Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 17, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
HOUTHI, NHÓM TẤN CÔNG TÀU Ở HỒNG HẢI LÀ AI?
Webmaster

 

(WHO ARE THE HOUTHIS, THE GROUP ATTACKING SHIPS IN THE RED SEA?)

By The Economist

Phan Nguyên dịch

The Economist

12/12/2023.

 

Nhóm phiến quân Yemen đang hoạt động bên lề cuộc chiến Israel-Hamas.

 

 

Image 1: Getty Images

 

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã để lại những gợn sóng ở Hồng Hải. Kể từ khi cuộc tấn công Gaza của Israel bắt đầu, Houthi, một nhóm nổi dậy ở Yemen, đã tiến hành một loạt cuộc tấn công vào các tàu chở hàng. Nhóm nổi dậy này, được Iran hậu thuẫn, nói rằng họ đang hành động trong tình đoàn kết với người Palestine. Họ đe dọa sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào đến hoặc rời khỏi Israel mà không cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza. Vào ngày 19 tháng 11, các chiến binh Houthi đã cướp một tàu chở hàng có liên kết với một công ty của Israel (xem video, https://www.youtube.com/watch?v=-4ys0Qvw2z0&t=15s ). Vào ngày 12 tháng 12, một hỏa tiễn được phóng từ khu vực do nhóm này kiểm soát ở Yemen đã làm hư hại một tàu chở dầu của Na Uy dù chủ sở hữu của tàu nói rằng nó đang không trên đường đến Israel. Các tàu chiến của Pháp cũng là mục tiêu. Mỹ đang cố gắng kêu gọi sự ủng hộ đối với việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm hải quân để đối phó vấn đề. Vậy nhóm Houthi là ai và tại sao họ lại tham gia vào cuộc chiến?

 

Phong trào Houthi nổi lên ở miền bắc Yemen, nơi hầu hết mọi người theo chủ nghĩa Zayd, [*] trong nhiều thế kỷ và vào năm 1918, họ đã thành lập một quốc gia có chủ quyền. Các imam đã cai trị cho đến năm 1962, khi một cuộc đảo chính quân sự gây ra cuộc nội chiến dẫn đến việc thành lập Cộng hòa Ả Rập Yemen. Các khu vực theo nhánh Zayd trở nên nghèo hơn so với các vùng trung du có đa số người Sunni. Vào những năm 1980, chính phủ Ả Rập Saudi và (ở mức độ thấp hơn) Yemen bắt đầu thúc đẩy chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở phía bắc. Một phong trào phản kháng của nhánh Zayd tương đối ôn hòa đã nổi lên để đáp trả. Vào những năm 1990, Hussein al-Houthi, một giáo sĩ nhánh Zayd, đã giúp thành lập các trường học mùa hè mang tên Thanh niên Mộ đạo (Believing Youth) nhằm chống lại việc thành lập các chủng viện Sunni do Ả Rập Saudi tài trợ. Đến năm 2001, nhóm của ông đã tách ra; những người theo phe của ông được gọi là nhóm Houthi.

 

Sự ủng hộ ngày càng tăng đối với phong trào khiến nó trở thành mối đe dọa đối với chính phủ Yemen; các nhà lãnh đạo đất nước đã ủng hộ cuộc xâm lược Iraq của Mỹ vào năm 2003, điều mà nhiều người Yemen lên án. Lợi dụng sự phẫn nộ của họ, Houthi đã kêu gọi biểu tình rầm rộ. Ông coi Cách mạng Hồi giáo của Iran và nhóm Hizbullah ở Lebanon là hình mẫu phản kháng. Nhóm này đã thông qua khẩu hiệu kêu gọi tiêu diệt Mỹ và Israel: Houthi được cho là đã thốt ra khẩu hiệu này lần đầu vào năm 2000, sau khi xem đoạn phim quay cảnh một đứa trẻ Palestine bị binh lính Israel giết chết trong intifada (cuộc nổi dậy) lần thứ hai của người Palestine vào đầu thế kỷ này.

 

Khi cuộc nổi dậy ở miền bắc ngày càng gia tăng, chính phủ đã đàn áp. Sau khi Houthi bị lực lượng chính phủ tiêu diệt vào năm 2004, các thủ lĩnh mới của nhóm đã tiến hành cuộc chiến đầu tiên chống lại chính phủ Yemen. Phần lớn vũ khí của họ đến từ chợ đen hoặc nguồn trong quân đội. Sự đàn áp tàn bạo của chính phủ đã khuyến khích nhiều chiến binh hơn tham gia các cuộc xung đột tiếp theo, xây dựng cánh quân sự của nhóm. Năm 2011, trong Mùa xuân Ả Rập, nhóm Houthi đã giành quyền kiểm soát Saada, một tỉnh ở miền bắc Yemen và lấy tên là Ansar Allah, hay “Những người bảo vệ Chúa”.

 

 

Image 2: The Economist

 

Năm 2014, lực lượng Houthi đã tràn ra khỏi thành trì phía bắc của họ và nắm quyền kiểm soát Sana’a, thủ đô Yemen. Với sự hỗ trợ của Iran, họ đã chiếm được phần lớn miền Tây Yemen. Tổng thống lúc bấy giờ của đất nước, Abdrabbuh Mansur Hadi, đã trốn sang Ả Rập Saudi. Vào năm 2015, theo yêu cầu của ông, Ả Rập Saudi đã phát động một chiến dịch chống lại nhóm Houthi: trong những năm sau đó, khoảng 25.000 cuộc không kích đã giết chết hơn 19.000 dân thường. Liên Hợp Quốc cho biết vào đầu năm 2023 rằng đây vẫn là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. Kể từ khi ngừng bắn bắt đầu vào tháng 4 năm 2022, Yemen đã tương đối yên bình. Điều đó đã cho phép nhóm Houthi thắt chặt sự kiểm soát đối với các khu vực vẫn nằm dưới sự kiểm soát của họ, bao gồm cả Sana’a (xem bản đồ). Họ dường như đã gần đạt được một thỏa thuận với Ả Rập Saudi nhằm chấm dứt chiến tranh và củng cố vai trò của họ trong chính phủ. 

 

 

Image 3: The Economist

 

Mặc dù các chiến binh của họ kêu gọi tiêu diệt Mỹ và Israel, nhưng lực lượng Houthi thiếu khả năng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng bên ngoài Yemen. Họ có lẽ có rất ít hỏa tiễn có khả năng vươn tới Israel. Một trong những hỏa tiễn tầm xa nhất của nhóm này, Burkan-2h, có thể di chuyển khoảng 1.000km, chưa đủ xa (xem bản đồ, H. 3). Nhưng tấn công các con tàu lại là chuyện khác. Sự giúp đỡ của Iran đã biến Houthi từ một đội quân nghèo khó thành một lực lượng có tầm ảnh hưởng trong khu vực, nhất là đối với tuyến đường thương mại quốc tế huyết mạch. Iran cung cấp cho họ một kho vũ khí và công nghệ tinh vi cho hỏa tiễn chống tăng, đạn đạo và hành trình. Các cuộc tấn công gần đây của nhóm này có thể làm tăng chi phí bảo hiểm hoặc buộc các tàu phải đi tuyến đường dài hơn vòng qua châu Phi. Điều đó đã khiến phương Tây phải chú ý. Các cuộc tấn công vào các tàu có liên hệ với Israel có thể cải thiện vị thế của nhóm này trong thế giới Ả Rập, nơi có sự ủng hộ cao đối với chính nghĩa của người Palestine. Nó cũng mang lại lợi ích cho nhóm này ở trong nước: hành động của họ có vẻ như đã giúp họ giành được sự ủng hộ từ những nhóm yếu thế ở Yemen.

 

By The Economist

 

[*] Theo Wikipedia, chủ nghĩa Zayd (Zaydism), là nhánh lớn thứ ba của Hồi giáo dòng Shia, nổi lên sau cuộc nổi dậy không thành công của Zayd ibn Ali chống lại caliph xứ Umayyad là Hisham ibn Abd al-Malik (r. 724–743).

 

The Economist explains

WHO ARE THE HOUTHIS, THE GROUP ATTACKING SHIPS IN THE RED SEA?

By The Economist

Phan Nguyên dịch

The Economist

Dec. 12/2023.

 

The Yemeni rebel group is operating on the fringes of the Israel-Hamas war.

