Trung Cộng
(HAVE CHINA’S WOLF WARRIORS GONE EXTINCT?)
By Tyler Jost
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Foreign Affairs
Published on June 27-2024.
Tại sao Bắc Kinh lại áp dụng chính sách ngoại giao gây chiến – và tại sao họ có thể làm như vậy một lần nữa?
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tàu Cộng Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo
ở Bắc Kinh, tháng 3/2022. Ảnh: Carlos Garcia Rawlins / Reuters
Cách đây 5 năm, vào năm 2019, các nhà ngoại giao Trung Cộng đã ngừng xử sự theo kiểu ngoại giao. Các đại sứ cao cấp và phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này bắt đầu đưa ra những tuyên bố gay gắt, mỉa mai, và tiêu cực trên Twitter (nay là X), trong các cuộc họp báo, và sau cánh cửa đóng kín. Sự tương phản với phong cách tế nhị và thận trọng của các nhà ngoại giao Trung Cộng thời trước nổi bật đến mức các nhà quan sát trong và ngoài nước đã đặt cho các nhà ngoại giao mới này biệt danh “chiến lang” (chiến: chiến binh: warrior; lang: chó sói - wolf warrior, chiến binh sói; người đăng bài ghi thêm).
Mục đích chính của ngoại giao chiến lang là bác bỏ những lời chỉ trích của nước ngoài thông qua đối đầu công khai, thường sử dụng loại ngôn từ gợi cảm xúc. Chẳng hạn, vào tháng 7/2019, một trong những nhà ngoại giao cao cấp của Tàu Cộng tại Pakistan đã có lời lẽ gay gắt nhắm vào một cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ trên Twitter. Sang tháng 11, Đại sứ Trung Cộng tại Thụy Điển đã gây chú ý khi tuyên bố rằng “Chúng tôi chiêu đãi bạn bè bằng rượu ngon, nhưng đối với kẻ thù, chúng tôi có súng ngắn”. Trong cuộc đàm phán ngoại giao ở Alaska vào tháng 3/2021, nhà ngoại giao cao cấp của Trung Cộng khi đó là Dương Khiết Trì đã công khai cảnh báo Ngoại trưởng Antony Blinken không được “bôi nhọ hệ thống xã hội của Tàu Cộng,” và một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã chỉ trích phái đoàn Mỹ tạo ra bầu không khí thù địch “đầy mùi thuốc súng.”
Tuy nhiên, giai đoạn đỉnh cao của ngoại giao chiến lang đã qua. Trong ba năm gần đây, các nhà ngoại giao Trung Cộng đã quay trở lại với cách tiếp cận truyền thống hơn. Nhiều khả năng là theo mệnh lệnh của Chủ tịch Tập Cận Bình, họ đã bắt đầu hạ giọng trong các tuyên bố công khai và tập trung vào việc cải thiện quan hệ với Mỹ, Tây Âu, và các nước đang phát triển. Các tài khoản mạng xã hội có liên kết với Bộ Ngoại giao Trung Cộng vẫn hoạt động, nhưng thông điệp của họ đã trở nên ít gay gắt và đối đầu hơn. Các cuộc họp báo của Bộ cũng trở nên trầm lắng hơn. Một số nhà ngoại giao từng có phát biểu gây chấn động quốc tế trong những năm 2019 và 2020 hoặc đã nghỉ hưu, hoặc chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiều học giả và nhà hoạch định chính sách cho rằng sự trỗi dậy của ngoại giao chiến lang là do tinh thần dân tộc chủ nghĩa của công chúng Tàu và sự lãnh đạo theo chủ nghĩa cá nhân của Tập Cận Bình. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bất kỳ yếu tố trong nước nào là sự thay đổi trong môi trường quốc tế. Trong khoảng một năm trước đại dịch COVID-19, các nhà lãnh đạo Tàu Cộng đã phản ứng dữ dội trước sự tăng vọt của những lời chỉ trích từ nước ngoài – đáng chú ý nhất là từ Mỹ – mà họ cho là mối đe dọa đối với sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTC). Nhưng khi những lời chỉ trích của nước ngoài dịu đi, cách tiếp cận ngoại giao của Tàu Cộng cũng nhẹ nhàng trở lại.
Trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ phải cẩn trọng xem xét tác động của những bình luận công khai của họ. Nếu Bắc Kinh một lần nữa tin rằng mình đang bị bao vây, các chiến lang có thể quay trở lại – làm tổn hại đến triển vọng đối thoại mang tính xây dựng giữa Tàu Cộng và Mỹ.
SỰ TRỖI DẬY CỦA CÁC CHIẾN LANG.
Các nhà ngoại giao của Tàu Cộng về căn bản không khác biệt với các nhà ngoại giao của các nước khác. Bộ Ngoại giao nước này cũng tiến hành các hoạt động tương tự như các bộ ngoại giao khác, chuyển tiếp các thông điệp đến và đi từ các đối tác nước ngoài và báo cáo các diễn biến ở nước ngoài. Các nhà ngoại giao Trung Cộng không phải là những người duy nhất có công việc đòi hỏi họ phải giao tiếp với các nước thù địch, đưa ra những lời đe dọa hung hăng, và giải thích hành động của đất nước họ cho các nhà phê bình nước ngoài. Tuy nhiên, thông thường, các nhà ngoại giao ở Trung Cộng và ở nước ngoài sẽ trình bày ngay cả những tin tức khó chịu nhất bằng loại ngôn ngữ được điều chỉnh cẩn thận và chứa đựng chính xác thông điệp mà các nhà lãnh đạo chính trị muốn truyền tải.
Nhìn chung, các nhà ngoại giao Trung Cộng đã chấp nhận đặc tính nghề nghiệp đó kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Chu Ân Lai, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng đầu tiên của đất nước, đã giám sát nhiều sáng kiến trong những năm 1950 và đầu những năm 1960 nhằm xây dựng một đội ngũ đông đảo các nhà ngoại giao được đào tạo bài bản. Sau bước lùi dưới thời Cách mạng Văn hóa, làm đảo lộn các hoạt động ngoại giao của Trung Cộng, Bộ Ngoại giao nước này đã trở lại và trở nên chuyên nghiệp hơn. Đến cuối những năm 1980, đại đa số các nhà ngoại giao cao cấp của Trung Cộng đều có bằng đại học. Họ thường xuyên soạn thảo các sách trắng, tổ chức các cuộc họp báo, và can dự với các đối tác ở nước ngoài. Các nhà ngoại giao này cũng ngày càng thành thạo trong việc giao tiếp với khán giả nước ngoài. Như các nhà khoa học chính trị Taylor Fravel và Evan Medeiros từng chỉ ra trên Foreign Affairs năm 2003, các nhà ngoại giao của Tàu Cộng đã trở nên “khôn khéo hơn trong việc trình bày rõ ràng các mục tiêu của đất nước họ.”
Đội ngũ ngoại giao Trung Cộng dần trở nên quyết đoán hơn khi sức mạnh kinh tế và quân sự của nước này gia tăng, đặc biệt là sau khi Tập trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản vào năm 2012. Nhưng bước ngoặt thực sự trong hoạt động ngoại giao của Trung Cộng – cái mà sau này được gọi là chủ nghĩa chiến lang – đã xuất hiện vào cuối những năm 2010. Theo phân tích của Yaoyao Dai và Luwei Rose Luqiu, tỷ lệ câu trả lời thù địch với câu hỏi tại các cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Tàu Cộng đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2017-2020. Tương tự, nghiên cứu của Weifang Xu cho thấy tần suất các nhà ngoại giao Tàu mô tả nước khác bằng những ngôn từ không hay trong các cuộc họp báo này đã tăng đáng kể vào năm 2019. Từ năm 2018 đến 2019, các nhà ngoại giao Tàu Cộng đã mở hơn 100 tài khoản Twitter mới. Dù phần lớn nội dung đăng trên các tài khoản này không có gì nổi bật, nhưng nhiều nhà ngoại giao Trung Cộng đã sử dụng những nền tảng này để tranh cãi với các nhà phê bình nước ngoài.
Thuật ngữ “chiến lang” đã trở nên quen thuộc từ trước khi Bộ Ngoại giao Trung Cộng quyết định thay đổi định hướng ngoại giao. Chiến lang 2, phần thứ hai của loạt phim hành động nổi tiếng, được phát hành vào năm 2017. Loạt phim kể về một đơn vị đặc nhiệm hư cấu, được giao các nhiệm vụ khác thường để bảo vệ lợi ích của Trung Cộng. Khẩu hiệu của cả hai phần phim – “Dù cách xa ngàn dặm, bất cứ ai đối đầu với Trung Cộng cũng sẽ phải trả giá” – dường như phù hợp với chiến dịch ngoại giao của Bắc Kinh nhằm chống lại các nhà phê bình nước ngoài. Tính đến năm 2020, khán giả ở cả trong và ngoài nước đều đã mô tả các nhà ngoại giao Trung Quốc ngoài đời thực là “chiến lang.”
NGOẠI GIAO PHI NGOẠI GIAO.
Dù ngoại giao chiến lang nổi lên trong bối cảnh Trung Cộng đang có một sự chuyển đổi rộng hơn, sang một đại chiến lược quyết đoán hơn dưới thời Tập, nhưng thuật ngữ này chỉ đề cập đến một hiện tượng hẹp. Trên hết, nó mô tả một phong cách giao tiếp. Ngược lại với lối nói chuyện vui vẻ và dễ chịu thường thấy trong thế giới của các nhà ngoại giao, các chiến lang sử dụng giọng điệu tiêu cực, và quan trọng hơn là gây kích động. Trong cả những dịp giao tiếp chuyên môn và giao tiếp công cộng, họ đều cố tình chọn cách diễn đạt gợi nhiều cảm xúc và khá thẳng thừng.
Một đặc điểm nổi bật của chính sách ngoại giao chiến lang là nhấn mạnh vào sự chia rẽ giữa “chúng ta” và “bọn họ.” Các nhà ngoại giao Tàu Cộng mô tả các giới chức nước ngoài là đạo đức giả, vô đạo đức, hoặc phi lý trong so sánh với các nhà lãnh đạo Tàu, những người thể hiện sự nhất quán, chính trực, và hiểu thấu lẽ thường. Ví dụ, vào tháng 6/2021, Đại sứ Trung Cộng tại Pháp nói rằng ông ta “rất vinh dự” được gọi là chiến lang và còn nhận xét thêm rằng những nhà ngoại giao này chỉ đơn giản là bảo vệ Trung Cộng khỏi “lũ chó điên” – tức các nhà phê bình nước ngoài.
Ý nghĩa của những phát biểu đầy sức gợi của các nhà ngoại giao Tàu Cộng thường nằm trong mắt người xem. Khán giả nước ngoài nhìn chung cho rằng phong cách ngoại giao mới này là bất lịch sự và thiếu tế nhị. Chẳng hạn, nhiều học giả và nhà bình luận chính sách đối ngoại ở Mỹ đã mô tả các chiến lang của Tàu là “nóng nảy,” “thái quá,” “cứng rắn,” “đối đầu,” và “hung hăng.” Tuy nhiên, theo chính các nhà ngoại giao Trung Cộng, những tuyên bố của họ chỉ là một phản ứng phòng thủ trước sự thù địch xung quanh họ. Vào tháng 5/2020, Ngoại trưởng Trung Cộng cho biết các đại diện của nước này chỉ đơn giản là đang đính chính “những lời vu khống ác ý” và “những lời bôi nhọ vô cớ” nhắm vào Trung Cộng. Một nhà ngoại giao Trung Cộng khác thì cho rằng “sự cần thiết phải chiến đấu như chiến lang” xuất phát từ thực tế là “trên thế giới này còn nhiều loài lang sói.”
NGUỒN GỐC NƯỚC NGOÀI
Bất kể là ở thời kỳ nào, dù là giai đoạn sôi nổi hay im lặng của chủ nghĩa dân tộc, dù là dưới sự cai trị tập thể hay cá nhân, một xu hướng nổi bật vẫn luôn tồn tại trong chính trị Trung Cộng: ĐCSTC dị ứng với những lời chỉ trích đặt ra câu hỏi về quyền cai trị của chế độ. Lời chỉ trích này hiếm khi dẫn đến các cuộc thảo luận trong hội trường quyền lực ở Bắc Kinh. Thay vào đó, chúng khiến các nhà lãnh đạo Trung Cộng ngừng đối thoại và quay sang công kích những người dám chỉ trích. Do đó, khi những lời chỉ trích quốc tế nhắm vào Trung Cộng gia tăng vào cuối những năm 2010, chính phủ Trung Cộng đã đáp trả bằng cách huy động các nhà ngoại giao của mình.
Trong giai đoạn đó, Trung Cộng đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của nước ngoài do các trại giam giữ ở Tân Cương và việc đàn áp các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Khi quan hệ Mỹ - Hoa xấu đi dưới thời Tổng thống Donald Trump, các giới chức Mỹ lại càng chỉ trích Bắc Kinh. Và những lời chỉ trích Tàu Cộng đã xuất hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ của Trump; Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền này, được công bố vào tháng 12/2017, đã gọi Trung Cộng là một cường quốc theo “chủ nghĩa xét lại”. Nhưng sự chỉ trích đối với hệ thống chính trị Trung Cộng đã tăng lên sau tháng 10/2018, khi Phó Tổng thống Mike Pence có bài phát biểu tại Viện Hudson, trong đó ông lên án Trung Cộng “can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ.”
Làn sóng chỉ trích quốc tế đối với Trung Cộng lên đến đỉnh cùng với đại dịch COVID-19. Dù một số lời chỉ trích có thể bị bác bỏ như một phản ứng bài ngoại vì cho rằng nguồn gốc của virus là từ Trung Cộng, nhưng phản ứng của các nhà lãnh đạo và truyền thông nước ngoài cũng đặt ra nghi vấn về tính chính danh của các thể chế nội bộ Trung Cộng. Họ chất vấn, tại sao chính phủ Trung Cộng lại chậm trễ trong việc ngăn chặn virus? Phải chăng Tập đã không thể thu thập thông tin tính chất từ bộ máy hành chính? Phải chăng các nhà khoa học Trung Cộng đã bị bịt miệng? Phải chăng chính quyền địa phương đã bỏ qua các quy tắc và quy định của chính quyền trung ương? Xuyên suốt đại dịch, các nhà bình luận phương Tây cũng tranh luận về việc liệu hệ thống tập quyền của Trung Cộng sẽ hoạt động tốt hơn hay tệ hơn so với các mô hình dân chủ, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng của Trung Cộng trong việc sản xuất vaccine hiệu quả và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Phần lớn những lời chỉ trích các quyết định của Bắc Kinh có thể là chính đáng. Tuy nhiên, vấn đề không phải là giá trị của lời chỉ trích mà là thời gian mà chúng xảy ra: giai đoạn chỉ trích quốc tế gay gắt nhất lại trùng hợp với thời kỳ hoạt động mạnh nhất của các chiến lang Trung Cộng.
Các viên chức Mỹ và Tàu gặp nhau tại Anchorage,
Alaska, tháng 3/2021 © Frederic J. Brown/ Pool/ Reuters.
Các nhà ngoại giao Tàu Cộng đã chỉ rõ mối liên hệ giữa những lời sỉ nhục của nước ngoài và các chiến thuật ngoại giao của chính họ. Cuối năm 2019, Triệu Lập Kiên – một chiến lang kiểu mẫu lúc đó đang phục vụ trong Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh – nói với BuzzFeed rằng đã đến lúc “các nhà ngoại giao Trung Cộng phải nói ra sự thật” để đáp lại những quan chức Mỹ đang “vu khống” và “nói xấu Trung Cộng.” Sang tháng 12/2020, Thứ trưởng Ngoại giao Lạc Ngọc Thành cũng đưa ra nhận xét tương tự, tuyên bố rằng “Giờ đây, khi [các nhà chỉ trích nước ngoài] đến trước sân nhà của chúng tôi, can thiệp vào công việc nội bộ, liên tục quấy rối, xúc phạm, và làm mất uy tín của chúng tôi, thì chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia và phẩm giá dân tộc.”
Một số nhà phân tích cho rằng động lực trong nước là nguyên nhân chính dẫn đến chủ nghĩa chiến lang. Họ thường quy kết sự trỗi dậy của các chiến lang là do yêu cầu của công chúng Trung Cộng hoặc mong muốn của các viên chức cấp thấp trong việc nhằm xoa dịu nhà lãnh đạo tối cao của đất nước. Theo cách lý giải thứ nhất, các nhà ngoại giao Tàu Cộng, nhận thức được tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao độ ở trong nước, đã quyết định đáp ứng những lời kêu gọi từ dưới lên về một lập trường quyết đoán hơn đối với nước ngoài. Còn theo cách lý giải thứ hai, sau chiến dịch chống tham nhũng và thâu tóm quyền lực của Tập, các nhà ngoại giao lo sợ rằng ông và các cấp cao hơn trong Bộ Ngoại giao sẽ đặt câu hỏi về lòng trung thực chính trị của họ, và mối lo này buộc họ phải tự điều chỉnh thông điệp của mình theo hướng mà họ tin rằng Tập, người nổi tiếng với tham vọng chính sách đối ngoại, sẽ chấp thuận.
Cả hai cách lý giải này đều để lại nhiều điều chưa thể giải thích. Có rất ít bằng chứng cho thấy dư luận Trung Cộng đã chuyển hướng đáng kể vào cuối những năm 2010, đủ để thúc đẩy chiến thuật chiến lang tăng đột biến. Chủ nghĩa dân tộc đã nổi lên ở Tàu kể từ những năm 1990, và đặc biệt kể từ khi Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Olympic năm 2008 – rất lâu trước khi có sự thay đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận ngoại giao của Trung Cộng. Việc trao cho Tập một vai trò mờ nhạt trong việc tạo ra bầu không khí sợ hãi cũng che đậy sự thật rằng ông đã can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại giao. Năm 2019, khi làn sóng ngoại giao chiến lang gần đây bắt đầu hình thành, Tập được cho là đã ra lệnh cho các nhà ngoại giao Tàu Cộng thể hiện “tinh thần chiến đấu” khi họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Các nguồn tin ở Trung Cộng tin rằng hướng đi của Tập nhiều khả năng là kết quả của sự thất vọng của ông đối với tình trạng quan hệ Mỹ - Hoa. Ông dường như tin rằng Tàu không có lựa chọn nào khác ngoài việc đương đầu với làn sóng chỉ trích quốc tế mà nước này phải đối mặt – và ông đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao của mình làm điều đó.
TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG
Chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Cộng bắt đầu suy yếu dần từ năm 2021. Tháng 5 năm đó, Tập Cận Bình đã triệu tập một phiên họp tập thể của Bộ Chính trị, một diễn đàn để các lãnh đạo cao cấp của đảng lắng nghe các chỉ thị và hướng dẫn, thảo luận về các vấn đề liên lạc quốc tế của Trung Cộng. Diễn biến phiên họp không được công bố rộng rãi, nhưng có lẽ Tập đã sử dụng sự kiện này để ra lệnh cho bộ máy hành chính dừng khai triển chính sách ngoại giao thù địch đối với Mỹ và Tây Âu. Các học giả Samuel Brazys, Alexander Dukalskis, và Stefan Müller đã phát hiện những thay đổi trong các thông điệp hướng tới các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD từ các tài khoản Twitter liên kết với Bộ Ngoại giao Trung Cộng và các bộ phận khác của chính phủ Trung Cộng trong những tháng sau phiên họp.
Không phải ngẫu nhiên mà sự chuyển hướng của Tàu Cộng sang chính sách ngoại giao ít hung hăng hơn lại xảy ra đúng vào lúc môi trường quốc tế trở nên ít thù địch hơn với Bắc Kinh. Những lời chỉ trích của nước ngoài, đặc biệt là từ chính phủ Mỹ, đã được giảm bớt dưới thời chính quyền Biden. Đúng là các quan chức Mỹ vẫn lên án các hành vi vi phạm nhân quyền, ca ngợi tính ưu việt của các thể chế dân chủ, và kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Cộng đưa ra những lựa chọn mà họ không đồng tình. Tuy nhiên, Bạch Cung và Bộ Ngoại giao cũng sẵn sàng trấn an rằng mục tiêu của Washington không phải là thay đổi chế độ ở Bắc Kinh. Vào tháng 5/2022, Blinken khẳng định rằng Mỹ và Trung Cộng sẽ “phải ứng phó với nhau trong tương lai gần.” Đến tháng 6/2024, Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell đã tuyên bố rõ ràng rằng việc tìm cách thay đổi chế độ ở Trung Cộng là “liều lĩnh và có thể không hiệu quả.”
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Cộng có thể đã nhìn thấy cơ hội ổn định quan hệ với nước ngoài, đặc biệt là với Mỹ và Tây Âu. Những người ra quyết định của Trung Cộng không muốn rơi vào tình trạng bị cô lập kéo dài, bởi điều đó sẽ làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng, cũng như cản trở hành trình tìm kiếm vị thế quốc tế của nước này. Nền kinh tế trì trệ của Trung Cộng chắc chắn đã khiến cách tiếp cận ngoại giao mềm mỏng trở nên hấp dẫn hơn đối với Bắc Kinh.
Ngoài động lực hàn gắn quan hệ, Tập cũng có thể đã chọn cách kiềm chế chính sách ngoại giao chiến lang vì nó đang làm suy yếu, thay vì củng cố, hình ảnh của Trung Cộng trước công chúng. Những bằng chứng tốt nhất hiện có đã chứng minh phong cách hung hăng đó không xoay chuyển được dư luận nước ngoài theo hướng có lợi cho Trung Cộng. Thay vào đó, các thí nghiệm khảo sát của Weifang Xu đã cho thấy rằng thông điệp phỉ báng có xu hướng làm tăng sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với các chính sách cứng rắn đối với Trung Cộng. Tương tự, các thí nghiệm của Daniel Mattingly và James Sundquist phát hiện ra rằng thông điệp tiêu cực về Mỹ không cải thiện một cách nhất quán thái độ đối với Trung Cộng ở các nước thứ ba, chẳng hạn như Ấn Độ – và thậm chí có thể dẫn đến tác động tiêu cực khi được đưa ra trong các cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh. Các cuộc phỏng vấn do Dylan Loh thực hiện tiết lộ rằng một vài nhà ngoại giao và học giả Trung Cộng thừa nhận rằng chủ nghĩa chiến lang không hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những quan sát của họ có đến được tai những người ra quyết định cấp cao hay không, và thậm chí nếu có thì liệu điều này có dẫn đến quyết định hạ cấp các chiến lang hay không.
ĐÁNH ĐỔI
Xét cho cùng, những thăng trầm của chính sách ngoại giao chiến lang chính là một biểu hiện cho nhận thức của các nhà lãnh đạo Trung Cộng về môi trường quốc tế và mối đe dọa mà nó gây ra đối với an ninh của chế độ. Hiểu biết trọng tâm này dẫn đến hai kết luận quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Thứ nhất, việc Tàu Cộng giảm bớt giọng điệu gay gắt có thể không phải là vĩnh viễn. Đội ngũ ngoại giao của nước này đã chứng tỏ khả năng thích ứng nhanh chóng với các điều kiện đang thay đổi, và các nhà lãnh đạo đảng có thể một lần nữa sử dụng các chiến lang nếu điều đó phù hợp với lợi ích của họ.
Ngoài ra, Washington phải cân nhắc kỹ những tuyên bố rằng cách thức vận hành của chính phủ Trung Cộng có thể làm suy yếu cơ hội duy trì liên lạc giữa hai bên. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ thường cảm thấy cần phải chỉ trích hành động của các chính phủ nước ngoài khi những hành động đó trái ngược với các giá trị của Mỹ, và đôi khi là điều này là chính đáng. Khi đề cập đến các vấn đề như đàn áp các dân tộc thiểu số, người Mỹ có thể và nên tiếp tục lên tiếng về những gì mình tin tưởng.
Những lời chỉ trích đó có thể chính đáng, nhưng không có nghĩa là chúng không có một cái giá đi kèm. Nước Mỹ được hưởng lợi từ sự can dự ngoại giao với Trung Cộng, cho phép cả hai bên làm rõ quan điểm của mình, phân định các lằn ranh đỏ, và xoa dịu căng thẳng. Tuy nhiên, như các cuộc đàm phán năm 2021 ở Alaska đã minh họa, những cơ hội như vậy sẽ bị lãng phí nếu các nhà ngoại giao của Bắc Kinh lại sử dụng chúng để bảo vệ quyền cai trị của chế độ. Hơn nữa, những nỗ lực công khai của Trung Cộng nhằm bảo vệ danh dự quốc gia bằng cách chỉ trích các nhà phê bình nước ngoài đã phủ sóng khắp các kênh truyền thông, theo đó càng gây khó khăn cho việc xác định quan điểm thực tế của Trung Cộng. Ngay cả khi Mỹ đã chấp nhận một quan hệ dựa trên cạnh tranh với Trung Cộng, việc khuyến khích các nhà ngoại giao Trung Cộng sử dụng khả năng ngoại giao hữu hạn của họ để kích động đối đầu là không phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ.
Do đó, các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải lưu ý đến cái giá phải trả khi họ đưa ra những tuyên bố mà các nhà lãnh đạo Trung Cộng xem là một nỗ lực nhằm làm suy yếu tính chính danh trong nước của họ. Một cái bẫy mà Washington thường rơi vào là xem những lời chỉ trích của họ dành cho một chính phủ nước ngoài chỉ đơn giản là sự khẳng định các giá trị của Mỹ – và bỏ qua khả năng các nhà lãnh đạo của chính phủ đó sẽ xem lời chỉ trích là mối đe dọa đối với sự sống còn chính trị của họ. Đôi khi, việc Mỹ chỉ trích Trung Cộng là phù hợp, hoặc thậm chí là nên làm. Nhưng nếu hình thức và tần suất chỉ trích đạt đến mức đe dọa đến cảm giác an toàn của ĐCSTC, Washington có thể sẽ đối mặt với một phản ứng kiểu chiến lang, và lúc đó, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ phải quyết định xem liệu cái giá của các kênh ngoại giao này có xứng đáng hay không.
Bài viết của Tyler Jos.
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch.
Tyler Jost là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Brown và là tác giả cuốn sách “Bureaucracies at War: The Institutional Origins of Miscalculation.”
*
China
HAVE CHINA’S WOLF WARRIORS GONE EXTINCT?
By Tyler Jost
Foreign Affairs
Published on June 27-2024.
Why Beijing Embraced Combative Diplomacy—and Why It Might Do So Again
Chinese foreign ministry spokesperson Zhao Lijian at a news conference
in Beijing, March 2022. Carlos Garcia Rawlins/ Reuter.
Five years ago, in 2019, China’s diplomats stopped being diplomatic. High-profile ambassadors and foreign ministry spokespeople began to make acerbic, sarcastic, and negative statements on Twitter (now X), in press conferences, and behind closed doors. The contrast to Chinese diplomats’ previously tactful and circumspect rhetorical style was so striking that observers at home and abroad conferred a colorful new moniker on China’s emissaries: “wolf warriors.”
The primary aim of wolf warrior diplomacy was to disarm foreign critics through public confrontations, often using emotionally evocative language. In July 2019, for example, one of China’s senior diplomats in Pakistan traded barbs with a former U.S. national security adviser on Twitter. In November, the Chinese ambassador to Sweden made headlines when he said, “We treat our friends with fine wine, but for our enemies we have shotguns.” During diplomatic talks in Alaska in March 2021, China’s senior diplomat Yang Jiechi publicly warned Secretary of State Antony Blinken not to “smear China’s social system” and a Chinese foreign ministry spokesperson criticized the U.S. delegation for creating a hostile atmosphere “filled with the smell of gunpowder.”
Yet the peak of wolf warrior diplomacy has now passed. Over the last three years, Chinese diplomats have gradually returned to a more traditional approach. Likely under orders from President Xi Jinping, they have toned down their public statements and focused on improving relations with the United States, Western Europe, and the developing world. Social media accounts linked to the Chinese foreign ministry remain active, but their messaging has become less biting and confrontational. Foreign ministry press conferences, too, have become more subdued. Several of the diplomats whose statements made international news in 2019 and 2020 have retired or moved on to new assignments.
Many scholars and policymakers attribute the rise of wolf warrior diplomacy to the nationalism of the Chinese public and Xi’s personalist leadership. Yet more important than any domestic factor is the change in China’s international environment. In the year or so before the COVID-19 pandemic, Chinese leaders were reacting to a sharp increase in foreign criticism—most notably from the United States—which they perceived as a threat to the rule of the Chinese Communist Party (CCP). As foreign criticism softened, so did China’s approach to diplomacy.
Going forward, U.S. policymakers must consider the effects of their public comments carefully. If Beijing again believes itself to be under siege, the wolf warriors may come back—damaging the prospects of constructive dialogue between China and the United States.
THE RISE OF THE WOLF WARRIOR
China’s diplomats are not fundamentally different from those of other countries. The country’s foreign ministry conducts the same activities as any other, relaying messages to and from foreign counterparts and reporting developments abroad. Chinese emissaries are not the only ones whose job requires them to engage with hostile countries, deliver coercive threats, and explain their country’s actions to foreign critics. Typically, however, diplomats in China and abroad relay even the most unpleasant news in language that carefully calibrates and precisely identifies the message that political leaders wish to convey.
Chinese diplomats have generally embraced that professional ethos since the founding of the People’s Republic. Zhou Enlai, the country’s first premier and foreign minister, oversaw initiatives in the 1950s and early 1960s to build a large, well-trained corps of foreign emissaries. After a dramatic detour during the Cultural Revolution, which upended China’s diplomatic activities, the foreign ministry became even more professionalized. By the late 1980s, the vast majority of senior Chinese diplomats had a college degree. They routinely drafted white papers, held press conferences, and engaged counterparts abroad. The country’s diplomats grew more skilled at communicating with foreign audiences, too. As the political scientists Taylor Fravel and Evan Medeiros noted in Foreign Affairs in 2003, China’s emissaries had become “more sophisticated in their articulation of the country’s goals.”
The diplomatic corps became more assertive as China’s economic and military power rose, especially after Xi became general secretary of the CCP, in 2012. But the real turning point in Chinese diplomatic practices—what would become known as wolf warriorism—came in the late 2010s. Between 2017 and 2020, the proportion of hostile responses to foreign ministry press conference questions roughly doubled, according to analysis conducted by Yaoyao Dai and Luwei Rose Luqiu. In particular, as research by Weifang Xu illustrates, the frequency at which diplomats described foreign countries in unfavorable terms during these press conferences increased substantially in 2019. From 2018 to 2019, Chinese diplomats opened more than 100 new Twitter accounts. Although much of the content posted on these accounts was unremarkable, many Chinese diplomats used these platforms to spar with foreign critics.
The term “wolf warrior” was already in the Zeitgeist at the time of the Chinese foreign ministry’s diplomatic shift. Wolf Warrior 2, the second installment of a popular action film series, was released in 2017. The series followed a fictional special operations unit charged with unconventional missions to defend China’s interests. The tagline of both films—“Even though a thousand miles away, anyone who affronts China will pay”—seemed to fit Beijing’s diplomatic campaign to stand up to foreign critics. By 2020, audiences at home and abroad were describing China’s real-life diplomats as “wolf warriors.”
UNDIPLOMATIC DIPLOMACY
Although wolf warrior diplomacy emerged amid China’s broad transition to a more assertive grand strategy under Xi, the term referred to a narrow phenomenon. Above all, it was describing a communicative style. In contrast to the pleasantries and palatable language that typically fill the world of diplomats, wolf warriors employed a negative and, more important, emotionally evocative tone. In both professional circles and public communication, they deliberately chose colorful phrasing and eschewed tact.
A prominent feature of wolf warrior diplomacy was its emphasis on divisions between “us” and “them.” Chinese diplomats characterized foreign officials as hypocritical, unvirtuous, or irrational compared with Chinese leaders, who exhibited consistency, moral rectitude, and common sense. In June 2021, for instance, the Chinese ambassador to France said that he was “honored” to be called a wolf warrior and he commented that such diplomats were simply protecting China from “mad dogs”—the country’s critics abroad.
The meaning of Chinese emissaries’ evocative statements was often in the eye of the beholder. Foreign audiences generally perceived the new diplomatic style as impolite and tactless. Scholars and foreign policy commentators in the United States, for example, have described China’s wolf warriors as “impassioned,” “zealous,” “strident,” “confrontational,” and “aggressive.” Yet according to Chinese diplomats themselves, their statements were a defensive response to the hostility around them. In May 2020, China’s foreign minister said that the country’s representatives were simply correcting “malicious slanders” and “gratuitous smears” directed at China. Another Chinese diplomat commented that the “need to fight wolf wars” stemmed from the fact that “there are wolves in this world.”
FOREIGN ORIGINS
Across periods of nationalist fervor and quiescence, across collective and personalist rule, one trend in Chinese politics stands out: the CCP is allergic to criticism that questions the regime’s right to govern. This criticism rarely sparks debate in the halls of power in Beijing. Instead, it prompts Chinese leaders to shut down dialogue and lash out against the critics. Thus, when international criticism directed at China increased in the late 2010s, the Chinese government responded by mobilizing its diplomats.
During this time, China faced rising foreign opprobrium for its internment camps in Xinjiang and its crackdown on protests in Hong Kong. As U.S.-Chinese relations deteriorated under President Donald Trump, too, U.S. officials became increasingly critical of Beijing. Criticism was not absent at the start of Trump’s term; the administration’s National Security Strategy, released in December 2017, labeled China a revisionist power. But its censure of the Chinese political system picked up after October 2018, when Vice President Mike Pence delivered a speech at the Hudson Institute in which he condemned China for “meddling in America’s democracy.”
International criticism came to a head with the COVID-19 pandemic. Although some admonition could be dismissed as a xenophobic reaction to the virus’s origins in China, the responses of foreign leaders and media also called into question the legitimacy of China’s domestic institutions. Why, they asked, had the Chinese government been slow to contain the virus? Was Xi unable to extract quality information from the bureaucracy? Had Chinese scientists been silenced? Had local authorities ignored the central government’s rules and regulations? Throughout the pandemic, too, Western commentators debated whether China’s top-down system would fare better or worse than democratic models, raising doubt about China’s ability to produce effective vaccines and stop the spread of disease.
Much of the criticism of Beijing’s decisions may well have been justified. The pertinent point, however, is not the merit of the criticism but its timing: the strongest international censure coincided with the peak prominence of China’s wolf warriors.
U.S. and Chinese officials meeting in Anchorage, Alaska, March 2021.
@ Frederic J. Brown / Pool / Reuters
Chinese emissaries made the connection between foreign opprobrium and their own diplomatic tactics explicit. In late 2019, Zhao Lijian—a paradigmatic wolf warrior who was then serving in the foreign ministry in Beijing—told BuzzFeed that it was “time for Chinese diplomats to tell the true picture” in response to U.S. officials who were “slandering” and “badmouthing China.” In December 2020, Chinese Vice Minister Le Yucheng made similar comments, declaring, “Now that [foreign critics] are coming to our doorstep, interfering in our family affairs, constantly nagging at us, insulting and discrediting us, we have no choice but to firmly defend our national interests and dignity.”
Some analysts have argued that domestic dynamics were the main cause of wolf warriorism. They generally attribute its rise either to the demands of the Chinese public or lower-level officials’ desire to appease the country’s supreme leader. In the first account, Chinese diplomats, aware of high levels of nationalist sentiment at home, decided to cater to bottom-up appeals for a more assertive posture toward foreign countries. And in the second, following Xi’s anticorruption campaign and consolidation of power, diplomats worried that Xi and higher-ups within the foreign ministry would question their political bona fides, and this concern compelled them to independently adjust their messaging in a direction that they believed Xi, who is known for his foreign policy ambitions, would approve.
Both accounts leave much unexplained. There is little evidence that Chinese public opinion shifted dramatically enough during the late 2010s to drive a spike in wolf warrior tactics. Nationalism has been salient in China since the 1990s, and especially so since Beijing hosted the Olympic Games in 2008—long before the sharp change in China’s diplomatic approach. Assigning Xi a shadowy role in generating a climate of fear also obscures the fact that he intervened directly in diplomatic practice. In 2019, as the recent wave of wolf warrior diplomacy began to build, Xi reportedly ordered Chinese diplomats to exhibit a “fighting spirit” as they carried out their duties. Sources in China suggest that Xi’s direction may have been a result of his frustration with the state of the U.S.-Chinese relationship. Xi seemingly believed that China had no choice but to confront the barrage of international criticism it faced—and he instructed his emissaries to do just that.
RETURN TO NORMAL
China’s wolf warrior diplomacy began to recede in 2021. In May of that year, Xi convened a Politburo collective study session, a forum for the senior party leadership to listen to briefings and issue guidance, to discuss China’s international communications. The proceedings of the meeting are not available to the public, but it is possible that Xi used the venue to order the bureaucracy to ratchet down hostile diplomacy toward the United States and Western Europe. The scholars Samuel Brazys, Alexander Dukalskis, and Stefan Müller detected changes in the messages directed toward the countries of the Organization for Economic Cooperation and Development from Twitter accounts linked to the Chinese foreign ministry and other parts of the Chinese government in the months after the study session.
Not coincidentally, China’s shift toward less aggressive diplomacy occurred just as the international environment became less hostile toward Beijing. Foreign criticism, particularly from the U.S. government, tempered under the Biden administration. To be sure, U.S. officials have condemned human rights abuses, touted the superiority of democratic institutions, and called out Chinese leaders for choices with which it disagrees. Yet the White House and the State Department have also more readily offered assurances that Washington’s aim is not to change the regime in Beijing. In May 2022, Blinken affirmed that the United States and China would “have to deal with each other for the foreseeable future.” And in June 2024, Deputy Secretary of State Kurt Campbell stated explicitly that seeking regime change in China would be “reckless and likely unproductive.”
Meanwhile, Chinese leaders may have seen a window of opportunity to stabilize relations with foreign countries, particularly the United States and western Europe. Chinese decision-makers do not want to drift into prolonged isolation, which would undermine China’s prospects for economic growth and its search for international status. China’s flagging economy has undoubtedly made the case to soften Beijing’s diplomatic approach more compelling.
In addition to this impulse to mend fences, Xi may also have chosen to rein in wolf warrior diplomacy because it was undermining, rather than strengthening, China’s public image. The best available evidence suggests that China’s rhetoric did not shift foreign public opinion in the country’s favor. Survey experiments by Weifang Xu have instead showed that defamatory messaging tended to increase American public support for hard-line policies toward China. Similarly, experiments by Daniel Mattingly and James Sundquist have found that negative messaging about the United States did not consistently improve attitudes toward China in third-party countries, such as India—and may have had a negative effect when issued during military confrontations with Beijing. Interviews conducted by Dylan Loh suggested that at least some Chinese diplomats and scholars recognized that wolf warriorism was ineffective. Yet it is unclear whether their observations reached the ears of high-level decision-makers and, even if they did, whether this shaped the decision to subdue the wolf warriors.
DIPLOMATIC TRADEOFFS
The rise and fall of wolf warrior diplomacy was, ultimately, a function of Chinese leaders’ perception of the international environment and the threat it posed to the security of their regime. This central insight leads to two important conclusions for U.S. policymakers. For one, the decline of heated Chinese rhetoric may not be permanent. China’s diplomatic corps has proved its ability to adapt quickly to changing conditions, and party leaders may once again unleash the proverbial wolves if it suits their interests.
Additionally, Washington must consider how its pronouncements about the way the Chinese government rules may undermine opportunities to maintain lines of communication. American policymakers often, and oftentimes rightly, feel the urge to criticize the actions of foreign governments when those actions contravene American values. When it comes to issues such as the repression of ethnic minorities, the United States can and should continue to speak out for what it believes.
Fair as its criticism may be, however, such rebukes do not come without cost. The United States benefits from diplomatic engagement with China that allows both sides to clarify their positions, demarcate redlines, and defuse tensions. As the 2021 talks in Alaska illustrated, however, such opportunities are squandered when Beijing’s diplomats instead use them to make the case for the regime’s right to rule. Efforts to publicly defend China’s national honor by lashing out at foreign critics, moreover, add noise to communication channels, which can make China’s actual position even more difficult to discern. Even if the United States has come to embrace a competition-based relationship with China, encouraging Chinese emissaries to use their finite diplomatic bandwidth to stage confrontations is not in the U.S. national interest.
U.S. policymakers must thus bear in mind the tradeoffs when they make statements that China’s leaders perceive as an attempt to undermine their domestic legitimacy. A common trap that Washington falls into is to view its criticism of a foreign government as merely an affirmation of U.S. values—and to overlook the possibility that the leaders of that government will see the criticism as a threat to their political survival. There are times when the United States may consider it appropriate, or even desirable, to censure China. But if the type and frequency of its condemnations reach the point of threatening the CCP’s sense of security, Washington should expect a wolf warrior reaction. U.S. policymakers will have to decide whether the costs to diplomatic channels are worth it.
Written by Tyler Jost
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài nầy: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net