Opinion Geopolitics
(FRANCE AND BRITAIN ARE CHANGING PLACES)
by Gideon Rachman
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Financial Times
July 08-2024
Châu Âu dường như đang không có người lãnh đạo trong lúc các mối đe dọa toàn cầu gia tăng.
Photo: Minh họa © James Ferguson
Anh và Pháp đang ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bập bênh chính trị. Ba ngày sau khi người Anh bầu ra một chính phủ trung dung, thực dụng, với đa số phiếu lớn, người Pháp đã đưa ra một lựa chọn hoàn toàn trái ngược. Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp hôm Chủ nhật 30/06 đã tạo ra một quốc hội bế tắc, với cả phe cực hữu và cực tả đều giành được ưu thế.
Ở Anh, thời kỳ hỗn loạn chính trị bắt đầu từ cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 cuối cùng cũng có thể kết thúc. Nhưng ở Pháp, thời kỳ bất ổn chính trị kéo dài có lẽ chỉ mới bắt đầu.
Sự nhẹ nhõm rằng Đảng Tập hợp Dân tộc (Rassemblement National, RN) cực hữu đã thể hiện kém hơn dự kiến trong vòng bỏ phiếu thứ hai không thể che giấu sự thật rằng không gian cho nhóm trung dung trong nền chính trị Pháp đang bị thu hẹp – và cùng với đó là quyền lực của Tổng thống Emmanuel Macron. Sự yên tĩnh của London trong đêm bầu cử trái ngược hẳn với bầu khí cuồng nhiệt ở Paris tối Chủ nhật.
Thật không may là chu kỳ chính trị của Pháp và Anh lại không đồng bộ. Bất chấp bản năng cạnh tranh với nhau, việc hai nước hợp tác có thể mang lại rất nhiều lợi ích. Họ là những nước láng giềng và là những nền dân chủ với quy mô dân số tương đương. Họ cũng giữ lại một số biểu tượng của vị thế cường quốc, chẳng hạn như vũ khí hạt nhân và ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, dù không còn sức mạnh kinh tế để củng cố vị thế đó.
Cả Pháp và Anh đều cố gắng đóng vai trò dẫn đầu trong nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cả hai nước đều chú trọng đến mối đe dọa từ nước Nga của Vladimir Putin và đều ủng hộ Ukraine một cách mạnh mẽ. Trong những thập niên gần đây, Pháp và Anh cũng là hai cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu – dù theo thời gian, việc Đức tái vũ trang có thể thay đổi điều đó.
Nhưng khả năng Anh thực sự ảnh hưởng đến tương lai của châu Âu đã bị Brexit cản trở. Brexit đã đẩy Anh ra khỏi các cấu trúc chính trị quan trọng của châu Âu và để lại di sản của sự ngờ vực và sụp đổ thể chế. Trong lúc Anh vắng mặt, Macron đã nắm bắt cơ hội để đưa ra một tầm nhìn đầy tham vọng cho tương lai của châu Âu. Nhưng khả năng Tổng thống Pháp nắm giữ vị trí lãnh đạo trí thức của châu Âu giờ đây có thể sẽ biến mất, cùng với nhiệm vụ chính trị trong nước của ông.
Tuy nhiên, những thách thức quốc tế mà Anh, Pháp, và toàn châu Âu phải đối mặt nhiều khả năng sẽ chỉ trầm trọng thêm trong năm tới. Cuộc chiến Ukraine hiện đang rơi vào bế tắc và nỗi lo về khả năng đột phá của Nga đang gia tăng. Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump cũng sẽ đặt ra những rủi ro rõ ràng đối với liên minh NATO và hệ thống thương mại quốc tế, theo đó đe dọa đến sự thịnh vượng và an ninh tương lai của châu Âu.
Về lý thuyết, phản ứng rõ ràng trước những mối đe dọa chung này là Pháp và Anh phải hợp tác chặt chẽ hơn với nhau – cùng thúc đẩy một sự hợp tác sâu rộng ở châu Âu, để giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương của lục địa trước một thế giới nguy hiểm hơn.
Trên thực tế, những thay đổi gần đây trong chính trị của cả Pháp và Anh sẽ khiến kiểu hợp tác đó trở nên khó khăn hơn nhiều. Nếu chính sách đối ngoại của Pháp bắt đầu phản ánh những ưu tiên của các phe phái chính trị cực đoan, thì điều đó sẽ tạo ra sự xung đột rõ ràng với quan điểm của chính phủ Starmer mới ở Anh. Cả phe cực tả và cực hữu ở Pháp đều đồng cảm với nước Nga của Putin hơn nhiều so với Macron hay Starmer.
Chủ nghĩa quốc tế thực dụng của Starmer rõ ràng phù hợp hơn với các chính sách hiện tại của liên minh cầm quyền ở Đức, do Đảng Dân chủ Xã hội của Olaf Scholz lãnh đạo. Và quả thực, ngay trong ngày thứ hai nhậm chức, David Lammy, tân Ngoại trưởng Anh, đã tới Berlin, nơi ông nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt vốn thường dành cho Ngoại trưởng Pháp.
Về bản chất, Starmer và Lammy là những người ủng hộ châu Âu, nhưng họ phải đối mặt với thực tế rằng Anh không còn là thành viên của EU – điều mà chính phủ Đảng Lao động đã thề sẽ không đảo ngược. Thay vào đó, mục đích của họ là đàm phán một hiệp ước an ninh mới với EU, nhưng định nghĩa “an ninh” này rất rộng, để nó có khả năng bao gồm nhiều chủ đề như năng lượng, khí hậu, và các khoáng sản quan trọng. Điều này có thể mở ra cánh cửa cơ hội hợp tác nhiều hơn với EU trên diện rộng – mà không chạm đến các vấn đề nhạy cảm (và quan trọng) về tư cách thành viên của Anh trong thị trường chung EU hoặc liên minh thuế quan EU.
Những ý tưởng của Đảng Lao động về sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa EU và Anh đã được đón nhận nồng nhiệt trong chuyến đi của Lammy tới Đức, Ba Lan, và Thụy Điển. Nhưng phản ứng của Pháp đối với đề xuất của Đảng Lao động về một hiệp ước an ninh mới vẫn rất quan trọng. Trong suốt quá trình đàm phán Brexit kéo dài, chính phủ Pháp từng đóng vai trò quan trọng trong việc kiên định lập trường chống lại mọi nỗ lực “chọn lọc” của Anh nhằm hưởng thụ những lợi ích hấp dẫn nhất của tư cách thành viên EU, nhưng lại tránh né các nghĩa vụ của mình.
Thật không may, nước Pháp đang phải giải quyết những vấn đề nội bộ, và có thể sẽ mất nhiều tháng trước khi họ có một chính phủ đủ năng lực để đưa ra phản ứng thống nhất về các vấn đề của châu Âu. Đây sẽ là một vấn đề, không chỉ đối với Anh mà còn cho toàn bộ EU.
Cuộc bỏ phiếu của Pháp cũng gửi đi một thông điệp hấp dẫn về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Đừng tin vào các cuộc thăm dò ý kiến. Tất cả các cuộc khảo sát quan trọng đều chỉ ra rằng phe cực hữu đang nổi lên như khối lớn nhất trong Quốc hội Pháp. Nhưng khi phiếu được kiểm xong, RN của Marine Le Pen lại chỉ đứng thứ ba. Phải chăng những kết quả thăm dò ý kiến cho thấy Donald Trump đang dẫn đầu cũng kém tin cậy hơn vẻ bề ngoài?
by Gideon Rachman
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Gideon Rachman (sinh năm 1963) là một nhà báo người Anh. Ông trở thành nhà bình luận đối ngoại chính của Financial Times vào tháng 7-2006. Năm 2016, ông đã giành giải thưởng Orwell cho báo chí chính trị. Cùng năm đó, ông được trao giải Bình luận viên tại giải thưởng Giải thưởng Báo chí Châu Âu
Đầu đời: Ông sinh năm 1963 tại Anh, con trai của người Do Thái Nam Phi, nhưng đã trải qua một số thời thơ ấu của mình ở Nam Phi. Chú của ông, Ronnie Hope, là biên tập viên tin tức tại The Jerusalem Post. Ông học Lịch sử tại Gonville và Caius College, Cambridge, lấy bằng danh dự hạng nhất của Đại học Cambridge năm 1984. Khi còn ở Gonville và Caius, ông là bạn của điệp viên nổi loạn MI6 tương lai Richard Tomlinson, người mà ông đã cung cấp tài liệu tham khảo cho đơn xin học bổng Kennedy của mình.
Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với BBC World Service vào năm 1984. Từ năm 1988 đến năm 1990, ông là phóng viên của tờ The Sunday Correspondent, có trụ sở tại Washington, DC.
Ông đã dành 15 năm tại tờ báo The Economist; đầu tiên là phó tổng biên tập Mỹ, sau đó là phóng viên Đông Nam Á từ một căn cứ ở Bangkok. Sau đó, ông làm biên tập viên châu Á của The Economist trước khi đảm nhận vị trí biên tập viên của Anh từ năm 1997 đến năm 2000, sau đó ông được đăng tại Brussels, nơi ông viết chuyên mục Charlemagne European-affairs.
Tại The Financial Times, Rachman viết về chính trị quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại của Mỹ, Liên minh châu Âu và địa chính trị ở châu Á.
Gideon Rachman duy trì một blog trên trang FT. [5] Anh trai của ông là Tom Rachman, tác giả của cuốn tiểu thuyết The Imperfectionists, và em gái Carla là một nhà sử học nghệ thuật.
*
Opinion Geopolitics
FRANCE AND BRITAIN ARE CHANGING PLACES.
by Gideon Rachman
Financial Times
July 08-2024
Europe looks leaderless at a time of mounting global threats
Image: Illustration © James Ferguson
Britain and France are sitting on opposite ends of a political see-saw. Three days after the UK elected a pragmatic, centrist government with a huge majority, France went to the opposite extreme. Sunday’s legislative elections have produced a deadlocked parliament, with both the far right and the far left gaining ground.
In Britain, the period of political chaos that began with the Brexit vote of 2016 may finally have ended. But in France, a prolonged period of political instability is probably just beginning.
Relief that the far-right Rassemblement National performed worse than expected in the second round of voting cannot disguise the fact that the centre ground in French politics is shrinking — and with it the authority of President Emmanuel Macron. The calm of London on election night last week contrasted strongly with the fevered atmosphere in Paris on Sunday evening.
It is unfortunate that the French and British political cycles are so out of sync. Despite their instinctive rivalry, it makes a lot of sense for the two countries to work together. They are neighbours and fellow democracies with similar-sized populations. Each retains some of the symbols of great power status, such as nuclear weapons and permanent membership of the UN Security Council, while no longer having the economic power to back that status up.
Both France and Britain have tried to play a leading role in the international effort to address climate change. Both countries take the threat of Vladimir Putin’s Russia very seriously and are strong supporters of Ukraine. In recent decades, France and Britain have also been Europe’s two leading military powers — although over time German rearmament may change that.
But Britain’s ability to exert real influence over the future of Europe has been hobbled by Brexit, which has placed the UK outside the key political structures of Europe and left a legacy of mistrust and institutional wreckage. In Britain’s absence, Macron seized the opportunity to lay out an ambitious vision for the future of Europe. But the French president’s ability to claim the intellectual leadership of Europe is now likely to disappear, along with his domestic political mandate.
And yet the international challenges faced by Britain, France and Europe as a whole are only likely to intensify in severity over the coming year. The Ukraine war is currently deadlocked and nervousness about a potential Russian breakthrough is mounting. A second Trump presidency would pose clear risks to the Nato alliance and the international trading system. That, in turn, would imperil Europe’s future prosperity and security.
In theory, an obvious response to these common threats would be for France and Britain to work much more closely together — and to push for greater European co-operation to reduce the continent’s vulnerability to a more dangerous world.
In reality, the recent shifts in the politics of both France and Britain will make that kind of co-operation much harder. If French foreign policy begins to reflect the priorities of the political extremes, that would create an obvious clash with the views of the new Starmer government in Britain. Both the extreme left and the extreme right in France are much more sympathetic to Putin’s Russia than either Macron or Starmer.
Starmer’s green-tinged internationalism is more obviously in tune with the current policies of Germany’s ruling coalition, which is led by the Social Democrat Olaf Scholz. And indeed, on his second day in office, David Lammy, Britain’s new foreign secretary, travelled to Berlin where he was received with a warmth that is normally reserved for the foreign minister of France.
Starmer and Lammy are instinctive pro-Europeans who have to deal with the reality that Britain is no longer a member of the EU — something that the Labour government has vowed not to reverse. Their aim instead is to negotiate a new security pact with the EU, but to define “security” very broadly, so that it potentially includes a wide range of topics such as energy, climate and critical minerals. That, in turn, might become the wedge through which to open the door to more co-operation with the EU across the board — without touching the sensitive (and crucial) issues of British membership of the EU single market or customs union.
Labour’s ideas for closer EU-UK co-operation got a warm reception during Lammy’s trips to Germany, Poland and Sweden. But France’s reaction to Labour’s proposal for a new security pact remains vital. During the prolonged Brexit negotiations, the French government was crucial in holding the line against any British attempts to “cherry pick” the most attractive elements of EU membership while avoiding its obligations.
Unfortunately, France is about to turn in on itself and it may be many months before it has a government that is capable of delivering a coherent response on European questions. That will be a problem, not just for Britain but for the whole of the EU.
France’s vote also sends an intriguing message about the US presidential election. Do not trust the opinion polls. All the respected surveys pointed to the far right emerging as the largest bloc in the French parliament. In the event, Marine Le Pen’s RN came third. Maybe Donald Trump’s consistent, if narrow, poll leads are less reliable than they look?
by Gideon Rachman.
Gideon Rachman (born 1963) is a British journalist. He became the chief foreign affairs commentator of the Financial Times in July 2006. In 2016, he won the Orwell Prize for political journalism. In the same year, he was awarded with the Commentator Award at the European Press Prize awards
Early life: He was born in 1963 in England, son of Jewish South Africans, but spent some of his childhood in South Africa. His uncle, Ronnie Hope, was news editor at The Jerusalem Post. He read History at Gonville and Caius College, Cambridge, gaining a first class honours degree from Cambridge University in 1984. While at Gonville and Caius, he was a friend of future MI6 renegade agent Richard Tomlinson, whom he provided with a reference for his Kennedy Scholarship application.
He began his career with the BBC World Service in 1984. From 1988 to 1990, he was a reporter for The Sunday Correspondent newspaper, based in Washington, D.C.
He spent 15 years at The Economist newspaper; first as its deputy American editor, then as its South-east Asia correspondent from a base in Bangkok. He then served as The Economist's Asia editor before taking on the post of Britain editor from 1997 to 2000, following which he was posted in Brussels where he penned the Charlemagne European-affairs column.
At The Financial Times, Rachman writes on international politics, with a particular stress on American foreign policy, the European Union and geopolitics in Asia.
Gideon Rachman maintains a blog on the FT site.[5] His brother is Tom Rachman, the author of the novel The Imperfectionists, and his sister Carla is an art historian.
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Xem bài trên trang Anh ngữ, click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net