Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 05, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Biên khảo
NHỮNG BÀI HỌC BỊ BỎ SÓT VẾ LỊCH SỬ HOA KỲ
Webmaster

 

Triết học và Tư duy

NHỮNG BÀI HỌC BỊ BỎ SÓT VẾ LỊCH SỬ HOA KỲ

By Milton và Rose Friedman

 

Đất này được ban phước do phải vượt qua chỉ một sự chuyên chế: sự bạo ngược hiện nay.

 

Khi tôi ngày càng quan tâm đến vai trò của các hệ thống quyền sở hữu chính thức, tôi đã thực hiện nhiều chuyến đi đến các nước tiên tiến để hiểu xem bằng cách nào các chuyên gia quyền sở hữu của họ bắt tay vào việc tích hợp các quyền sở hữu ngoài pháp luật của một quốc gia vào một hệ thống quyền sở hữu hợp pháp. Sau 13 năm, với hàng ngàn dặm và thêm một ít tóc bạc, tôi đã thăm hầu như mọi tổ chức liên quan đến quyền sở hữu ở các nước tiên tiến – từ các bạn của tôi ở Sở Đăng bạ Đất đai Hoàng gia và Nhà Chức trách Đất đai Alaska cho đến Tokyo Nhật Bản. Chẳng có ai có câu trả lời. Tất cả các chuyên gia mà tôi đã hỏi, tất cả các chuyên viên cùng với vô số các định chế và cơ quan liên quan đến quyền sở hữu mà tôi đã thăm, đều thú nhận rằng họ chưa bao giờ nghĩ về vấn đề này.

 

Những người điều hành các hệ thống quyền sở hữu ở các quốc gia tiên tiến có những mối quan tâm giống nhau một cách căn bản. Họ chủ yếu bật tâm tới các vấn đề liên quan đến các quyền sở hữu. Tuy nhiên, quan tâm chủ yếu của tôi không phải là bản thân các quyền sở hữu mà là các “siêu quyền – meta rights” – khả năng tiếp cận hoặc quyền đối với quyền sở hữu. Mặc dù chúng tôi đã có nhiều chủ đề cùng quan tâm như làm sao để tái tổ chức một hệ thống lưu trữ hồ sơ nhằm tích hợp những thông tin thu thập được trong một lĩnh vực vào một cơ sở dữ liệu, hoặc phát triển các thủ tục để làm cách nào số hóa các ranh giới trên các bản đồ, các chuyên gia về quyền sở hữu đã không thể nói cho tôi làm thế nào để đưa những người nắm giữ tài sản của họ bằng những thỏa thuận ngoài pháp luật vào hệ thống quyền sở hữu hợp pháp. Người dân được cho các quyền đối với quyền sở hữu hợp pháp như thế nào?

 

Điều hiển nhiên là, từ một số kiến thức ít ỏi về lịch sử phương Tây mà tôi đã đọc, ở một thời điểm nào đó trong quá khứ của họ, tất cả các quốc gia phương Tây đã thực hiện việc chuyển tiếp từ những thỏa thuận phi chính thức, rải rác thành một hệ thống quyềnsở hữu hợp pháp được tích hợp. Vậy tại sao tôi lại không đi tới đó – nghiên cứu lịch sử của phương Tây để xem các hệ thống quyền sở hữu của họ đã tiến hóa ra sao? Những người bạn của tôi ở các nơi tán thành một cách toàn tâm, và những người yêu thích lịch sử ở Sở Đăng bạ Đất đai Hoàng gia [Anh] và Hội những người Vẽ bản đồ địa chính có Giấy phép Đức [German Association of Licensed Surveyors] đã chỉ cho tôi các cuốn sách ưa thích của họ.

 

Sau khi đọc hàng ngàn trang tài liệu, tôi đã đi đến kết luận căn bản rằng sự chuyển tiếp sang các hệ thống quyền sở hữu hợp pháp được tích hợp chẳng mấy liên quan đến công nghệ (mặc dù công nghệ có vai trò hỗ trợ rất quan trọng). Sự thay đổi cốt yếu là làm cho luật pháp thích ứng với nhu cầu xã hội và kinh tế của đại đa số dân chúng. Dần dần, các quốc gia phương Tây trở nên có khả năng thừa nhận rằng các khế ước xã hội được sinh ra ngoài luật chính thống là một nguồn hợp pháp của luật và tìm được cách hấp thụ các khế ước này. Như vậy, luật làm ra để phục vụ việc hình thành tư bản và tăng trưởng kinh tế. Đây là điều đem lại sinh lực cho các định chế quyền sở hữu hiện thời của phương Tây. Hơn thế nữa, cuộc cách mạng về quyền sở hữu này luôn luôn là một chiến thắng chính trị. Ở mọi nước, nó là kết quả của một vài nhà khai sáng khi quyết định rằng uật chính thống chẳng có ý nghĩa gì nếu một phần khá lớn dân chúng sống ngoài luật.

 

Lịch sử khác nhau về quyền sở hữu ở Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều có cái gì đó hữu ích để nói về những mối quan tâm hiện thời của các nước đang phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Ở mỗi nước, tình trạng vô luật pháp rành rành thực ra không phải về tội phạm mà là về sự va chạm giữa làm quy tắc ở mức thấp nhất và làm quy tắc ở phía trên cùng. Từng trường hợp, cách mạng đã kéo theo sự hợp nhất dần dần của cả hai hệ thống.

 

Tuy nhiên, lịch sử chi tiết của tất cả các nước này là quá nhiều cho cuốn sách này. Vì thế, tôi quyết định tập trung vào Hoa Kỳ bởi vì 150 năm trước nó cũng đã từng là một nước thế giới thứ ba. Chính phủ và bộ máy của các bang trẻ, vẫn chưa hợp nhất về mặt pháp lý, đã nỗ lực đối phó với luật và sự hỗn loạn của những người nhập cư, những kẻ chiếm đất, những kẻ đào vàng, các băng nhóm có vũ trang, các nghiệp chủ bất hợp pháp, và những nhân vật sống động khác, những người đã làm cho việc lấn chiếm miền Tây nước Mỹ hoang dã đến vậy và, nếu nhìn muộn hơn, lãng mạn đến vậy. Đối với một người thuộc thế giới thứ ba như tôi, bức tranh quá khứ này của người nước ngoài thật quen thuộc đến kinh ngạc. Mặc dù các cộng sự của tôi và tôi gặp khó khăn với 11 điểm Dow Jones, nhưng chúng tôi cảm thấy rất quen thuộc với những kẻ chiếm đất ở Virginia của Thomas Jefferson hoặc các khu định cư với các lán làm bằng các súc gỗ ở Kentucky của Daniel Boone.

 

Giống như các nhà chức trách thế giới thứ ba hôm nay, chính phủ Mỹ đã cố ngăn chặn sự tăng lên theo hàm số mũ của những kẻ chiếm đất và những thỏa thuận ngoài pháp luật, nhưng không giống như các nhà chức trách thế giới thứ ba, họ cuối cùng đã thừa nhận rằng, theo lời của một nghị sĩ Quốc hội Mỹ, “hệ thống đất đai hầu như tan vỡ… và thay vì lập pháp cho họ, chúng ta phải lập pháp theo họ, theo đuổi hoàn toàn đến tận núi đá Rocky Mountains hoặc đến Thái Bình Dương”. Cái mà các nhà chính trị Mỹ cuối cùng đã học được, như Francis Philbrick đưa ra, là “các lực lượng làm thay đổi luật, theo cách khác với cách tầm thường, nằm ở ngoài luật”. Thậm chí Luật Trang trại (Homestead Act) nổi tiến năm 1862, một luật cho người chiếm đất quyền làm chủ 160 mẫu đất miễn phí một cách đơn giản nếu thỏa thuận là sẽ sống trên đó và phát triển nó, chẳng phải là một hành động hào phóng chính thức mà là một sự công nhận của việc đã rồi: Những người Mỹ đã chiếm – và cải thiện – đất một cách ngoài pháp luật hàng thập kỷ rồi. Các nhà chính trị của họ đã thay đổi luật dần dần để tích hợp thực tế này vào hệ thống pháp lý chính thống và có được một số điểm chính trị trong cuộc mặc cả. Như vậy, sau khi đã thay đổi luật của họ cho phù hợp với những thỏa thuận ngoài pháp luật hiện tại, các quan chức Mỹ đã giúp các quyền sở hữu của những người định cư và những người khai mỏ Mỹ được chuyển thành tư bản. Như ở Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX, thách thức vốn hóa đối với những người nghèo ở các nước thế giới thứ ba và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây là một thách thức chính trị mà phải được cải cách bằng các công cụ pháp lý.

 

Trong mô tả tiến hóa quyền sở hữu ở Hoa Kỳ, như tôi sẽ đưa ra trong bài này, tôi không dám viết lại lịch sử của Hoa Kỳ; giống như người trùng tên huyền thoại của tôi, tôi đơn giản chỉ là thăm dò nó. Trong quá trình này, như bạn sẽ thấy, tôi tìm thấy nhiều thí dụ nhắc nhở tôi về các nước đang phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây: sự di cư hàng loạt, sự bùng nổ của các hoạt động ngoài pháp luật, sự bất an chính trị, và sự bất mãn chung với hệ thống pháp luật cổ lỗ sĩ từ chối thừa nhận rằng các học thuyết và công thức của nó chẳng mấy thỏa đáng đối với thế giới thực. Tôi cũng thấy luật pháp của Hoa Kỳ đã dần dần tích hợp các thỏa thuận ngoài pháp luật để tạo ra một trật tự hòa bình ra sao – do đó xác nhận ý kiến của Thẩm phán Holme rằng chính “kinh nghiệm” là cái mang cuộc sống cho luật, và như chúng ta sẽ thấy, luật phải tương thích với cách mà người dân thực sự dàn xếp cuộc sống của họ. Cách mà luật tiếp tục sống là giữ mối quan hệ gắn với các khế ước xã hội đã kết nối những người thật sự lại với nhau ở trên đời.

 

Song song với lịch sử Hoa Kỳ

 

Thật khó nắm bắt mức độ quan trọng của áp lực ngòi pháp luật và sự đáp ứng chính trị nhanh nhạy ở Hoa Kỳ nếu đọc một cách thiếu suy xét toàn bộ lịch sử Hoa Kỳ trong thư viện. Cũng sẽ chẳng dễ đối với hầu hết các nhà chính trị và các nhà kỹ trị có đầu óc cải cách để khám phá lịch sử Mỹ, điều mà họ nên chú ý nhất, cái gọi là, mối liên hệ giữa hợp pháp hóa quyền sở hữu và tạo vốn. Để có ích cho xã hội và kinh tế, cần phải tổng hợp lịch sử để soi rọi vấn đề đang bàn. Nhìn chung, các chuyên gia về quyền sở hữu đã không viết về quá trình quá độ từ các quyền ngoài pháp luật sang một hệ thống quyền sở hữu hợp pháp được tích hợp. Có thể có nhiều lý do giải thích điều này.

 

Thứ nhất, quá trình lịch sử vẫn còn chưa hoàn tất. Ngược với niềm tin phổ biến, các hệ thống quyền sở hữu mở cho mọi công dân là hiện tượng tương đối mới gần đây – chưa quá 200 năm – và những hệ quả đầy đủ của thời kỳ quá độ chưa nổi lên rõ nét. Trong hầu hết các quốc gia phương Tây, nhiệm vụ chính của cải cách quyền sở hữu rộng rãi chỉ mới hoàn tất khoảng một thế kỷ trước; ở Nhật Bản nó mới tồn tại hơn 50 năm nay. Bời vì toàn bộ quá trình tạo ra các hệ thống quyền sở hữu được tích hợp là kết quả của một sự tiến hóa vô thức chứ không phải của một kế hoạch có ý thức, cho nên không đáng ngạc nhiên là cần có thời gian để cho tất cả các bài học hữu ích củ việc tạo quyền sở hữu ở các quốc gia phát triển trở nên rõ ràng đối với dân chúng ở thế giới đang phát triển.

 

Thứ hai, theo truyền thống, quyền sở hữu được xem xét từ quan điểm của các quốc gia tiên tiến. Hầu hết các tài liệu khoa học nảy nở ngày nay về quyền sở hữu đều coi căn nguyên của nó ở phương Tây là điều nghiễm nhiên.

 

Thứ ba, lý do khó nắm bắt quá trình tạo quyền sở hữu hình thức là rất khó theo dõi mạch của câu chuyện. Sự hấp thụ chậm các tập quán, thói quen và các chuẩn mực ngoài pháp luật vào luật chính thức đã bị che khuất bởi các sự kiện lịch sử. Việc cấp các quyền sở hữu chính thức cho những người định cư và những người chiếm đất ở Hoa Kỳ, cái cuối cùng tạo cơ sở cho phát triển vốn và các giao dịch trong một thị trường mở rộng, được nhìn nhận một cách điển hình như một chiến lược chính trị để giúp những tham vọng đế quốc của Mỹ, giúp những người tiên phong khai thác tài nguyên khổng lồ của đất nước, và làm dịu những căng thẳng cục bộ. Chính những bước đi này, cái có lẽ đã giúp Hoa Kỳ vượt qua sự xung đột giữa hệ thống luật pháp và những thỏa thuận ngoài pháp luật của những người chiếm đất và những người tiên phong khác, đã không là điểm lưu tâm chủ yếu của các chuyên gia về quyền sở hữu.

 

Điều mà tôi tập trung trong bài này, tôi phải nhấn mạnh lại một lần nữa, không phải là đi viết lại lịch sử Hoa Kỳ, mà là sắp xếp lại bài tường thuật quen biết theo cách sao cho nó giúp chúng ta hiểu rằng: sự hỗn độn ở các quốc gia thế giới thứ ba và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thực ra là sự tìm kiếm một trật tự pháp lý mới. Thế thì, hãy xem thời kỳ quá độ chuyển tiếp của “luật” ngoài pháp luật từ rừng cây và đồng cỏ của nước Mỹ phôi thai sang các cuốn sách luật của nó.

 

Bỏ lại đằng sau luật pháp Anh cổ lỗ

 

Thế kỷ XVI đã chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc di cư chưa từng có của những người Tây Âu sang bờ Bắc và Nam Mỹ – điều mà sử gia Bernard Bailyn đã gọi là “một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử thành văn”. Ở Bắc Mỹ thuộc Anh, theo Hoffer, một “đoàn đàn ông và đàn bà rét mướt, mệt mỏi và sợ sệt… tập họp lại ở bờ tây Đại Tây Dương, mắt nhìn chằm chằm vào rừng hoang vu dày đặc cây cối. Tay nắm chắc súng và Kinh Thánh, một số chắc hẳn gợi lại những ký ức của thế giới mà họ đã bỏ lại đằng sau.

 

Giữa những ký ức này là những ý niệm làm sao để xây dựng và duy trì các cộng đồng, giải quyết các tranh chấp, kiếm đất, và thiết lập các định chế chính quyền. Hệ thống háp luật đã đóng một vai trò nổi bật trong giải quyết các tranh chấp do các hành dộng này luôn luôn gây ra. Thật vậy, luật “đã có mặt khắp nơi” ở Mỹ lúc ban đầu do “các chính phủ thuộc địa đầu tiên đã dựa trên các văn bản pháp lý – ‘các hiến chương’… Các nền kinh tế thuộc địa đã hoạt động dưới các luật điều tiết giá cả, lưng, và chất lượng các mặt hàng. Luật đã cho người dân các công cụ đến bán hoặc để lại bằng chúc thư đất của họ cho người khác, đã tạo một diễn đàn để giải quyết những tranh cãi về hàng rào bị đổ và gia súc bị lạc, và thậm chí chỉ bảo người dân thờ cúng, kết hôn, nuôi dạy con cái, và đối xử với những người hầu và hàng xóm ra sao”.

 

Ban đầu, các nhà thực dân đã cố thử áp dụng các học thuyết của luật quyền sở hữu Anh để mang lại trật tự. Nhưng thông luật Anh đã không hình dung được một xã hội đã nhanh chóng sinh ra các hình thức mới tiếp cận tài sản trong lúc không có một hệ thống cấp chứng thư sở hữu được thiết lập và được chấp nhận phổ biến. Thông luật Anh, thí dụ, đã không chỉ dẫn về việc các tòa án giải quyết ra sao các trường hợp những người đã mua hoặc thừa kế đất có quyền sở hữu không rõ ràng. Kết quả là, “việc xét xử công khai về quyền sở hữu ở các tòa án địa phương trở nên tuyệt đối cần thiết. Tất cả các bên liên quan có thể khai và làm chứng, và quyết định củ tòa tỏ ra là tương đối hiệu quả và là sự đảm bảo công khai nơi mà chẳng có cái gì khác tồn tại”.

 

Tuy vậy hầu hết các nhà thuộc địa này có ít hiểu biết về các chi tiết chuyên môn kỹ thuật của luật Anh. Nhiều người không biết hoặc chẳng cần biết sự khác nhau giữa trát hợp pháp, luật và công lý, và những sự tinh tế khác. Quan trọng hơn, thông luật Anh về quyền sở hữu thường không phù hợp để giải quyết các vấn đề mà các nhà thuộc địa phải đối phó. Đất quá dồi dào ở Bắc Mỹ thuộc Anh đã ban tặng cho những người định đầu tiên những cơ hội không thể hình dung nổi ở châu Âu mà họ đã bỏ đi. Đi đến “một lục địa ở nơi phần lớn đất đai sạch một cáh tự nhiên hoặc được những người da đỏ dọn sạch, người Anh [và những người châu Âu khác] đã xô tới chia lô nguồn của cải mới của họ…

 

Kết quả là, sự quan tâm tỉ mỉ đến chi tiết dễ bị bỏ qua. Sự không chính xác trong chia lô và trong ghi chép được chấp nhận, và người ta ít chú ý đến các kế hoạch chặt chẽ, những cái mà [các nhà chức trách thuộc địa] cho là phải được tuân thủ”. Không phải tất cả đất đai đều màu mỡ, tiêu nước tốt, hoặc ở gần các đồng cỏ để cung cấp cỏ cho gia súc và người của những người định cư. Trong khi tìm kiếm đất thích hợp, các nhà thuộc địa Mỹ thường di chuyển một cách ngẫu hứng, định đặt ranh giới, canh tác đất đai, xây nhà – và sau đó bỏ lại hết để đi tìm vùng đất màu mỡ hơn.

 

Kết quả đối với các quyền sở hữu là rất hay biến đổi và ngoài pháp luật. Trong phân tích sử thay đổi pháp lý ở Massachusetts, David Thomas Konig đã đưa ra một phác họa về thất bại quan liêu và kỹ thuật, cái làm trầm trọng thêm vấn đề nhập cư. Thí dụ, thiếu một hệ thống đo đạc thống nhất đã gây ra những sự khác biệt và không theo quy tắc. Khắp Massachusetts, các nhà chức trách thuộc địa thường không thống nhất phải chia đất thế nào. “Không có sự thống nhất chẳng hạn như về việc liệu phải dùng đường thẳng hoặc các đường nét tự nhiên để phân tách các lô đất”. Một nhà thuộc địa “cho rằng việc phân cho ông ta 300 mẫu ở Reading có hình vuông vức, nhưng ông ta hoang mang nhận ra sau đó rằng lô đất của hàng xóm của ông ta ở thị trấn bên cạnh đã được vạch ra theo một “hình tròn” mà cung của nó cắt mất diện tích [của ông ta]”. Những thiếu sót kỹ thuật trong thủ tục đo đạc cũng làm tăng thêm sự bất trắc và nhầm lẫn. Konig lưu ý rằng những khó khăn trong việc bù trừ mức độ biến thiên kinh tuyến ở Bắc Mỹ thường gây ra những yêu sách tài sản chồng chéo lên nhau, cho đến khi John Winthrop IV đưa ra một bảng biến thiên cho đo đạc đất vào năm 1763.

 

Trong việc ra các quyết định cho một loạt các bất động sản gây bối rối, mà bản chất của chúng có ít hoặc chẳng có tiền lệ nào ở Anh, các nhà chức tráh thuộc địa không thể dễ dàng làm theo luật Anh. Thay vào đó, “các tòa án thường hướng về các tục lệ của địa phương và biến đổi chúng thành một bộ phận mới của luật, cải tạo ổn định cho những việc giải quyết đất”. Trong các vấn đề từ sự tự trị chính trị nội địa đến việc sử dụng và phân chia đất đai, các nhà thực dân đã bắt đầu đi chệch một cách đáng kể khỏi các luật Anh, những cái có ít thuộc địa. Như Peter Charles Hoffer nhấn mạnh: “Về mặt lý thuyết chúng là một phần của lãnh địa riêng của nhà vua [và tuân thủ mọi luật của đức vua], nhưng thực tế giành quyền ưu tiên hơn lý thuyết. Xa nước Anh, dân cư thưa thớt, giàu tài nguyên thiên nhiên, và được chiếm hữu bởi những người đàn ông và đàn bà biết rõ những ý định riêng của mình và chớp lấy thỏa thuận khi họ nhìn thấy, các thuộc địa đã dịch dần đến cách tự cai trị”.

 

Truyền thống ban đầu của Mỹ – chiếm đất

 

Mặc dù những người nhập cư ban đầu chủ yếu là những thần dân Anh và tuân theo pháp luật Anh, nhưng một khi họ đã sang Mỹ, một thực tại mới, cách mà họ liên hệ với nhau bắt đầu thay đổi. Ở nước Anh, chiếm một lô đất trong một thời gian dài mà không có chứng thư sở hữu – “chiếm đất” – là đi ngược với luật. Ở Hoa Kỳ, không có kháng cự ban đầu và có nhiều cơ hội, hành động chiếm đất trên những mảnh đất có sẵn nhanh chóng trở thành một tập quán. Hoạt động chiếm đất có nhiều thâm niên hơn cả quốc gia. Theo nghiên cứu của Amelia Ford về các tiền lệ thuộc địa của hệ thống đất đai Hoa Kỳ, thì “trước khi Công ty Vịnh Massachusetts đến New England, đã có những người định cư không có giấy nhượng hoặc cấp đất sinh sống ở nhiều địa điểm khác nhau trong giới hạn của Vịnh…

 

Những người định cư Connecticut đầu tiên là những kẻ xâm phạm về mặt pháp lý ở địa hạt của họ và có thể tạo cơ sở cho quyền của mình chỉ bằng cách chiếm cứ và mua từ những người da đỏ”. Trong những năm đầu của Maryland, những người Pháp và những người châu Âu khác không phải người Anh ở trên đất mà họ không có khả năng làm chủ với các điều kiện cấp đất. Và vào năm 1727, các nhà lập pháp Pennsylvania đã phản đối những “loại người thường xuyên ngồi xuống bất kể chỗ Đất trống nào mà họ tìm thấy”. Những kẻ chiếm đất thuộc địa Mỹ này đã chiếm và cải thiện 100.000 mẫu đất mà không có, như một sử gia mô tả, “cái bóng của quyền nào”.

 

Ở New England, các chính trị gia giàu có chẳng thấy yếu tố đạo đức nào trong các hoạt động của những kẻ chiếm đất, những người mà họ gọi một cách đơn giản là những kẻ chiếm đoạt bất hợp pháp. Ngay từ đầu năm 1634, ở Massachusetts, Tòa án Chung đã cố gắng hạn chế việc chiếm đất bằng cách ra lệnh “tất cả việc cấp đất cho những người tự do phải được ghi vào hồ sơ và một bản sao được gửi cho người ấy. Việc đo đạc phải được tiến hành ở mỗi thị trấn bởi một cảnh sát và bố người tự do khác”. Điều này cũng chẳng mang lại kết quả. Do những người chiếm đất chẳng hề tuân theo “các lệnh của tòa năm 1634 và 1635 đã buộc Tòa án Chung [năm 1637] phải hành động một lần nữa và yêu cầu “phải tiến hành cách xử lý nào đó để buộc người dân phải ghi vào hồ sơ đất của họ, hoặc phạt những kẻ xao lãng”.

 

Tuy nhiên, chẳng có các công cụ pháp lý hữu hiệu nào để hòa giải nhiều xung đột xảy ra. Kết quả là, những kẻ chiếm đất đã trở thành các công cụ de facto [thực tế] tạo cơ hội cho việc hợp pháp hóa sự chiếm đất. Phần nhiều những xung đột căng thẳng nhất đã xảy ra ở các địa hạt bỏ trống rộng rãi ở xa xôi mà bây giờ chúng được biết đến như Vermont và Maine. Trước Cách mạng Mỹ, cả New York lẫn New Hampshire đều đã đòi đất Vermont. Để phá vỡ yêu sách của New York, Thống đốc Benning Wentworth của New Hampshire, “hành động trên nguyên lý rằng sự chiếm hữu chín phần mười của luật… cấp không đất ở trong vùng cho cả các công dân của New Hampshire lẫn Massachusetts… [kết quả này thuộc về thời kỳ từ 1764 đến 1769], 131 quận hạt đã được cấp cho hơn 6 nghìn… nhóm các cá nhân có chọn lọc”.

 

Theo sát gót chân của họ, những kẻ chiếm đất có ít lòng trung thành với bất cứ bang nào đã nhanh chóng vượt qua lãnh thổ. Thực vậy, “những kẻ chiếm đất bắt đầu đổ vào Vermont và định cư ở bất kể nơi nào hợp với sở thích của họ”. Rất sớm, họ đã nhận ra tầm quan trọng của hành động tập thể và bắt đầu “đưa đơn yêu sách đầu tiên ở New Hampshire và sau đó gửi cho Thống đốc New York xin cấp đất bao gồm cả đất định cư của họ, hoặc yêu cầu một sắc lệnh xác nhận họ trên đất của mình”. Mặc dù cả hai thuộc địa đã cố cản trở những yêu sách của những kẻ chiếm đất, bằng cách lặp đi lặp lại đưa ra các chủ thủ tục trục xuất họ, những ưu thế hơn trội của người chiếm đất trên địa hạt đã hoàn toàn đến mức Ethan Allen và “những kẻ chiếm đất theo ông đã đạt được cương vị một bang cho Vermont sau cách mạng. Một kết quả căn bản của thắng lợi đặc biệt này về “quyền lực của kẻ chiếm đất” là sự công nhận chính thức những thỏa thuận quyền sở hữu của họ.

 

Sự chiếm đất thường được đốt nóng bởi các chính trị gia giàu có hăm hở phát triển và khai thác những nguồn lực của thuộc địa. Ở hầu hết các thuộc địa, các chính trị gia đã tin rằng phát triển lãnh thổ có thể được tiến hành chỉ thông qua nhập cư. Để đạt tới mục đích này, các chính trị gia thuộc địa đã cấp đất cho các cá nhân và các nhóm để định cư trên đất chưa được khai phá, khẳng định chuyển chứng thư quyền sở hữu cho định cư và cải thiện đất. Ở Virginia, theo Ford, “để chiếm dải đất có nghĩa là xây một căn nhà, gieo trồng một mẫu đất, và nuôi gia súc một năm: nếu điều này không được làm trong vòng 3 năm, sẽ mất quyền và đất trở lại tay nhà nước”. Theo luật Massachusetts nghĩa vụ của một người định cư “bao gồm chiếm hữu thực sự và trong vòng 3 năm, xây một căn nhà có kích thước nhất định, thường là 18 hoặc 20 bộ vuông, và dọn sạch 5 đến 8 mẫu để cắt cỏ và cày bừa.

 

Ở Maryland trong những năm 1670, Lord Baltimore đã sử dụng những người chiếm đất để “giải quyết một số lãnh thổ tranh chấp ở phía bờ biển trên Bờ Đông và ở Vịnh Delaware”. Trong một biện pháp để giữ cho dòng thu nhập riêng của họ khỏi bị phá vỡ, những người Penn ở Pennsylvania “đã gửi các chỉ thị rằng những người đã định cư ở bất kể đất nào có thể có đất ấy với giá thịnh hành tại thời điểm định cư với lãi kể từ thời gian đó nhưng được trừ đi giá trị của những chi phí cải thiện cho mảnh đất; còn những người không thể làm điều này sẽ buộc phải nộp một khoản tô tỷ lệ với khoản tiền mua.

 

Tuy vậy, do những người Penn sớm phát hiện ra rằng chỉ thị như vậy tỏ ra cực kỳ khó thực thi nếu những kẻ chiếm đất không muốn trả. Thực ra, “điều rõ ràng là trừ khi tạm ước nào đó được thiết lập với những người khát đất kiên định này, những người không thể trục xuất ra được, thì các khoản thu nhập lớn sẽ bị mất một cách không thể tránh khỏi… Cho nên, Sở Địa chính [Pennsylvania] đã đồng lõa hoặc cho phép nhiều tập quán, những cái họ bất lực để ngăn ngừa và đã phát sinh bên cạnh các quyền thường lệ của sở, nhiều ngoại lệ và nhiều loại chứng thư địa phương về quyền sở hữu.

 

Để đảm bảo các quyền mà họ đã hy vọng đạt được thông qua các chính sách giải quyết như vậy, những kẻ chiếm đất thấy hệ thống chính thức quá nặng nề hoặc quá phức tạp. như Amelia Ford cũng lưu ý, “Sở Địa chính thì quá xa, công việc quá mơ hồ, và các phương pháp quá chậm chạp để phù hợp với thực tiễn” của những người chiếm đất. Các luật Anh đã ngày càng trở nên không thỏa đáng với cách mà nhiều người sống và làm việc ở Mỹ.

 

Khế ước xã hội mới: “Các quyền tomahawk”

 

Trong sự hỗn độn xung quanh luật, đất và quyền sở hữu, những người nhập cư nhận ra rằng nếu họ muốn sống bình yên với nhau, họ cần phải thiết lập một trật tự kiểu nào đấy, ngay cả nếu nó phải nằm ngoài luật chính thống. Những người chiếm đất bắt đầu sáng chế ra các loại chứng chỉ quyền sở hữu ngoài pháp luật riêng của mình được biết đến như “quyền rìu – tomahawk”, “quyền chòi”, “quyền ngô”. “Các quyền tomahaw” được bảo đảm bằng cách chặt bớt vài cây ở gần đầu một con suối và [dùng rìu] đánh dấu trên vỏ một cây hoặc nhiều cây với tên họ viết tắt của người đã cải thiện [đất]. Ngay vào những năm 1660, những người chiếm đất ở Maryland đã phát triển tập quán đánh dấu cây trên những mảnh đất mà họ muốn trước khi chúng được đo đạc với giấy phép của “tổng trắc đạc” thuộc địa. Vào cuối Cách mạng Mỹ, tập quán đánh dấu cây để biểu thị quyền chiếm hữu đất đã trở nên nổi bật đến mức một sĩ quan quân đội đã viết cho Bộ trưởng Bộ chiến tranh: “Những người [lính] này trên vùng đất hoang vu đã quen ngồi trên những miếng đất đẹp nhất, đánh dấu quyền tomahawk hoặc cải thiện, như họ gọi nó, cho thế là một chứng nhận quyền sở hữu thích đáng”.

 

“Các quyền chòi” và “các quyền ngô” có nghĩa là khoanh chiếm một miếng đất bằng cách dựng một chòi bằng gỗ hoặc trồng một vụ ngô. Đáng kể là các quyền ngoài pháp luật này được mua bán, và chuyển nhượng – hệt như các chứng thư sở hữu chính thức. Và dầu cho các quyền chòi, hoặc quyền ngô có thể không chứng nhận một cách hợp pháp bất kể ai đối với đất, nhưng rõ ràng các quyền ngoài pháp luật như vậy đã giúp tránh cãi cọ, đã được các cộng đồng ở nơi hoang vu của Mỹ chấp nhận một cách rộng rãi, và đã trở thành nguồn gốc của chứng thư sở hữu hợp pháp vào các năm sau.

 

Bất chấp sự ưng thuận ngầm của các chính trị gia địa phương đối với những dàn xếp ngoài pháp luật này, những người chiếm đất vẫn gặp phải một thế giới thù địch. Họ đã liên tục gây ra các xung đột với những người thổ dân Mỹ bằng cách xâm chiếm đất của những người này. Nhưng những người chiếm đất cũng đe dọa giới đặc quyền, những người sợ mất những cơ ngơi mênh mông của họ. Đó là lý do vì sao một thành viên của giới đặc quyền – George Washington – năm 1783 đã ca thán về “Bọn kẻ cướp, những kẻ thách thức tất cả các Nhà chức trách trong khi chúng hớt váng và chiếm đoạt phần Tinh hoa của Đất nước, làm tổn hại đến phần lớn mọi người”.

 

Bắn vào cảnh sát trưởng

 

Những người nhập cư đã bắt đầu vạch ranh giới, cày ruộng, xây nhà, chuyển nhượng đất, và thiết lập tín dụng từ rất lâu trước khi chính phủ ban cho họ quyền làm như vậy. Tuy vậy, bất chấp việc làm ăn táo bạo, dũng cảm của họ, nhiều nhà chức trách vẫn tin chắc rằng những người Mỹ mới này đã trắng trợn vi phạm luật và phải bị truy tố. Nhưng điều này không dễ làm. Thậm chí khi George Washington, người cha của Hoa Kỳ, cố gắng đuổi những người đã chiếm đất trang trại của ông ở Virginia, luật sư của ông đã cảnh báo rằng “nếu ông thắng vụ kiện chống lại những người định cư trên đất của ông, thì chắc họ sẽ đốt nhà cửa và hàng rào của ông”.

 

Quan hệ giữa các bang khác và những người chiếm đất địa phương cũng bắt đầu nóng lên. Thậm chí trước Cách mạng, những người định cư từ Massachusetts đã bắt đầu định cư ở Maine, vùng đất mà Massachusetts đòi ngay từ năm 1691. Lúc đầu, các nhà chính trị Massachusetts buộc phải chấp nhận sự gia tăng những người chiếm đất ở vùng Maine xa xôi. Tuy nhiên, sau Cách mạng, với ngân khố trống rỗng và đồng tiền mất giá, các nhà chính trị Massachusetts ngó tới vùng đất mênh mông của Maine như một nguồn thu nhập mới chủ yếu. Đột nhiên, khi ấy những người chiếm đất ở Maine là trở ngại cho việc bán các lô đất lớn. Năm 1786, thống đốc ra một tuyên bố cấm chiếm đất ở Maine.

 

Để làm yên lòng những người mua tiềm năng, Massachusetts đã chỉ định một ủy ban để khảo sát và đòi “những kẻ chiếm đất” bất hợp pháp trả tiền. Tuy vậy, hầu hết những người chiếm đất đã hoàn toàn từ chối di dời hoặc trả tiền đất. Thay cho việc thỏa hiệp với những người chiếm đất, bang đã điều các cảnh sát trưởng đến để thực thi các thủ tục trục xuất hợp pháp, châm ngòi thùng thuốc nổ để dẫn đến cái mà một sử gia đã mô tả như “cái gì đó giống một chiến tranh công khai”.

 

“Nét nổi bật nhất trong tính cách [của những người chiếm đất] là hung tợn và căm thù không nguôi đối với luật”, một luật sư ở Maine đã nhận xét năm 1800. “Cảnh sát trưởng của quận và các sĩ quan được chọn của ông, chịu số phận làm vật hy sinh và nhân danh thi hành [trát trục xuất] đáng nguyền rủa, chẳng làm những người chiếm đất kinh hãi. Họ tuyên bố rằng cơc ấu pháp luật phải bị đánh đổ, rằng các luật sư phải bị trốc tận rễ và văn phòng của họ phải bị lật nhào thành bụi”. Và khi một cảnh sát trưởng bị giết trong khi cố gắng trục xuất một người chiếm đất, ban hội thẩm đã từ chối kết án người được cho là kẻ giết người. Một phần do những hệ quả chính trị của sự thù địch giữa những người chiếm đất ở Maine, Massachusetts đã ưng thuận tư cách bang của Maine vào năm 1820.

 

Các thuộc địa khác cũng đã cố hết sức mình để ngăn chặn hành động chiếm đất công và đất tư. Ở Pennsylvania, những người định cư Scots-Irish bắt đầu đi sang các vùng đất của người Indian ngay từ năm 1730, và những người thổ dân Mỹ đã chống lại. Các nhà chức trách thuộc địa đã cảnh cáo đi cảnh cáo lại những người định cư “về sự ăn cắp đất của những người Indian, và bằng cách chỉ thị đốt phá các chòi, lều gỗ của họ”. Thực vậy, từ 1763 đến 1768 Quốc hội Pennsylvania đã cố gắng ngăn cản chiếm đất với hình phạt “nỗi đau của cái chết”, trong khi Thống đốc William Penn ra lệnh cho quân đội đuổi những người định cư bất hợp pháp. Bất chấp các biện pháp này, số lượng những người định cư đã tăng gấp đôi. Đáp lại, theo một sử gia thời bấy giờ, “ngài thống đốc tức điên sau đó đã tuyên bố rằng những người định cư trên đất Indian sẽ bị xử tử. Nhưng chẳng thể tìm thấy thẩm phán nào cho những tù nhân như vậy, hoặc các hội thẩm đoàn tuân lệnh và các nhà giam chắc chắn.

 

Sự đột phá pháp lý: Quyền ưu tiên mua trước

 

Trong một nước mà mỗi người định cư hoặc là một người nhập cư hay liên quan đến một người nhập cư, thì những người chiếm đất nhất thiết phải có những người ủng hộ trong số các nhà chức trách thuộc địa, những người hiểu rằng áp dụng thông luật Anh cho nhiều người định cư mới là khó đến thế nào. Theo luật Anh, thậm chí nếu một người nào đó chiếm đất của người khác một cách nhầm lẫn và tiến hành cải thiện, thì người đó không thể bù lại được giá trị của những cái mà anh ta đã làm. Tuy vậy, ở các thuộc địa do thiếu chính phủ hữu hiệu, hồ sơ và đo đạc tin cậy, nên các nhà chức trách đã phải chấp nhận hững chi phí cải tạo được tiến hành trên đất, thuế đã nộp, và những dàn xếp cục bộ giữa những người hàng xóm cũng là những nguồn có thể chấp nhận được cho quyền sở hữu. Ngay năm 1642, thuộc địa Virginia đã cho phép người chiếm nhầm đất được hưởng đền bù giá trị cho các chi phí cải tạo từ người chủ thực sự. Hiến chương của Virginia lưu ý rằng “nếu bất kể một người hoặc những người nào đã định cư trên bất kể đồn điền hay đất đã thuộc về người khác một cách hợp lệ”, một “sự đền bù có giá trị [phải] được cho phép bởi phán xử của 12 người”. Hơn thế nữa, nếu người chủ chính đáng không bằng lòng đền bù những khoản cải thiện cho người chiếm đất, thì người chiếm đất có thể mua miếng đất với giá do mộthội thẩm đoàn địa phương định ra. Hiến chương này mau chóng được các thuộc địa khác sao chép. Các điều khoản như vậy đã minh họa mức độ mà tầng lớp nắm quyền địa phương đồng cảm với những người muốn tạo ra giá trị thặng dư trên đất của mình.

 

Sự đổi mới pháp lý về việc cho phép một người định cư mua đất mà họ đã cải tạo trước khi nó được chào bán công khai được biết đến như “quyền ưu tiên mua” – một nguyên lý then chốt cho việc tích hợp những thỏa thuận quyền sở hữu ngoài pháp luật vào luật Mỹ suốt 200 năm tiếp theo. Các nhà chính trị và luật gia đã bắt đầu diễn giải “sự cải tạo” theo cách rất có lợi cho những người chiếm đất. Ở Bắc Carolina và Virginia, quyền chòi hoặc quyền ngô được tính là một sự cải tạo đất. Ở Massachusetts, kể cả quyền tomahawk. Điều đáng kể là, việc thâu nạp những dàn xếp ngoài pháp luật địa phương như vậy vào luật “đã không chỉ công nhận một số tiền đền bù cho những người định cư đầu tiên vì chi phí và rủi ro mà họ đã chịu; mà còn là một sự bày tỏ pháp lý của tình cảm chung… rằng người chiếm đất thực ra là người mang lợi cho đất nước, chứ không phải là một kẻ xâm lấn”. Đến thời kỳ Cách mạng Mỹ, các quyền ngô của người chiếm đất lang thang đã được chuyển thành, trogn suy nghĩ của nhiều người, các quyền chiếm hữu của người đi tiên phong dũng cảm. Ngay khi George Washington phàn nàn “bọn kẻ cướp” xâm chiếm đất riêng của ông, thì ở nơi khác trong bang Virginia quê hương của ông, các nhà chính trị khác lại đang khuyến khích những người chiếm đất bằng cách bảo vệ các quyền sở hữu ngoài pháp luật của họ.

 

Đối với các bang có ít tiền, thì quyền ưu tiên mua trước cũng là một nguồn thu nhập. Họ sẽ tính tiền đo đạc đất đã được những người chiếm đất cải tạo và tiền cấp chứng thư quyền sở hữu đối với những người chiếm đất. Kết quả là, luật về quyền mua trước đã sinh sôi cả trước và sau Cách mạng. Năm 1777, Bắc Carolina đã mở một văn phòng đất đai cho một quận miền tây, cho phép những người định cư lấy 640 mẫu, ưu tiên những người đã chiếm đất rồi. Hai năm sau, Virginia đã thông qua một luật cho phép những người định cư đã chiếm đất ở biên giới miền tây của bang được quyền ưu tiên mua trước đất mà họ đã cải thiện.

 

Càng nhiều cản trở pháp lý – Càng nhiều tình trạng ngoài pháp luật

 

Mặc dù đã thắng nhiều trận, những người Mỹ chiếm đất, tuy vậy, còn xa mới tới thắng lợi của cuộc chiến. Tính chất nước đôi đối với tình trạng ngoài pháp luật vẫn còn dai dẳng trong một thế kỷ đầu của Hoa Kỳ, và chẳng đâu lại rõ hơn là trong chính phủ liên bang mới, đột nhiên kiểm soát những vùng đất công bao la. Từ khoảng năm 1784 đến năm 1850, Hoa Kỳ đã kiếm gần 900 triệu mẫu đất thông qua xâm chiếm và mua: mua Louisiana (1803) bao gồm 500 triệu mẫu; mua Florida (1819), 43 triệu mẫu; mua Gadsen (1853), 19 triệu mẫu; chiến tranh với Mexico (1848) chiếm 334 triệu mẫu. Ngoài ra, cho đến năm 1802, chính phủ liên bang đã giành được tất cả các lãnh thổ phía tây của các bang miền đông sát biển.

 

Bắt đầu trong năm 1784, Quốc hội của các bang mới được liên hiệp (mặc dù chưa được thống nhất về mặt hiến pháp) đã bắt đầu lập các kế hoạch để hạn chế tiếp cận và các quyền đối với đất đai của quốc gia. Quyết định quan trọng nhất là các vùng định cư ở lãnh thổ Tây Bắc cuối cùng cũng trở thành các bang với những quyền hạn và đặc ân như của 13 bang ban đầu. Năm 1785, Quốc hội mở rộng sắc lệnh của năm trước bằng cách đưa ra hệ thống đo đạc và bán đất công. Theo mô hình được dùng ở các thuộc địa New England, hệ thống đo đạc chia đất thành các quận hay hạt hình vuông có cạnh 6 dặm trong đó các hạt lại được chia thành 36 khu có diện tích một dặm vuông hoặc 640 mẫu. một khi vùng đã được đo đạc, các khu 640 mẫu này được bán với giá 1 USD một mẫu.

 

Hai năm sau, năm 1787, Quốc hội hợp nhất các sắc lệnh trước đây thành Sắc lệnh Tây Bắc chia lãnh thổ Tây Bắc thành nhiều khu và đưa ra 3 giai đạon với sự đại diện tăng lên, cái đã dẫn đến cương vị bang. Đáng chú ý là, luật thiết lập khái niệm về “phí sở hữu đơn giản” (bất động sản được nắm giữ vĩnh viễn với quyền bán hoặc cho không hạn chế) và cung cấp những đảm bảo đầu tiên của tự do thỏa thuận ở Hoa Kỳ. Mặc dù các luật liên bang cung cấp một cấu trúc tao nhã của luật chính thức cho việc phân chia đất công – các nhà sử học coi Sắc lệnh Tây Bắc như một thành tựu chủ yếu của chính phủ Hoa Kỳ trước Hiến pháp – chúng ta đã chẳng thể kiểm soát hoặc kiềm chế nổi số người ngày càng đông di cư ra ngoại vi của quốc gia. Vấn đề lớn chính là giá đất liên bang quá cao không thể mua nổi. Đối mặt với cái giá 640 USD – một số tiền khổng lồ vào thời bấy giờ – hàng ngàn người Mỹ nhập cư ngay lập tức cho rằng giá đất liên bang là trời ơi đất hỡi. Những người dự thảo Sắc lệnh Tây Bắc, tuy nhiên, đã giả thiết rằng những nhà đầu tư giàu có sẽ bán đất đai với những miếng nhỏ hơn, cấp tín dụng hoặc cho thuê đất với điều kiện thuận lợi. Ngay cả những lựa chọn đầu cơ như vậy cũng vượt quá phương tiện của những người đi tiên phong. Thay vào đó, những người nhập cư “chọn sự bất trắc để định cư bất hợp pháp”. Và như vậy thêm hàng chục ngàn người Mỹ đã trở thành những người chiếm đất trên cơ sở của những dàn xếp ngoài pháp luật.

 

Hầu như ngay lập tức, chính phủ liên bang đã tiến hành đẩy ra bên lề và trừng phạt những người chiếm đất này. Họ bị tấn công mãnh liệt trong các cuộc tranh luận xung quanh việc chấp nhận Sắc lệnh Tây Bắc. William Butler ở New York đã viết: “Tôi cho rằng Hội đồng đã quen với hành vi côn đồ của Người dân của Đất nước này, những người lũ lượt kéo đến từ mọi Phía, chiếm và lấy không chỉ đất đai của Hoa Kỳ mà của cả Bang này nữa, hàng trăm người đã qua các Sông, và rất nhiều người ra đi hàng ngày cùng gia đình của họ. Thưa Hội đồng Sáng suốt, Tôi hy vọng Hội đồng sẽ chuẩn bị cống lại một con quỷ gớm ghiếc và ngày càng ghê sợ đến như vậy.

 

Bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những tình cảm như thế, các thành viên của Quốc hội đã tiến hành trục xuất những người chiếm đất, thường là bằng những phương tiện bạo lực. Năm 1785, Quốc hội đã thông qua một nghị quyết cấm dứt khoát việc chiếm đất công và trao quyền hạn cho Bộ trưởng Bộ chiến tranh đuổi những người định cư bất hợp pháp ra khỏi đất liên bang ở lãnh thổ Tây Bắc. Chính sách này đã có hiệu lực vào mùa xuân 1785 và ở chỗ giao nhau của các con sông Musking và Ohio, nơi Quân đội Hoa Kỳ đã trục xuất 10 gia đình bằng các phá hủy nhà cửa của họ và dựng lên một công sự để ngăn họ quay trở lại. Bốn năm sau, Tổng thống Washington đã ra lệnh phá các lán gỗ và di dời gia đình những người đã định cư ở đất biên giới Pennsylvania mà thổ dân Mỹ làm chủ.

 

Tuy vậy, mặc dù hầu hết các nhà chính trị đều muốn duy trì luật đã được thiết lập của quốc gia có chủ quyền mới này, nhưng một số người nghi ngờ rằng nó có thể được thực thi theo cách phù hợp với các lợi ích tốt nhất của đất nước. Đó là lý do vì sao vấn đề quyền ưu tiên mua trước lại nảy ra hầu như tức khắc. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội mới, vào năm 1789, một đại biểu đã phác họa một cách đau xót những lựa chọn mà những người chiếm đất phải đối mặt:

 

Có, tại thời điểm này, rất nhiều người trong dân chúng, những người muốn kiếm đất bằng cách mua một quyền đối với miếng đất mà họ ở trên đó. Những người này nghĩ gì, những người đã tự đưa mình vào nơi bỏ trống, và lo âu chờ đợi Chính phủ bán nó, để tìm quyền mua trước của họ bằng cách mua cả triệu mẫu đất? Liệu bản thân những người này mong chờ sẽ đi cầu khẩn?… Họ sẽ làm một trong hai việc: hoặc là di chuyển sang lãnh thổ thuộc Tây Ban Nha, ở nơi họ không phải là những khách không được mời, và đóng góp cho quyền lực của một quốc gia nước ngoài tạo thành một miền biên cương nguy hiểm đối với chúng ta; hoặc họ sẽ tiến hành việc này, đi tiếp vào lãnh thổ Hoa Kỳ, và chiếm hữu mà không có phép của các ngài. Thế thì sẽ là trường hợp nào? Họ sẽ không trả các ngài tiền. Các ngài sẽ huy động lực lượng đuổi họ đi ư? Điều đó đã được thử; các đội quân được chiêu mộ, và cử đi…để thực hiện mục đích ấy. Họ đã đốt các lều, phá dỡ hàng rào, nhổ các vườn khoai tây; nhưng ba giờ sau khi các đội quân rút đi, những người này lại quay trở lại, sửa chữa lại những thiệt hại, và bây giờ định cư trên đất, công khai thách thức Liên bang.

 

Điển hình của tính nước đôi ở Quốc hội thời bấy giờ là các quan điểm của Ủy ban Đất đai Công cộng của Hạ nghị viện. Kiến nghị của Ủy ban năm 1801 cho rằng Quốc hội hãy từ chối những đòi hỏi của những người chiếm đất đòi quyền ưu tiên mua trước, trong khi Ủy ban công nhận rằng những người chiếm đất đã “định cư, canh tác, và cải thiện đất với bao công sức và khó khăn… [và như thế] không chỉ làm tăng giá trị đất mà họ đã chiếm, mà cả giá trị đất ở lân cận, mang lợi lớn cho Hoa Kỳ. Bất chấp thế, Ủy ban vẫn lập luận rằng việc cấp “đặc ân theo yêu cầu sẽ hoạt động như một khuyến khích cho sự xâm phạm đất công, và sẽ là một sự hy sinh không thể lý giải về lợi ích công cộng”. Và quan điểm thịnh hành này giữa các đại biểu Quốc hội đã từ chối bất kể quyền nào đối với họ.

 

Trong hai thập kỷ tiếp sau sự thành lập, phù hợp với Điều Một của Hiến pháp Hoa Kỳ, Quốc hội đã kiên định giữ nguyên tắc phản đối những người định cư trên đất đai công cộng một cách bất hợp pháp. Năm 1796, nó tăng giá tối thiểu đối với đất công từ 1 USD một mẫu được quy định trong Sắc lệnh Đất đai năm 1785 lên 2 USD một mẫu. Năm 1807, Quốc hội đã thông qua một biện pháp đưa ra các khoản phạt và phạt tù đối với bất kể kẻ chiếm đất nào không tuân thủ luật mộ tkhi đã được thông báo và cho phép dùng vũ lực để trục xuất những người định cư nếu cần thiết. Một tài liệu năm 1812 của Ủy ban Đất đai Công cộng của Hạ viện đã lưu ý rằng, “định cư bừa bãi và không được chuẩn y trên đất công trong nhiều khía cạnh là có hại cho lợi ích công cộng”.

 

Tuy vậy, vấn đề là Quốc hội, như trường hợp của nhiều nước ngày nay, đã xa rời thực tế: nó đã chẳng hề có nhận thức gì về mức độ to lớn của áp lực từ những người chiếm đất, nó cũng đã chẳng có các phương tiện để áp đặt các lệnh của mình. Thậm chí Tổng cục Đất đai, được thiết lập năm 1812 để đo đạc, bán, và đăng ký đất công, cũng chẳng thể làm công việc của mình. Được giao trách nhiệm xác nhận các giấy đăng ký do các văn phòng hạt gửi lên, cơ quan liên bang mới cũng phải cai quản lưu trữ hồ sơ của các khoản mua chịu. Các nhà lập pháp hy vọng Tổng cục Đất đai sẽ hoạt động như một trung tâm thông tin phục vụ các công dân mong muốn có đất. Nhưng tất cả các nhiệm vụ này đã nhanh chóng tụt lại sau trong hầu hết nghĩa vụ của họ. Như Patricia Nelson Limerick chỉ ra, chính bản thân các đại biểu Quốc hội đã đóng góp vào các vấn đề của Tổng cục Đất đai: “Nhân danh các cử tri, các đại biểu Quốc hội đã phàn nàn về tác phong chậm trễ của Tổng cục; về phần mình, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra rất nhiều đòi hỏi thông tin làm ngốn hết thời gian của các nhân viên; và do mục đích tiết kiệm và tiết giảm, các đại biểu Quốc hội đã từ chối tăng ngân sách cho Tổng cục.

 

Ngoài ra, vào những ngày đầu, Hoa Kỳ với các nguồn lực tài chính hạn chế đã phải sử dụng đến việc cấp đất để đền bù cho một số giới dân cư nhất định. Các sử gia khác nhau đã thấy rằng bằng việc phát hành “chứng khoán đất”, cái được mô tả “tương đương tem phiếu thực phẩm hồi thế kỷ XIX” – loại giấy có thể chuộc lại bằng đất – Chính phủ đã khuyến khích tình trạng vô luật pháp và chiếm đất. Từ năm 1780 đến năm 1848, Quốc hội đã cấp 2 triệu mẫu đất cho những người lính đã chiến đấu trong Cách mạng, 5 triệu mẫu đất cho các cựu chiến bin của chiến tranh 1812, và 13 triệu mẫu đất cho những người đã tham gia chiến tranh Mexico. Giữa năm 1851 và 1860, đã đưa thêm 44 triệu mẫu đất cho những người đã phục vụ trong chiến tranh Cách mạng, chiến tranh 1812, các cuộc chiến tranh với người da đỏ, và trong chiến tranh Mexico – Mỹ. Khi Quốc hội Thuộc địa trong thời gian Chiến tranh giành Độc lập nghĩ ra lần đầu, chính sách chứng khoán đất có lôgích nhất định là cho phép chính phủ Mỹ chi trả cho các sĩ quan và binh lính về sự phục vụ của họ. Quốc hội cũng lo sợ về đe dọa quân sự mà những người bản xứ, hoặc là tự họ hoặc là lính đánh thuê được trả lương của người Anh hoặc người Pháp, gây ra cho nền cộng hòa mới. Mục đích thanh toán cho những người lính trước đây ở biên cương là để giải quyết cả hai vấn đề cùng một lúc.

 

Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XIX, một thị trường đen phát đạt về chứng khoán đất đã nổi lên, làm nóng cả việc chiếm đất lẫn đầu cơ. Cứ mỗi 100 lính nhận được chứng khoán đất, thì có 84 người lính bán quyền của mình ở thị trường chợ đen – một tình tạng không khác tình trạng xảy ra ngày nay ở nhiều nước đang phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, những nước cung cấp nhà ở công cho một số nhóm công dân. Như một sử gia diễn ta, “chẳng ai mong muốn nửa triệu bà góa và những người già nhận [chứng khoán đất] nhằm lập thành một hàng rào chống lại sự xâm lăng của nước ngoài”.

 

Chính phủ liên bang cũng đã cho không hàng triệu mẫu đất cho đường sắt mới đen chéo ngang dọc châu lục. Trong thế kỷ XIX, trên 318 triệu mẫu đất – gần bằng một phần năm toàn bộ đất liên bang – đã được phân phát, hoặc một cách trực tiếp cho các công ty đường sắt tư nhân hoặc cho các bang, sau đó các bang lại phân phát đất cho các công ty đường sắt. Lý do căn bản của việc cho không hàng loạt này là vì nó sẽ thúc đẩy việc định cư có trật tự ở biên giới. Mặc dù phần lớn đất không có mấy giá trị, một phần đáng kể lại có quặng hoặc có thể trồng trọt được. Phần lớn nhất đã cho các đường sắt xuyên châu lục, những người đã nhận xen kẽ một trong hai khu đất dọc theo đường của họ, tạo thành các hình mẫu bàn cờ luân phiên giữa đất của đường sắt và đất của Chính phủ. Quốc hội đã tin rằng các [công ty] đường sắt sẽ bán đất mà họ không cần đến một cách nhanh chóng và rẻ để khuyến khích định cư. Thế mà một lần nữa, thực tế đất định cư lại mâu thuẫn với những hy vọng của các nhà chính trị. Sự sắp xếp kiểu bàn cờ, theo một học giả, “đã làm chậm việc định cư trên hàng triệu mẫu đất tốt nhất và ngăn cản việc mua chúng”. Đôi khi nó thậm chí còn dẫn tới xung đột công khai. Stephen Schwartz tường thuật về xung đột xảy ra năm 1880 ở Thung lũng San Joaquin California, khu được gọi là Mussel Slough, khi các nông dân và những người chăn nuôi, những người ở trên cơ ngơi của đường sắt phản đối thay đổi trong thỏa thuận bán khi đến thời hạn thanh toán. Các công ty đường sắt đã quyết định rằng giá bán phải bao gồm tất cả những chi phí cải tạo như nhà cửa và mương máng. Việc này không chỉ dẫn đến kiện tụng mà tòa án không thể giải quyết được vụ việc, mà còn dẫn đến việc bắn chết năm người định cư và vài người đi xua đuổi, trong đó cảnh sát trưởng chịu trách nhiệm đã thừa nhận rằng ông ta “không [biết] chắc chắn ai là người đã bắn đầu tiên”. Bài xã luận về vụ rắc rối của tờ San Francisco Chronicle đã lên án các công ty đường sắt, tuyên bố rằng “Bất luận các quyền hợp pháp nghiêm túc của họ là gì, không thể chối cãi là tất cả công lý, đều ủng hộ những người định cư”. Sức mạnh vật lý cũng đã ở về phía những người định cư. Các quan chức đã ước lượng để trục xuất họ cần từ 200 đến 1000 lính tinh nhuệ.

 

Những nỗ lực của chính phủ liên bang để xây dựng một hệ thống đất đai có trật tự đã không thể thắng nổi ý chí của người dân thường muốn khẳng định quyền của họ đối với đất đai quốc gia. Một người chiếm đất có khả năng phát biểu lưu loát đã lập luận: “Tôi xác nhận rằng cả loài người, những người có thể thống nhất với mọi hiến pháp được thiết lập ở Mỹ, đều có một quyền không thể bị nghi ngờ để đi qua mọi quận hạt bị bỏ không và… Quốc hội không được trao quyền để cấm họ”. Trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, các nhà chính trị và những người chiếm đất đã chiến đấu về việc các quyền sở hữu sẽ được chuyển nhượng ra sao. Giữa các nhà chính trị, “đã nổi lên câu hỏi: ‘Phải làm gì với nó?’, ‘Giao cho những người lính’, một số người yêu cầu. ‘Dùng nó để trả nợ quốc gia’, những người khác nói. ‘Giữ nó để sử dụng sau’, còn những người khác thì đã khuyên, và đã có những người cho rằng bất kể ai muốn đều phải có quyền chiếm hữu định cư trên nó”.

 

Sự hỗn loạn hoặc sự xung đột của hệ thống phát luật

 

Vào đầu thế kỷ XIX, hệ thống quyền sở hữu của Hoa Kỳ ở trong tình trạng lộn xộn. Luật quyền sở hữu hiện hành và các nhà lập pháp đối kháng chỉ làm nghiêm trọng thêm cuộc khủng hoảng đối với những người nhập cư của quốc gia. Trong nghiên cứu có ảnh hưởng sâu rộng về những người chiếm đất và các luật đất đai ở Virginia và Kentucky, Paul Gates lập luận rằng luật chính thức đã góp phần vào “sự gia tăng liên tục các chi phí tranh tụng để làm sáng tỏ các chứng thư quyền sở hữu, để đuổi những người có yêu sách kình địch, và để bảo vệ đất đai khỏi sự xâm phạm và cướp bóc”. Kết hợp “với án phí và lãi cao của một “mối đe dọa thường xuyên đối với sự an toàn của các khoản đầu tư và để những người đi kiện bị rối ren liên tục”.

 

Có thể thấy, những người nhập cư đã định cư trên những vùng đất này, thường xuyên không có chứng thư sở hữu chính thức đối với đất đai của mình và thường đi đến kết cục là phải đàm phán về chứng thư quyền sở hữu với không chỉ một mà là hai người chủ; và rồi thậm chí sau khi họ đã mua đất và tiến hành cải thiện, họ vẫn có thể phải đối mặt với các thủ tục bị trục xuất do những người khác đưa ra các quyền trước nữa đối với những dải đất của họ. Một khách nước ngoài đi khắp Kentucky năm 1802 đã nhận xét rằng ở mọi nhà mà ông ta dừng lại, người chủ nhà đã nêu lên sự nghi ngờ về tính đúng đắn của các chứng thư sở hữu của những người hàng xóm của mình.

 

Giữa năm 1785 và 1890, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua hơn 500 luật khác nhau để cải cách hệ thống quyền sở hữu, có vẻ như dựa trên cơ sở ý tưởng của Jefferson về việc đưa quyền sở hữu vào chính tay những tư nhân. Các thủ tục phức tạp liên quan đến các luật này, tuy vậy, thường ngăn trở mục tiêu này. Làm cho vấn đề mơ hồ thêm nữa, từng bang lại phát triển các quy tắc về quyền sở hữu, về phân chia đất chủ yếu có lợi và bảo vệ chỉ cho tầng lớp ưu tú giàu có của riêng bang mình. Kết quả là, những nỗ lực cải cách hệ thống quyền sở hữu chỉ làm tăng thêm những khó khăn về đất đai của quốc gia, trong khi làm cho những người nhập cư cực kỳ lo ngại về nguy cơ mất cái giống như chứng thư quyền sở hữu mà họ đã có thể có.

 

Bình luận về cải cách ở Kentucky, một người đương thời đã nhấn mạnh rằng “nhiều người cư trú tìm thấy nguồn gốc về sự an toàn cho cơ ngơi của họ từ sự mơ hồ này… [và như thế] nhiều người đã không dám khẳng định  các quyền của mình, do lo sợ rằng sẽ buộc phải trả các khoản bồi thường đáng kể”. Trong thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, “khi các vấn đề cũ được giải quyết, lại nổi lên các vấn đề mới. Có những khó khăn kinh niên trong việc xác định quyền sở hữu… [khi quyền sở hữu trở thành một] khái niệm mông lung khó nắm bắt hơn là khái niệm kinh tuyến, mơ hồ hơn một gốc cây hoặc một dòng suối. Quyền sở hữu trở thành một chủ đề phiền phức và khó trị như luật chiếm hữu đã bị bãi bỏ”. Các định chế pháp lý của Hoa Kỳ đã hoàn toàn thất bại, một cách căn bản, trong việc giải quyết một cách hiệu quả dân số nhập cư gia tăng.

 

Vào năm 1820, hệ thống quyền sở hữu ban đầu của Hoa Kỳ ở trong tình trạng lộn xộn đến mức Thẩm phán Tòa án tối cao Joseph Story đã viết: “Có lẽ hàng thế kỷ sẽ trôi qua trước khi những vụ kiện tụng dựa trên [các luật quyền sở hữu của Hoa Kỳ] được đóng lại… Nó sẽ vẫn mãi mãi là đạo luật không được biết đến, giống như luật học ở một số quốc gia nước ngoài”. Sự mỉa mai còn có ở Thẩm phán Story, rằng Hoa Kỳ “không phải là một xã hội già nua bảo thủ mà lại là một quốc gia mới ở ngoài pháp luật”.

 

Ngoài ra, vào những ngày đầu, Hoa Kỳ với các nguồn lực tài chính hạn chế đã phải sử dụng đến việc cấp đất để đền bù cho một số giới dân cư nhất định. Các sử gia khác nhau đã thấy rằng bằng việc phát hành “chứng khoán đất”, cái được mô tả “tương đương tem phiếu thực phẩm hồi thế kỷ XIX” – loại giấy có thể chuộc lại bằng đất – Chính phủ đã khuyến khích tình trạng vô luật pháp và chiếm đất. Từ năm 1780 đến năm 1848, Quốc hội đã cấp 2 triệu mẫu đất cho những người lính đã chiến đấu trong Cách mạng, 5 triệu mẫu đất cho các cựu chiến bin của chiến tranh 1812, và 13 triệu mẫu đất cho những người đã tham gia chiến tranh Mexico.

 

Giữa năm 1851 và 1860, đã đưa thêm 44 triệu mẫu đất cho những người đã phục vụ trong chiến tranh Cách mạng, chiến tranh 1812, các cuộc chiến tranh với người da đỏ, và trong chiến tranh Mexico – Mỹ. Khi Quốc hội Thuộc địa trong thời gian Chiến tranh giành Độc lập nghĩ ra lần đầu, chính sách chứng khoán đất có lôgích nhất định là cho phép chính phủ Mỹ chi trả cho các sĩ quan và binh lính về sự phục vụ của họ. Quốc hội cũng lo sợ về đe dọa quân sự mà những người bản xứ, hoặc là tự họ hoặc là lính đánh thuê được trả lương của người Anh hoặc người Pháp, gây ra cho nền cộng hòa mới. Mục đích thanh toán cho những người lính trước đây ở biên cương là để giải quyết cả hai vấn đề cùng một lúc.

 

Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XIX, một thị trường đen phát đạt về chứng khoán đất đã nổi lên, làm nóng cả việc chiếm đất lẫn đầu cơ. Cứ mỗi 100 lính nhận được chứng khoán đất, thì có 84 người lính bán quyền của mình ở thị trường chợ đen – một tình tạng không khác tình trạng xảy ra ngày nay ở nhiều nước đang phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, những nước cung cấp nhà ở công cho một số nhóm công dân. Như một sử gia diễn ta, “chẳng ai mong muốn nửa triệu bà góa và những người già nhận [chứng khoán đất] nhằm lập thành một hàng rào chống lại sự xâm lăng của nước ngoài”.

 

Chính phủ liên bang cũng đã cho không hàng triệu mẫu đất cho đường sắt mới đen chéo ngang dọc châu lục. Trong thế kỷ XIX, trên 318 triệu mẫu đất – gần bằng một phần năm toàn bộ đất liên bang – đã được phân phát, hoặc một cách trực tiếp cho các công ty đường sắt tư nhân hoặc cho các bang, sau đó các bang lại phân phát đất cho các công ty đường sắt. Lý do căn bản của việc cho không hàng loạt này là vì nó sẽ thúc đẩy việc định cư có trật tự ở biên giới. Mặc dù phần lớn đất không có mấy giá trị, một phần đáng kể lại có quặng hoặc có thể trồng trọt được. Phần lớn nhất đã cho các đường sắt xuyên châu lục, những người đã nhận xen kẽ một trong hai khu đất dọc theo đường của họ, tạo thành các hình mẫu bàn cờ luân phiên giữa đất của đường sắt và đất của Chính phủ.

 

Quốc hội đã tin rằng các [công ty] đường sắt sẽ bán đất mà họ không cần đến một cách nhanh chóng và rẻ để khuyến khích định cư. Thế mà một lần nữa, thực tế đất định cư lại mâu thuẫn với những hy vọng của các nhà chính trị. Sự sắp xếp kiểu bàn cờ, theo một học giả, “đã làm chậm việc định cư trên hàng triệu mẫu đất tốt nhất và ngăn cản việc mua chúng”. Đôi khi nó thậm chí còn dẫn tới xung đột công khai. Stephen Schwartz tường thuật về xung đột xảy ra năm 1880 ở Thung lũng San Joaquin California, khu được gọi là Mussel Slough, khi các nông dân và những người chăn nuôi, những người ở trên cơ ngơi của đường sắt phản đối thay đổi trong thỏa thuận bán khi đến thời hạn thanh toán. Các công ty đường sắt đã quyết định rằng giá bán phải bao gồm tất cả những chi phí cải tạo như nhà cửa và mương máng. Việc này không chỉ dẫn đến kiện tụng mà tòa án không thể giải quyết được vụ việc, mà còn dẫn đến việc bắn chết năm người định cư và vài người đi xua đuổi, trong đó cảnh sát trưởng chịu trách nhiệm đã thừa nhận rằng ông ta “không [biết] chắc chắn ai là người đã bắn đầu tiên”. Bài xã luận về vụ rắc rối của tờ San Francisco Chronicle đã lên án các công ty đường sắt, tuyên bố rằng “Bất luận các quyền hợp pháp nghiêm túc của họ là gì, không thể chối cãi là tất cả công lý, đều ủng hộ những người định cư”. Sức mạnh vật lý cũng đã ở về phía những người định cư. Các quan chức đã ước lượng để trục xuất họ cần từ 200 đến 1000 lính tinh nhuệ.

 

Những nỗ lực của chính phủ liên bang để xây dựng một hệ thống đất đai có trật tự đã không thể thắng nổi ý chí của người dân thường muốn khẳng định quyền của họ đối với đất đai quốc gia. Một người chiếm đất có khả năng phát biểu lưu loát đã lập luận: “Tôi xác nhận rằng cả loài người, những người có thể thống nhất với mọi hiến pháp được thiết lập ở Mỹ, đều có một quyền không thể bị nghi ngờ để đi qua mọi quận hạt bị bỏ không và…Quốc hội không được trao quyền để cấm họ”. Trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, các nhà chính trị và những người chiếm đất đã chiến đấu về việc các quyền sở hữu sẽ được chuyển nhượng ra sao. Giữa các nhà chính trị, “đã nổi lên câu hỏi: ‘Phải làm gì với nó?’, ‘Giao cho những người lính’, một số người yêu cầu. ‘Dùng nó để trả nợ quốc gia’, những người khác nói. ‘Giữ nó để sử dụng sau’, còn những người khác thì đã khuyên, và đã có những người cho rằng bất kể ai muốn đều phải có quyền chiếm hữu định cư trên nó”.

 

Sự hỗn loạn hoặc sự xung đột của hệ thống phát luật

 

Vào đầu thế kỷ XIX, hệ thống quyền sở hữu của Hoa Kỳ ở trong tình trạng lộn xộn. Luật quyền sở hữu hiện hành và các nhà lập pháp đối kháng chỉ làm nghiêm trọng thêm cuộc khủng hoảng đối với những người nhập cư của quốc gia. Trong nghiên cứu có ảnh hưởng sâu rộng về những người chiếm đất và các luật đất đai ở Virginia và Kentucky, Paul Gates lập luận rằng luật chính thức đã góp phần vào “sự gia tăng liên tục các chi phí tranh tụng để làm sáng tỏ các chứng thư quyền sở hữu, để đuổi những người có yêu sách kình địch, và để bảo vệ đất đai khỏi sự xâm phạm và cướp bóc”. Kết hợp “với án phí và lãi cao của một “mối đe dọa thường xuyên đối với sự an toàn của các khoản đầu tư và để những người đi kiện bị rối ren liên tục”.

 

Có thể thấy, những người nhập cư đã định cư trên những vùng đất này, thường xuyên không có chứng thư sở hữu chính thức đối với đất đai của mình và thường đi đến kết cục là phải đàm phán về chứng thư quyền sở hữu với không chỉ một mà là hai người chủ; và rồi thậm chí sau khi họ đã mua đất và tiến hành cải thiện, họ vẫn có thể phải đối mặt với các thủ tục bị trục xuất do những người khác đưa ra các quyền trước nữa đối với những dải đất của họ. Một khách nước ngoài đi khắp Kentucky năm 1802 đã nhận xét rằng ở mọi nhà mà ông ta dừng lại, người chủ nhà đã nêu lên sự nghi ngờ về tính đúng đắn của các chứng thư sở hữu của những người hàng xóm của mình.

 

Giữa năm 1785 và 1890, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua hơn 500 luật khác nhau để cải cách hệ thống quyền sở hữu, có vẻ như dựa trên cơ sở ý tưởng của Jefferson về việc đưa quyền sở hữu vào chính tay những tư nhân. Các thủ tục phức tạp liên quan đến các luật này, tuy vậy, thường ngăn trở mục tiêu này. Làm cho vấn đề mơ hồ thêm nữa, từng bang lại phát triển các quy tắc về quyền sở hữu, về phân chia đất chủ yếu có lợi và bảo vệ chỉ cho tầng lớp ưu tú giàu có của riêng bang mình. Kết quả là, những nỗ lực cải cách hệ thống quyền sở hữu chỉ làm tăng thêm những khó khăn về đất đai của quốc gia, trong khi làm cho những người nhập cư cực kỳ lo ngại về nguy cơ mất cái giống như chứng thư quyền sở hữu mà họ đã có thể có. Bình luận về cải cách ở Kentucky, một người đương thời đã nhấn mạnh rằng “nhiều người cư trú tìm thấy nguồn gốc về sự an toàn cho cơ ngơi của họ từ sự mơ hồ này… [và như thế] nhiều người đã không dám khẳng định các quyền của mình, do lo sợ rằng sẽ buộc phải trả các khoản bồi thường đáng kể”. Trong thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, “khi các vấn đề cũ được giải quyết, lại nổi lên các vấn đề mới. Có những khó khăn kinh niên trong việc xác định quyền sở hữu… [khi quyền sở hữu trở thành một] khái niệm mông lung khó nắm bắt hơn là khái niệm kinh tuyến, mơ hồ hơn một gốc cây hoặc một dòng suối. Quyền sở hữu trở thành một chủ đề phiền phức và khó trị như luật chiếm hữu đã bị bãi bỏ”. Các định chế pháp lý của Hoa Kỳ đã hoàn toàn thất bại, một cách căn bản, trong việc giải quyết một cách hiệu quả dân số nhập cư gia tăng.

 

Vào năm 1820, hệ thống quyền sở hữu ban đầu của Hoa Kỳ ở trong tình trạng lộn xộn đến mức Thẩm phán Tòa án tối cao Joseph Story đã viết: “Có lẽ hàng thế kỷ sẽ trôi qua trước khi những vụ kiện tụng dựa trên [các luật quyền sở hữu của Hoa Kỳ] được đóng lại… Nó sẽ vẫn mãi mãi là đạo luật không được biết đến, giống như luật học ở một số quốc gia nước ngoài”. Sự mỉa mai còn có ở Thẩm phán Story, rằng Hoa Kỳ “không phải là một xã hội già nua bảo thủ mà lại là một quốc gia mới ở ngoài pháp luật”.

 

Các luật của Hoa Kỳ đã trở nên nặng nề phức tạp đến mức chúng gây trở ngại chính đối với những người định cư muốn bảo đảm các quyền sở hữu của mình và thoát khỏi địa vị “những kẻ chiếm đất”. Họ bị bỏ rơi và chẳng có lựa chọn khả dĩ nào ngoài việc bắt đầu tạo ra những “luật” riêng của mình, đặc biệt là những cái liên quan đến quyền sở hữu, pha trộn luật Anh và các truyền thống pháp lý Mỹ, tự gây dựng với lẽ thông thường của riêng họ. Kết quả là đưa “một bộ các quyền sở hữu bất di bất dịch” vào hai hệ thống pháp lý và kinh tế, một được soạn thành luật lệ đưa vào trong các cuốn sách luật, và hệ thống khác hoạt động trong thực tiễn. Và như thế Hoa Kỳ tự thấy mình có một hệ thống pháp luật đa nguyên trong đó nhiều quyền đối với tài sản và dàn xếp chủ sở hữu được xác định bởi luật ngoài pháp luật.

 

Các tổ chức chính trị và pháp luật bị kẹt giữa lòng trung thành với luật chính thức và thiện cảm của họ với nhu cầu của những người định cư nhằm tạo ra những dàn xếp riêng tư. Bài phát biểu của Thomas Jefferson đã lột tả được một cách hoàn hảo tính nước đôi mà các nhà chính trị luôn luôn cảm nhận đối với những dàn xếp ngoài pháp luật giữa họ. “[Những dàn xếp này] phong phú đến mức… chẳng có những nguyên tắc được xác lập nào của luật hoặc công lý có thể được áp dụng cho sự quyết định của chúng; nhiều trong số ấy được xây dựng nên các tập quán và thói quen đã hình thành ở quận hạt đó, dựa trên các phương thức chuyển giao riêng biệt đối với bản thân họ, đã đi vào hầu hết mọi quyền sở hữu, nên không thể bị bỏ qua một cách tuyệt đối”.

 

Những nỗ lực của Bang để nhấc lồng kính đi

 

Như vậy, các nhà chính trị Mỹ đứng trước 3 sự lựa chọn. Họ có thể tiếp tục cố phá ngang hoặc bỏ qua những quyền ngoài pháp luật, miễn cưỡng đưa ra những nhượng bộ, hoặc trở thành các quán quân của các quyền ngoài pháp luật. Các luật chiếm hữu – công nhận quyền đối với đất dựa trên những cải tạo đã được tiến hành trên nó – phát triển khắp Hoa Kỳ trong 60 năm đầu của thế kỷ XIX gợi ý rằng, các nhà chính trị Mỹ ngày càng đi theo chiều hướng thứ ba. Lịch sử của sự chấp nhận các luật chiếm hữu ở Hoa Kỳ là lịch sử của sự nổi lên những người ngoài pháp luật như một lực lượng chính trị.

 

Điểm ngoặt diễn ra ở bang mới Kentucky, nơi mà hệ thống quyền sở hữu của nó, giống như nhiều bang khác, ở tình trạng hoàn toàn lộn xộn. Thống đốc bang phàn nàn rằng tổng yêu sách về đất ở bang cộng lãi sẽ lên đến ba lần diện tích bang. Sử gia Paul Gates lập luận rằng điều này là do các nhà chính trị thông qua pháp luật phục vụ cho các cử tri ngoài pháp luật giữa những năm 1797 và 1820. Các biện pháp này đóng góp cho “hai nguyên tắc vĩ đại của công lý trong luật [Mỹ]: Quyền của những người chiếm hữu… đối với những cải thiện của họ và quyền của những người định cư trên đất sở hữu tư nhân, không bị bác bỏ trong bảy năm và trả tiền thuế trên đó, thành một quyền sở hữu vững chắc và rõ ràng đối với đất của họ, bất luận các quyền sở hữu kình địch nào có thể còn tồn tại. Tuy nhiên, tầm quan trọng của luật pháp Kentucky không nằm ở sự đóng góp của nó cho học thuyết luật, mà ở sự phản ánh của nó về quyền lực ngày càng tăng của những người tiên phong. Đáng kể là, áp lực mà những người định cư ngoài pháp luật này ảnh hưởng lên các quan chức được bầu đã đưa chính quyền nhiều bang đến chỗ từ chối quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đối kháng với số dân cư ngoài pháp luật đông đúc của quốc gia.

 

Năm 1821, Tòa đã tuyên bố luật chiếm hữu Kentucky là không phù hợp với hiến pháp. Vụ kiện liên quan đến những người thừa kế của đại địa chủ, John Green và Richard Biddle, một kẻ chiếm đất đã định cư trên đất của Green một cách bất hợp pháp. Đất tranh chấp ban đầu thuộc Virginia nhưng nay đã là một phần của Kentucky. Trong vụ giữa Green và Biddle, Tòa án Tối cao đã phán quyết chống lại luật chiếm hữu Kentucky bằng cách dẫn chiếu đến “các quy tắc quyền sở hữu” được thiết lập dưới những tiền lệ của thông luật Anh.

 

Quyết định có lợi rõ ràng chỉ cho những người có chứng thư quyền sở hữu hợp pháp đối với đất họ đã chiếm. Theo Tòa án, luật Kentucky “đã hoạt động một cách bất công và độc ác bởi vì người chủ hợp pháp bị buộc phải trả, không chỉ đơn thuần những sự cải thiện thực tế trên đất, không chỉ giá trị gia tăng của nó, mà cả phí tổn mà người chiếm hữu đã phải chịu để tạo ra những cải thiện giả vờ, bất luận chúng đơn thuần là hữu ích hoặc tưởng tượng, và là vấn đề sở thíhc hoặc hoa mỹ chỉ tuân theo tính bất thường và đồng bóng của anh ta”. Sau phiên tòa Green và Biddle, Tòa án Tối cao, và năm 1832, đã tái khẳng định quyết định trước đó của mình, nhấn mạnh rằng các luật chiếm hữu đã tước đoạt “người chủ đất hợp pháp khỏi địa tô và lợi nhuận mà những người chiếm hữu đã nhận được.

 

Các nhà chính trị, những người đã nuôi dưỡng sự ủng hộ của các cử tri ngoài pháp luật của mình đã sỉ vả Biddle là “gây tai hại nhất” và gây ra “kích động lớn” đối với người dân Kentucky. Tòa án Tối cao có thể đã lãng quên thực tế chính trị – và pháp lý – mới đang hình thành ở miền biên giới đang mở rộng nhanh chóng, nhưng các nhà chính trị miền Tây chỉ cần nhìn ra khỏi cửa sổ của họ để thấy đất nước đã biến chuyển nhanh đến nhường nào. Vào thời ấy, hàng chục ngàn người nhập cư gan dạ đã lê bước về phía tây từ các thuộc địa, vượt qua dãy núi Appalachian để định cư trên những vùng đất hoang màu mỡ trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX. Dân số Hoa Kỳ cứ 20 năm lại tăng gấp đôi. Năm 1620, có khoảng gần 5000 người định cư ở toàn bộ Bắc Mỹ thuộc Anh. Năm 1860, dân số Hoa Kỳ đã hơn 30 triệu người. Năm mươi phần trăm dân số Mỹ đã sống ở phía Tây dãy nũi Appalachian.

 

Những người nhập cư này muốn các tòa án công nhận các quyền của họ đối với đất đia mà họ đã kiếm được. Như vậy, sự phản ứng dữ dội về chính trị và pháp lý đối với quyết định của Tòa án Tối cao trong vụ Green và Biddle ở Kentucky là một thắng lợi to lớn đối với những người ngoài pháp luật, và họ đã nhanh chóng chuyển sang tấn công. Trong tâm trí của nhiều chính trị và các chủ bút của các tờ báo địa phương, thì kẻ bất lương lại là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Một tờ báo địa phương đã nói về “tư cách xảo trá” của các thẩm phán đã đe dọa “hủy diệt” các quyền của “những người không cư trú và xa lạ”. Richard M. Johnson, một người có thế lực ở Kentucky, đã tuyên bố trong một bài phát biểu trước Thượng viện rằng quyết định [của tòa] “sẽ làm đảo lộn chính sách có cân nhắc [của Kentucky]… và, nếu cứ cố chấp, thì nó sẽ tạo ra những hậu quả rất tai hại trong việc gây ra nhiều tranh chấp về những vấn đề đã được giải quyết từ nhiều năm trước, và làm cho mọi sự tôn trọng điền sản lâm vào tình trạng hết sức hỗn loạn”. Một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ khác của Kentucky, người thậm chí có ảnh hưởng hơn, ông Henry Clay, một người từ lâu đã chống đối các quyền được tự do mở rộng của người chiếm đất, đã thừa nhận: “Họ xây nhà cửa, trồng cây ăn quả, rào đồng ruộng, canh tác đất, và nuôi dạy con cái. Giữa chừng, làn sóng di cư ập lên họ, và các trang trại do họ cải thiện tăng giá trị, có cầu đối với chúng, họ bán chúng cho những người mới đến với một giá tăng cao, và đi tiếp sang phía tây… Bằng cách này, hàng ngàn và hàng chục ngàn người hàng ngày đang cải thiện hoàn cảnh của mình và làm cho các điều kiện của họ được tốt hơn”. Cả Thống đốc lẫn cơ quan lập pháp Kentucky cũng đã lên tiếng phản đối quyết định của Tòa án Tối cao.

 

Từ khi thành lập, Tòa án là mục tiêu của các nhà chính trị phê phán thẩm quyền của một nhóm ưu tú các thẩm phán mà chẳng được ai lựa chọn. Nhưng trong một bước ngoặt đặc biệt của các sự kiện, các thẩm phán Kentucky cũng đã từ chối quyết định của Tòa án Tối cao. Trong một vụ tương tự 2 năm sau, một thẩm phán Kentucky đã lưu ý rằng không thể học theo vụ Green và Biddle bởi vì vụ này “đã được quyết định chỉ bởi 3 trên 7 thẩm phán tạo thành Tòa án Tối cao Hoa Kỳ; và do ý kiến không đạt đa số của các thẩm phán nên không thể được coi là đã tạo ra một nguyên tắc hợp hiến”. Năm 1827, một thẩm phán Kentucky khác đã từ chối vụ Biddle, nhấn mạnh rằng luật về những yêu cầu chiếm hữu là hợp hiến trong “quá nhiều trường hợp có thể được dẫn chiếu”.

 

Tiếp sau việc tranh cãi sôi nổi về vụ Green và Biddle, các nhà chính trị miền Tây và những đảng viên đảng Dân chủ ở khắp Hoa Kỳ bắt đầu nhìn nhận những cử tri chiếm đất với số lượng ngày càng đông này theo một lăng kính khác. Họ đã không còn bị coi là những kẻ tội phạm bẩn thỉu, hớt váng đất đai quốc gia, mà là “những người đi tiên phong cao quý” giúp phát triển đất nước. Tất nhiên, họ cũng là những cử tri tiềm tàng đi bỏ phiếu. Các nhà chính trị có thiện cảm bắt đầu tấn công hệ thống quyền sở hữu. Một nghị sĩ từ Kansas đã nhấn mạnh, “trên khắp bang của ông, những người định cư đã chiếm đất công, tiến hành cải thiện, trả phí, và sau đó bị bắt phải rời khỏi đất mà không có bồi thường bởi các quyết định của Bộ trưởng Bộ nội vụ, vì lý do này hay lý do khác.

 

Những nỗ lực của Liên bang để nhấc lồng kính đi

 

Giữa cuộc tranh luận về vụ Green với Biddle, Andrew Jackson, một anh hùng của cuộc Chiến tranh 1812 chống Anh và một người ủng hộ lớn tiếng của những người tiên phong, gần như đã thắng cử tổng thống. Bốn năm sau, cuối cùng Jackson trở thành tổng thống. Trong hai nhiệm kỳ chính quyền của ông, do các tiêu chuẩn trước đó về tài sản để được đi bầu và ứng cử vào chức vụ chính trị đã biến mất, do các trường công đã tăng nhanh, do các bang đã làm cho các luật hình sự có tính nhân văn và đóng cửa các nhà giam người mắc nợ, sự đồng cảm với các quyền của những người chiếm đất tăng lên. Sự oán hận đối với các thẩm phán và các luật sư cũng vậy, những người được nhìn nhận như những đặc vụ hăm hở của những người giàu và quyền thế.

 

Đến năm 1830, 13 bang đầu tiên đã thành 24 bao gồm 7 bang ở miền Tây mà những người đại diện của họ ở Washington đã hoàn toàn cam kết cho các chính sách bênh vực những người chiếm đất. Để được sự ủng hộ của khối ngày càng có ảnh hưởng này, các bang miền Bắc và miền Nam đã tranh đua nhau để tỏ ra mình ủng hộ miền Tây ra sao. Các bang miền Tây và những người chiếm đất chi phối vùng đất này bắt đầu biểu lộ sức mạnh chính trị ngày càng tăng của mình, và kết quả thật ấn tượng. Giữa những năm 1834 và 1856 tất cả các bang Missouri, Alabama, Arkansas, Michigan, Iowa, Mississippi, Wiscosin, Minnesota, Oregon, Kansas, và California đều đã chấp nhận luật chiếm hữu tương tự như luật của Kentucky đã bị Tòa án Tối cao từ chối trong vụ Green với Biddle. Paul Gates lập luận rằng “chẳng có vụ nào quyết định bởi Tòa án Tối cao lại bị lật lại hoàn toàn như vậy bởi các cơ quan lập pháp và tòa án bang, bởi sự thất bại của các tòa án liên bang trong sử dụng vụ kiện, và cuối cùng bởi đạo luật không bị bác bỏ của Quốc hội cho phép mở rộng phạm vi của các tòa án liên bang đối với những người chiếm hữu, như vụ Green với Biddle.

 

Washington cuối cùng bắt đầu nhận ra thông điệp. Trong khi vào năm 1806, Ủy ban Đất đai Công cộng đã trách móc những kẻ chiếm đất về sự gian khổ của họ, thì đến 1828 cũng chính Ủy ban ấy đã báo cáo cho Hạ nghị viện rằng người Mỹ chiếm đất đã thực hiện một dịch vụ công ích có giá trị và vì việc ấy anh ta đáng được đền bù. Kẻ chiếm đất khiếp đảm một thời nay đã thành một người “do tính táo bạo và siêng năng của mình đã tạo cho bản thân và gia đình mình một chỗ ở giữa nơi hoang vu, [và] phải có quyền được thưởng công. Anh ta đã cung cấp các phương tiện cho việc bán đất công, và đưa đất đai vào cạnh tranh, những khoảnh đất mà nếu không sẽ chẳng đáng giá và như thế sẽ chẳng có ai mua, nếu không có sự cải thiện của anh ta”.

 

Các nghị sĩ bắt đầu dự thảo luật pháp để giúp những dàn xếp của những người nhập cư được hấp thu dễ dàng và hệ thống pháp luật. Cốt lõi của nó là công cụ pháp lý, là sự cứu rỗi của những người chiếm đất trong thời kỳ thuộc địa (và là cái mà Quốc hội Hoa Kỳ đã chống đối một cách cứng rắn) – quyền ưu tiên mua trước. Năm 1830, một liên minh giữa các nghị sĩ miền Tây và miền Nam đã thông qua một đạo luật chung được áp dụng “cho mọi người định cư hoặc người chiếm hữu đất công… những người hiện đang chiếm giữ, và canh tác bất kể phần đất nào, trong năm 1829”. Một người chiếm đất có thể yêu cầu 160 mẫu đất, bao gồm cả đất do anh ta cải thiện, với giá 1,25 USD một mẫu. Cần phải thanh toán trước khi đất được đưa ra bán đấu giá công khai, và việc chuyển nhượng hoặc bán quyền ưu tiên mua trước bị cấm nghiêm ngặt.

 

Các năm 1832, 1838 và 1840, Quốc hội đã đổi mới luật chung về quyền ưu tiên mua trước của năm 1830. Mỗi lần luật lại cố gắng củng cố thêm các quyền của người chiếm đất thấp nhất, trong khi cố gắng ngăn cản một số lạm dụng nguyên tắc quyền ưu tiên mua trước. Thí dụ, đạo luật năm 1832 đã hạ mức đất tối thiểu mà một người chiếm đất phải mua từ 160 mẫu xuống 40 mẫu.

 

Vào năm 1841, nguyên tắc quyền ưu tiên mua trước đã được xác lập vững chắc đến mức Quốc hội thông qua một luật chung về quyền ưu tiên mua trước trong tương lai. Đạo luật 1841 không chỉ bao gồm những người chiếm đất hiện thời mà cả “mọi cá nhân… người từ nay sẽ tiến hành định cư trên đất công”. Đất được định cư phải được đo đạc, nhưng thậm chí điều khoản này cuối cùng cũng đã bị đánh đổ.

 

Những nỗ lực ngoài pháp luật để nhấc lồng kính đi

 

Thường bị cô lập về mặt địa lý khỏi các cuộc tranh luận chính trị và hiến pháp về quyền sở hữu, nhiều người chiếm đất đã làm mọi thứ mà họ có để bảo đảm cho đất mà họ đã chiếm; một số thậm chí đã trả tiền hai lần cho cùng một miếng đất, trong khi những người khác đã trả các khoản phí lớn cho các luật sư để họ giúp làm cho đất của mình hợp pháp. Nhiều người không có đủ tiền trả cho các chi phí của hệ thống pháp lý chính thức, vì thế họ đã thiết lập những thỏa thuận ngoài pháp luật của riêng mình, do vậy tạo ra các hành lang mới để tiếp cận và chiếm giữ đất đai ở khu vực biên giới Mỹ. Trên thực tế, họ đã nắm lấy luật vào trong tay riêng của họ – và đã buộc các thế lực pháp luật phải theo sự dẫn dắt của họ. Mất một thời gian trước khi các nhà chính trị thức tỉnh bởi sự thực rằng, bên cạnh luật chính thức, các khế ước xã hội ngoài pháp luật về quyền sở hữu đã hình thành và chúng tạo thành một phần quan trọng của hệ thống quyền sở hữu quốc gia. Để thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện có thể thực thi trên toàn quốc gia, họ phải bắt kịp cách mà người dân đã định nghĩa, sử dụng, và phân phối các quyền sở hữu.

 

Hai thí dụ quan trọng được dùng để minh họa cho sự nổi lên của các tổ chức ngoài pháp luật nhằm bảo vệ các quyền sở hữu đã đạt được một cách phi chính thức: các hiệp hội đòi quyền [yêu sách] đất đã nảy nở khắp Trung Tây Mỹ trong nửa đầu của thế kỷ XIX, và các khu khai mỏ tràn ngập miền Tây nước Mỹ sau khi phát hiện ra vàng ở California. Đối với nhiều sử gia Mỹ, các hiệp hội đòi quyền đất và các quy chế khai mỏ đã biểu hiện năng lực của những người ở khu vực biên giới đối với hoạt động dân chủ”. Những người khác lập luận rằng các tổ chức này hoạt động “như một màn khói che lấp việc ăn cắp đất của những người chủ thành thật”. Đó không phải là cuộc tranh luận của tôi. Cái tôi quan tâm về các hiệp hội đòi quyền đất và các tổ chức khai mỏ là chúng chỉ ra rằng, các nhóm ngoài pháp luật đã đóng một vai trò quan trọng trong xác định các quyền sở hữu ở Hoa Kỳ và trong việc làm tăng giá trị cho đất. Mặc dù về mặt kỹ thuật họ là những người lấn chiếm đất công, những người mà theo lời của sử gia Donald Pisani, có “đầu óc luật được bén rễ với niềm tin rằng… ‘người dân’ có một quyền lớn hơn để định nghĩa và lý giải các quy tắc so với các chuyên gia pháp lý”. Để đạt mục đích này, các tổ chức ngoài pháp luật đã thực hiện một loạt các chức năng, từ đàm phán với chính phủ để đăng ký các tài sản và các quyền sở hữu mà những người chiếm đất đòi hỏi.

 

Các hiệp hội đòi quyền đất

 

Các hiệp hội đòi quyền đất ở Trung Tây Mỹ ban đầu được lập ra bởi những người định cư để bảo vệ các quyền của họ chống lại những kẻ đầu cơ và những kẻ nhảy dù đòi quyền đất. Hai hiệp hội ở Iowa, thí dụ, đã thống nhất trong các điều lệ của mình để bảo vệ đòi hỏi về đất của các thành viên cho một giai đoạn hai năm sau khi bán đất. Allan Bogue lưu ý rằng “người chiếm đất có thể hy vọng các bạn hữu của mình trong câu lạc bộ sẽ giúp mình nếu những kẻ nhảy dù đe dọa ruộng đất của anh ta và… các bạn của anh ta sẽ hăm dọa những kẻ đầu cơ có thể tìm cách trả giá cao hơn anh ta khi bán giá đất công khai”. Một nhà sử học địa phương Iowa đã ghi lại rằng “khi một người định cư thật sự – người muốn có một miếng đất để ở và để chiếm hữu ngay… định cư trên một phần đất [của hiệp hội], anh ta ngay lập tức bị chó săn tấn công, và được yêu cầu hoặc phải từ bỏ đòi hỏi [đất] hoặc phải trả tiền cho họ cái mà họ cho rằng là quyền của họ”. Nếu “người định cư tỏ ra nghi ngờ về việc họ đã chiếm đất trước đây, thì [hiệp hội] luôn luôn sẵn có một hay nhiều nhân chứng để chứng nhận sự hợp lệ của quyền lợi mà họ đã khẳng định”.

 

Các hiệp hội này tạo ra công lý nghiêm ngặt và thô sơ của riêng họ. Một người đứng đầu địa phương một lần đã hỏi thành viên hiệp hội cái gì sẽ xảy ra nếu một kẻ nhảy dù nào đấy thành công trong việc mua các miếng đất mà anh ta đòi. Người chiếm đất trả lời, “Sao, tôi sẽ giết anh ta; và, theo thỏa thuận của những người định cư, tôi phải được bảo vệ nếu bị xét xử, chẳng người định cư nào dám, nếu trên hội thẩm đoàn tìm thấy một lời phán quyết chống lại tôi”. Tuy vậy, điển hình hơn, các hiệp hội đòi quyền đất cung cấp ít nhất một ảo tưởng về một thủ tục pháp lý đúng, bằng cách lập hội thẩm đoàn – gồm những người chiếm đất – để tham gia xử các vụ của những kẻ nhảy dù. Ở một hạt tại Iowa, một kẻ nhảy dù thử chiếm một dải đất trống do một thành viên của hiệp hội làm chủ, chỉ “trong vòng một giờ” đã bị “hai chục người đàn ông kiên quyết và giận giữ” lôi đến trước một hội thẩm đoàn định cư.

 

Nhưng trong quá trình tiến đến luật chính thức, chức năng của hiệp hội đòi quyền đất cũng mở rộng vượt quá sự bảo vệ chống lại những người thứ ba. Thí dụ, các thành viên của các hiệp hội, “thường là những người chiếm đất đầu tiên trong vùng, đã thỏa thuận không đặt giá chống lại lẫn nhau tại các cuộc bán đấu giá đất và ngăn chặn những người đặt giá chống lại các thành viên [của hiệp hội]”. Lời nói đầu của điều lệ của một hiệp hội đòi đất mô tả sứ mạng của nó một cách thẳng thắn:

 

Xét rằng, chúng ta, theo sự thừa nhận của Chính phủ, đã trở thành những người định cư trên đất của Chính phủ, và đã dùng thời gian và tiền bạc để cải thiện đất, chúng ta cảm thấy được quyền một cách công bằng để mua đất với giá đúng mức. Và xét rằng có thể có những cá nhân có ý muốn can thiệp vào các quyền của chúng ta, và như thế gây ra sự không tin cậy, kích động, lo sợ; Chính vì vậy Quyết nghị rằng, chúng ta an toàn chỉ khi trong Liên hiệp – và có quyết tâm để giải quyết một cách hữu hảo bất kể tranh chấp nào giữa chúng ta, để đền đáp lại những nhượng bộ lẫn nhau, và tránh mọi thứ có khuynh hướng gây ra sự nghi ngờ và kích động – để tôn trọng một cách dứt khoát sự giám hộ của một số ủy ban, và bảo vệ các ủy ban ấy trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định cho chúng.

 

Tài liệu này đặc biệt nổi bật ở chỗ nó giống với “các hợp đồng định cư” mà các nhóm chiếm đất thực hiện ở khắp thế giới thứ ba ngày nay.

 

Mỗi hiệp hội đòi đất đều thảo ra điều lệ và các quy chế riêng của mình, bầu chọn các quan chức điều hành, thiết lập các quy tắc để phân xử các bất đồng, và thiết lập một thủ tục đăng ký và bảo vệ những quyền về đất. Điều lệ của hiệp đội đòi quyết đất của hạt Johnson, Iowa, thí dụ quy định có một chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, người ghi và giữ sổ sách; quy định bầu chọn ra bảy trọng tài, bất kể năm trong bảy người ấy tạo thành một tòa và giải quyết tranh chấp; quy định chọn hai cảnh sát trưởng có nhiệm vụ thực thi các quy tắc của hiệp hội; và quy định các thủ tục định rõ các quyền sở hữu về đất. Theo Allan Bogue, một sử gia của các “câu lạc bộ đòi quyền đất” Iowa này, thì hầu hết “các quy chế bao gồm quy mô đất cho phép được đòi quyền; hướng dẫn tiến hành, đăng ký, và chuyển giao quyền đòi đất; và thủ tục cần tuân theo khi các thành viên câu lạc bộ tranh cãi đặt vấn đề nghi ngờ quyền của nhau, khi các thành viên bị những người nhảy dù đe dọa, và khi thời điểm bán đất đến.

 

Các hợp đồng định cư của các hiệp hội đòi quyền đất rõ ràng đã làm tăng giá trị của đất mà những người chiếm đất đòi quyền. Tại các hạt Poweshiek, Johnson và Webster ở Iowa, các hiệp hội đòi quyền đất đã thảo “các quy chế riêng quy định mức độ mà người chiếm đất phải cải thiện đất, nơi anh ta đòi quyền”. Các hiệp hội cũng đặt ra các giới hạn trên và giới hạn dưới của đất được bảo vệ, và hầu hết các hiệp hội cho phép các thành viên bán đất mà họ đòi quyền để thu được giá trị của tài sản. Nhiều thành viên, tuy vậy, “không hài lòng với số lượng đất mà luật cho họ quyền làm như vậy, mà lại đưa ra những đòi hỏi về một phần quá lớn vùng lãnh thổ đến mức, trong một số trường hợp, rất khó cho một người mua có thể tìm thấy một lô đất chưa bị ai đòi quyền”. Tập quán này đã nhận được sự ủng hộ ngầm định của hầu hết các thành viên hiệp hội. Mặc dù các thành viên của các hiệp hội đòi quyền đất lên án những kẻ đầu cơ lớn, thì bản thân họ, như Bogue đã chỉ ra, là “những kẻ đầu cơ nhỏ”. Các hiệp hội đòi quyền đất của lịch sử Mỹ đã làm nhiều hơn so với cơ chế bảo vệ chỗ ở đơn thuần; chúng cũng đã được dùng để bảo vệ việc buôn bán quyền đòi đất.

 

Và như vậy các hiệp hội đòi quyền đất đã giúp tạo ra “một loại thông luật… được thiết lập bởi sự ưng thuận chung và bởi sự cần thiết chung”. Như một sử gia của những người định cư đã chỉ ra, “mặc dù luật – đòi quyền đất không phải là luật được dẫn ra từ [luật] Hoa Kỳ, hoặc từ sách luật đất nước, nhưng tuy thế nó là luật, được làm ra và có xuất xứ từ chính bản thân những người có chủ quyền, và các lệnh của nó là đầy quyền uy”. Tuy nhiên, những người định cư không loại bỏ luật chính thức ra một cách hoàn toàn. Những dàn xếp ngoài pháp luật của họ được dùng như các trạm dừng chân tạm thời trên con đường dẫn tới sự tôn trọng pháp luật.

 

Các tổ chức của những người khai mỏ

 

Ngày 24 tháng Giêng năm 1848, James Marshall và một nhóm những người da đỏ và người Mormon đã phát hiện ra vàng dọc theo sông phía Mỹ của California. Mặc dù những người khái mỏ đã thề giữ bí mật, nhung trong vòng bốn tháng, tin về sự khám phá của họ đã tới các báo ở San Francisco. Sự phát hiện này “đã gây ra sự bùng nổ, có lẽ lớn nhất trong lịch sử thế giới cho đến lúc đó, về di cư tự nguyện ồ ạt đến California để tìm vàng”. Tác động trực tiếp rất sâu sắc, “Những người nông dân bỏ cày bừa của họ trên đồng ruộng. Binh lính và thủy thủ đào ngũ. Các chủ cửa hàng từ bỏ công việc buôn bán của mình. San Francisco biến thành một thành phố ma qua một đêm”. Trong vòng một năm, đã có 100.000 người khai mỏ ở California; hai năm sau nữa đã có gần 300.000 người.

 

Khi những người tìm vàng đầy hy vọng này đổ đến California để làm giàu, họ “chẳng thấy hàng rào, chẳng thấy các mốc đo đạc”. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, họ đã là những kẻ lấn chiếm bởi vì hầu hết đất mà họ đào tìm đã có hàng trăm quyền lợi xung đột nhau. Vào thời kỳ đổ xô đi tìm vàng, hầu hết đất thuộc về Chính phủ liên bang, các khoản cấp đất [cho những người tham gia chiến tranh Mexico] chiếm đến 9% toàn bộ diện tích California, trong khi phần lớn còn lại là sa mạc, núi no, hoặc không thể tiếp cận được. Và bất chấp sự thật là Chính phủ liên bang đã, như chúng ta đã thấy, nặn ra hàng trăm quy chế để điều tiết việc sử dụng đất, Hoa Kỳ chẳng có luật nào điều tiết việc bán hoặc cho thuê những khoảnh đất liên bang chứa các quặng quý hiếm. Hơn thếnữa, Quốc hội đã loại trừ một cách dứt khoát “đất có quặng” ra khỏi Đạo luật Chung năm 1841 về Quyền Ưu tiên Mua trước.

 

Mối quan hệ dễ kích động của các khoản cấp đất Mexico, các chủ đất vắng mặt, những người định cư khát đất, và sự thiếu vắng luật liên bang có tính thực thi đã tạo ra nhu cầu trực tiếp đối với những thỏa thuận ngoài pháp luật. Các sử gia như Pisani đã cảm thấy những người định cư chẳng có mấy lựa chọn. Nếu “họ định cư trên một miếng đất [theo cấp đất] Mexico với hy vọng nó sẽ không được [người được cấp] chấp nhận, họ phải đối mặt với triển vọng bị mất các khoản cải tạo mà họ tiến hành. Nhưng nếu họ mua đất từ một người đòi quyền mà ranh giới của anh ta sau đó bị hiệu chỉnh, họ có thể mất giá thành của đất cũng như giá trị của những cải thiện của họ”. Trong khi những người định cư đưa ra những dàn xếp riêng của họ, Chính phủ đã thử tìm một giải pháp dựa trên luật chính thức hiện hành. Vấn đề là Chính phủ đã quá chậm chạp. Năm 1851, Quốc hội thiết lập một ủy ban để xét xử về tính hợp lệ của các khoản cấp đất Mexico và Tây Ban Nha. Mặc dù thời hạn chính thức của ủy ban kéo đến tận năm 1856, nhưng các tòa án và Tổng cục Đất đai đã hoãn công việc cuối cùng cho đến các năm sau nữa. Kết quả là những người định cư ngàycàng phải dựa vào luật ngoài pháp luật để duy trì một trật tự nào đó. Họ đã buộc phải làm vậy, bởi vì, theo lời của một sử gia pháp luật, “quá trình xác nhận càng kéo dài, thì nguy cơ tranh tụng và bạo lực càng lớn”.

 

Giống như những người chiếm đất, các thành viên câu lạc bộ đòi quyền đất, ở Trung Tây, những người khai mỏ có hai tiền lệ đứng về phía họ: quyền ưu tiên mua trước và quyền của người chiếm hữu đối với những chi phí cải tạo đất. Và như thế họ lập các tổ chức của mình để điều chỉnh các quyền ngoài pháp luật của họ và quy định những nghĩa vụ mà những người khai mỏ phải làm đối với đất chiếm được. Các hợp đồng định cư này được biết đến như “những uqy chế khai mỏ của vùng mỏ”. Những người khai mỏ biết rằng nếu họ thảo các quy chế của mình một cách thận trọng, chú ý đến mức có thể tiến tới luật hiện hành, thì sớm hay muộn Chính phủ cũng sẽ đi tới thỏa thuận được với họ.

 

Những người khai mỏ chẳng để chỗ cho may rủi. Hầu hết các quy chế vùng mỏ thường bao gồm 9 giai đoạn tách bạch.

 

Thứ nhất, những người khai mỏ trương các thông báo hoặc tuyên bố bằng lời trong một cuộc tụ hội đông người ở một địa điểm được nhiều người biết về việc thành lập một vùng mỏ mới.

 

Thứ hai, như điểm đầu tiên của chương trình họp, những người khai mỏ xác định ranh giới và quyền hạn của khu mỏ và đặt tên cho nó (thường lấy một đặc điểm địa lý nào đó của khu vực, lấy khoảnh mỏ được đóng mốc chiếm đầu tiên, hoặc lấy tên để tỏ lòng tôn kính người tổ chức ra vùng mỏ).

 

Thứ ba, những người khai mỏ đưa ra những hạn chế về quyền sở hữu với số đất đòi quyền do xác định được và mua được. Trong hầu hết các vùng mỏ, sự phát hiện ra mạch mỏ thường được cho phép đòi quyền kép trong khi các vùng khác chỉ cho phép một cá nhân. Không có hạn chế về số đất được mua, với điều kiện việc mua được tiến hành “một cách trung thực trên cơ sở những cân nhắc có thể đánh giá được với các chứng thư và chứng nhận về quyền sở hữu được người lưu giữ sổ sách cấp”.

 

Thứ tư, các vùng mỏ áp dụng hạn chế thành viên và quyền hạn chế thành viên và quyền cho các công dân Hoa Kỳ hoặc cho những người có quyền trở thành công dân theo luật định. Những người Mexico và châu Á như thế nói chung bị loại ra bởi những định kiến chủng tộc của ngày ấy. Những người khai mỏ Mexico và châu Á thậm chí bị tố cáo là “chẳng đóng góp gì cho sự thịnh vượng của những người mà của cải được làm ra một cách khó nhọc của họ bị những người ấy [Mexico và châu Á] chiếm đoạt cho bản thân mình” và gây nguy hiểm cho đạo đức của “các thanh niên [Mỹ]… không chịu ảnh hưởng của gia đình”.

 

Thứ năm, các quy chế xác định kích thước của bản thân đất mỏ dài từ 150 đến 300 bộ [45,75m đến 91,5m] đối với các khoản đòi đất lớn, đến chiều dài bằng cái xẻng của người khai mỏ cho việc đào bới nhỏ. Thường có con đường được dành cho mỗi bên của miếng đất để chạy đường hầm hay các đường hầm ngang với bất kể khoảng cách nào miễn là chúng không ảnh hưởng đến các quyền của người hàng xóm.

 

Thứ sáu, các quy chế hướng dẫn về việc những người khai mỏ phải xác định các ranh giới của mình ra sao. Thường, việc đòi quyền đất được khởi đầu bằng yết thị một thông báo có ghi ngày tháng về yêu sách đất với tên của người quy định ranh giới, vùng mỏ và hạt.

 

Thứ bảy, các quy chế xác lập một văn phòng ghi và lưu sổ sách, nơi mà các hồ sơ chính thức của vùng mỏ được lưu giữ, và quy định rõ các khoảnh đất được ghi sổ sách thế nào. Thường những thủ thư được bầu ra cho một năm. Thậm chí quan trọng hơn, cá quy chế yêu cầu những người khai mỏ “phải lập hồ sơ thông báo hành động của họ với người giữ hồ sơ trong vòng năm đến ba mươi ngày từ ngày yết thị quyền đòi đất, và người giữ hồ sơ phải lập sổ ghi các hồ sơ như vậy và cũng ghi chép những chuyển nhượng của các quyền sở hữu trong phạm vi vùng mỏ”.

 

Thứ tám, các quy chế thiết lập những yêu cầu cho phát triển đất mỏ bằng cách cung cấp “thời gian, mức độ và tính chất” công việc phải được tiến hành để giữ được quyền đòi đất. “Hình phạt đối với sự không tuân thủ luôn luôn là khả năng bị tước quyền”. Cuối cùng, các quy chế xác lập một hệ thống giải quyết tranh chấp.

 

Đối mặt với một sự trống rỗng trong luật khai khoáng liên bang, những người khai mỏ, với sự nhạy bén pháp lý, đã tạo ra một loại luật khai mỏ. Thỏa thuận với nhau, họ đã tiến hành bảo vệ các quyền của mình và làm tăng giá trị tài sản của họ cho đến khi Chính phủ có thể ra tay để họp thức hóa những quyền đòi đất của họ. Tạo ra các quyền sở hữu thông qua các phương tiện ngoài pháp luật không phải là điều hiếm có. Tính ngoài pháp luật đã là – như hiện nay ở thế giới thứ ba – phổ biến rộng rãi.

 

Trong những năm ngay sau việc phát hiện ra vàng, California đã có khoảng 800 quyền tài phán riêng biệt, mỗi quyền lại có quy chế riêng của mình. Mỗi phạm vi quyền hạn phân xử nhận được tính hợp pháp và sức mạnh ban đầu của nó từ sự đồng thuận của các thành viên của nó. Nhà sử học Charles Howard Shinn lưu ý rằng “không một alcalde [thị trưởng], không một hội đồng, không thẩm phán hòa giải nào được đặt ra cho một vùng mỏ bởi quyền lực từ bên ngoài”. Vùng mỏ là một đơn vị của tổ chức chính trị, ở nhiều khu vực, trước xa sự ra đời của bang; và các đại biểu của các vùng mỏ tiếp giáp nhau thường gặp gỡ thảo luận với nhau về các đường ranh giới, hoặc về các vấn đề chính quyền địa phương, và báo cáo cho các cử tri của mình trong các cuộc gặp mặt công khai ngoài trời ở sườn núi hay bờ sông.

 

Hầu hết các nhà chính trị đã đi đến ủng hộ các quyền đòi đất của những người khai mỏ, và các tòa án đã tiến hành thừa nhận những dàn xếp ngoài pháp luật của họ. Năm 1861, một thẩm phán của Tòa án Tối cao California đã bình luận về tính hợp pháp của những dàn xếp ngoài pháp luật của những người khai mỏ trong vụ Gore với McBreyer: “Sẽ là đầy đủ khi những người khai mỏ đồng ý – bất luận trong cuộc họp công khai hoặc sau thông cáo – về các luật địa phương của họ, và rằng các luật này được công nhận như các quy tắc của hàng xóm, trừ khi một số gian lận được chỉ ra, hoặc nguyên nhân khác giống như vậy để bác bỏ các luật này”.

 

Một lý do cho sự chấp nhận dễ dàng các quy chế vùng mỏ là chúng thường được thảo ra trên cơ sở của các nguyên lý, ý tưởng, và các thủ tục không khác mấy so với luật chính thức hiện hành. Lacy chỉ ra rằng các quy chế vùng mỏ “đã phản ánh sự thông thái và tập quán được tích lũy của… Hội nghị Stannary của những người khai mỏ thiếc ở Cornwall; các tập quán của Vùng mỏ High Peak và Tòa án Barmote ở Derbyshire; tổ chức và các tập quán của Burgermeister ở Saxony; các sắc lệnh Thuộc địa Tây Ban Nha về các tổng trấn của Tây Ban Nha mới ở Peru; và một số tập quán các vùng mỏ ở vành đai chì Missouri”. Thí dụ, “khi một người khai mỏ đưa ra quyền đòi đất theo các quy tắc và tập quán khai mỏ, thực tế chiếm hữu phần đất với các ranh giới xác định đem lại cho anh ta quyền chiếm hữu cả lô đất. Điều này xem ra chẳng hơn gì việc áp dụng… [một khía cạnh] của luật về chiếm hữu ngược”. Một luật sư của những người khai mỏ thảo luận về việc luật của họ tương đồng và đơn giản hóa hệ thống quyền sở hữu ra sao:

 

Theo luật của những người khai mỏ, thì người vạch ranh giới chính là quan chức thừa hành của riêng anh ta trong việc lấy đất, cấp cho anh ta chứng thư chiếm hữu, xác định ranh giới, và tuyên bố anh ta là chủ… Thông báo thay cho đơn xin bằng văn bản; vạch ranh giới thay cho việc đo đạc; luật khai mỏ là chiếm đất, và ghi hồ sơ với viên chức địa phương làm đăng ký. Quan chức duy nhất có trách nhiệm là công chúng, mà những người khai mỏ là đại diện, và luật của những người ấy là không thể lay chuyển được.

 

Sự tổng hợp các mô hình pháp lý hiện hành và phi chính thức này đã lấp đầy khoảng trống của luật chính thức trên đất mỏ mênh mông của Mỹ – hệt như các tổ chức chiếm đất ngày nay ở thế giới thứ ba. Trong những năm 1850, Quốc hội đã không có nỗ lực nào để chiếm các nguồn khoáng sản miền Tây. Các sử gia suy đoán rằng có lẽ sự thành công trong việc tự cai trị của những khai mỏ đã mê hoặc triết lý chính trị của thời đó, hoặc có thể là quốc gia đã quá bận với vấn đề nô lệ và sự đe dọa ly khai của các bang miền Nam. Có thể là những luật sư trong số các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã nhận ra việc làm luật tốt hơn khi họ nhìn thấy điều này. Tuy vậy, người ta cũng nhận thấy một điều rõ ràng: sự thiếu vắng hành động của Quốc hội chỉ làm tăng sự tín nhiệm cho khế ước xã hội mà bản thân những người khai mỏ không chỉ nghĩ ra mà còn đã làm cho nó hoạt động.

 

Vào những năm 1860, tuy vậy, cuộc Nội chiến, nhu cầu về ngân quỹ để tiến hành chiến tranh, và những lo ngại của nhà đầu tư ở California, Nevada và Colorado đã buộc Quốc hội xem xét đưa hàng ngàn luật khai mỏ vào một hệ thống hợp nhất. Những mối lo ngại của các nhà đầu tư về quyền sở hữu đất đã đóng một vai trò nổi bật trong cuộc tranh luận này. Một người đương thời đã lưu ý rằng do thiếu một hệ thống chuẩn về các chứng thư sở hữu, “các nhà tư bản đã không sẵn lòng chi tiền của họ để đào giếng mỏ tốn kém, và để mua máy móc và dựng nhà xưởng, để thử một mạch mỏ, cái mà theo luật khai mỏ có thể bị chia nhỏ mãi tùy theo sự giàu có của nó”. Chính phủ liên bang đã bắt đầu xem xét nghiêm túc những cách thức mà nó có thể điều tiết việc khai mỏ trên đất liên bang. Theo Lacy, một trong những lo ngại chính của các đại biểu Quốc hội từ miền Tây là “sự kêu la ầm ĩ về tính an toàn của chứng thư sở hữu và khả năng mua đất mỏ với giá phải chăng”.

 

Năm 1866, Quốc hội lần đầu tiên công bố rằng đất mỏ của liên bang chính thức được mở cho khai thác đối với công dân Hoa Kỳ – 18 năm sau khi hàng trăm ngàn người khai mỏ đầu tiên đã thử khai thác vàng trên đất liên bang ở California. Đạo luật 1866 đã nêu dứt khoát rằng tất cả việc khai thác quặng sẽ phải tuân theo những “tập quán hoặc quy tắc địa phương của những người khai mỏ ở nhiều vùng mỏ”, những thứ không mâu thuẫn với luật Hoa Kỳ. Mục đích của luật không phải để phá hủy các quyền nảy sinh ngoài pháp luật mà là để tăng cường chúng “với một số quy chế như cách thức duy trì và vận hành chúng, những cái không mâu thuẫn với các luật khai mỏ hiện hành, mà đơn giản tạo ra tính quy củ và nhất quán cho toàn hệ thống”. Một khía cạnh quan trọng khác của luật khai mỏ đầu tiên này là “nội dung của luật lấy trực tiếp từ những quy chế khai mạch mỏ của Vùng mỏ Grass Valley của hạt Nevada, California… và Vùng mỏ Gold Mountain của hạt Storey, Nevada”. Khi thông qua đạo luật, Quốc hội đã đi xa hơn để ca ngợi sự thiên tài của người Mỹ tạo ra những dàn xếp ngoài pháp luật:

 

Điều quan trọng là hệ thống vĩ đại này được thiết lập bởi nhân dân với những năng lực căn bản của họ, và là bằng chứng với chứng cớ cao nhất có thể về tài năng đặc biệt của nhân dân Mỹ trong xây dựng đế chế và trật tự. Điều đó sẽ được bảo tồn và khẳng định. Sự tự chủ của nhân dân là đây, được thể hiện ở một trong những khía cạnh vĩ đại nhất của nó, và đơn giản là thuyết phục chúng ta, không phá hủy, mà gắn lên nó ấn chỉ quyền lực quốc gia và quyền lực không thể nghi ngờ.

 

Và như vậy Đạo luật 1866 không chỉ thừa nhận tính hợp pháp của các khế ước xã hội được sinh ra ở bên ngoài luật chính thức mà còn hợp nhất các nguyên lý và các quyền mà những người định cư đã giành được trong những yêu sách về đất định cư và quyền ưu tiên mua trước. Luật cũng đã mở rộng quyền sở hữu cho bất kể cá nhân hoặc hiệp hội nào đã chi tiêu 1000 USD bằng công sức và cải thiện trên đất đòi quyền, dù được đo đạc hay không. Đây là một sự công nhận dứt khoát rằng giá trị gia tăng vào các tài sản là cái gì đó mà luật cần khuyến khích và bảo vệ.

 

Ngày 10 tháng 5 năm 1872, Quốc hội đã thông qua luật khai mỏ tổng quát, thiết lập một cơ cấu chính thức cơ bản cho luật khai mỏ Mỹ mà được tiếp tục cho đến ngày nay. Luật này giữ lại hai nguyên lý quan trọng nhất của Đạo luật 1866: công nhận các luật của những người khai mỏ, và quyền của bất kể người nào cải thiện một mỏ để mua quyền sở hữu nó từ chính phủ với một giá phải chăng. Trong khoảng thời gian 20 năm, các quyền được phát sinh ngoài pháp luật và những dàn xếp ngoài pháp luật của những người khai mỏ đã được tích hợp vào một hệ thống chính thức mới. Ngay cả Tòa án Tối cao, mà thái độ thù địch của nó với các quyền phi chính thức đã châm ngòi cho sự phản ứng dữ dội ủng hộ những người chiếm đất, đã tái khẳng định sự hợp lệ của các luật khai mỏ liên bang năm 1866 và năm 1872 trong vụ Jennison với Kirk.

 

Theo Tòa án, hai đạo luật “đã đem đến sự thừa nhận của Chính phủ đối với các quyền chiếm hữu được theo các tập quán địa phương, các luật, và những quyết định của các tòa án… [và] đã công nhận nghĩa vụ của Chính phủ tôn trọng các quyền tư nhân nảy sinh dưới sự ưng thuận và chấp thuận ngầm của nó. Nó không kiến nghị một hệ thống mới, mà là thừa nhận, điều tiết và ban hành một hệ thống đã được thiết lập rồi, hệ thống mà nhân dân đã gắn bó với”. Vào những năm 1880, các quy tắc và tập quán vùng mỏ ngoài pháp luật đã được tích hợp vào một hệ thống nhất quán của luật quyền sở hữu chính thức.

 

* * *

 

Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà chính trị và các thẩm phán Mỹ đã đi một con đường dài trong lĩnh vực luật quyền sở hữu – và chính những người chiếm đất là những người đã dẫn họ đến đó. Điều này cũng đúng với lĩnh vực nhà ở: Trong năm 1862, khi Quốc hội thông qua “Luật Trang trại” nổi tiếng, cấp 160 mẫu đất miễn phí cho bất kể người định cư nào mong muốn sống trên đất ấy trong 5 năm và phát triển nó, chỉ là sự thừa nhận cái mà những người định cư đã tự làm rồi. Bất chấp tiếng tăm huyền thoại của Luật Trang trại, hầu hết việc định cư đã xảy ra trước khi nó được ban hành. “Từ năm 1862 đến năm 1890, dân số Hoa Kỳ tăng 32 triệu người – nhưng chỉ có khoảng 2 triệu trong số đó định cư ở 372.649 trang trại được cấp đất thông qua Luật Trang trại”. Cho đến khi Quốc hội cuối cùng chuẩn y nó, những người định cư đã có nhiều lựa chọn pháp lý khả dĩ khác về mặt lịch sử, Luật Trang trại đúng là có giá trị tượng trưng lớn lao, nó đánh dấu sự chấm dứt của cuộc đấu tranh kéo dài, mệt mỏi và cay đắng giữa luật của giới ưu tú có thế lực và một trật tự mới mang lại bởi sự di cư hàng loạt và nhu cầu của một xã hội mở rộng và bền vững. Bằng cách chấp nhận theo các thỏa thuận ngoài pháp luật của những người định cư, luật chính thức đã hợp pháp hóa chính mình, trở thành quy tắc của đại đa số nhân dân ở Hoa Kỳ chứ không phải là quy tắc ngoại lệ.

 

Tầm quan trọng đối với các quốc gia thế giới thứ ba và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây

 

Đối với các nước thế giới thứ ba và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đang cố gắng thực hiện quá độ tư bản chủ nghĩa, kinh nghiệm của Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng. Sự công nhận và tích hợp các quyền sở hữu ngoài pháp luật là nhân tố then chốt trong việc biến Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế thị trường và nhà chế tạo ra tư bản quan trọng nhất trên thế giới. Như Gordon Wood nhấn mạnh, trong thời gian này “có cái gì đó trọng đại đã xảy ra trong xã hội và văn hóa, nó đã giải phóng những khát vọng và năng lực của những người dân thường, điều chưa từng có trong lịch sử Mỹ”.

 

Cái “trọng đại” gì đó chính là một cuộc cách mạng về các quyền đối với các quyền sở hữu. Những người Mỹ, không phải luôn luôn hăm hở hoặc có chủ ý, đã dần dần hợp pháp hóa những tiêu chuẩn và những dàn xếp ngoài pháp luật về quyền sở hữu do những người Mỹ nghèo nhất tạo nên và tích hợp chúng vào luật của xứ này. Vào đầu thế kỷ XIX, thông tin về quyền sở hữu và các quy tắc điều chỉnh nó rất tản mát, manh mún, và không được kết nối. Nó đã sẵn có trong các số cái thô sơ, sổ sách cá nhân, các điều lệ phi chính thức, các quy chế của quận [hạt], hoặc lời chứng ở mọi trang trại, hầm mỏ, hoặc khu định cư đô thị. Như ở các nước thế giới thứ ba và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, ngày nay, hầu hết thông tin này chỉ liên quan đến cộng đồng địa phương và không sẵn có trong khuôn khổ của bất kể mạng lưới nhất quán nào về những hình thức biểu thị được hệ thống hóa. Mặc dù các quan chức Mỹ có lẽ cũng chẳng có chủ ý hoặc nhận ra nó, khi họ xây dựng các luật quốc gia như các đạo luật về quyền ưu tiên mua trước và luật khai mỏ, họ đã tạo ra các hình thức biểu thị, những cái đã tích hợp tất cả những dữ liệu lỏng lẻo và biệt lập về quyền sở hữu vào một hệ thống quyền sở hữu chính thức mới.

 

Đây không phải là một việc dễ hoặc một việc có thể làm nhanh; cũng chẳng phải là không có bạo lực. Nhưng kinh nghiệm Mỹ rất giống cái đang diễn ra ngày nay ở các nước thế giới thứ ba và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây: luật chính thức không có khả năng theo kịp sáng kiến của nhân dân, và chính phủ đã mất kiểm soát. Kết quả là, người dân ở ngoài phương Tây ngày nay sống trong một thế giới đầy những nghịch lý không khác cái mà sử gia G. Edward White đã mô tả: “Khi người khai mỏ rời lán của mình và đi làm, anh ta sử dụng công nghệ công nghiệp mới nhất. Khi người nông dân bước ra khỏi căn lều tồi tàn của mình, thường anh ta sử dụng máy móc nông nghiệp hiện đại nhất”. Những người thế giới thứ ba cũng sống và làm việc trong các lán và nhà ổ chuột cùng với tivi và bàn tính điện tử. Họ cũng được tổ chức trong các câu lạc bộ đòi quyền đất. Và các chính phủ của họ cũng đã bắt đầu cho họ các quyền ưu tiên mua trước.

 

Nhưng điều mà họ vẫn cho có là quyền hợp pháp được thảo ra một cách hữu hiệu để tích hợp quyền sở hữu của họ vào một thống pháp luật chính thức – nó cho phép họ dùng nó để tạo vốn. Thông qua chiếm hữu, quyền ưu tiên mua trước, cấp đất dựng nhà ở, các luật của người khai mỏ, và do vậy những người Mỹ đã xây dựng một khái niệm mới về quyền sở hữu, “khái niệm nhấn mạnh đến khía cạnh năng động của quyền sở hữu, liên kết nó với tăng trưởng kinh tế”, và thay thế khái niệm “nhấn mạnh tính chất tĩnh gắn kết nó với sự an toàn khỏi sự thay đổi quá nhanh”. Thay vì thế, quyền sở hữu ở Hoa Kỳ đã thay đổi từ chỗ là các phương tiện để duy trì một trật tự kinh tế cũ trở thành một công cụ hùng mạnh để tạo ra một trật tự mới. Kết quả là, các thị trường được mở rộng và vốn cần thiết để cấp nhiên liệu cho tăng trưởng bùng nổ về kinh tế.

 

Cuối cùng, các bài học về thời kỳ quá độ của Hoa Kỳ sang tính chính thức sẽ không chỉ thấy trong những chi tiết kỹ thuật, mà cả ở sự thay đổi thái độ chính trị và ở các xu hướng pháp lý phóng khoáng. Bằng việc thông qua các luật tích hợp dân cư ngoài pháp luật vào hệ thống, các nhà chính trị Mỹ đã bày tỏ ý tưởng cách mạng rằng, các định chế pháp lý chỉ có thể sống sót khi chúng đáp ứng các nhu cầu xã hội. Hệ thống pháp luật Mỹ nhận được sinh lực của mình bởi vì nó được xây dựng trên kinh nghiệm của những người Mỹ bình thường và trên những dàn xếp ngoài pháp luật mà họ đã tạo ra, trong khi từ chối một số học thuyết thông luật Anh không mấy thỏa đáng đối với các vấn đề riêng của Hoa Kỳ.

 

Trong quá trình kéo dài và gian khổ để tích hợp các quyền sở hữu ngoài pháp luật, các nhà lập pháp và luật gia Mỹ đã tạo ra một hệ thống mới hướng nhiều hơn tới một nền kinh tế thị trường hiệu quả và năng động. Quá trình này tạo thành một cuộc cách mạng, sinh ra từ những mong đợi thực tế của những người dân bình thường mà chính phủ đã phát triển thành một cấu trúc chính thức được hệ thống hóa và chuyên nghiệp.

 

Điều này không có nghĩa rằng, các quốc gia đang phát triển va xã hội chủ nghĩa trước đây phải bắt chước một cách mù quáng quá trình quá độ của Hoa Kỳ. Có rất nhiều hệ quả tiêu cực trong kinh nghiệm của Hoa Kỳ và cần phải được loại trừ một cách thận trọng. Nhưng như chúng ta vừa thấy, có nhiều cái để học. Bài học căn bản là, việc coi những thỏa thuận ngoài pháp luật là không tồn tại hoặc cố gắng nghiền nát chúng mà không có một chiến lược để hướng chúng vào khu vực hợp pháp, là một việc vô ích – đặc biệt ở thế giới đang phát triển, như chúng ta đã thấy, khu vực ngoài pháp luật hiện nay chiếm đại đa số dân cư của các nước đó và đang nắm giữ hàng ngàn tỷ đôla vốn chết.

 

Các nỗ lực tạo ra một cách mạng quyền sở hữu ở những nơi khác trong thế giới thứ ba và xã hội chủ nghĩa trước đây sẽ phải đối mặt với những đòi hỏi, những trở ngại, và những cơ hội riêng duy nhất của họ. Chúng ta phải tranh đua với các cuộc cách mạng khác đang xảy ra về truyền thông, công nghệ thông tin và đô thị hóa nhanh chóng. Nhưng tình trạng căn bản là như nhau.

 

Ngày nay, trong nhiều quốc gia đang phát triển và xã hội chủ nghĩa trước đây, luật quyền sở hữu không còn thỏa đáng đối với cách thức mà đại đa số nhân dân sống và làm việc. Làm sao mà một hệ thống pháp luật tham vọng là hợp pháp và thích đáng nếu nó cắt bỏ 80% dân số của nó? Thách thức là phải chỉnh sửa thất bại pháp lý này. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy rằng đây là một nhiệm vụ ba nội dung: chúng ta phải tìm được các khế ước xã hội thực về quyền sở hữu, tích hợp chúng vào luật chính thức, và vạch ra một chiến lược chính trị – cái làm cho cuộc cải cách có thể thực hiện được./.

 

Milton và Rose Friedman

 

Nguồn tham khảo: Hernando de Soto –

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài nầy: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh