Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 17, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Tạp văn, tùy bút
NHẬU VỚI NGHĨA CỦA TỪ (Ngô Đình Miên)
Webmaster

 

Mùa xuân nói chuyện nhậu:

 

"Nhậu” là một từ đơn, thuần Việt, nó sống động trong vốn từ của người Phương Nam. Cho tới bây giờ, tôi không biết có từ nào hay hơn, đủ nghĩa hơn có thể thay thế được từ “nhậu” "hoành tráng" này.

 

"Mời anh uống rượu", lời người phương Bắc nói. Cụm từ "uống rượu" khá nghèo nàn về ngữ nghĩa, chỉ nói được một nghĩa đơn thuần là uống một thứ chất lỏng được gọi là rượu. Trong đó, từ “uống” chỉ đơn giản biểu đạt động tác uống, như uống nước, vậy thôi!

 

 

Thế hệ VN đang "xây dựng xã hội chủ nghĩa"

 

Trong khi đó từ “nhậu” chỉ rõ cho ta biết một lúc nhiều điều (nghĩa).

 

Thứ nhứt, muốn có sự "nhậu", trước hết phải có rượu (hoặc bia).

 

Thứ hai, nhậu dứt khoát phải có mồi nhậu (thức nhắm, đồ nhắm của người phương Bắc), vì nếu chỉ uống rượu suông (như uống rượu nghiện) thì không ai gọi là nhậu. “Uống" rượu" của người Bắc không nhất thiết phải có mồi (thức ăn), giống như ngồi trước quầy bar gọi một ly wisky để uống không.

 

Thứ ba, nhậu không thể chỉ có “mình ênh” mà nhậu được, vì vây phải có nhiều người (ít nhất là hai) mới gầy cuộc nhậu được.

 

Thứ tư, nhậu đậm chất vui chơi hơn mang tính ngoại giao. Trong quan hệ ngoại giao, người ta có thể chạm ly (cốc) và uống rượu trong một tiệc đứng, nhưng dứt khoát không thể gọi đây là tiệc nhậu được.

 

Thứ năm, khi nhậu phải có một vị trí cố định phù hợp để bày cuộc nhậu, không thể là vừa đi vừa "nhậu" như Chí Phèo nốc rượu.

 

Thứ sáu, mục đich của nhậu là để vui, không phải để buồn, nên ở phương Nam, trong đám tang thường bày nhậu để lấy vui làm vơi bớt nỗi buồn. Trong khi "uống rượu" có thể là để "dục phá thành sầu...".

 

Cuối cùng, người phương Nam chỉ dùng từ một âm tiết để biểu đạt cái sự "nhậu", trong khi người phương Bắc phải dùng tới 2 từ gồm động từ "uống" và danh từ "rượu" để tạo thành cụm từ cố định, mà vẫn chưa phong phú nghĩa như từ "nhậu" đơn âm tiết mà đa nghĩa.

 

Với sự tổng hợp 7 ý nghĩa sống động trên đây, đã làm cho từ "nhậu" của phương Nam, từ sau 1975 liền hội nhập rất êm với dân nhậu toàn quốc.

 

Lúc này, nếu ai ra Hà Nội sẽ nghe được tiếng "nhậu" quen thuộc khi các bạn bè ngoài đó hẹn gặp nhau ở quán nhậu.

 

À, mà cũng có không ít tiệm nhậu bình dân, vỉa hè có bảng tên ghi "Quán nhậu...".

 

Ngô Đình Miên

(facebook Ngô Đình Miên)

 

*  *  *

 

Xem bài cùng một chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem bài trang Tạp văn tùy bút: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh