(How Effective is China’s A 2/AD In The South China Sea?)
Written by Vengalil Venugopal
Hồng Quyên dịch
9dasline
June 09-2020
Chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập (Anti Area Access Denial, A2/AD) là chiến lược biển được xây dựng nhằm ngăn không cho lực lượng hải quân đối phương tự do di chuyển trong một không gian chiến đấu. Bài viết sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Trung Quốc thực hiện A2/AD tại Biển Đông.
Image credit: US Indo-Pacific Command/Flickr.
A2/AD còn được người Nga gọi là “chiến lược pháo đài” và “chống tiếp cận biển” theo thuật ngữ an ninh biển. Các lực lượng hải quân hùng mạnh có truyền thống theo đuổi chiến lược kiểm soát biển bằng cách triển khai tàu sân bay, cùng máy bay chiến đấu và tàu mặt nước có kích thước lớn. Tuy nhiên, “chống tiếp cận biển” là chiến lược thiên về phòng thủ nhiều hơn, trong đó sử dụng hệ thống phòng không và phòng thủ biển, tàu ngầm tấn công nhanh, máy bay chiến đấu, bệ phóng tên lửa và hệ thống giám sát đại dương được đặt trên đất liền để theo dõi mục tiêu.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển khái niệm này tại Biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực xung quanh eo biển Đài Loan. Tham vọng của Bắc Kinh là phá hoại quyền tự do hàng hải của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh khác, đồng thời làm gia tăng rủi ro đối với các tàu chiến hoạt động tại các vùng biển tranh chấp và ngày càng căng thẳng này. A2/AD thách thức khả năng triển khai sức mạnh hải quân vô song của Mỹ tại các khu vực lợi ích cốt lõi. Chiến lược này của Trung Quốc cũng nhằm khiến các đồng minh Thái Bình Dương của Mỹ nghi ngờ về khả năng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (USPACOM) trong việc đối phó với các quan ngại an ninh.
Sử dụng các đảo tự nhiên và nhân tạo
Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông bằng cách thiết lập một loạt cơ sở hạ tầng quân sự mới dưới dạng các đảo nhân tạo được trang bị đường băng, hầm chứa tàu ngầm và các cơ sở neo đậu nhằm hỗ trợ hậu cần cho các đội tàu của nước này, cũng như hệ thống phòng không cần thiết để bảo vệ các cơ sở này.
Tốc độ triển khai chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo là rất ấn tượng. Mô hình cơ sở hạ tầng A2/AD được phát triển trên các đảo ở Biển Đông là bằng chứng cho thấy Trung Quốc nhận chuyển giao công nghệ từ Nga và sao chép hiệu quả “chiến lược pháo đài” vốn được Moskva sử dụng tại các vùng biển của mình. Tiếp theo hành động quân sự hóa các hòn đảo này vào năm 2013 bằng việc triển khai các hệ thống vũ khí, Trung Quốc đã thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và gần quần đảo Senkaku.
Trung Quốc đã thực sự gặp khó khăn trong việc thực thi ADIZ một cách đúng nghĩa do thiếu trang thiết bị hàng không và bị Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc bác bỏ. Điều này rất quan trọng khi các báo cáo gần đây tiết lộ rằng Trung Quốc có kế hoạch thiết lập ADIZ ở Biển Đông trong tương lai gần và đang chờ thời điểm thích hợp để triển khai. Xuất phát từ kinh nghiệm ở biển Hoa Đông, thách thức trong việc thực thi ADIZ ở Biển Đông sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, kế hoạch này còn có khả năng đối mặt với các động thái đáp trả tương tự từ các nước như Việt Nam bằng cách áp đặt các ADIZ trên các hòn đảo tranh chấp.
Một trong những yếu tố chính đảm bảo hiệu quả của chiến lược A2/AD là việc sở hữu một hệ thống phòng không tầm xa đáng tin cậy nhằm hỗ trợ thực thi ADIZ. Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cùng máy bay chiến đấu chống ngầm và trinh sát điện tử Y-9 dường như sẽ đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho Trung Quốc trong tương lai gần và là chìa khóa đảm bảo thành công tại Biển Đông.Một trụ cột khác giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu này là trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21/DF-26 cho các đảo nhằm hoàn thiện khả năng chống tiếp cận và chống lại mối đe dọa từ các tàu mặt nước của Mỹ, trong đó có các tàu sân bay Nimitz và Ford. Các căn cứ hải quân ở Biển Đông cũng có thể được sử dụng để triển khai các tàu khu trục lớp Type 052 - còn được gọi là phiên bản tàu chiến Aegis của Trung Quốc. Phiên bản mới nhất sắp được Trung Quốc đưa vào sử dụng và sẽ xuất hiện tại các vùng biển tranh chấp là tàu khu trục Type 055 - được phương Tây xếp loại là tàu tuần dương do kích thước và hệ thống vũ khí của nó.
Hệ thống phòng thủ biển 2D/AD củaTrung Cộng. Ảnh Breaking Defence
Tàu khu trục Type 055 đầu tiên đã được hạ thủy vào tháng 1/2020 và 5 chiếc khác sắp được đưa vào sử dụng. Vai trò chính của các tàu này là hợp thành nhóm tàu sân bay tấn công. Ngoài ra, các tàu khu trục Type 055 còn tham gia phòng không/mặt nước để bổ sung cho chiến lược A2/AD. Năm 2019, Trung Quốc đã cho ra mắt một quân đoàn thủy quân lục chiến ngày càng mạnh mẽ có khả năng vận chuyển/viễn chinh đáng tin cậy với sự hộ tống của tàu tấn công đổ bộ, trong đó có tàu đổ bộ LPD phiên bản mới – lực lượng có thể đóng vai trò chưa được xác định trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu ngầm là nhân tố tiếp theo và có khả năng là nhân tố chính trong chiến lược A2/AD của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các căn cứ hải quân của PLA tại Đại lục có thể che giấu ngầm hạt nhân – lực lượng có vai trò chính trong thời chiến là chống lại các tàu mặt nước thù địch ở Biển Đông và cung cấp khả năng răn đe hạt nhân trên biển nhằm hỗ trợ các mục tiêu an ninh biển nằm ngoài không gian chiến đấu. Việc triển khai tàu ngầm đến các đảo trên Biển Đông sẽ mang lại lợi thế lớn cho Trung Quốc vì các đảo này giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, qua đó tạo điều kiện triển khai nhanh dựa trên các kịch bản chiến thuật.
Đảo Hải Nam
Nằm gần lục địa Trung Quốc và là địa điểm đặt căn cứ hải quân Ngọc Lâm, đảo Hải Nam sẽ là một tài sản trên biển quan trọng trong việc triển khai chiến lược A2/AD. Căn cứ có thể che giấu nhiều tàu ngầm hạt nhân chiến lược và sở hữu một bến cảng lớn có thể cùng lúc neo đậu hai nhóm tác chiến tàu sân bay hoặc tàu tấn công đổ bộ.
Một căn cứ tàu ngầm khác đặt tại Long Ba, ở phía Đông Nam đảo Hải Nam. Đây là một cảng nước sâu với các cầu tàu dành cho tàu ngầm và một cơ sở ngầm với các lối vào đường hầm. Long Ba cũng có các cầu tàu dành cho các tàu chiến mặt nước, biến nơi đây trở thành một căn cứ đa năng quan trọng của Hải quân Trung Quốc. Các cơ sở tàu ngầm và tàu chiến mặt nước tại đảo Hải Nam cho thấy hòn đảo này sẽ đóng vai trò trung tâm trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc.
Hải Nam có thể được xem là thành trì đầy tiềm năng của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) thuộc lực lượng răn đe hạt nhân dưới biển của Trung Quốc. Trong đó, các tàu ngầm tấn công và hạm đội tàu mặt nước cung cấp vỏ bọc bảo vệ cho SSBN với sứ mệnh tung loạt tấn công thứ hai hoặc được sử dụng trong kịch bản được nêu ở trên, nhằm thực thi chiến lược A2/AD thông qua các phương tiện hạt nhân. Dưới góc độ tấn công, đảo Hải Nam đóng vai trò là căn cứ để Trung Quốc triển khai khả năng kiểm soát biển rộng lớn hơn và các chiến dịch chống tiếp cận biển tại Biển Đông. Với những hành vi gần đây của Bắc Kinh trong các cuộc tranh chấp trên biển, có thể giả định một cách logic rằng Hải quân Trung Quốc đang theo đuổi đồng thời hai khái niệm của chiến lược A2/AD.
Đảo Phú Lâm
Đảo Phú Lâm cũng có thể đóng vai trò quan trọng cùng với đảo Hải Nam trong việc thực thi chiến lược A2/AD tại Biển Đông. Đây là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa – địa điểm có vị trí chiến lược và một đường băng được nâng cấp có thể dùng để giám sát các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các nơi xa như quần đảo Trường Sa. Trung Quốc được cho là đã triển khai tiêm kích J-11 tại đảo Phú Lâm, qua đó mở rộng phạm vi hoạt động tiềm năng thêm 360km tại Biển Đông, bổ sung lực lượng cho căn cứ của hải quân trên đảo Hải Nam.
Các bức ảnh vệ tinh đã được công bố cho thấy các cơ sở hạ tầng quân sự rộng lớn đang được xây dựng trên đảo Phú Lâm bao gồm các đường băng và các cơ sở hậu cần phục vụ các đơn vị không quân đang được triển khai tại đây. Đảo Phú Lâm cũng sẽ đóng vai trò là địa điểm tiềm năng để triển khai các bệ phóng di động dành cho tên lửa đạn đạo DF, qua đó cho phép Trung Quốc tấn công các tài sản hải quân trên khắpBiển Đông. Các căn cứ mới của Trung Quốc tại đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn - vốn đang dần tiến tới sở hữu các năng lực tương tự như đảo Phú Lâm - cũng có thể cung cấp năng lực không quân để thực thi ADIZ tại Biển Đông với mục đích hỗ trợ cho một chiến lược A2/AD rộng lớn hơn. Những diễn biến trên đảo Phú Lâm có thể gợi ý về các động thái tương lai của Bắc Kinh trong khu vực.
Lợi thế và rủi ro cho Trung Quốc
Các đảo tiền đồn mang lại cho Trung Quốc ưu thế quyết định trước bất kỳ thế lực thách thức nào tại Biển Đông. Ngoài triển khai sức mạnh quân sự, các đảo này còn có nhiệm vụ tích hợp thông tin tình báo thu thập được từ các tiền đồn ở Biển Đông vào hệ thống chỉ huy đầu não của PLA ở cấp độ chiến lược.
Để đạt được mục tiêu trên, khái niệm “đường 9 đoạn” và việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo khẳng định tầm nhìn chiến lược dài hạn là phát triển các không gian biển thành “sân sau” của PLA. Các cơ sở thông tin liên lạc của Trung Quốc trên các đảo này được cho là gồm các tuyến cáp quang dưới biển, hệ thống liên lạc vệ tinh đa băng tần, dải cao tần băng thông rộng, và các ra đa vi sóng vượt đường chân trời.
Tất cả các hệ thống này có một vai trò quan trọng: Ngăn chặn lực lượng thù địch tiếp cận thông tin, đồng thời bảo đảm khả năng tiếp cận thông tin tình báo của chính PLA theo thời gian thực tại Biển Đông. Hơn nữa, các tiền đồn này có thể chỉ huy và kiểm soát lực lượng dân quân biển của Trung Quốc. Về mặt địa lý, các căn cứ này có vị trí phù hợp để cung cấp cho Trung Quốc chiều sâu chiến lược hơn bất kỳ đối thủ nào thách thức vị thế của nước này. Điều này giúp Trung Quốc phòng thủ tích cực, đồng thời có thể tung ra các đòn tấn công.
Mặc dù chiến lược A2/AD phù hợp với đặc điểm địa lý của Biển Đông song nó cũng có những rủi ro lớn quá trình thực thi. Khả năng của Trung Quốc và các loại vũ khí của PLA chưa được chứng minh trong thực chiến và các binh sĩ của nước này có ít kinh nghiệm chiến đấu ngoài việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, chưa sẵn sàng đối mặt với một kẻ thù có kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến như Mỹ. Tương tự như vậy, Trung Quốc khó có thể sở hữu các binh sĩ có trình độ chuyên môn cao và có khả năng theo kịp các kế hoạch phát triển quân sự của nước này.
Khả năng quản lý các khu vực biển của PLA bằng cách tích hợp tất cả các yếu tố đầu vào trong một trung tâm chỉ huy chiến thuật toàn diện là một khía cạnh đầy bí ẩn khác. Việc PLA không thể áp đặt một ADIZ có giới hạn ở biển Hoa Đông là đáng chú ý vì điều này gây nghi ngờ về khả năng áp đặt một ADIZ trên toàn bộ Biển Đông.
Cuối cùng, các tranh chấp trên biển hiện nay đã khiến các nước trong khu vực mất niềm tin nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Mục tiêu chi phối khu vực mà không cần can dự ngoại giao với các nước có thể sẽ không đạt được những kết quả mà Bắc Kinh hằng mong muốn. Chiến lược A2/AD không thể thay thế cho một chính sách ngoại giao khu vực hiệu quả. Chừng nào tranh chấp ở Biển Đông vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi và Trung Quốc vẫn tỏ ra coi thường các chuẩn mực quốc tế, thì chừng đó mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo châu Á của Bắc Kinh sẽ thất bại.
Ngay cả khi Trung Quốc áp đặt thành công chiến lược A2/AD trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp, các quốc gia trong khu vực có thể sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Mỹ. Trong trường hợp đó, Trung Quốc có nguy cơ bị cô lập và bị coi là kẻ xâm lược. Chỉ khi Bắc Kinh xây dựng được lòng tin với các quốc gia Đông Nam Á và thiết lập các liên minh mạnh mẽ trong khu vực, thì chiến lược A2/AD mới có thể bổ trợ cho sức mạnh của Trung Quốc. Khi đó, các động lực ở Biển Đông sẽ thực sự thay đổi theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Vengalil Venugopal
Hồng Quyên dịch
Phó Đề đốc Vengalil Venugopal (nghỉ hưu) – người từng có 30 năm phục vụ trong lực lượng Hải quân Ấn Độ. Trong thời gian đó, ông đã tổ chức nhiều chiến lược khác nhau, bao gồm cả các lệnh trên biển. Ông là cựu sinh viên của Trung tâm Nghiên cứu An ninh DKI Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Chiến tranh Hải quân, Đại học Nhân viên Dịch vụ Quốc phòng và Mumbai, Wellington. Chuyên môn của ông bao gồm an ninh hàng hải ở Ấn Độ Dương & khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cướp biển hàng hải và chống khủng bố.
HOW EFFECTIVE IS CHINA'S A2/AD IN THE SOUTH CHINA SEA
Written by Vengalil Venugopal
9dasline
June 09-2020
Anti Area Access Denial (A2/AD) is a maritime strategy designed to deny an adversary’s naval forces freedom of movement in a battle space, which in this case is the disputed South China Sea and East China Sea domains.
Image credit: US Indo-Pacific Command/Flickr.
A2/AD is also referred as the ‘Bastion Strategy’ by the Russians and also ‘Sea Denial’ in maritime security parlance. Traditionally, powerful navies followed the strategy of controlling the sea by deploying aircraft carriers, their respective air wings and large surface combatants. Sea Denial however serves as more of a defensive strategy, which employs air and sea defense systems, fast attack submarines, shore based strike aircraft, land based missile batteries & ocean surveillance systems with which to track targets.
In the last decade China has been developing this concept in the South China Sea, East China Sea and in the area around Taiwan Straits. The ambition is to disrupt the freedom of navigation for the United States Navy and other allies and increase the calculus of risk for warships operating in these disputed and increasingly tense waters. This strategy challenges the US’s unique ability for naval power projection in areas of key interest. China’s A2/AD also serves to introduce doubt in the minds of its Pacific allies regarding the US Pacific Command’s (USPACOM) ability to respond to security concerns.
Use of natural and artificial islands
China has extended its reach into the South China Sea by creating a host of new military infrastructure in the form of artificial islands equipped with airstrips, submarine pens, berthing facilities with logistical support for Chinese ships, as well as the necessary air defense systems with which to protect them.
The speed with which China has undertook its programme of reclamation and building of military infrastructure in these islands is impressive. The pattern of A2/AD infrastructure developed on the islands of the South China Sea corroborates reports of the transfer of technology from Russia and effectively the copying of the ‘Bastion Strategy’ used by the Russians in their own maritime domains. The militarization of islands with weapon systems in 2013 was followed by the establishment of an Air Defense Identification Zone (ADIZ) over the East China Sea and close to Japan’s Senkaku islands.
Practically China has found it difficult to enforce the ADIZ in its truest sense due to constraints in number of air assets and the willingness of Japan, the US and South Korea to ignore the zone. This is important given the recent reports that China plans to establish an ADIZ in South China Sea in the near future and are awaiting the right moment to implement the concept. Taking cue from East China Sea experience, the challenges of implementing the ADIZ in South China Sea would be an even greater undertaking. Further they are likely to encounter similar moves from countries like Vietnam, who would respond by enforcing similar zones over their own disputed islands.
One of the key elements of an effective A2/AD strategy is the requirement of a credible long range air defense to support the concept. The People’s Liberation Army KJ-2000 airborne early warning aircraft, the Y-9 electronic intelligence and anti-submarine warfare aircraft look set to play a major role in providing early warning to China in the near future and would be key to success in the South China Sea.
Another pillar to achieve its aims would be for the islands to be fortified with DF-21/DF-26 anti-ship ballistic missile systems to complete the anti-access bubble and to counter the threat from US surface ships including the Nimitz and Ford class aircraft carriers. The naval bases in the South China Sea could also be used to deploy Type 052 class destroyers, also known as the Chinese Aegis series. The latest version coming into service which will soon appear in the disputed waters is the Type 055 destroyers, which have been classified by the West as cruisers due to their dimensions and weapon fit.
The first ship of this new warship class entered service in Jan 2020 and five more are in the pipe line. Their primary role is to form part of aircraft carrier strike group and in addition to that role could provide air/surface defense to complement the A2/AD strategy. The last year has seen China unveil an increasingly strong Marines corps with a credible sealift/expeditionary capability, supported by amphibious assault ships including a new class of Landing Platform Docks (LPD) which could play an as yet undetermined role in China’s South China Sea strategy.
Submarines form the next leg and are likely the key element in Beijing’s A2/AD strategy in the South China Sea. The PLAN’s naval bases on the mainland have concealed caverns to base nuclear submarines whose primary role during wartime would be to counter hostile surface ships in the South China Sea and to provide a sea based nuclear deterrent in support of their maritime security objectives beyond the confines of the battle space. If China were to forward deploy submarines to the South China Sea islands themselves this would offer a big advantage given that these islands provide a relatively short transit distance which would facilitate quick deployment based on tactical scenarios.
Hainan Island
Located close to Chinese mainland and home to the Yulin naval base, Hainan island would be a cruicial asset in the deployment of an A2/AD strategy. As discussed in a previous article this base operates a series of cavern facilities for basing strategic nuclear submarines and a large harbor which can accommodate two aircraft carrier strike groups or amphibious assault ships.
Another submarine base at Longpo is located on the island’s south eastern tip. It is a deep-water port complete with submarine piers and an underground facility with tunnel access. Longpo also features piers designed for surface combatants, making it a critical multipurpose base for the People’s Liberation Army Navy. The submarine and surface warship facilities at Hainan island indicate that this island would play a central role in China’s concept of an A2/AD strategy.
Hainan can be seen as a potential ballistic missile submarine (SSBN) bastion for the undersea leg of China’s nuclear deterrent in which attack submarines and a surface fleet provide a protective cover for Beijing’s SSBN’s designed for second strike capability or in the scenario outlined above, for operations designed to enforce an A2/AD strategy via nuclear meanss. The naval build up on Hainan island could be construed in offensive terms as the staging post for the magnifying of China’s sea control capabilities through greater power projection and also in Sea Denial operations in the South China Sea. Given Beijing’s recent conduct along its territorial disputes it can be logically assumed that both concepts are being pursued simultaneously by the PLAN.
Woody Island
Woody Island could also play a key role alongside Hainan in implementing an A2/AD strategy in the South China Sea. It is the largest of the Paracel islands where it is strategically located and is equipped with an upgraded airstrip that can oversee Chinese claims as far away as the Spartlys. China is known to have deployed J -11 fighter aircraft at Woody island thereby extending its potential reach by an additional 360 kilometres into South China Sea, supplementing the forces from the PLAN base located on Hainan island.
Satellite photographs now in the public domain indicate that extensive military infrastructure is being created including airstrips and logistics facilities for quick turnaround of deployed air units. Woody Island would also serve as the potential site for the deployment of mobile batteries of the DF series of ballistic missiles, thus giving China the ability to strike naval assets across the South China Sea. China’s new bases at Fiery Cross, Subi and Mischief Reefs which are approaching a similar levels of capability as Woody could also provide air power to enforce an ADIZ in the South China Sea in support of a wider A2/AD strategy. Developments on Woody Island would likely hint at future moves by Beijing in the region.
Advantages and risks for China
China’s island outposts offer Bejing a decisive superiority against any challenger in the South China Sea. In addition to military power projection, the islands would serve to integrate the information and intelligence gathered from outposts in the South China Sea into the PLA’s overall command system at a strategic level.
Towards this, the concept of the ‘Nine Dash Line’ and the development of military facilities at artificial islands confirm a long term strategic vision to develop the maritime spaces into a ‘backyard’ for the People’s Liberation Army. China’s communication facilities on the islands are known to include undersea fiber optic cables, multi band satellite communications, high frequency broad band arrays and microwave over the horzon radars .
All these systems have a key role: to deny an adversary access to information while preserving the PLA s own access to real time intelligence in the South China Sea. Furthermore, the outposts can command and control their own maritime militia to complete the loop of creating an overall maritime domain picture. Geographically, the bases are well located to give China strategic depth over any adversary to challenge their position. This enables China to have an active defense while being operationally offensive.
Although the concept of A2/AD is suited geographically to the South China Sea there are of course major risks in its implementation. China and the PLA’s military hardware are not combat proven and their personnel have little combat experience beyond UN peacekeeping operations and are not prepared to face an experienced, technologically advanced foe such as the United States. Likewise the availability of qualified personnel to keep in pace with their military expansion plans is doubtful.
The People’s Liberation Army Navy’s ability to manage maritime domains by integrating all inputs into a comprehensive tactical picture is another aspect which is shrouded in mystery. The fact that they have not been successful in enforcing a limited ADIZ in the East China Sea merit attention as it brings into question the viability of a South China Sea ADIZ entirely.
Finally the on-going maritime disputes have led to a significant trust deficit with countries across the region. China’s aim of dominating the region solely without engaging with countries diplomatically may not derive the envisaged results Beijing may hope for. An A2/AD strategy is not a substitute for good regional diplomacy. Indeed the risk for Beijing is that claiment states like Vietnam move closer to the United States and India in order to balance China’s assertiveness. As long as the South China Sea dispute remains a contentious issue and China shows disregard for international norms, Beijing’s vision for itself as the leader of Asia will fail.
Even with an accomplished A2/AD strategy in the event of direct hostilities, regional states may look to the United States for assistance, in which case China risks being isolated and viewed as the aggressor. Only if Beijing is able to build trust with the nations of Southeast Asia and forge strong alliances in the region will the the A2/AD strategy serve to supplment Chinese power. Then the dynamics would really shift in Beijing’s favor in South China Sea.
DISCLAIMER: All views expressed are those of the writer and do not necessarily represent that of the 9DASHLINE.com platform.
Author biography
Commodore V Venugopal (rtd) enjoyed a 30 year career with the Indian Navy during which time he held various appointments including commands at sea. He is an alumni of DKI Asia Pacific Center for Security Studies, College of Naval Warfare, Mumbai and Defense Services Staff College, Wellington. His interests include maritime security in Indian Ocean & Indo-Pacific Region, Maritime piracy and Counter terrorism. Image credit: US Indo-Pacific Command/Flickr.
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây
More on English topic, please click here
Xem trang Kiến thức tài liệu, click tại đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com