Giới thiệu: Mời xem chơi chuyện truyền thông Mỹ cùng ý nghĩa những thuật ngữ truyền thông chính trị liên quan đến nhân vật lịch sử của đảng Lừa Mỹ. (Webmaster).
Sau cuộc tuyển cử vào cuối năm 2016 tại Mỹ, hầu hết các hãng truyền thông Mỹ thực thi "đệ tứ quyền" của họ bằng những hành động sai lầm to lớn, gây nguy hại không những cho chính quyền Mỹ mà tạo nên một nước Mỹ chia rẽ ngày càng tồi tệ. Họ đã dùng những phương tiện của mình để khích động chia rẽ, gây hận thù, gây bạo động, làm cho người dân không biết đâu là sự thật. Ta hãy điểm sơ qua vài chuyện liên quan đến việc làm sai trái của truyền thông Mỹ.
- CNN (Cable News Network, Mạng tin tức giây cáp), là một trong những cơ quan truyền thông lớn nhất của Mỹ, là công cụ truyền thông của đảng Dân Chủ Mỹ, cùng với đám "truyền thông thổ tả", sau thất bại trong cuộc đầu phiếu năm 2016, bây giờ trở thành nhóm "loạn thần kinh thiên tả thua cuộc" (The Hysteria of The Liberal Loser), chuyên tung những tin tức sai lạc, vì thế uy tín bị suy giảm tột cùng. Chính vì thế, ba chữ CNN bị gọi là "Chicken Noodle Network" (Mạng tin mì gà), mà là "con gà nuốt giây thun" quý vị ạ! Sau thời gian "thấm đòn" của thảm bại trong cuộc tuyển cử 2016, CNN trở nên điên loạn, họ càng tung tin "2T's" (thất thiệt) nhiều hơn, ra lệnh cho nhân viên phổ biến toàn tin sai lạc, không cần kiểm chứng.
Mới đây, với cung cách làm đưa tin cẩu thả đó, khi bị "dư luận" phản đối, CNN bèn sa thải 3 nhân viên, đem họ ra làm những "con dê tế thần" để xoa dịu phẫn nộ của dư luận. Search: “Three journalists leaving CNN after retracted article”). Vì thế, CNN bây giờ lại biến thành FNN (Fake News Network: Mạng tin tức giả mạo). Đáng đời! Gần đây, một người Pháp gọi "xách mé" 3 chữ CNN là "Canard News Network” (Mạng tin vịt, canard: con vịt, tiếng Pháp). Chúng ta biết người Pháp ghét Mỹ vào hạng nhất trong các nước “đồng minh” của Mỹ - nhất là sau khi Donald Trump rút ra khỏi Hiệp ước Paris về khí hậu - nhưng họ không ưa cái thói làm ăn bất lương của CNN nên họ gọi như vậy.
Tháng 5-2017, nhân sự kiện tròn 100 ngày đầu tiên của ông Trump trong cương vị tổng thống mới nhậm chức, một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy báo chí Mỹ đưa tin rất thiên kiến về nhà lãnh đạo nước Mỹ cho dù đã được dân Mỹ tín nhiệm dồn phiếu là một tổng thống hợp pháp. Nghiên cứu này do Trung tâm Truyền thông, Chính trị và Chính sách Công Shorenstein, một trung tâm nghiên cứu của Trường Harvard Kennedy, một trong những đại học danh tiếng vào hạng nhất của Mỹ, dành riêng cho việc tăng cường hiểu biết về cách mọi người truy cập, tạo và giải quyết thông tin, đặc biệt là khi nó liên quan đến tin tức và các vấn đề xã hội, và mô tả các giải pháp tiềm năng cho các vấn đề mà hệ sinh thái thông tin của chúng ta phải đối mặt thực hiện, dựa vào phân tích các tin tức đã phổ biến trên các phương tiện truyền thông tại Mỹ: các báo New York Times, Wall Street Journal, Washington Post,... và các kênh truyền hình lớn như CBS, CNN, Fox và NBC,... Kết quả cho thấy lượng thông tin tiêu cực về ông Trump chiếm tỷ lệ lên đến 80%, con số cao hơn hẳn so với vài cựu tổng thống tiền nhiệm: Barack Obama (41%), George W. Bush (57%) và Bill Clinton (60%).
Thời Barack Obama ít bị họ tung tin sai lạc vì họ được Obama và đảng Dân Chủ "mớm cho những miếng mồi béo bở". Kiến thức chính trị của Obama chỉ là con số không nên các “cố vấn” của ông ta khuyên nên bỏ tiền ra để “trám họng” bọn truyền thông để được yên thân nên Obama đã nghe theo. Tiền bỏ ra đó cũng lấy từ các tay tài phiệt hoạt đầu (như George Soros) với mưu đồ Obama sẽ “lại quả” khi làm tổng thống chứ Obama ngày lên làm tổng thống còn thiếu nợ tiền credit card mà vợ chồng đã xài trước đó chứ y làm gì có dư tiền.
Cựu T.T. Bush con, một tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa nên bị thù ghét, thiên kiến… là chuyện phải xảy ra, chẳng có gì đáng nói. Riêng về Bill Clinton, tỷ lệ cao nhất bởi ông ta có quá nhiều bê bối dù đám truyền thông Mỹ cùng phe với ông ta: lạm dụng chức vụ, cản trở công lý, sách nhiễu tình dục, bê bối ngoại tình, lấy Bạch Cung làm "nơi để o mèo", bị nhiều phụ nữ thưa kiện, v.v... Ông ta là tổng thống bị nhiều tai tiếng đến độ bị đưa ra quốc hội luận tội, có nhiều vụ bê bối (scandal) nhất nên đứng đầu là điều không khó hiểu.
Đài tưởng niệm quan hệ tình dục bằng miệng (Oral sex memorial) Clinton.
(Tượng cô thực tập sinh Monica Lewinsky cúi xuống quỳ phía trước
háng của tượng chàng Bill)
“Hoàng đế hảo ngọt” Bill Clinton có công lao to lớn trong việc đóng góp nhiều cái “gate” cho kho tàng chữ nghĩa. Từ ngữ “gate” được tách ra từ chữ Watergate, ra đời sau vụ bê bối chính trị trong thập niên 1970 tại văn phòng của Đảng Dân Chủ Mỹ tại Khách sạn Watergate (ở Washington D.C.) vào ngày 17-6-1972. Chữ “Gate” đặt sau một từ ngữ nào đó, là một “hậu tố” - là tiếp vĩ ngữ, tiếng Anh là postfix hay suffix - tuy rằng nó chưa phải chính thức là một chữ “hình vị” (morpheme: đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa) nếu xét về mặt hình thái học (morphology).
Từ ngữ nào có chữ “gate” sau cùng thường mang âm hưởng một vụ bê bối, tai tiếng xấu, mà lại thường là bê bối về chính trị, là những “chuyện để đời”. Trên thế giới, tiếp vĩ ngữ “gate” được ghi lại rất nhiều, nhưng nhiều nhất vẫn ở Mỹ mà Bill Clinton là người đọat giải quán quân. Xin nêu ra vài cái “gate” tiêu biểu của Bill Clinton mà thiên hạ thường nhắc đến:
- “Nannygate” [nanny: nghĩa là người giữ trẻ, vú em]. Nannygate ra đời sau khi Clinton đề cử “bà” luật sư Zoë Eliot Baird vào chức vụ Tổng Chưởng lý (Bộ trưởng Bộ Tư Pháp) tuy rằng ông ta biết bà ấy và chồng bà ta đã vi phạm luật lao động khi thuê hai người định cư bất hợp pháp gốc Peru làm vú em và tài xế cho đứa trẻ. Sau khi bị phản đối, một tháng sau đó (tháng 2-1993) Clinton đề cử “bà” luật sư Kimba Maureen Wood vào chức vụ nầy, và lại bị phản đối vì bà nầy cũng đã thuê một người nhập cư không có giấy tờ để trông nom đứa con của mình. Cuối cùng, Clinton chọn “bà” (lại “bà”) công tố viên Janet Wood Reno cho chức vụ Tổng Chưởng lý trong chính phủ của mình. Qua việc nầy cho thấy tính “hảo ngọt" của ông ta, Bill chỉ thích "chị em ta” hơn đàn ông, cho dù là người tài giỏi cũng không cần.
- “Scalpgate” [scalp: da đầu]. Clinton đã hứng bất tử xài sang công quỹ, dùng tiền quỹ của Tòa Bạch Ốc trả rất hậu hĩnh cho việc cắt một kiểu tóc mới, đáng lý không thể dùng tiền thuế của dân để làm đẹp cá nhân như vậy, không được phép và cũng chẳng có tổng thống Mỹ nào chơi cái trò bủn xìn một cách tồi tệ như thế vì nó không đáng để vì đó mà danh dự mình bị chà đạp.
- “Filegate”, “Travelgate”: Vì muốn “đền ơn đáp nghĩa” cho những người đã ủng hộ mình trong cuộc bầu cử, trong năm 1993 và 1994, Clinton đã chỉ thị cho nhân viên Tòa Bạch Ốc đã sử dụng 700 hồ sơ mật của FBI để làm cơ sở để sa thải một số nhân viên thuộc Travel Office của Bạch Cung hầu đem “người ơn” của mình trám vào các ghế trống nầy. Việc nầy vi phạm luật bảo vệ tính riêng tư, bị dư luận phản đối nên sau đó Clinton đã công nhận mình sai và xin lỗi về chuyện này, đã được gọi là filegate hoặc travelgate. (trích: Hundreds of FBI background files on officials in previous Republican presidential administrations were improperly given in 1993 and 1994 to Craig Livingstone, the director of White House security who was a Hillary Clinton favorite. No illegal activity was ever proven, and Livingstone ultimately resigned...Removing files from Vince Foster's office: Vince Foster was President Clinton's deputy White House counsel and long-time friend of Hillary Clinton. He committed suicide in 1993, and his body was found in a park just across the Potomac River from the White House. Files were also allegedly removed from his White House office before investigators were able to secure it as part of the official probe into his death). Search “White House FBI files controversy” (Hàng trăm hồ sơ lý lịch của FBI về các giới chức trong các chính quyền tổng thống trước đây của đảng Cộng hòa đã được trao không đúng cách vào năm 1993 và 1994 cho Craig Livingstone, giám đốc An ninh Bạch Cung, người được Hillary Clinton yêu thích. Không có hoạt động bất hợp pháp nào được chứng minh, và Livingstone cuối cùng đã từ chức... Xóa hồ sơ khỏi văn phòng của Vince Foster: Vince Foster là phó cố vấn Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Clinton và là bạn lâu năm của Hillary Clinton. Ông đã tự sát vào năm 1993, và thi thể của ông được tìm thấy trong một công viên ngay bên kia sông Potomac từ Bạch Cung. Các hồ sơ cũng được cho là đã bị xóa khỏi văn phòng Tòa Bạch Ốc của ông trước khi các nhà điều tra có thể bảo đảm nó như một phần của cuộc điều tra chính thức về cái chết của ông). Tìm kiếm "Hồ sơ FBI của White House gây tranh cãi), đẳng trên internet.
“Sofagates”: Sau khi mãn nhiệm, vợ chồng Bill & Hillary Clinton dọn ra nhà riêng ở Chappaqua. Bà Hillary đã chỉ thị nhân viên của mình khuân các đồ dùng của Tòa Bạch Ốc, từ đồ quý giá đến cả vật dụng rẻ tiền như sofa, tủ, bàn ghế, đèn…; đưa lên mấy chục chuyến xe vận tải chở về làm của riêng. Bị dư luận phản đối kịch liệt, Hillary “đền” một số tí tiền còm để xoa dịu dư luận sau khi chỉ thị thuộc cấp mang trả lại 19 món đồ rẻ tiền gọi là “cho có” trước búa rìu dư luận.
“Keyboardgate”: Cũng cần biết thêm trò bỉ ổi của Đảng dân Chủ, sau khi Clinton rời Tòa Bạch Ốc, tất cả các máy computer trong Bạch Cung đã bị gỡ chữ W trên các bàn phím (keyboard) để không xử dụng được nếu muốn type tên tổng thống George W. Bush (vì mất chữ W). Nếu không có "lệnh" thượng cấp, không ai dám làm việc nầy vì trong Bạch Cung, đâu đâu cũng có máy ghi hình (camera) giám sát mọi hành động. Quả là hành động đê tiện của Bill Clinton và nhân viên đảng Dân Chủ.
- “Whitewatergate”: Công ty địa ốc Whitewater đã có rất nhiều hành động phi pháp, vi phạm luật lệ tại Arkansas, nơi Clinton là Thống Đốc, là tổ chức có quan hệ mật thiết về tiền bạc với vợ chồng Clinton. Sau khi vụ nầy ra tới pháp luật, được gọi là Whitewatergate. Điều đáng nói là đám nhân viên thi hành theo lệnh của Bill, Hillary Clinton trong các hoạt động của công ty nầy thì vào… khám lớn để gặm nhắm nỗi buồn cho thân phận làm trâu ngựa cho Bill và Hillary, thân bại danh liệt nhưng 2 người chủ chốt thì vào… Tòa Bạch Ốc an toàn.
- “Monicagate”, “zippergate”, “sexgate”, “sasophonegate”. Các chữ trên chỉ các bê bối tình dục của Bill Clinton. Dư luận Mỹ và thế giới tốn không biết bao nhiêu thì giờ và giấy mực để bàn về những bê bối tình dục của Clinton. Ông ta bị hết người đàn bà nầy thưa ra tòa đến người kia kiện tụng, khi ông ta dùng quyền lực để sách nhiễu tình dục với họ. Báo chí dùng những chữ, từ ngữ “đơn giản” như “sexgate” (tình dục) hay “tượng hình” (như zippergate, zipper: dây kéo quần áo), đến “tượng thanh” như “saxophonegate” để nói về các cái “gate” của chàng Bill ham nhục dục.
- “Saxophonegate”: Clinton là “tay chơi” kèn saxophone. Chuyện Bill Clinton thích thổi kèn đồng saxophone thì ai cũng biết, tiếng kèn ông ta vang từ phòng ngủ ra sân cỏ của Bạch Cung thì ít ai nghe, nhưng khi ông ta đưa “cây kèn” của mình buộc Monica Lewinsky thổi thì thiên hạ khắp thế giới đều biết. Nổi tiếng đến độ chữ “Monicagate” đã được đưa vào từ điển Encarta World English Dictionary. Không tin ư? Hãy tìm cuốn nầy để mở ra xem, để tin, hay search trên internet..
- “Fostergate”: đề cập đến việc ông Vincent W. Foster, nhân vật cao cấp trong Bạch Cung, được tìm thấy đã chết ở Công viên Fort Marcy, bên ngoài Washington, DC vào ngày 20-7-1993. Foster, người "bạn" lâu năm của bà Hillary từ thời còn ở "cố hương" Arkansas, tâm đầu ý hợp trên 2 phương diện tình cảm và công việc, được bà Hillary mang theo đến White House. “Thân thích” đến độ bờ vai của ông ta là nơi bà Hillary tựa vào thổn thức trong đám tang thân phụ bà ta chứ không phải bờ vai của chồng, ông Bill “hảo ngọt”.
Vincent Foster, người biết nhiều bí mật cũng như nắm giữ nhiều tài liệu về cặp vợ chồng nầy, kể cả chuyện “tình cảm” sâu kín, người đã chết một cách khó hiểu cho dù dư luận và pháp luật muốn biết sự thật, qua 6 cuộc điều tra chính thức, đi đến kết luận là tự sát nhưng sự thật chỉ là Lý thuyết Âm mưu (conspiracy theories). Chính phủ Clinton, đảng Dân Chủ, cũng như đám truyền thông thiên tả cố tình ém nhẹm bê bối nầy trước công luận. (Xem lại phần Anh ngữ trong đoạn trích ghi trên đây).
Ngoài ra, sau ngày bầu cử vào cuối năm 2016, lại có thêm “DNCgate” (Democratic National Committee, Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân Chủ) nữa, và.còn nhiều cái "gate" khác mà không thể nói hết chi tiết, như: Chinagate, PuertoRicogate, pardongate, foundationgate (số tiền công bố sơ sơ của quỹ “vô vụ lợi” (sic) nầy là $455.7 million USD, 2015), cattlegate,... Sao lắm “…gate” thế!
Xin nói thêm về chữ …gate đặc biệt nầy. Không chỉ được dùng ở Mỹ mà "gate" còn “xuất ngoại” nữa. Tại Anh, sau vụ cuốn băng ghi âm Thái tử Charles của Anh quốc và người tình là bà Camilla Parker-Bowles bị rò rỉ, từ ngữ “Camillagate” ra đời.
Cựu thủ tướng Anh, ông John Major, trong lần trả lời với John Snow, phóng viên đài truyền hình ITN, nói rằng trong nội các của ông có những “awkward bastard” (những tên đê tiện), thế là chữ “bastardgate” được khai sinh. Còn cựu Bộ trưởng Giáo dục Anh, trong một lần lỡ miệng, đã gọi Giám đốc Sở Giáo dục thành phố Birmingham - người được nhiều người kính trọng - là một “nutter” (thằng điên, ngu), thế là chữ “nuttergate” có mặt trên báo chí Anh.
Sau một thời gian, vì tính phổ quát cửa chữ “gate” nầy, tuy có lời kêu gọi chớ nên “lạm dụng” từ ngữ nầy nhưng cánh phóng viên, các nhà báo, chính trị, nhà bình luận chính trị… vẫn thích và thường dùng, ngày càng có nhiều cái “gate” kiểu nầy “chào đời”. Chính vì thế, hiện tượng này được ông Michael Quinion, một biên tập viên của từ điển Oxford (Anh) gọi đùa là “newspapergate”.
Trở lại vấn đề bản nghiên cứu của trường Đại học Harvard, nếu tính riêng rẻ về từng cơ quan truyền thông một, thì con số chi tiết như sau: 93% tỉ lệ thông tin trên đài CNN về Tổng thống Trump mang tính tiêu cực, ngang với đài NBC (National Broadcasting Company). Đây là 2 hệ thống truyền thông căm thù Donald Trump "thâm căn cố đế", bên "8 lạng" kẻ "nửa cân", hai bên quyết đem hết “khả năng chống Trump” ra thi thố để phân định thắng thua. Hạng 3 là tờ New York Times, con số 87% là những tin thất thiệt. Còn hạng 4 là tờ Washington Post, con số 83% cho thấy chủ trương của tờ báo nầy, và kế tiếp là tờ Wall Street Journal với 70% tin nói về Trump và các hoạt động của chính phủ ông ta đều là những tin thất thiệt. Các cơ quan truyền thông nói trên đã dùng các phương tiện cơ hữu của mình để ra sức kích động hận thù, tung hỏa mù để hạ uy tín tổng thống và chính quyền của ông ta trước dư luận trong và ngoài nước Mỹ.
Các kết quả được nghiên cứu trên công bố cho thấy "họ cùng một giuộc" với nhau, đánh phá chính quyền dân cử với những tin sai lạc một cách bỉ ổi, nham hiểm. Họ không cần "kiểm chứng" nguồn tin trước khi phổ biến, khác hẳn với nguyên tắc xưa nay.
Theo nguyên tắc bất thành luật trước đây, sau khi nhận được bất cứ tin tức nào, phóng viên muốn biên tập lại tin đó và tờ báo nếu muốn phổ biến tin nầy, cơ quan truyền thông chủ quản có trách nhiệm phải kiểm chứng và chỉ phổ biến khi tin đó chính xác. Ngày nay, cánh "truyền thông thiên tả", còn gọi là "Truyền thông Dân Chủ" (vì phục vụ cho đảng Dân chủ Mỹ), hay "truyền thông thổ tả" (vì tung những tin tức sai lệch thuộc loại "thổ tả"), hay "truyền thông thua cuộc" (vì họ dốc toàn lực để cố đánh bại Donald Trump trong cuộc tuyển cử 2016 nhưng đã thảm bại), hoặc đám "Loạn thần kinh Thiên tả thua cuộc" (The hysteria of the Liberal loser), sau khi chính quyền Trump "lấy lại" Tòa Bạch Ốc thì bọn họ đã điên cuồng đánh phá chính phủ mới.
Họ thẳng thừng cho rằng họ "có quyền" tung bất cứ tin gì, bất kể đúng sai; nếu chính quyền Trump muốn thanh minh đó là tin sai, chính phủ Trump "phải tự đi tìm chi tiết để chứng minh tin tức đó là sai" cho khán thính giả. Đây là lý luận ngược đời, chỉ có đảng Dân Chủ Mỹ và đám nô bộc của họ mới suy diễn tồi tệ như vậy. Đây giống như lý luận của những đảng viên đảng Cộng Việt: khi họ nêu ra dẫn chứng, lý luận gì sai trái ngược đời, nếu ai hỏi họ căn cứ vào đâu, họ sẽ đáp: "đảng nói vậy!". Chính những hành đông vô sỉ nầy đã bị nhiều người, nhiều giới truyền thông còn chút lương tri cũng phản đối, như giới truyền thông Anh quốc đã lên tiếng mới đây.
Với những cung cách làm việc như vậy, chắc chắn sớm muộn gì CNN, NBC (và đám TTDC) cũng sẽ "hui nhị tì". Khi đã bị thính giả, độc giả quay lưng lại với họ, cộng với các phương thức truyền thông hiện đại ngày nay (facebook, twitter, instagram,...), một ngày nào đó họ sẽ bị phá sản, không có cách nào khác hơn phải "bán" các cơ sở đó vì những sai lầm của mình. Tin tôi đi! Thời gian không xa lắm đâu!
Lê C. Thiêm.
* * *
Xem trang Tạp văn, tùy bút, click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu, click tại đây
Xem bài trên trang Biên khảo, click tại đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com