Trang điện tử moderndiplomacy.eu ngày 12/12/20 đăng bài phát biểu gần đây của Bộ trưởng Hải quân Mỹ Kenneth Braithwaite kêu gọi thiết lập một hạm đội được đánh số ở khu vực Ấn Độ Dương. Vị bộ trưởng này cho rằng Hạm đội 1 như đã đề xuất “sẽ được điều động trên “khắp” Thái Bình Dương để đến các vị trí mà các đồng minh và đối tác của Mỹ cho rằng hạm đội này có thể hỗ trợ tốt nhất cũng như hỗ trợ Mỹ hiệu quả nhất”.
Dựa trên bài phát biểu của Braithwaite, một số nhà phân tích phán đoán rằng hạm đội này dự kiến sẽ được đồn trú ở miền Tây Australia, thay vì ở Singapore. Mặc dù New Delhi vẫn chưa có phản hồi chính thức về đề xuất của Kenneth Braithwaite, song bài bình luận này sẽ giải thích vì sao việc đặt hạm đội Mỹ ở Singapore với những điều kiện hoạt động nhất định, thay vì ở phía Tây Australia, sẽ giúp cải thiện vị thế Mỹ – Ấn hiện nay ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Bản đồ khu vực Hạm Đội 1 sẽ đảm trách khi hoạt động.
Sự hiện diện của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở khu vực này hiện đang được duy trì nhờ các hoạt động của Hạm đội 5 dưới quyền Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ (CENTCOM), Hạm đội 6 dưới quyền Bộ Chỉ huy châu Phi (AFRICOM) và Hạm đội 7 dưới quyền Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM).
Hạm đội 5 – đồn trú tại Bahrain (còn gọi là Vương quốc Bahrain, quốc gia quân chủ Ả Rập trên vịnh Ba Tư, một quần đảo nhỏ tập trung quanh đảo Bahrain, nằm giữa Qatar và duyên hải đông bắc của Ả Rập Saudi, dân số 1.234.567 vào năm 2010, trong đó có 666.172 người ngoại quốc, diện tích 780 km², là quốc gia nhỏ thứ ba tại châu Á sau Maldives và Singapore) – có nhiệm vụ thực hiện các chiến dịch oanh kích, đột kích và viễn chinh tại phía Bắc Biển Arabia với trọng tâm là Eo biển Hormuz và Vịnh Persian.
Hạm đội 6 – đặt tại thành phố Naples của Italy – có các nhiệm vụ tương tự và hoạt động trên một khu vực trải dài từ Bắc Băng Dương tới bờ biển của châu Nam Cực với trọng tâm là Bắc Phi, Địa Trung Hải và các vùng biển của châu Âu. Tuy nhiên, tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chính Hạm đội 7 mới là lực lượng chủ đạo của Mỹ có nhiệm vụ ngăn chặn các mối đe dọa đối với quốc gia này cũng như đối với các đồng minh và đối tác khu vực.
Hạm đội 7 hoạt động trong phạm vi từ đường đổi ngày quốc tế cho tới biên giới Ấn Độ – Pakistan. Mặc dù hạm đội 6 giám sát một khu vực rộng 36 triệu km2, song khu vực thuộc trách nhiệm của Hạm đội 7 lên tới 124 triệu km2. Do đó, Hạm đội 7, đặt tại thành phố Yokosuka của Nhật Bản – là hạm đội khai triển tiến công “hỗn hợp” quy mô lớn nhất của Mỹ, đồng thời duy trì tần suất hoạt động cao nhất trong số các tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Cũng bởi vì quy mô hoạt động rộng lớn, Hạm đội 7 sẽ được củng cố sức mạnh nhờ việc bổ sung các nhóm tác chiến tàu sân bay khi cần thiết, giống như việc tăng cường lực lượng hạm đội này vào đầu năm 2020. Sau vụ đụng độ tại Thung lũng Galwan giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tháng 6/2020, INDOPACOM đã bố trí thêm 3 nhóm tác chiến HKMH tại Thái Bình Dương.
Vào những thời điểm khủng hoảng hoặc các cuộc xung đột quy mô trung bình, kế hoạch đối phó với tình huống bất ngờ sẽ là sự kết hợp lực lượng tại Biển Arabia với lực lượng tại Thái Bình Dương để thành hình nên một lực lượng tác chiến quy mô lớn hơn.
Trọng tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Vị thế hiện nay của Ấn Độ và Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được quyết định bởi những lợi ích chung và lợi ích trước mắt trong việc đối đầu với Trung Cộng tại Biển Đông và khu vực Đông Nam Á cũng như việc xây dựng các biện pháp an ninh tập thể trong khu vực.
Yêu sách “đường 9 đoạn” trên Biển Đông, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và hoạt động quân sự hóa tiếp diễn trên các vùng biển của Bắc Kinh đang tiếp tục đe dọa chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền kinh tế của nhiều quốc gia Đông Nam Á, cũng như những “ô bảo trợ an ninh” của New Delhi và Washington, làm xói mòn cơ bản an ninh khu vực và chủ nghĩa đa phương cố hữu ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Việc Ấn Độ đầu tư nguồn lực để tăng cường chủ nghĩa đa phương trong khu vực này là do New Delhi thường xuyên phải đối đầu với một Trung Cộng hung hăng. Tình trạng đối đầu vẫn tiếp diễn hiện nay tại Đường kiểm soát thực tế (LAC) là một minh chứng cho điều này.
Như một công cụ phát đi tín hiệu chiến lược sau vụ đụng độ tại thung lũng Galwan, New Delhi đã tổ chức hàng loạt cuộc tập trận hải quân chung với các đối tác chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương và ký nhiều thỏa thuận hậu cần, trao đổi với các đối tác chiến lược ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong số các cuộc tập trận này, cuộc tập trận Malabar năm 2020 có ý nghĩa quan trọng khi có sự tham gia của nhóm tác chiến HKMH USS Nimitz CVN-68.
Đặt Hạm đội 1 tại Singapore hay Australia?
Việc thiết lập Hạm đội 1 ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một lời giải tất yếu cho vấn đề này. Tuy nhiên, vị trí đóng quân cũng như giới hạn hoạt động của hạm đội là điều vẫn cần tính toán thêm để có thể nâng cao vị thế của Washington trong khu vực. Là một đối tác quan trọng tại khu vực, các ưu tiên an ninh hàng hải và những lợi ích địa chính trị của Ấn Độ cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi Mỹ quyết định vị trí bố trí Hạm đội 1.
Nếu Hạm đội 1 được đặt tại Singapore, chúng ta sẽ chứng kiến nỗ lực của Washington trong khu vực này tập trung vào việc đối phó với sự gây hấn của Trung Cộng tại Biển Đông cũng như đối với Đài Loan và Nhật Bản. Điều này phù hợp với vị thế của Mỹ và Ấn Độ hiện nay tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Trong khi đó, nếu Hạm đội 1 được đặt tại Australia, điều này sẽ làm thay đổi đáng kể vị thế của Mỹ và Ấn Độ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, do sự tăng cường hiện diện của Washington nằm trong khu vực lợi ích hàng đầu của New Delhi và có khả năng ở cả khu vực mà lợi ích của cả 2 quốc gia phân tán là khu vực Tây Ấn Độ Dương.
Trong khuôn khổ “hoán đổi chiến trường” mà New Delhi áp dụng đối với LAC, việc Hạm đội 1 đóng thường trực tại Singapore sẽ tăng cường đáng kể những ưu thế chiến lược của Ấn Độ tại Vịnh Bengal và trên khắp các eo biển thuộc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong dài hạn, sự can dự với Hạm đội 1 tại Singapore sẽ hỗ trợ tăng cường sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.
Việc Hạm đội 1 của Mỹ đóng tại Australia sẽ làm gia tăng hữu hiệu sự hiện diện của Mỹ tại khu vực mà quốc gia này luôn coi là “sân sau của Ấn Độ”. Đây là khu vực Washington vẫn luôn vắng mặt và cách xa Biển Đông, trọng tâm địa chính trị hiện nay của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Phạm vi thuộc trách nhiệm của Hạm đội 1 của Mỹ ở Australia sẽ mở rộng ít nhất 5000 km về phía Đông Nam của Ấn Độ Dương, làm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực Ấn Độ có lợi ích an ninh hàng hải quan trọng.
Diện tích của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, 73 triệu km2, cũng làm dấy lên hoài nghi về mục đích hoạt động thực sự của Hạm đội 1. Hạm đội 1 của Mỹ đặt tại Australia sẽ không phải là công cụ răn đe hữu hiệu đối với các mối đe dạ trong khu vực này. Hạm đội 1 đặt tại Australia cần phải trở thành một lực lượng tác chiến toàn diện mới có thể giám sát hiệu quả toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Cho dù New Delhi đã từng hoan nghênh sự hiện diện chính trị ngày càng tăng của Washington tại Tây Ấn Độ Dương (ví dụ, Ấn Độ ủng hộ khuôn khổ quốc phòng gần đây giữa Mỹ và Maldives), song những ưu tiên của Mỹ tại các khu vực địa chính trị chiến lược, như Tây Á và phía Biển Bắc Á Rập, tính đến nhân tố Iran và Pakistan, lại khác biệt đáng kể so với những ưu tiên của Ấn Độ. Những tính toán này hiện vẫn chưa được thảo luận kỹ càng trong khuôn khổ quan hệ đối tác Mỹ – Ấn để có thể biết được chính xác tác động chính trị đối với mối quan hệ này nếu Hạm đội 1 của Mỹ đặt tại Australia.
Những đánh giá và phân tích trên cho thấy chỉ có tình huống Hạm đội 1 của Mỹ đặt tại Singapore được khai triển hoạt động theo giao thức “đối phó với những tình huống hiện nay của Mỹ và Ấn Độ. Với việc tập trung vào các hoạt động nhân đạo, cứu trợ thiên tai, phòng không, hoạt động hậu cần, hoạt động hàng hải và hoạt động phong tỏa biển, việc Hạm đội 1 đặt tại Singapore sẽ đáp ứng tốt hơn những lợi ích của New Delhi tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như những ưu tiên an ninh hàng hải của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương.
* * *
Xem bài trên trang HQ thế giới: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net