 

 

Image 1: Getty Images

 

The war between Israel and Hamas has left ripples in the Red Sea. Since the bombardment of Gaza began, the Houthis, a Yemeni rebel group, have launched a series of attacks on cargo ships. The insurgents, who are backed by Iran, say they are acting in solidarity with Palestinians. They have threatened to attack any ship bound for or leaving Israel without delivering humanitarian aid to Gaza. On November 19th Houthi fighters hijacked a cargo ship with links to an Israeli company (see video below). On December 12th a missile launched from a Houthi-controlled area of Yemen damaged a Norwegian tanker, which its owner says was not bound for Israel. French warships have also been targeted. America is trying to drum up support for a naval task-force to deal with the problem. Who are the Houthis, and why are they getting involved in the war?

 

The Houthi movement emerged in northern Yemen, where most people follow Zaydism, a sub-sect of Shia Islam. Zaydi imams had jostled for control of the region for centuries, and in 1918 they established a sovereign state. The imams ruled until 1962, when a military coup sparked a civil war that led to the establishment of the Yemen Arab Republic. Zaydi areas became poorer than the predominantly Sunni midlands. In the 1980s the Saudi and (to a lesser extent) Yemeni governments began promoting radical Sunnism in the north. A relatively peaceful Zaydi resistance movement emerged in response. In the 1990s Hussein al-Houthi, a Zaydi cleric, helped to launch the Believing Youth, summer schools meant to counter the establishment of Saudi-funded Sunni seminaries. By 2001 his group had split; followers of his faction became known as the Houthis.

 

Growing support for the movement made it a threat to Yemen’s government; the country’s leaders had supported America’s invasion of Iraq in 2003, which many Yemenis decried. Capitalising on their outrage, Houthi called for mass protests. He referred to Iran’s Islamic Revolution and Lebanon’s Hizbullah as models of resistance. The group adopted a slogan calling for the extermination of America and Israel: Houthi is said to have first uttered it in 2000, after seeing footage of a Palestinian child killed by Israeli soldiers during the second intifada, the Palestinian uprising at the beginning of this century.

 

As rebellion in the north grew, the government cracked down. After Houthi was killed by government forces in 2004, the new Houthi leaders fought their first war against the Yemeni government. Much of their weaponry came from the black market or sources in the military. The brutality of the government clampdown encouraged more fighters to join subsequent bouts of conflict, building up the group’s military wing. In 2011, during the Arab spring, the Houthis seized control of Saada, a province in northern Yemen, and adopted the name Ansar Allah, or “Defenders of God”.

 

 

Image 2: The Economist

 

In 2014 the Houthis swept out of their northern stronghold and took control of Sana’a, Yemen’s capital. With the support of Iran, they seized most of western Yemen. The country’s then-president, Abd Rabbo Mansour Hadi, fled to Saudi Arabia. In 2015, at his request, the Saudis launched a campaign against the Houthis: in the years that followed around 25,000 airstrikes killed more than 19,000 civilians. The UN said in early 2023 that it was still the world’s worst humanitarian crisis. Since a ceasefire in April 2022 Yemen has enjoyed relative calm. That has allowed the Houthis to tighten their grip on portions of the country still under their control, including Sana’a (see map). They appear to be close to a deal with the Saudis that would stop the war and cement their role in the government.

 

 

Image 3: The Economist

 

Although their fighters call for death to America and Israel, the Houthis lack the capabilities to pose a serious threat outside Yemen. They probably have few missiles capable of reaching Israel. One of its longest-range missiles, the Burkan-2h, can travel around 1000km, not nearly far enough (see chart). But hitting ships is another matter. Iran’s help has transformed the Houthis from a ragtag army into a force with regional reach over a bottleneck for international trade, supplying them with an arsenal of sophisticated weapons and technology for anti-tank, ballistic and cruise missiles. The Houthis’ recent attacks could drive up insurance costs, or force ships to take a longer route around Africa. That has made the West take note. Assaults on Israeli-linked ships could improve the group’s standing in the Arab world, where support for the Palestinian cause is high. It benefits the Houthis domestically too: their actions appear to have won them some support from the downtrodden in Yemen. 

 

The Economist.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài nầy: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh