Mở speakers ON, click vào tam giác bên trái để nghe.
Muốn OFF, click vào hai gạch thẳng đứng bên trái.
NẮNG ĐẸP MIỀN NAM
Sáng tác: Lời: Hồ Đình Phương - Nhạc: Lam Phương
Ca sĩ: Quang Lê
Người Miền Nam vẫn nghe nhạc vàng, nhạc vàng cứ sống khỏe, sống dai, trường tồn, có nhiêu bài hát hoài không chán.
Rồi ca sĩ gần 75 tuổi như cô Phương Dung, 77 tuổi như cô Thanh Thúy, trẻ trẻ như cô Thanh Tuyền cũng 72 bó nhưng vẫn sáng đèn trên sân khấu, tiếng hát vẫn vang xa hàng đêm, khán giả vỗ tay rào rào.
Bên cải lương cũn vậy, cô Phượng Liên, cô Lệ Thủy vẫn hút khán giả dù trên 70 hết rồi.
Vì sao?
Vì họ là một phần của lịch sử Miền Nam chúng ta, lịch sử sôi động, phồn hoa, đau thương và chiến bại.
Miền Nam Việt Nam xây nền cộng hòa, nơi tập hợp của những con người yêu tự do, tôn trọng lẽ phải, nhân phẩm, yêu dân tộc, yêu kẻ tha nhân, một Miền Nam không cộng sản, đề cao tự do, cảnh tỉnh người dân về hiểm họa cộng sản đã định hình vào năm 1954, Việt Nam Cộng Hòa ra đời ngày 26-10-1956.
Lòng dân Miền Nam phơi phới, lòng quân Miền Nam tươi rói trước một viễn cảnh thanh bình.
Và những người tuổi trẻ, các tác giả trí thức và tâm cảm với niềm vui, nhiều khắc khoải, ưu tư đã thể hiện trong thơ, nhạc của họ.
Văn nghệ Miền Nam trở thành phương tiện hành động, phản kháng:
"đẹp biết bao tâm tình…
Tình là tình nồng thắm
buộc lòng mình vào núi sông
tình mến quê hương"
Nhạc vàng Miền Nam gắn liền từng giai đoạn lịch sử
Năm 1945 Pháp trở lại chiếm Nam Kỳ, các tầng lớp người quốc gia đã quyết liệt kháng Pháp, ở Hàng Xanh có bà Tư cũng động viên con tham gia chinh chiến bảo vệ xứ sở
Bài "Lòng Mẹ Việt Nam” nổi tiếng, nhưng dân quen kêu là bài "Bà Tư bán hàng”, giai điệu vừa, hát dễ và cũng dễ thuộc vì giọng văn bình dân.
Lê Thương là người Bắc nhưng trong bài hát ông xài toàn phương ngữ của người Nam Kỳ như: "thằng hai', “chửa thành”.
Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy có nhắc đến bài hát này của nhạc sĩ Lê Thương và ông gọi đó là những bài hát về mẹ hay nhứt, có ảnh hưởng lớn trong dân chúng lúc đó.
Mở đầu bài này là:
“Bà Tư bán hàng có bốn người con
Thằng Hai đã lớn, ba em hãy còn
Học theo các trường nhưng chửa thành nhân".
Và cái kết đầy nước mắt nhưng người mẹ chấp nhận vì xứ sở, gấm vóc, mẹ nhìn sự ra đi của con là nhẹ nhàng, cần thiết:
“Thân con lưu lạc mẹ xin phó mặc
Đời con muốn đặt tổ quốc ở trên
Thư rằng mẹ xin thành mẹ Việt Nam
Có con sa trường chỉ mong ước rằng
Ngày sau nước còn công ấy nhờ con”.
Sau 1954 chia Việt Nam ra làm hai, nam Bến Hải về Nam tự do kêu là Miền Nam, các tỉnh gần Bến Hải kêu là đầu giới tuyến, hỏa tuyến
"Có ai qua vùng hỏa tuyến
Nhắn cho tôi một vài lời
Mái tranh thân yêu còn đâu
Lũy tre xanh tươi còn đâu
Đổi thay giờ đây lửa máu".
Nghe bài này bạn sẽ biết nó nói tới tỉnh Quảng Trị ở Trung Kỳ đất Việt,vùng này thuộc VNCH.
Việt Nam Cộng Hòa lập quốc tạo nền trên đất Nam Kỳ, đô thành đặt ở Sài Gòn, tức là phe Quốc Gia có nồng cốt dựa vào đất và người Nam Kỳ
Trong nhạc vàng chúng ta sẽ thấy cái cốt nền Miền Nam trong đó, các nhạc sĩ đã tả Miền Nam rất hiền hòa
Lam Phương & Hồ Đình Phương có bài "Nắng đẹp Miền Nam" là những ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương trong những năm 50 thế kỷ trước
Vào bài ca sĩ sẽ ngâm thơ kiểu thơ Vân Tiên:
"Miền Nam có nắng thanh bình
Có đồng lúa đẹp, có tình quê hương
Em ơi, mau sớm lên đường
Bình minh còn đợi, ruộng nương còn chờ"
Có lúa vàng óng ả, có hột gạo trắng tinh thì anh lính chiến sẽ no bụng mà đấu với kẻ thù bảo vệ Miền Nam
"Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hoà bình cho Đồng Tháp Cà Mau
Ta người nông thôn quên sương gió góp gian lao lo được mùa mong cầu
Nhờ tình quân dân gây bao niềm thương ấm cúng non sông đón bình minh,
gắng lên với ngày này ta cùng tưới đồng xanh, rồi sống no lành".
Rồi cuộc di cư 1954 xảy ra, nhạc vàng ghi nhận. Có ba bài nhạc tả cảnh đoàn người di cư Bắc 54 vào Nam
Nói tới di cư thì chúng ta không xa lạ vì tổ tiên Nam Kỳ cũng là người lưu dân, cũng từng gồng gánh vào Nam khai phá mà ra Nam kỳ nay
Xuân Tiên có bài "Khúc hát ân tình" mà dân gian quen gọi là "Tình Bắc duyên Nam"
"Người từ là từ Phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài.
Tìm đến phương này, một nhà thân ái.
. . . . .
Ơi! Tình Bắc duyên Nam là duyên
tình chung muôn đời ta đắp xây"
Cái câu "Ta đem yêu thương về cho Phương Bắc" nghe thực thấm thía và suy ngẫm
Tất cả người di cư 54 ai cũng nghĩ sẽ có ngày họ trở về quê Bắc mình đặng đem lại tự do cho nó
Đó là ước muốn quân Nam về Thăng Long, chính một tác giả người Nam Kỳ là Lam Phương cũng ghi trong bài "Chuyến đò vĩ tuyến" là:
"Hò... hớ ... hò ... hơ ...
Em và cùng anh xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long
Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng!"
Ta nghe "Anh đi chiến dịch" thì Phạm Đình Chương đòi "Bao nhiêu chàng trai tay xiết mạnh, thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi", ông Anh Bằng thì mơ "Mẹ ơi! Con yêu mong chờ. Bao giờ cho đến bao giờ"
Mậu Thân 1968 VC quậy tan tành đô thị Miền Nam, nhạc vàng ghi lại
"Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngùn ngụt trời cao"
Mùa hè đỏ lửa 1972 bao biến cố dồn dập
"Toumorong, Dakto, Krek, Snoul
Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul
Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu
Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình,
vừa ở lại một mình
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành".
Việt Nam Cộng Hòa tồn tại trong 20 năm oanh liệt, nói như Trầm Tử Thiêng là trong "Bảy ngàn đêm, mắt tỏ canh mờ, Bảy ngàn đêm góp lại thành lời tường tận tình đời" tạo ra "những người trai thành sử rạng ngời"
Nhạc sĩ Hoài An có bài "Dựng một mùa hoa" có những câu nghe lại thương ray rứt, yêu cái đất Phương Nam của chúng ta xiết là bao nhiêu tình:
"Tình Miền Nam như hoa lan đầy hương
Tìm tự do gió chim tung bay ngàn hướng
Đây đó vui ca, trong nắng chan hòa
Dựng một mùa hoa
Chào mừng Miền Nam Tự Do".
Đất Miền Nam, đô thành Sài Gòn đã giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử mà giờ nhắc lại con cháu vẫn tự hào
Chúng ta tri ân những người lính VNCH đã bỏ máu xương ra vun bồi, bảo vệ và nằm xuống mảnh đất này
"Người dân nước Việt ghi ơn các anh
Ðã hy sinh vì giống nòi".
Đất Phương Nam là nơi có những người dân luôn biết nghĩ tới người khác, ý thức tự do và nhân bản đã ăn sâu vào trong tâm tưởng của từng người, sự hy vọng, niềm tin về một cuộc sống vui vẻ, tiến bộ luôn ngời sáng lên trong từng khoảnh khắc.
Nhạc vàng có nhiều bài về đêm rất nổi tiếng, thí dụ "Mưa nửa đêm","Mưa đêm ngoại ô","Hai chuyến tàu đêm", "Đường về khuya"... nghe rất dạt dào tình cảm, văn chương mượt mà, niềm tin tươi sáng.
Đêm với người lính VNCH nơi tiền đồn đứng gác đối đầu với giặc vừa oai hùng vừa lãng mạn, chí nam nhi da ngựa bọc thây không bao giờ quên nghĩa vụ Quốc Gia.
"Lá thư trần thế" là bài nhạc rất lạ, nhưng cả nhà ba cha con, mẹ con cứ thi nhau lạy Chúa, đây là lính VNCH chưa rõ có đạo Công giáo không, nhưng ảnh biết "ngôi hai" tức ảnh luôn ngóng về Chúa dạt dào dữ lắm.
"Lạy Chúa con là lính trận ngoài biên
Vì xa thành phố xa quá nên quên.
Đêm nay ngôi hai trời xuống
Ánh sao lung linh muôn màu,
con tưởng hỏa châu soi tuyến đầu".
Chúa thương tất cả người linh chiến xa nhà.
Chỉ một bài nhạc lính mùa Noel thôi cũng làm người nghe run rẩy, thổn thức. Đó là cái hay của nhạc vàng đó.
Nhạc vàng với biến cố đau thương 30/4 làm nhiều người rơi lệ.
Sau khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa thất thủ ở Xuân Lộc ngày 21.4.1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rốt cuộc phải từ chức, phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Đến tối ngày 26/4/1975, lưỡng viện QH Sài Gòn đã bầu Dương Văn Minh làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Và 11 giờ 30 ngày 30/4/1975 xe tăng quân Bắc Việt húc sập cổng Đinh Độc Lập.
Họ đưa ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Không "bàn giao" gì hết.
Việt Nam Cộng Hòa coi như xong, bị bức tử thành một cái gì đó cho dù tốt đẹp, chí khí nhưng chỉ còn trong lịch sử
Kể từ đó Miền Nam trôi tụt vào một bóng đêm dài đằng đẳng, bao nhiêu triệu người Miền Nam xáo trộn cuộc sống vì bị đánh giá là "Ngụy", mất nhà, mất đất, mất chồng, mất con, bị đi học "cải tạo" ở đất Bắc xa xôi, bị đi kinh tế mới, bị đánh tư sản.
Người Miền Nam lần đầu tiên trong lịch sử lập xứ đã biết cái đói, ăn độn khoai mì, bo bo, rau rừng, thân chuối xắt
"Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như giòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta hỏi thầm em có nhớ không?".
Sài Gòn đã bị xóa tên, một điềm rất nghiêm trọng và cũng là duy nhứt trong lịch sử Nam Kỳ Lục Tỉnh
"Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng".
Và một dòng người Nam như thác đổ bỏ nước ra đi, họ đi bằng tàu cá đóng bằng cây, tàu biển, ta gọi đó là vượt biển ra đi, dòng thuyền nhân người Việt nổi tiếng trên thế giới.
Dòng người vượt biên, dòng nhạc vàng lưu vong bỏ nước ra đi, từ những chiếc tàu đánh cá, nhiều người đã bỏ mạng trên biển, trại tị nạn và định cư xứ lạ quê người.
Ước chừng có 3 triệu người VN đã vượt biên và 500.000 người bỏ mình trên biển cả làm mồi cho hải tặc và cá mập.
Ai có lớn lên trong thời gian đó sẽ cảm nhận được khung cảnh tù mù, ngủ dậy sau một đêm bà con, họ hàng, láng giềng biến mất tiêu, nhà cửa trống không vắng ngắt.
Người vượt biên hãi hùng
“Đêm nay trên bản đồ có một thuyền ra đi
Hiên ngang trên sóng gào tự do đón chào
Xin chào tự do với nỗi niềm cay đắng
Nhìn lại bên bờ nước non mình muối mặn
Khóc nghẹn ngào!
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non”.
Nhạc sĩ Lam Phương bỏ hết nhà lầu xe hơi, dắt díu đàn con thơ xuống tàu Trường Xuân nữa đêm cũng vượt ra biển đen.
"Trùng dương bát ngát người ơi!
Sóng dâng cao vời vợi
Thuyền trôi biết về đâu?
Vầng trăng soi biển sâu
Giúp cho tôi nhiệm màu
làm sao bớt nỗi sầu".
Những ông bà, người vượt biên năm sau này sống sót nhắc lại vẫn đỏ hoe con mắt, nỗi hãi hùng còn hằn trên mặt, họ không hiểu vì sao tới giờ họ còn sống mà làm "Việt Kiều".
Lam Phương có một bài cũng rất hay là "Vĩnh biệt người tình", ông kể:
"Cành hoa năm đó, sắc hương tả tơi
gởi theo con nước về đến bên người
em đã đi tìm, giữa lòng biển rộng
tình đẹp trăm năm
trong giấc ngủ nghìn thu".
Và:
"Con tàu nhỏ bé như một chiếc kiệu cưới không kết hoa
gói trọn thân xác em vào lòng biển cả
nơi đó, em đã tìm được sự an lành của tình yêu vĩnh cữu
nơi đó, em sẽ mãi mãi bên anh".
Không biết có bao nhiêu nước mắt và xương trắng của người Miền Nam đã đổ vào biển khơi, trùng khơi rộng lớn cho giai đoạn đó?
"Đất nào sinh ra tôi
Mẹ hiền nào cưu mang tôi
Miền nào nuôi thân tôi
Mà giờ này tôi xa rồi".
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có một câu nhạc cực kỳ triết lý và hiều đời, nghe xong phải nổi da gà:
"Ta thấm thía tử sinh, cuối bước nhọc nhằn.
Ta níu ánh bình minh, giữa cơn tử sinh". (Bước chân Việt Nam).
Năm 1982 Trầm Tử Thiêng vượt biên nữa, bài "Người ở lại đưa đò" ra đời
"Ta quý mến dòng sông quen đưa tiễn
thương người đi đến trọn nghiệp đưa đò
Con sông nào biết đường ra biển
đều biết đường đến bến Tự Do".
Trở lại vấn đề vì sao người Miền Nam vẫn giữ giá trị của mình mà nhạc vàng là một minh chứng?
Miền Nam có một thế hệ nghệ sĩ "vàng", các ca sĩ, nghệ sĩ đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử của VNCH trong 20 năm trước, qua nhiều biến cố của VNCH.
Thế hệ nhạc sĩ của VNCH là những người có lòng với dân tộc, đều là những hạt giống tốt của nền giáo dục VNCH, văn chương của họ rất đẹp, rất mượt mà, tình cảm. Nhạc sĩ sau 1975 không tài nào có được thứ văn chương mượt mà, ngọt lịm đó.
Rồi những ca sĩ lớp trước 1975 (có cải lương nữa) đều là người giỏi, họ có tiếng hát riêng đặc trưng của họ, mỗi phiên bản là một ngôi sao, họ rèn dũa, khổ luyện giọng hát ngày càng hay.
Giai đoạn 1954 tới 1965 Miền Nam chỉ có làn sóng phát thanh qua radio, dân từ thành thị tới nông thôn nghe đài phát thanh, dĩa nhựa mà mến giọng hát cả nghệ sĩ. Những năm 1967 có truyền hình nhưng cũng không đại trà, dân Miền Nam vẫn nghe radio thường.
Nghe riết quen, ca sĩ đã nổi tiếng trên sóng phát thanh, qua dĩa nhựa rồi.
Sau 1975 coi như Miền Nam tan nát, từ con người tới di sản, bị chà đạp, miệt thị. Văn nghệ sĩ, người lính VNCH đều bị "cải tạo".
Nhưng giá trị của Miền Nam chưa bao giờ bị mai một dù bị chà đạp.
Nhạc vàng góp phần vào nâng đỡ tinh thần người Miền Nam chiến bại sau 1975, nó làm người ta bớt tủi thân phận, có niềm vui và niềm tin vào ngày mai, nó là moocphin đó.
"Nhạc vàng sót trong mơ, còn gợi thương và nhớ
nhắc ta ôm hy vọng mà chờ
Một ngày bao người đi sẽ về đây dựng cờ
Nhạc vàng hát ru mờ, hát mong chờ mãi mãi
Lửa ngục tù bốc cháy cõi u tối hát về rạng đông
bên tình người giấc mặn nồng"
(Trầm Tử Thiêng)
Nhạc vàng là sản phẩm thời VNCH, nó có mặt lâu lâu lắm rồi, nói lên tình cảm, tâm tư của một thời khói lửa.
Sau ngày 30/4 VNCH không còn. Trong thời cộng sản nhạc vàng vẫn âm thầm được nghe bất chấp văn hóa thông tin đi tuần. Nhạc đỏ không thể thay thế nhạc vàng vì dân Nam Kỳ ghét cs.
Có một khỏang thời gian hơn 20 năm sau ngày 30/4 năm đó dù bị chánh quyền cộng sản cấm đoán nhưng dân Miền Nam vẫn nghe nhạc vàng.
Sau 1990 khi người Việt tị nạn định cư ổn định ở trời Tây, các giá trị nhạc vàng lại ào ào về xứ Việt qua băng dĩa, các cô ca sĩ, anh ca sĩ vẫn như vậy, như xưa.
Nó là giá trị duy nhứt mà người Miền Nam chấp nhận. Họ không nghe nhạc đỏ của Hà Nội, có nghe cũng như gió lọt qua thềm.
Rồi cs có một thời hoàng kim những năm 90 với kinh tế thị trường XHCN, thời của “làn sóng xanh”, thời của ‘Tình thôi xót xa‘ ,’Biển cạn’… của những ca sĩ và fan ào ào, nhưng nó như đom đóm bùm lên rồi tắt.
Tức là người cộng sản hoàn toàn "thua nặng" khi bản thân họ không đè được nhạc vàng troing lòng dân Miền Nam, họ không đưa ra được giá trị của họ, hoặc nếu có vẫn không đủ.
Rồi chính cộng sản cũng thua và lấy nhạc vàng làm phương tiện ru ngủ dân, hai năm gần đây thì văn hóa VN lại bùng lên nhạc vàng mà đài của VC kêu là “nhạc boléro”
Nhạc vàng hát từ trong nhà ra đường, không riêng Nam Kỳ mà trong lòng xã hội Bắc Kỳ cũng thi nhau hát nhạc vàng.
Trong 45 năm, gần ½ thế kỷ cầm quyền, vậy mà cộng sản vẫn không thể có dòng nhạc nào thay thế nhạc vàng đã quá cũ xưa, không thể thay thế những ca sĩ đã U 70 tuổi như Phương Dung, Thanh Tuyền, Chế Linh, Giao Linh…thì rõ ràng là xã hội cs thụt lùi, cộng sản bất tài, hoàn toàn thất bại trong cai trị.
Nhạc vàng hay, nhạc vàng tình cảm cỡ nào thì cũng là nhạc cũ, chỉ có bấy nhiêu bài, thử hỏi 100 năm nữa vẫn nghe bấy nhiêu bài đó hay sao? Mọi người có cảm giác thế nào?
Tụi café hay nói với bạn bè rằng, cầm quyền phải có văn hóa, xây dựng âm nhạc hay để dân chúng đi theo mình. VC thì không làm được vì nó không có tâm, chẳng có tầm.
Nhạc vàng chỉ là hoài niệm về một thời thanh bình, cái thời xã hội trật tự, con người sống có đạo đức với nhau, nhạc có văn chương hay, trau chuốt ca từ.
Vì cs dơ dáy, rác rưỡi quá nên nhạc vàng cứ sống. Nhưng nếu có một thể chế khác thương dân, hoan ca, thanh bình, ấm no thay cs thì bảo đảm nhạc vàng sẽ bước qua quá khứ, bước vào cái tủ vinh danh - trưng bày tượng trưng để nhường cái tương lai cho nhạc khác.
Các cô ca sĩ dù là tượng đài nhưng cũng đã có tuổi, lưng còng, da dùn, mắt mờ, chân run, hơi yếu hết rồi, họ đâu thể đứng hoài trên sân khấu đem lời ca cho đời mãi. Và con cháu VN không lẽ khi họ mất thì...đứt gánh văn nghệ sao?
Nhạc hay mà nghe hoài cũng chán, thuốc bổ uống nhiều sẽ thành thuốc độc. Thành ra có lúc ngơ ngẫn, rung rinh
Nhưng rõ ràng là vẫn chưa có cái nào khác thay thế nhạc vàng.
Nguyễn Gia Việt.
* * *
Nghe nhạc cùng chủ đề, click vào đây
Nghe thêm trên trang Nhạc, click vào đây
Trở về Homepage www.nuiansongtra.com