Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 11, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LE PEN, TRUMP VÀ SỰ HOẢNG LOẠN CỦA PHE TỰ DO
Webmaster
Các bài liên quan:
    STARMER CỦA VƯƠNG QUỐC ANH HY VỌNG VỚI BIDEN, CHUẨN BỊ VỚI TRUMP
    PHÁP VÀ ANH ĐANG ĐỔI CHỖ CHO NHAU
    CUỘC CHIẾN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHIỆM KỲ THỨ HAI CỦA DONALD TRUMP BẮT ĐẦU
    4 HUYỀN THOẠI LỚN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA DONALD TRUMP
    NHỮNG GÌ TRUMP CÓ THỂ LÀM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CÓ THỂ KHIẾN THẾ GIỚI NGẠC NHIÊN

 

 

Ý kiến - Địa chính trị (Opinion – Geopolitics)

LE PEN, TRUMP AND LIBERAL PANIC

By Gideon Rachman

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

Financial Times

July 1st-2024

 

Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ phải tranh đấu lâu dài khi lực lượng dân tộc dân túy trỗi dậy ở cả Mỹ và Châu Âu.

 

 

Ảnh minh họa (© James Ferguson.

 

Tôi đã có mặt tại đại sứ quán Pháp ở London vào ngày 7 tháng 5 năm 2017, ngày mà Emmanuel Macron lần đầu tiên đắc cử tổng thống. Khi màn hình hiện lên tin tức về chiến thắng quyết định của ông trước Marine Le Pen, các vị khách có mặt đã vui vẻ reo hò.

 

Bảy năm sau, Đảng Tập hợp Dân tộc (Rassemblement National, RN) của Le Pen vừa giành được tỷ lệ phiếu bầu lớn nhất trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội ở Pháp, còn đảng của Macron đã bị đánh bại. Người được Le Pen bảo trợ, Jordan Bardella, có thể sẽ sớm trở thành thủ tướng, trong khi chính Le Pen trở thành ứng viên được các nhà cái lựa chọn cho chức tổng thống vào năm 2027. Hy vọng rằng Macron đã vĩnh viễn chôn vùi mối đe dọa từ phe cực hữu hóa ra chỉ là ảo tưởng.

 

Công bằng mà nói, người Pháp không phải là quốc gia duy nhất chứng kiến buổi bình minh ảo tưởng của chủ nghĩa tự do. Chiến thắng của Barack Obama trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 đã mở đường cho đủ loại bình luận về sự nổi lên của một nước Mỹ hậu chủng tộc và một Đảng Dân chủ chiếm đa số lâu dài. Obama rất ngầu, đẹp trai, và xuất thân từ Harvard. Ông cũng làm hài lòng người hâm mộ của mình bằng cách hạ nhục Donald Trump trong bữa tối của Văn phòng Thông tin Bạch Cung năm 2011.

 

Mười ba năm sau, Trump, người đàn ông luôn nghĩ đến việc báo thù, lại là kẻ giành chiến thắng cuối cùng. Obama đang bất lực ngồi bên lề trong lúc nhiệm kỳ tổng thống của Biden sụp đổ, còn Trump thì tiến gần hơn đến nhiệm kỳ thứ hai.

 

Ở Mỹ và Pháp, những người theo chủ nghĩa trung dung và chủ nghĩa tự do đều đang ở trạng thái hoảng loạn tột độ. Chủ nghĩa dân tộc dân túy giờ đây trông giống như một đặc điểm lâu dài và mang tính định hình của nền chính trị phương Tây, chứ không phải là một sai lầm tạm thời. Sự chia rẽ tả - hữu của thế kỷ 20 đã nhường chỗ cho một sự chia rẽ mới, giữa những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do và những người theo chủ nghĩa dân tộc dân túy.

 

Ở cả hai bờ Đại Tây Dương, các lực lượng dân tộc dân túy đều thúc đẩy các chính sách tương tự về nhập cư, thương mại, khí hậu, “cuộc chiến thức tỉnh” và cuộc chiến ở Ukraine. Kiên quyết phản đối nhập cư vẫn là nền tảng kêu gọi sự ủng hộ của họ. Trump và Le Pen lập luận rằng những thành viên giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu hóa đang để mặc cho đất nước của họ bị hủy diệt bởi làn sóng di cư tự do. Chủ nghĩa bảo hộ và nhu cầu về “ưu tiên quốc gia” cũng là những yêu cầu then chốt.

 

Quá trình chuyển đổi xanh cũng trở thành mục tiêu mới của những người theo chủ nghĩa dân tộc dân túy. Nó được miêu tả như một mối bận tâm của giới thượng lưu, một mối bận tâm đã dẫn đến việc tăng giá đối với người dân bình thường. Cả Le Pen và Trump từ lâu đã gần gũi với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin. Nhiều người trong phe của họ xem Putin là người đấu tranh cho các giá trị truyền thống và quốc gia. Sự hỗ trợ của liên minh phương Tây dành cho Ukraine đang bị những người theo chủ nghĩa dân tộc dân túy mô tả là nguy hiểm và lãng phí tiền bạc.

 

Những người theo chủ nghĩa dân tộc dân túy cũng có thiên hướng đưa ra các thuyết âm mưu về mọi thứ, từ đại dịch Covid-19 đến ảnh hưởng của những cá nhân giàu có, như George Soros hay Bill Gates.

 

Cuộc bầu cử ở Pháp và Mỹ có nghĩa là Trump và Le Pen hiện đã trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất cho chủ nghĩa dân tộc dân túy ở phương Tây. Nhưng những nhân vật tương tự cũng đang nổi lên khắp châu Âu.

 

Bạn của Trump, Nigel Farage, và Đảng Cải cách của ông, nhiều khả năng sẽ đạt được thành tích cao trong cuộc bầu cử ở Anh. Hồi năm ngoái, Đảng Tự do của Geert Wilders cũng đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hòa Lan. Đảng Sự lựa chọn Thay thế cho Nước Đức (AfD) – hiện đã trở nên quá cực đoan, ngay cả đối với Le Pen – đứng thứ hai trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu gần đây ở Đức, trong khi Đảng Tự do của Áo đứng đầu trong các cuộc thăm dò.

 

Nhà lãnh đạo Hungary, Viktor Orbán, đã trở thành một nhân vật chủ chốt trong phong trào dân tộc dân túy. Khả năng củng cố quyền lực của ông khiến những người thân cận với Trump cũng phải ngưỡng mộ, và ông vẫn thân thiết với các nhân vật dân túy chủ chốt khác ở châu Âu, chẳng hạn như Le Pen.

 

Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, là một nhân vật quan trọng và khó nắm bắt. Bà xuất thân từ cánh hữu “hậu phát xít” và có mối quan hệ lâu dài với cả Le Pen và Orbán. Nhưng khi nhậm chức, bà đã tránh một số phần trong chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc dân túy – bao gồm sự ngưỡng mộ đối với nước Nga của Putin và thái độ thù địch với EU. Nếu Trump thắng, Meloni có thể trở thành “trung gian” quan trọng – cố gắng giữ cho ranh giới giữa EU và nước Mỹ của Trump luôn rộng mở.

 

Sự trỗi dậy của Trump – và giờ là Đảng RN – đã làm dấy lên lo ngại về tương lai của nền dân chủ ở phương Tây. Những lo ngại đó là chính đáng, nếu xét đến việc Trump từng khuyến khích một cuộc đảo chính vào năm 2021 và mối liên hệ lịch sử của phe cực hữu Pháp với những người cộng tác trong thời chiến.

 

Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tự do không nên hoảng sợ. Phá bỏ nền dân chủ ở Mỹ hay Pháp không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Hy vọng về một chiến thắng quyết định trước chủ nghĩa dân tộc dân túy – do Macron và Obama khuấy động – hóa ra chỉ là ảo tưởng. Nhưng nỗi sợ về một thất bại mang tính quyết định đối với chủ nghĩa quốc tế tự do có lẽ cũng đã bị phóng đại.

