of whites. Financially, many more African-Americans than whites are living near the edge, one pay-cheque from disaster.

 

Covid-19 has been a catastrophe, and African-Americans have been hardest hit by it. Black and Hispanic New Yorkers are twice as likely to die of covid-19 as whites; black Chicagoans, five times more likely. This is partly because they are heavily represented in the jobs that have kept going throughout the epidemic (nursing, delivery drivers); partly because they are much more likely than whites to have no health insurance (12.2% uninsured against 7.8% in 2018); and most of all because they have more of the chronic health problems that make people vulnerable to the disease. According to the Centres for Disease Control and Prevention, African-Americans aged 18 to 49 are twice as likely to die from heart disease as whites, 50% more likely to have high blood pressure and almost twice as likely to have diabetes.

 

In the midst of the protests, Barack Obama argued that addressing the problem of unequal justice before the law was a first step towards wider social change. There is evidence both of judicial inequality and of a link between that and economic status. According to the Bureau of Justice, the incarceration rate per person was six times higher in 2016 for blacks than it was for whites (and that, amazingly, was an improvement: in 2006, it had been seven times higher). African-Americans, who often live in poor, crime-ridden areas, do commit more crimes per person than whites—but not six times more.

 

A study by researchers at the Universities of Michigan and British Columbia found that blacks and Hispanics get longer sentences for the same crimes. Another study argued that this is because judges do not think blacks can pay a fine instead of going to jail and fear that, if they were released, they could not get a job and would revert to criminality. In other words, poverty and joblessness make sentencing practices harsher for blacks, and those practices make it harder for blacks to get a job.

 

It is hardly surprising that so many protesters believe African-Americans are not equal before the law, not equal in terms of income and jobs, and not equal in terms of health. And their condition has improved little, if at all, under Mr Trump. As George W. Bush put it, on the same day that his Republican successor as president was tweeting his boasts: “It is time for America to examine our tragic failures.”

 

Correction: An earlier version of the chart accompanying this article mistakenly showed figures for mean net worth, rather than median net worth as was labelled.

 

The Economist.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài nầy: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh