Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 12, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LỢI THẾ 3-1 CỦA UKRAINE
Webmaster
Các bài liên quan:
    TÂY PHUONG SO VỚI PHẦN CÒN LẠI
    NGA CHUẨN BỊ CHO SỰ THẤT BẠI Ở UKRAINE
    VLADIMIR PUTIN RƠI VÀO BẪY ĐỘC TÀI
    ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI ĐỂ ĐÁNH BẠI VLADIMIR PUTIN.
    NGƯỜI NGA ĐANG ĐỔ XÔ VÀO VPN (*) KHI PUTIN ĐÓNG CỬA INTERNET NGA TRONG MỘT CUỘC ĐÀN ÁP CHỐNG LẠI NHỮNG NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN.

 

Giới thiệu: Nguyên nhân nào một đạo quân hùng mạnh với những vũ khí tối tân, những chỉ huy từng có kinh nghiệm chiến trường như quân đội Nga lại bị đánh tả tơi, thất bại trước một lực lượng quân sự yếu kém, non trẻ hơn mình rất nhiều? Hoàn toàn không phải do vũ khí có tính năng kỹ thuật cao hoặc chiến thuật công thủ khôn khéo, đúng lúc. Câu chuyện dưới đây giải thích tại sao Nga thất bại trong cuộc xâm lược Ukraine. (Dịch giả)

 

UKRAINE’S THREE-TO-ONE ADVANTAGE

by Elliot Ackerman 

Nguyễn Tiến Cường dịch

The Atlantic

March 24, 2022

 

 

Ukrainian soldiers in Russia. Marcus Yam / Los Angeles Times / Getty

 

A few nights ago in Lviv, after an early dinner (restaurants shut at 8 p.m. because of curfew), I stepped into the elevator of my hotel. I was chatting with a colleague when a man in early middle age, dressed and equipped like a backpacker, thrust his hand into the closing door. “You guys American?” he asked. I told him we were, and as he reached for the elevator button, I couldn’t help but notice his dirty hands and the half-moons of filth beneath each fingernail. I also noticed his fleece. It had an eagle, a globe, and an anchor embossed on its left breast. “You a Marine?” I asked. He said he was (or had been—once a Marine, always a Marine), and I told him that I’d served in the Marines too.

 

Vài đêm trước ở Lviv, sau bữa ăn tối sớm (nhà hàng đóng cửa lúc 8 giờ tối vì giờ giới nghiêm), tôi bước vào thang máy của khách sạn. Đang nói chuyện với một đồng nghiệp thì một người đàn ông trạc tuổi trung niên, ăn mặc và trang bị như đi dã ngoại, thò tay chận cánh cửa đang đóng lại. "Các bạn là người Mỹ?", anh ấy hỏi. Tôi nói đúng vậy. Khi anh ấy đưa tay nhấn nút thang máy, tôi không thể không chú ý đến bàn tay lem luốc của anh ấy với những cái quầng nửa mặt trăng cáu bẩn ở những móng tay. Tôi cũng để ý đến cái áo dạ anh ấy mặc. Nó có một con đại bàng, một quả địa cầu và một mỏ neo được chạm nổi trên ngực trái của nó. "Bạn là lính Thủy quân lục chiến?", tôi hỏi. Anh ấy nói rằng anh ấy là (hoặc đã từng là) Thủy quân lục chiến, luôn luôn là Thủy quân lục chiến. Và tôi nói với anh ấy rằng tôi cũng đã từng phục vụ trong Thủy quân lục chiến.

 

Sau đó, anh ấy giới thiệu bản thân và yêu cầu chúng tôi không dùng tên thật của anh. Do đó chúng tôi chỉ gọi anh là Jed. Chúng tôi nhanh chóng trao đổi với Jed về danh tính đơn vị, nơi hai chúng tôi từng phục vụ 10 năm về trước. Jed hỏi tôi có biết ở đâu có thể kiếm cho anh ấy một ly cà phê hay ít nhất một tách trà? Jed vừa mới đến Lviv sau chuyến đi dài 10 tiếng đồng hồ từ Kyiv, mệt mỏi và lạnh cóng, các cửa hàng đều đã đóng cửa.

 

Với một chút nài nỉ, nhà hàng đã mang cho Jed một ấm nước sôi và ít gói trà. Khi tôi chúc Jed một đêm yên lành, Jed hỏi tôi có muốn một tách trà không? Cách hỏi của Jed giống như một đứa trẻ muốn nghe một chuyện cuối trước khi đi ngủ – điều đó đã giữ tôi lại thêm một khoảnh khắc – Jed muốn nói chuyện với một người nào đó.

 

Khi Jed ngồi đối diện với tôi trong nhà hàng vắng tanh, không còn ai, hai vai chồm về trước, tay ôm lấy tách trà, Jed cho biết đã đến Ukraine từ cuối tháng hai, chiến đấu như một tình nguyện quân với khoảng hơn một chục tình nguyện quân nước ngoài khác ở Kyiv. Ba tuần trôi qua đã để lại cho Jed nhiều ấn tượng. Jed nói rằng cuộc chiến diễn ra rất khốc liệt, khốc liệt hơn bất cứ cuộc giao tranh nào Jed đã tham dự hay chứng kiến ở Afghanistan. Jed có vẻ mâu thuẫn khi muốn nói về những trải nghiệm trong lúc chiến đấu nhưng lại sợ không thể kềm hãm được xúc động. Có thể vì vậy, Jed nói về những khía cạnh kỹ thuật Jed đã thấy trong lúc tác chiến, giải thích những chi tiết cụ thể về cách thức mà quân đội Ukraine với quân số ít ỏi, vũ khí thiếu thốn đã chặn đứng bước tiến của quân Nga với quân số và vũ khí vượt trội.

 

Đầu tiên, Jed nói về loại vũ khí chống chiến xa, đặc biệt hiệu quả là Javelin của Mỹ và NLAW của Anh sản xuất. Những giao tranh trong tháng qua chứng minh rằng cán cân sát thương đã thay đổi, nghiêng về các loại vũ khí chống chiến xa. Ngay cả các loại thiết giáp chủ lực, tiên tiến nhất của Nga như T90 cũng dễ bị nướng như cua nằm đầy trên các con đường của Ukraine.

 

Khi tôi nhắc đến chuyện đã từng tham chiến ở Fallujah năm 2004, Jed nói rằng chiến thuật Mỹ sử dụng để đánh chiếm thành phố đó sẽ thất bại, không có hiệu quả nếu áp dụng ở Ukraine ngày hôm nay. Tại Fallujah, bộ binh của chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với chiến xa M1A2 Abrams tân tiến nhất. Một vài lần chúng tôi đã thấy xe tăng của chúng tôi trúng đạn hỏa tiễn hầu hết từ những khẩu RPG-7 thế hệ cũ mà không bị xây xuyển gì, bước tiến quân không hề bị chậm lại. Ngày hôm nay, một người dân Ukraine bảo vệ Kyiv hay bất cứ thành phố nào khác cũng dễ dàng xơi tái một chiếc T90 hay một chiến xa có khả năng tương tự với một Javelin hoặc NLAW vác vai.

 

Nếu xe tăng đắt tiền là một trong những nền tảng căn bản cho trận địa chiến (Nga, NATO) thì hàng không mẫu hạm (Mỹ với 10 chiếc) nền tảng của học thuyết hải chiến có thể sẽ thay đổi trong tương lai khi một hỏa tiễn chống hàng không mẫu hạm từ trên bờ hay trên biển có thể làm thay đổi ưu thế vượt trội của hải quân Mỹ khi xẩy ra hải chiến ở Biển Đông hay eo biển Hormus.

 

Kể từ ngày 24/02/2022, quân đội Ukraine đã chứng minh một cách thuyết phục tính ưu việt của phương thức tác chiến đánh thẳng vào nền tảng quân sự của kẻ địch. Hoặc như Jed đã nói: "Ở Afghanistan tôi đã từng ghen tức với những người lính thiết giáp. Hết rồi! Không còn nữa!

 

Điều này đưa Jed đến chủ đề thứ hai mà anh muốn thảo luận: "Chiến thuật và học thuyết của Nga". Jed cho biết anh đã dành nhiều thời gian trong mấy tuần qua để len lỏi trong các chiến hào ở phía tây bắc Kyiv. Jed nói "Người Nga không có trí tưởng tượng. Họ bao vây các vị trí của chúng tôi, tấn công ào ạt với đội hình lớn. Khi những cuộc tấn công của họ thất bại, họ lập lại y như vậy. Trong khi đó quân Ukraine chỉ tấn công họ vào ban đêm bằng những đơn vị nhỏ, đập nát mục tiêu rồi rút lui chứ không bám trận địa – một hình thức của chiến tranh du kích.

 

Sự quan sát của Jed khiến tôi nhớ lại buổi nói chuyện với Andriy Zagorodnyuk ngày hôm trước. Sau khi quân Nga tràn vào Donbass năm 2014, Zagorodnyuk đã chịu trách nhiệm về một số cải cách của quân đội Ukraine, những cải cách mà chủ yếu là học thuyết quân sự đã mang lại cho Ukraine kết quả ngày hôm nay. Andriy Zagorodnyuk sau đó trở thành bộ trưởng quốc phòng Ukraine trong 2 năm 2019-2020.

 

Học thuyết của Nga không giống như khối NATO, dựa vào nền tảng trung ương chỉ huy và kiểm soát trong khi sự chỉ huy và kiểm soát của từng nhiệm vụ lại phải dựa vào sáng kiến riêng của từng quân nhân, từ anh binh nhì lên tới tướng lãnh. Để hoàn thành nhiệm vụ, người lính không những cần hiểu rõ nhiệm vụ mà còn phải có sáng kiến để thích ứng với những điều kiện khắc nghiệt của chiến trường hỗn loạn, luôn thay đổi.

 

Quân đội Nga đã được hiện đại hóa dưới thời Putin nhưng chưa bao giờ được huấn luyện theo phương thức chỉ huy và kiểm soát độc lập từng đơn vị, vốn là đặc điểm của quân đội NATO. Quân đội Ukraine đã học hỏi, áp dụng phương thức này để gặt hái chiến thắng trước một kẻ địch mạnh mẽ, áp đảo về quân số, vũ khí, chiến cụ.

 

Cấp chỉ huy Nga không trao quyền cho binh sĩ của họ. Zagorodnyuk giải thích: "Họ ra lệnh cho người lính đi từ điểm A đến điểm B, khi đến điểm B rồi, người lính mới được biết mình sẽ đi nữa hay làm gì tiếp. Những quân nhân trẻ, cấp dưới hiếm khi được biết rõ nhiệm vụ họ đang thực hiện là gì. Chỉ huy và kiểm soát tập trung có thể hữu hiệu khi mọi diễn tiến theo đúng kế hoạch. Khi diễn tiến không kết hợp, ăn khớp với nhau theo hoạch định, tham mưu sẽ rối loạn và sụp đổ. Không ai có thể điều hợp, thích nghi được tình trạng đó. Trường hợp đoàn quân xa của Nga dài 60 cây số bị tắc nghẽn, nằm chết cứng bên ngoài Kyiv là một thí dụ điển hình".

 

 

Sự thiếu hiểu biết của từng người lính Nga giống với một câu chuyện Jed đã nói cho tôi nghe, một câu chuyện bi hài khiến cho cá nhân người lính Nga phải chịu hậu quả vì sự kém hiểu biết này. "Trong một cuộc tấn công thất bại vào ban đêm, một toán quân Nga mất phương hướng ngay trên chiến hào của mình, lạc vào một cánh rừng". Jed kể: "Đến một lúc không tìm được lối thoát, họ bắt đầu gọi nhau. Tôi không thể giúp gì được! Tình trạng của tôi rất tồi tệ!... Họ không biết phải đi đâu".

 

Khi tôi hỏi chuyện gì xẩy ra sau đó, Jed trừng mắt nhìn tôi có vẻ giận dữ.

 

Thay vì kể tiếp câu chuyện dang dở về những người lính Nga mất phương hướng, Jed quay sang nói về ưu điểm của kỹ thuật ống dòm ban đêm. Tôi nói rằng lính Ukraine không có nhiều ống dòm loại đó, Jed đồng ý, nói rằng Ukraine cần được trang bị thêm. "Nhưng chúng tôi có Javelin, mọi người đang nói về Javelin chống tank mà quên rằng Javelin cũng có một CLU (Command Launch Unit) – có thể sử dụng như một ống dòm ban đêm".

 

"CLU là bộ phận quang nhiệt điều khiển việc phóng hỏa tiễn, có thể sử dụng độc lập với hệ thống phóng hỏa tiễn. Ở Afghanistan, Iraq chúng tôi thường sử dụng ít nhất một Javelin không phải để ngăn chặn một chiến xa nào đó của Al-Qaeda mà vì CLU của Javelin là một dụng cụ quan sát ban đêm thật hữu hiệu. Chúng tôi dùng nó để quan sát các giao lộ về đêm, để biết chắc rằng không có ai đặt bom IED (Improvised Explosive Device). Javelin có tầm bắn khoảng một dặm, CLU hữu hiệu xa hơn khoảng cách đó.

 

Tôi hỏi Jed là lính Ukraine giao chiến với người Nga ở khoảng cách nào? "Thông thường người Ukraine chờ đợi, phục kích lính Nga trong khoảng cách khá gần". "Gần là bao nhiêu", tôi hỏi thêm. "Đôi khi gần đáng sợ", Jed diễn tả về một người lính Ukraine mà Jed và một số người nói tiếng Anh khác đặt tên là Maniac – Thằng điên – vì những hiểm nguy mỗi khi anh ta tiếp cận để tấn công một chiến xa Nga. "Maniac" là một chàng Ukraine đẹp trai, cư xử rất lịch sự, nhã nhặn nhưng khi chiến đấu, Maniac trở thành một người dũng cảm, gan dạ tột cùng. Để rồi sau trận đánh Maniac lập tức trở lại là một chàng trai tốt bụng, hòa nhã, dễ thương.

 

Tôi hoàn toàn không thể xác minh những câu chuyện Jed kể, nhưng Jed cho tôi coi một đoạn video mà Jed tự quay mình trong chiến hào. Dựa vào đó cùng những chi tiết Jed kể về thời gian ở trong Thủy quân lục chiến, câu chuyện của Jed có vẻ đáng tin. Càng nói chuyện lâu, cuộc trò chuyện càng rời xa những thông số kỹ thuật, khả năng, vũ khí của quân đội Ukraine mà chuyển qua vấn đề tinh thần, tâm lý của họ.

 

Napoleon, người từng đánh nhiều trận trong khu vực này của thế giới đã nhận định rằng: "Đạo đức đối với thể lực là ba so với một". Tôi nghĩ đến câu danh ngôn này khi uống hết tách trà với Jed.

 

Ở Ukraine, ít nhất trong giai đoạn đầu của cuộc chiến này, nhận định của Napoleon đúng như sự thật, chứng minh theo nhiều cách có tính quyết định. Trong cuộc nói chuyện trước đó giữa tôi với Zagorodnyuk khi theo dõi, thúc đẩy những cải cách và kỹ thuật cho quân đội Ukraine, những thay đổi đã mang lại lợi thế cho Ukraine hiện nay.

 

Zagorodnyuk đã chỉ ra yếu tố quyết định quan trọng hơn tất cả các yếu tố khác: "Động lực của chúng tôi - đó là yếu tố quan trọng nhất, quan trọng hơn bất cứ điều gì. Chúng tôi đang chiến đấu vì cuộc sống của gia đình chúng tôi, cho người dân của chúng tôi, cho ngôi nhà của chúng tôi. Người Nga không có bất kỳ thứ gì trong số đó và không có nơi nào họ có thể đến để cướp lấy nó".

 

Elliot Ackerman

 

Elliot Ackerman là tác giả, gần đây nhất, của cuốn tiểu thuyết Red Dress in Black and White và là đồng tác giả của cuốn tiểu thuyết 2034. Ông là một cựu sĩ quan thủy quân lục chiến và tình báo, người đã phục vụ năm chuyến công tác ở Iraq và Afghanistan.

 

UKRAINE’S THREE-TO-ONE ADVANTAGE

By Elliot Ackerman

The Atlantic

March 24, 2022

 

 

Marcus Yam / Los Angeles Times / Getty

 

A few nights ago in Lviv, after an early dinner (restaurants shut at 8 p.m. because of curfew), I stepped into the elevator of my hotel. I was chatting with a colleague when a man in early middle age, dressed and equipped like a backpacker, thrust his hand into the closing door. “You guys American?” he asked. I told him we were, and as he reached for the elevator button, I couldn’t help but notice his dirty hands and the half-moons of filth beneath each fingernail. I also noticed his fleece. It had an eagle, a globe, and an anchor embossed on its left breast. “You a Marine?” I asked. He said he was (or had been—once a Marine, always a Marine), and I told him that I’d served in the Marines too.

 

He introduced himself (he’s asked that I not use his name, so let’s just call him Jed), and we did a quick swap of bona fides, exchanging the names of the units in which we’d both served as infantrymen a decade ago. Jed asked if I knew where he could get a cup of coffee, or at least a cup of tea. He had, after a 10-hour journey, only just arrived from Kyiv. He was tired and cold, and everything was closed.

 

A little cajoling persuaded the hotel restaurant to boil Jed a pot of water and hand him a few tea bags. When I wished him a good night, he asked if I wanted some tea too. The way he asked—like a kid pleading for a last story before bed—persuaded me to stay a little while longer. He wanted someone to talk with.

 

As Jed sat across from me in the empty restaurant, with his shoulders hunched forward over the table and his palms cupped around the tea, he explained that since arriving in Ukraine at the end of February, he had been fighting as a volunteer along with a dozen other foreigners outside Kyiv. The past three weeks had marked him. When I asked how he was holding up, he said the combat had been more intense than anything he’d witnessed in Afghanistan. He seemed conflicted, as if he wanted to talk about this experience, but not in terms that could turn emotional. Perhaps to guard against this, he began to discuss the technical aspects of what he’d seen, explaining in granular detail how the outmanned, outgunned Ukrainian military had fought the Russians to a standstill.

 

First, Jed wanted to discuss anti-armor weapons, particularly the American-made Javelin and the British-made NLAW. The past month of fighting had demonstrated that the balance of lethality had shifted away from armor, and toward anti-armor weapons. Even the most advanced armor systems, such as the Russian T-90 series main battle tank, had proved vulnerable, their charred husks littering Ukrainian roadways.

 

When I mentioned to Jed that I’d fought in Fallujah in 2004, he said that the tactics the Marine Corps used to take that city would never work today in Ukraine. In Fallujah, our infantry worked in close coordination with our premier tank, the M1A2 Abrams. On several occasions, I watched our tanks take direct hits from rocket-propelled grenades (typically older-generation RPG-7s) without so much as a stutter in their forward progress. Today, a Ukrainian defending Kyiv or any other city, armed with a Javelin or an NLAW, would destroy a similarly capable tank.

 

If the costly main battle tank is the archetypal platform of an army (as is the case for Russia and NATO), then the archetypal platform of a navy (particularly America’s Navy) is the ultra-costly capital ship, such as an aircraft carrier. Just as modern anti-tank weapons have turned the tide for the outnumbered Ukrainian army, the latest generation of anti-ship missiles (both shore- and sea-based) could in the future—say, in a place like the South China Sea or the Strait of Hormuz—turn the tide for a seemingly outmatched navy. Since February 24, the Ukrainian military has convincingly displayed the superiority of an anti-platform-centric method of warfare. Or, as Jed put it, “In Afghanistan, I used to feel jealous of those tankers, buttoned up in all that armor. Not anymore.”

 

This brought Jed to the second subject he wanted to discuss: Russian tactics and doctrine. He said he had spent much of the past few weeks in the trenches northwest of Kyiv. “The Russians have no imagination,” he said. “They would shell our positions, attack in large formations, and when their assaults failed, do it all over again. Meanwhile, the Ukrainians would raid the Russian lines in small groups night after night, wearing them down.” Jed’s observation echoed a conversation I’d had the day before with Andriy Zagorodnyuk. After Russia’s invasion of the Donbas in 2014, Zagorodnyuk oversaw a number of reforms to the Ukrainian military that are now bearing fruit, chief among them changes in Ukraine’s military doctrine; then, from 2019 to 2020, he served as minister of defense.

 

Russian doctrine relies on centralized command and control, while mission-style command and control—as the name suggests—relies on the individual initiative of every soldier, from the private to the general, not only to understand the mission but then to use their initiative to adapt to the exigencies of a chaotic and ever-changing battlefield in order to accomplish that mission. Although the Russian military has modernized under Vladimir Putin, it has never embraced the decentralized mission-style command-and-control structure that is the hallmark of NATO militaries, and that the Ukrainians have since adopted.

 

“The Russians don’t empower their soldiers,” Zagorodnyuk explained. “They tell their soldiers to go from Point A to Point B, and only when they get to Point B will they be told where to go next, and junior soldiers are rarely told the reason they are performing any task. This centralized command and control can work, but only when events go according to plan. When the plan doesn’t hold together, their centralized method collapses. No one can adapt, and you get things like 40-mile-long traffic jams outside Kyiv.”

 

 

The individual Russian soldier’s lack of knowledge corresponded with a story Jed told me, one that drove home the consequences of this lack of knowledge on the part of individual Russian soldiers. During a failed night assault on his trench, a group of Russian soldiers got lost in the nearby woods. “Eventually, they started calling out,” he said. “I couldn’t help it; I felt bad. They had no idea where to go.”

 

When I asked what happened to them, he returned a grim look.

 

Instead of recounting that part of the story, he described the advantage Ukrainians enjoy in night-vision technology. When I told him I’d heard the Ukrainians didn’t have many sets of night-vision goggles, he said that was true, and that they did need more. “But we’ve got Javelins. Everyone’s talking about the Javelins as an anti-tank weapon, but people forget that the Javelins also have a CLU.”

 

The CLU, or command launch unit, is a highly capable thermal optic that can operate independent of the missile system. In Iraq and Afghanistan, we would often carry at least one Javelin on missions, not because we expected to encounter any al-Qaeda tanks, but because the CLU was such an effective tool. We’d use it to watch road intersections and make sure no one was laying down IEDs. The Javelin has a range in excess of a mile, and the CLU is effective at that distance and beyond.

 

I asked Jed at what ranges they were engaging the Russians. “Typically, the Ukrainians would wait and ambush them pretty close.” When I asked how close, he answered, “Sometimes scary close.” He described one Ukrainian, a soldier he and a few other English speakers had nicknamed “Maniac” because of the risks he’d take engaging Russian armor. “Maniac was the nicest guy, totally mild-mannered. Then in a fight, the guy turned into a psycho, brave as hell. And then after a fight, he’d go right back to being this nice, mild-mannered guy.”

 

I wasn’t in a position to verify anything Jed told me, but he showed me a video he’d taken of himself in a trench, and based on that and details he provided about his time in the Marines, his story seemed credible. The longer we talked, the more the conversation veered away from the tangible, technical variables of Ukraine’s military capacity and toward the psychology of Ukraine’s military. Napoleon, who fought many battles in this part of the world, observed that “the moral is to the physical as three is to one.” I was thinking of this maxim as Jed and I finished our tea.

 

In Ukraine—at least in this first chapter of the war—Napoleon’s words have held true, proving in many ways decisive. In my earlier conversation with Zagorodnyuk, as he and I went through the many reforms and technologies that had given the Ukrainian military its edge, he was quick to point out the one variable he believed trumped all others. “Our motivation—it is the most important factor, more important than anything. We’re fighting for the lives of our families, for our people, and for our homes. The Russians don’t have any of that, and there’s nowhere they can go to get it.”

 

Elliot Ackerman

 

About the author: Elliot Ackerman is the author, most recently, of the novel Red Dress in Black and White and a co-author of the novel 2034. He is a former Marine and intelligence officer who served five tours of duty in Iraq and Afghanistan.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Read related story: please click here

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh