(ANALYSIS: TRAGEDY SHOWS CHINA’S ANTI-JAPAN SOCIAL MEDIA FIRE BURNS OUT OF CONTROL)
by Katsuji Nakazawa
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Nikkei Asia
July 04-2024.
Các vụ tấn công bằng dao phản ảnh một xã hội không thể giải tỏa những bức xúc về mặt xã hội và kinh tế.
Ảnh 1: Từ trái sang phải: Tháp Thiên Tân tưởng nhớ Hồ Quý Bình ngày 28/6. Một bó hoa được tặng cho Hu Youping gần một trạm xe buýt được cho là nơi Hồ Quý Bình bị một người cầm dao tấn công vào một người mẹ và đứa trẻ Nhật Bản vào ngày 30 tháng Sáu. (Ảnh: Kyodo và AP)
Gần đây, cư dân Nhật Bản và nhiều cư dân nước ngoài khác đã trở thành mục tiêu tấn công ở Tàu Cộng. Một sự việc thương tâm vừa xảy ra tại trạm xe buýt trường học ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô.
Sự thật đằng sau các vụ tấn công vẫn chưa rõ ràng. Nhưng một chuyên gia Trung Cộng am hiểu tình hình truyền thông của nước này đã viện dẫn chủ nghĩa dân tộc bài Nhật và bài Mỹ đang lan rộng nhanh chóng trên khắp Trung Cộng. Vị chuyên gia cho rằng hiện tượng này một phần được thúc đẩy bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, với hy vọng có thể thu hút thêm người theo dõi và tận dụng sự nổi tiếng để kiếm tiền từ quảng cáo và các nguồn thu khác. Chỉ trích Nhật Bản là một cách để nhanh chóng đạt được điều này.
Sự việc đau lòng tại trạm xe buýt đã xảy ra vào ngày 24/06.
Một người đàn ông đã dùng dao tấn công và làm bị thương một bà mẹ người Nhật ngoài 30 tuổi và con trai nhỏ của cô. Hồ Hữu Bình (Hu Youping), nhân viên chăm sóc trẻ em 54 tuổi người Trung Cộng đang trên đường đưa bọn trẻ về nhà, đã bị đâm khi cố gắng ngăn người đàn ông tấn công.
H. 2: Đây là trạm xe buýt nơi vụ tấn công bằng dao nhắm vào Hồ Hữu Bình và hai mẹ con người Nhật được cho là đã xảy ra. © Kyodo
Cô Hồ qua đời hai ngày sau đó, và Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung cỘNG đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cô.
Với những con kênh, hồ, và sông thơ mộng, Tô Châu là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nằm gần Thượng Hải, đây là một thành phố tân tiến, nơi đã tiếp nhận vốn nước ngoài từ rất sớm và trở thành nơi sinh sống của nhiều cư dân nước ngoài, bao gồm cả người Nhật.
Chính quyền địa phương cho biết kẻ tấn công bằng dao, thất nghiệp và ngoài 50 tuổi, bị nghi ngờ có động cơ “bất mãn với xã hội.” Vụ tấn công này diễn ra sau một vụ tương tự ở Tô Châu vào tháng 4, trong đó một người đàn ông Nhật Bản bị một kẻ lạ tấn công bằng dao.
H. 3: Hôm 28/06, Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Hồ Hữu Bình, người đã thiệt mạng sau khi cố gắng che chắn cho một bà mẹ Nhật Bản và đứa con của cô khỏi một vụ tấn công bằng dao tại bến xe buýt ở Tô Châu. © Kyodo
Người Nhật không phải là nhóm cư dân nước ngoài duy nhất bị nhắm đến. Vào ngày 10/06, bốn người đàn ông Mỹ, tất cả đều là giảng viên của Đại học Cornell ở Iowa, Mỹ, đã bị đâm bằng dao tại một công viên ở Thành phố Cát Lâm, phía đông bắc Trung Cộng.
Thành phố lớn thứ hai của tỉnh Cát Lâm có dân số hơn 4 triệu người và là nơi tập trung nhiều trường đại học. Chính quyền đã bắt giữ một người đàn ông thất nghiệp ngoài 50 tuổi bị tình nghi là thủ phạm.
Như một số chuyên gia Trung Cộng chỉ ra, yếu tố chính không thể bỏ qua đằng sau những sự cố này là sự tồn tại của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, trong tiếng Trung gọi là võng hồng (wang hong) hay lưu lượng (liu liang).
“Võng hồng” đề cập đến những người nổi tiếng trên mạng internet, với các bài đăng có thể thu hút một lượng người theo dõi lớn, cho phép họ tạo ra doanh thu bằng cách quảng bá sản phẩm hoặc nhận tiền từ các nền tảng đăng bài.
Nếu số lượng người theo dõi đủ lớn, họ có thể kiếm được thu nhập khổng lồ.
“Lưu lượng” là một tiếng lóng tương đối mới, có thể được sử dụng thay thế cho “võng hồng”. Ngoài ra còn có tân lưu lượng (xin liu liang), chỉ những nhân vật mới nổi trên mạng xã hội.
Một chuyên gia cho biết: “Tác động từ các video trên Douyin [phiên bản Trung Cộng của TikTok] và các nền tảng khác do võng hồng và lưu lượng đăng tải là rất lớn. Chúng có thể lan truyền ngay lập tức.”
Nguồn tin giải thích rằng các ý kiến bài Nhật và bài Mỹ là hai trong số rất ít các quan điểm chính trị “chính thống” có thể đem ra bàn luận một cách an toàn trong một xã hội được kiểm soát chặt chẽ, khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với những người dùng mạng xã hội muốn nhanh chóng có thêm người theo dõi.
Trong một video lan truyền gần đây được quay ở Tokyo, một người đàn ông được cho là người Trung Cộng đã phun sơn graffiti lên một cột đá tại Đền Yasukuni. Đoạn phim được đăng trên Tiểu Hồng Thư, một nền tảng chia sẻ video của Trung Cộng. Ngôi đền được người Trung Cộng cho là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt thời chiến của Nhật Bản, và người dùng Tiểu Hồng Thư đăng tải đoạn phim đã trở thành một tân lưu lượng.
Xu hướng bài Nhật và bài Mỹ cũng có thể được xem là kết quả của chính sách ngoại giao “chiến lang” của Trung Cộng đối với Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu.
Người Nhật và người Mỹ không phải là những mục tiêu duy nhất của tâm lý này; nạn nhân còn bao gồm cả chính người Trung Cộng. Vào năm 2022 tại Tô Châu, cảnh sát đã tiếp cận và bắt giữ một phụ nữ Trung Cộng trẻ tuổi trên đường phố. Tội lỗi của cô ấy là gì? Cô đã mặc yukata, một loại kimono mùa hè truyền thống của Nhật Bản.
Sau vụ tấn công bằng dao chết người tại trạm xe buýt trường học ở Tô Châu, một số bài viết tự vấn lương tâm đã bắt đầu xuất hiện trên các trang tiểu blog ở Trung Cộng.
Một bài viết trong số này có nội dung: “Trong hai năm qua, một video dân tộc chủ nghĩa thiển cận kêu gọi người Trung Cộng dạy cho người Nhật một bài học đã trở nên phổ biến trong giới tiểu lưu lượng chuyên đăng các video ngắn.”
Tệ hơn là nhiều tân lưu lượng không có niềm tin chính trị bài Nhật hay bài Mỹ vững chắc nào. Về mặt này, họ hoàn toàn khác biệt so với những nhà hoạt động chống Nhật cách đây một hoặc hai thập niên.
Đối với những ngôi sao mạng xã hội, đăng nội dung bài Nhật hay bài Mỹ chỉ là cách để họ thể hiện mình là người hợp thời, thu hút người theo dõi, và trong một số trường hợp, còn kiếm được thu nhập.
Và thông điệp của họ được khuếch đại bởi những người dùng mạng xã hội khác, những người đăng lại nội dung của họ.
Kết quả là, một vài tân lưu lượng có thể có tác động lan rộng, cực đoan, ngay cả đối với các ý kiến liên quan đến các vấn đề kinh doanh và thương mại. Nếu chính quyền Trung Cộng đột nhiên cố gắng kiểm soát “ngọn lửa” trực tuyến này, họ sẽ không dễ dàng làm được điều đó.
Có lẽ họ hiểu rằng nếu thực hiện một động thái chế ngự sự thù địch tràn lan trên internet, điều đó có thể phản tác dụng, khiến những người dùng mạng xã hội đang bức xúc bắt đầu trút giận lên những vấn đề như tỷ lệ thất nghiệp cao, cắt giảm lương đáng kể, và nhiều vấn đề kinh tế khác.
Tình hình này hoàn toàn trái ngược với những gì đã xảy ra vào năm 2012, khi một làn sóng biểu tình rầm rộ diễn ra khắp Trung Cộng để đáp trả việc Nhật Bản quốc hữu hóa Quần đảo Senkaku, một chuỗi đảo do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Cộng tuyên bố chủ quyền.
H. 4: Người biểu tình chống Nhật ném chai nước về phía Đại sứ quán Nhật Bản trong khi tuần hành trên đường phố bên ngoài Đại sứ quán ở Bắc Kinh vào ngày 18/09/2012. © AP
Trong những cuộc biểu tình đó, đã có những lời kêu gọi biến Nhật Bản thành một tỉnh của Trung Cộng. Các cửa hàng và nhà máy của một số công ty Nhật Bản hoạt động tại nước này đã bị phá hoại.
Tuy nhiên, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo – và không có bi kịch nào như của cô Hồ – xảy ra do các cuộc tấn công trực tiếp vào người Nhật đang làm việc, học tập, hoặc sống ở Trung Cộng, dù lá cờ Nhật Bản đã bị xé khỏi xe của Đại sứ Nhật Bản khi ông đang đi làm ở Bắc Kinh.
Vào lúc đó, nền kinh tế Trung Cộng đang bùng nổ. Thế vận hội Bắc Kinh vừa diễn ra bốn năm trước, tiếp theo là Expo 2010 Thượng Hải. Số lượng người nước ngoài cư trú tại Trung Cộng, bao gồm cả người Mỹ và người Nhật, cao hơn nhiều so với hiện tại.
Và sự an toàn của họ được đảm bảo; cuộc sống khi đó ở Trung Cộng rất tốt.
Năm 2012, chính quyền Trung Cộng vẫn có thể kiểm soát phong trào này một cách tương đối dễ dàng, bởi vì nòng cốt của các cuộc biểu tình là “do chính phủ thực hiện” – nói cách khác, họ là người khởi xướng. Một số người biểu tình tụ tập trước Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh đã đi xe buýt đến từ các tỉnh lân cận. Họ được nhận trợ cấp và cơm hộp hàng ngày.
H. 5: Tháp Thiên Tân tưởng nhớ Hồ Hữu Bình vào ngày 28/06. © AP
Vào thời gian đó, không có lo ngại rằng chính quyền Trung Cộng sẽ mất kiểm soát đối với xã hội internet của đất nước, vốn vẫn đang phát triển.
Mười hai năm sau, tình hình đã thay đổi đáng kể. Sau vụ việc ngày 24/06 tại Tô Châu, một số gã khổng lồ công nghệ Trung Cộng đã tuyên bố sẽ loại trừ các bài được đăng trên các nền tảng mạng xã hội của họ nhằm kích động tình cảm chống Nhật.
Nhưng sẽ không dễ dàng để xua tan xu hướng chung hiện tại của đất nước, một xu hướng được định hình bởi tình trạng xã hội bất ổn và nền kinh tế bấp bênh.
Trong khoảng một thập niên qua, nhiều người Trung Cộng thực sự đã hiểu sâu hơn về Nhật Bản, về con người và xã hội Nhật Bản, thông qua các chuyến công tác hoặc du lịch tham quan đến Nhật. Gần đây hơn, nhiều người Trung Cộng đã đến định cư tại Nhật Bản. Nhưng vẫn không dễ để truyền tải bản chất thực sự của Nhật Bản cho người dân Trung Cộng ở mọi miền đất nước rộng lớn này.
Sau sự kiện ngày 24/06, người Nhật và người Trung Cộng nhận ra vẫn còn những người có thiện chí và lòng dũng cảm, chẳng hạn như cô Hồ. Tại thành phố Thiên Tân của Trung Cộng, một đoạn video ca ngợi hành động của cô đã được chiếu lên một tòa tháp nổi tiếng.
Sự thật về các vụ việc xảy ra ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc gần đây cần được làm sáng tỏ và công khai càng sớm càng tốt. Đồng thời, đã đến lúc nghiêm túc xem xét cách sử dụng các bài học kinh nghiệm rút ra từ các vụ việc này để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người, bất kể quốc tịch của họ là gì.
Written by Katsuji Nakazawa.
Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Cộng và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Cộng. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.
(Tựa đề bài nầy được đăng trên NCQT là: “Ngọn lửa bài Nhật trên mạng xã hội Trung Cộng đã vượt tầm kiểm soát”)
.
ANALYSIS: TRAGEDY SHOWS CHINA’S ANTI-JAPAN SOCIAL MEDIA FIRE BURNS OUT OF CONTROL
by Katsuji Nakazawa
Nikkei Asia
July 04-2024 at 04:00 JST
Other stabbings reflect a society that cannot vent its social and economic frustrations
Photo 1: Left to right: Tianjin Tower pays tribute to Hu Youping on June 28. A bouquet is offered for Hu Youping near a bus stop believed to be the site where Hu was attacked by a knife wielder going after a Japanese mother and child on June 30. (Source photos by Kyodo and AP)
Japanese and other foreign residents in China have been targeted for assaults recently. One incident took place at a school bus stop in Suzhou, Jiangsu Province.
The truth behind each attack remains unclear. But a Chinese expert familiar with the country's media situation cited a rapid spread of anti-Japanese and anti-American nationalism across China. The expert says this is partly fueled by social media influencers hoping to go viral, attract more followers and leverage their popularity to gain ad and other revenue. Bashing Japan is one way to quickly accomplish this.
The harrowing school bus incident took place on June 24.
A man attacked and wounded a Japanese mother in her 30s and her preschool son with a knife. Hu Youping, a 54-year-old Chinese attendant taking care of the children on their way home, was stabbed while trying to stop the man from attacking.
Photo 2: This is the bus stop where the knife attack on Hu Youping and two Japanese -- a mother and toddler son -- is believed to have taken place. © Kyodo
She died two days later, and the Japanese embassy in China flew its flag at half-mast to pay tribute to her.
With beautiful canals, lakes and rivers Suzhou is a popular tourist destination. Near Shanghai, it is an advanced city, one that introduced foreign capital early on. It is home to many foreign residents, including Japanese.
Local authorities say the knife attacker, unemployed and in his 50s, is suspected to have been motivated by "a grievance against society." The attack followed a similar incident in Suzhou in April, in which a Japanese man was attacked by a stranger with a knife.
Photo 3: The Japanese embassy in Beijing on June 28 flies its flag at half-mast to honor Hu Youping, who died after trying to shield a Japanese mother and her child from a knife attack at a bus stop in Suzhou. © Kyodo
Japanese are not the only foreign residents being targeted. On June 10, four American men, all instructors from Cornell College in the U.S. state of Iowa, were stabbed with a knife at a park in Jilin City, in northeastern China.
Jilin province's second largest city has a population of over 4 million and is home to many universities. Authorities detained an unemployed man in his 50s as a suspect.
As some Chinese pundits point out, what cannot be overlooked as a major factor behind these incidents is the existence of wang hong social media influencers, also known as liu liang.
"Wang hong" refers to internet celebrities whose social media posts have attracted huge follower numbers, allowing them to generate revenue by promoting products or being compensated by the platforms they post on.
If their follower numbers are large enough, they can earn huge incomes.
"Liu liang" is a relatively recent buzzword that can be used interchangeably with "Wang hong." There are also xin liu liang, newly emergent social media darlings.
"The impact from videos on Douyin [the Chinese version of TikTok] and other platforms posted by wang hong and liu liang is enormous," a pundit said. "They can go viral in an instant."
The source explained that anti-Japan and anti-U.S. opinions are two of very few politically correct positions that are safe to sound out on in the tightly controlled society, making them ripe for social media users who want to quickly add followers.
One recent viral video was shot in Tokyo. It shows a man believed to be a Chinese national spray-painting graffiti on a stone pillar at Yasukuni Shrine. It was posted on Xiaohongshu, a Chinese video-sharing platform. The shrine is seen by Chinese as a symbol of Japan's wartime militarism, and the Xiaohongshu user has become a xin liu liang.
The anti-Japan and anti-U.S. trend can also be seen as an outgrowth of China's "wolf warrior" diplomacy toward Japan, the U.S. and Europe.
Japanese and Americans are not the only targets of this sentiment, which is also on display domestically. In 2022 in Suzhou, police approached a young Chinese woman on the street and detained her. Her offense? She was wearing a yukata, a traditional Japanese summer kimono.
In the wake of the deadly knife attack at the school bus stop in Suzhou, some soul-searching texts have begun to conspicuously appear on Chinese microblogging sites.
One such text reads, "A parochially nationalist video calling for Chinese people to teach Japanese people a lesson has become popular among xin liu liang posting short videos in the past two years."
What makes things worse is that many xin liu liang do not hold any firm anti-Japan or anti-U.S. political beliefs. In this respect, they fundamentally differ from the anti-Japanese activists of a decade or two ago.
To social media stars, posting anti-Japanese or anti-U.S. content is a way to portray themselves as trendy, gain followers and in some cases earn revenue.
And their messages are amplified by other social media users who repost their content.
As a result, a few xin liu liang can have a viral, radicalizing effect, even on online public opinion related to business and commercial interests. If Chinese authorities were to suddenly try to control this fire, they would not be able to easily do so.
Perhaps they know that if they were to make a move to tame runaway internet hostility, it could backfire, moving frustrated social media users to start venting their pent-up frustrations over high unemployment, significant pay cuts and other economic issues.
The situation is in clear contrast to what was seen in 2012, when a storm of massive demonstrations swept through China in response to Japan's nationalization of the Senkaku Islands, a Japanese-administered chain claimed by China.
Photo 4: Anti-Japan protesters throw water bottles toward the Japanese Embassy while marching on a street outside the embassy in Beijing on Sept. 18, 2012. © AP
During those protests, there were calls for Japan to be made a Chinese province. The stores and factories of some Japanese companies operating in the country were vandalized.
But there were no reported deaths -- and no Ms. Hu tragedies -- due to direct attacks on Japanese working, studying or otherwise living in China, though the Japanese flag was ripped off the car of the Japanese ambassador while he was commuting in Beijing.
At the time, the Chinese economy was booming. The Beijing Olympics had taken place four years earlier, followed by Expo 2010 Shanghai. The number of foreign residents in China, including Americans and Japanese, was far higher than now.
And their safety was fully ensured; life in China was good.
In 2012 it was relatively easy for Chinese authorities to control the movement. That is because the core part of the protests was "government made" -- initiated by the authorities themselves. Some demonstrators who gathered in front of the Japanese embassy in Beijing were bused in from neighboring provinces. They were given daily allowances and boxed lunches.
Photo 5: Tianjin Tower pays tribute to Hu Youping on June 28. © AP
At the time, there was no fear of Chinese authorities losing control of the country's internet society, which was still developing.
Twelve years on, the situation has significantly changed. In the wake of the June 24 incident in Suzhou, some Chinese tech giants have announced that they will crack down on posts made on their social media platforms that inflame anti-Japan sentiment.
But it will not be easy to dispel the country's prevailing zeitgeist, one that has been shaped by an unstable social situation and shaky economy.
In the past decade or so many Chinese have indeed deepened their understanding of Japan, its people and society, through business or sightseeing trips to Japan. More recently, many Chinese have been settling in Japan. Yet it is not easy to convey the true nature of Japan to Chinese in all corners of their vast country.
After the events of June 24, Japanese and Chinese learned that there are people of goodwill and courage, such as the late Hu. In the Chinese city of Tianjin, a video praising Hu's actions was projected onto a landmark tower.
The truth of the incidents that have taken place in various parts of China recently should be found out and made public as soon as possible. At the same time, it is time to seriously consider how to use any lessons learned from them to ensure the safety of all people regardless of their nationality.
By Katsuji Nakazawa
Katsuji Nakazawa is a Tokyo-based senior staff and editorial writer at Nikkei. He spent seven years in China as a correspondent and later as China bureau chief. He was the 2014 recipient of the Vaughn-Ueda International Journalist prize.
* * *
mmmmm