 

Cử tri có thể nhanh chóng chán nản với phe dân túy một khi chứng kiến họ hành động. Ở Anh, đa số hiện nay cho rằng Brexit, dự án dân túy trung tâm của vương quốc này, đã thất bại. Đất nước giờ đây đã sẵn sàng bầu Keir Starmer, một người theo chủ nghĩa trung dung không hào nhoáng, làm thủ tướng. Những người theo chủ nghĩa dân tộc dân túy cũng đã để mất quyền lực ở Ba Lan và Brazil, đồng thời chịu thất bại trong bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

 

Cử tri Mỹ đã phản đối Trump sau nhiệm kỳ đầu tiên đầy hỗn loạn của ông. Giờ đây, sự hồi sinh của Trump phần nào phản ánh thực tế rằng ông đang đối đầu với Joe Biden, vị tổng thống đương nhiệm 81 tuổi vốn đã quá yếu.

 

Các giải pháp đơn giản mà phe dân tộc dân túy đưa ra sẽ thất bại khi được áp dụng vào thực tế. Hai nước Pháp và Mỹ có lẽ sắp phải học lại bài học đau đớn này. Đáng buồn thay, hậu quả của sự điên rồ của họ sẽ được cảm nhận trên khắp thế giới.

 

By Gideon Rachman

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch.

 

Gideon Rachman (sinh năm 1963) là một nhà báo người Anh. Ông trở thành nhà bình luận đối ngoại chính của Financial Times vào tháng 7-2006. Năm 2016, ông đã giành giải thưởng Orwell cho báo chí chính trị. Cùng năm đó, ông được trao giải Bình luận viên tại giải thưởng Giải thưởng Báo chí Châu Âu

 

Đầu đời: Ông sinh năm 1963 tại Anh, con trai của người Do Thái Nam Phi, nhưng đã trải qua một số thời thơ ấu của mình ở Nam Phi. Chú của ông, Ronnie Hope, là biên tập viên tin tức tại The Jerusalem Post. Ông học Lịch sử tại Gonville và Caius College, Cambridge, lấy bằng danh dự hạng nhất của Đại học Cambridge năm 1984. Khi còn ở Gonville và Caius, ông là bạn của điệp viên nổi loạn MI6 tương lai Richard Tomlinson, người mà ông đã cung cấp tài liệu tham khảo cho đơn xin học bổng Kennedy của mình.

 

Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với BBC World Service vào năm 1984. Từ năm 1988 đến năm 1990, ông là phóng viên của tờ The Sunday Correspondent, có trụ sở tại Washington, DC.

 

Ông đã dành 15 năm tại tờ báo The Economist; đầu tiên là phó tổng biên tập Mỹ, sau đó là phóng viên Đông Nam Á từ một căn cứ ở Bangkok. Sau đó, ông làm biên tập viên châu Á của The Economist trước khi đảm nhận vị trí biên tập viên của Anh từ năm 1997 đến năm 2000, sau đó ông được đăng tại Brussels, nơi ông viết chuyên mục Charlemagne European-affairs.

 

Tại The Financial Times, Rachman viết về chính trị quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại của Mỹ, Liên minh châu Âu và địa chính trị ở châu Á.

 

Gideon Rachman duy trì một blog trên trang FT. [5] Anh trai của ông là Tom Rachman, tác giả của cuốn tiểu thuyết The Imperfectionists, và em gái Carla là một nhà sử học nghệ thuật. Em gái của họ, Emily, qua đời vì ung thư vú vào năm 2012.

 

*

Opinion - Geopolitics

LE PEN, TRUMP AND LIBERAL PANIC

By Gideon Rachman

Financial Times

July 1st-2024

 

Liberals are in for a long struggle as nationalist populism surges in the US and Europe.

 

 

Photo: Illustration © James Ferguson

 

I was at the French embassy in London on May 7 2017, the night that Emmanuel Macron won the presidency for the first time. When the screens flashed up news of his decisive victory over Marine Le Pen, there were cheers from the assembled guests.

 

Seven years later, Le Pen’s Rassemblement National has just won the largest share of the vote in the first round of French legislative elections and Macron’s party has been trounced. Her protégé, Jordan Bardella, may soon become prime minister and she is the bookies’ favourite for the presidency in 2027. The hope that Macron had permanently buried the threat from the far right turned out to be an illusion.

 

To be fair to the French, they are not the only country to have witnessed a liberal false dawn. Barack Obama’s victory in the 2008 presidential election provoked all sorts of breathless commentary about the emergence of a post-racial America and a permanent Democratic party majority. Obama was cool, good-looking, a Harvard man. He delighted his fans by humiliating Donald Trump at the White House Correspondents’ dinner in 2011. 

 

Thirteen years later, Trump, a man preoccupied by vengeance, is having the last laugh. Obama is sitting impotently on the sidelines as the Biden presidency falls apart and Trump closes in on a second term in office.  

 

In the US and France, centrists and liberals are in full panic mode. Nationalist populism now looks like a permanent and even defining feature of western politics, rather than a temporary aberration. The old left-right divide of the 20th century has given way to a new cleavage between liberal internationalists and populist nationalists.

 

On both sides of the Atlantic, the populist nationalist forces push similar policies on immigration, trade, climate, the “war on woke” and the war in Ukraine. Opposition to immigration remains their rallying cry. Trump and Le Pen argue that elitist “globalists” are allowing their nations to be destroyed by unfettered migration. Protectionism and a demand for “national preferences” are also key demands.

 

The green transition has become a new target for the populist nationalists. It is portrayed as a woke, elitist preoccupation that is raising prices for ordinary people. Both Le Pen and Trump have long flirted with Russia’s leader, Vladimir Putin. Many in their camp see him as a champion of traditional values and the nation-state. The western alliance’s support for Ukraine is portrayed by the national populists as dangerous and a waste of money. 

 

The national populists also have a penchant for conspiracy theories on everything from the Covid-19 pandemic to the influence of rich men, such as George Soros or Bill Gates.

 

The French and American elections mean that Trump and Le Pen are now the most important standard bearers for nationalist populism in the west. But similar figures are proliferating across Europe. 

 

Trump’s pal, Nigel Farage, and his Reform UK party, look set for a strong performance in the UK election. Geert Wilders’ Freedom party won last year’s Dutch election. The Alternative for Germany party — currently too extreme even for Le Pen — came second in the recent European parliament elections in Germany, while Austria’s Freedom party topped the polls.

 

The Hungarian leader, Viktor Orbán, has become a key figure in the national populist movement. His ability to entrench himself in power has attracted admiration in Trump’s inner circle and he remains close to other key European populists, such as Le Pen.

 

Italy’s prime minister, Giorgia Meloni, is an important and ambiguous figure. She has roots in the “post-fascist” right and long-standing ties to both Le Pen and Orbán. But in office, she has eschewed some parts of the nationalist populist agenda — including admiration for Putin’s Russia and hostility to the EU. If Trump wins, Meloni could become a key “whisperer” — trying to keep lines open between the EU and Trump’s America.

 

The resurgence of Trump — and now the RN — excites fears for the future of democracy in the west. Those concerns are legitimate, given Trump’s encouragement of an attempted coup in 2021 and the French far right’s historical links to wartime collaborationists.

 

But liberals should not panic. Dismantling American or French democracy would be no simple task. The hopes of a decisive victory over nationalist populism — stirred by Macron and Obama — proved to be an illusion. But the fears of a decisive defeat for the liberal, internationalist cause are also probably exaggerated. 

 

Voters can swiftly become disenchanted with populism, once they see it in action. In the UK, a large majority now think that Brexit, the central populist project in Britain, has failed. The country is poised to elect Sir Keir Starmer, an unflashy centrist, as prime minister. National populists have lost power in Poland and Brazil and suffered electoral setbacks in Turkey and India. 

 

American voters turned on Trump after his chaotic first term in office. His resurgence partly reflects the fact that he is running against an exceptionally weak 81-year-old incumbent in Joe Biden.

 

The simple solutions offered by national populists fail when put into practice. France and the US may be about to relearn this painful lesson. Sadly, the consequences of their folly will be felt around the world.

 

By Gideon Rachman.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Xem bài trên trang Anh ngữ, click vào đây

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh