Giới thiệu: Hôm nay mời “pà kon” xem chơi vài chuyện vui tại xứ “Hoa Kỳ … cục!”, chuyện các nhân vật tiếng tăm trước đây của xứ đa chủng tộc “giẫy, giẫy hoài mà không chịu chết”.
Giấy khai sinh của từ ngữ "giẫy chết", được mấy tên Vi Xi – từ chóp bu Pác Pó đến những tên du kích… cắc bụp - gọi Mỹ là “đế quốc giẫy chết”. Xem ra bọn họ nói "trật lất" (Từ ngữ không được nho nhã nầy là của những người "đơ dzem cùi bắp" ở miền quê, thôn dã dùng nên nghe có mùi "không khá".
Tuy ngoài miệng thì nói thế (có thể vì dốt nên nghe người ta nói sao thì nói theo vậy hoặc được “trên” chỉ đạo, dạy dỗ nên phải nghe lệnh mới đúng điệu của dòng dõi “con nhà sản”) nhưng mấy chú “tộc cối” Hà Nội lại "chịu" cái mùi "giẫy chết" nầy nên từng có những tên “chóp bu” bò qua "ăn mày" với những tên "giẫy chết" tại Bạch Cung. Vui thiệt. Những chữ nghiêng trong ngoặc [ ] là do người đăng bài thêm vào. (Webmaster)
.
NỤ CƯỜI MỸ QUỐC.
by Dick McCarthy.
.
1. "CAL TRẦM LẶNG".
Hôm nay chúng tôi sẽ kể hầu quý vị câu chuyện về một vị Tổng thống Hoa Kỳ cách đây 70 năm. Nếu xem bức ảnh của Tổng thống Calvin Coolidge thật là khó mà tưởng tượng ra gương mặt nghiêm nghị kia lại tàng ẩn một óc khôi hài sắc sảo của một người quê ở New England với biệt danh là "Cal trầm lặng". Nguyên do là vì ông rất tiết kiệm lời nói, nhưng ông đã nói câu nào là chắc nịch câu đó, như được kể lại trong một số giai thoại dưới đây.
Hình minh họa 1: Chân dung TT Calvin Coolidge, chụp năm 1919.
Chuyện kể rằng vị thống đốc tiểu bang Massachussetts là ông Cox khi đến thăm Tổng thống Coolidge vào đầu nhiệm kỳ đã có ấn tượng sâu sắc trước sự việc trong một ngày, Tổng thống có thể tiếp kiến xong nhiều người khách trên một danh sách dài dằng dặc trước lúc 5 giờ chiều; trong khi đó thì ông thống đốc Cox hàng ngày phải ở lại văn phòng đến 9 giờ đêm mới tiếp chuyện xong hết các người khách.
Ông Cox bèn hỏi Tổng thống: "Thưa ngài, sao lại có sự chênh lệch thế ạ?" Tổng thống thản nhiên nói: "Tại vì ông cứ nói lại với người ta". Lời khuyên này thật có ý nghĩa. Khi tiếp chuyện ai mà bạn thủ khẩu như bình thì người kia sẽ hết chuyện nói.
Chuyện khác: Một hôm có một bà lắm mồm muốn thử Tổng thống. Nhân dịp bà được ngồi bên cạnh Tổng thống trong một bữa tiệc, bà ta nói: "Thưa Tổng thống, tôi đã đánh cuộc (cá độ) với nhà tôi rằng ngài sẽ nói với tôi nhiều hơn hai chữ". Tổng thống bèn đáp: "Bà thua". Và ông không còn nói thêm lời nào với bà này trong suốt buổi tiệc. Dĩ nhiên bà này thua cuộc.
Còn nữa. Một hôm Tổng thống và phu nhân đến thăm viếng một trại nuôi gà nhưng hai vị đi vào hai buổi khác nhau. Đệ nhất phu nhân hỏi người phụ trách nuôi gà xem thử trong một ngày thì một con gà trống có đạp mái nhiều hơn 1 lần hay không. Người đó trả lời: "Thưa không, trong một ngày con gà trống đạp mái cả chục lần." Bà mỉm cười nói với ông nuôi gà: “Nhờ ông kể cho tổng thống biết việc này nhé.”
Một lát sau, Tổng thống đi ngang và nghe biết mẩu chuyện vừa kể về con gà trống. Ông bèn hỏi người nuôi gà: "Con gà trống đạp mái với cùng một con gà mái hay sao?"
Người nuôi gà đáp: "Dạ không phải, thưa Tổng thống, mỗi lần nó đạp mái, nó đều chọn một con gà mái khác."
Tổng thống gật đầu đồng tình và nói với ngươi nuôi gà: "Nhờ ông nói lại việc đó cho nhà tôi biết nhé."
Và chuyện cuối ở đây. Khi Tổng thống Coolidge tuyên bố sẽ không ra tranh cử lần thứ hai, các nhà báo cứ nằng nặc yêu cầu Tổng thống cho quốc dân đồng bào biết rõ lý do tại sao. Tổng thống nói: "Tại vì làm đến chức Tổng thống là tột đỉnh rồi thì đâu còn cơ hội thăng tiến nữa."
.
2. CHÀNG KHỔNG LỒ QUÊ Ở TEXAS.
Cũng giống như tiểu bang to lớn Texas là quê của mình, cố Tổng thống Lyndon Johnson “vĩ đại” hơn đời thường. Ông cao hơn một thước tám mươi phân với ngoại hình khổng lồ. Xứng hợp với bề ngoài đáng gờm đó là sức làm việc dồi dào cùng với một tài năng hiếm có là khiến được người khác làm những điều mình muốn.
Hình minh họa 2: Chân dung TT Lyndon Johnson, hình chụp năm 1964.
Với óc khôi hài dí dỏm, có khi ông còn tự diễu mình, như khi trúng cử vào Quốc hội lần đầu tiên, ông chỉ hơn đối thủ xuýt xoát có 87 phiếu. Ông bèn hài hước tự phong mình là “Johnson, nhà vô địch áp đảo tuyệt đối.”
Trước thời gian đó thì đã có những chính trị gia làm ẩu bằng cách ghi danh tên người chết vào danh sách cử tri, rồi bỏ phiếu bầu bằng tên của người chết. Johnson thích thú kể lại một câu chuyện hoàn toàn tưởng tượng, rằng một đêm kia, ông cùng bạn bè đi ra một nghĩa trang với đèn pin trong tay, để thu thập tên tuổi những người qúa cố ghi trên mộ bia, rồi chép vào danh sách cử tri đủ điều kiện đi bầu cử.
[Chuyện nầy giống cuộc bầu cử 2020 quá! Có lẽ Joe Biden “thuộc lòng” cuốn sách nầy của đảng Dân Chủ rồi - vì Lyndon Johnson cũng là đảng Lừa - nên áp dụng “bửu bối“ của đảng! Người chuyển bài thêm đoạn nầy vào để bạn đọc biết “sách lược” của đảng Lừa: lấy phiếu bầu của cả người đã hui nhị tì ].
Người phụ tá gặp một tấm bia mộ quá cũ vì rêu phong phủ kín đến nỗi không thể đọc ra tên của người chết. Anh ta nói: “Tên này đọc không ra. Thôi ta cho qua.”
Nghe thấy nói như thế, Johnson bèn bảo: “Không được, đừng cho qua. Người chết này cũng có đầy đủ quyền công dân đi bầu cử, giống như bất kỳ người nào trong nghĩa trang này”. [Lại giống Joe Biden, nghe nói trong một lần đi vận động tại một nghĩa địa, trước kỳ bầu cử 2020 tại Mỹ].
Một giai thoại khác là vào thời gian ông làm trưởng khối đa số tại Thượng viện thì máy điện thoại gắn trên xe hơi là một món xa xỉ ly kỳ, vô cùng qúy giá và hiếm có, nhưng ông vẫn ra lệnh lắp đặt 1 điện thoại trên xe Limousine của ông. Trong khi đó, đối thủ Everett Dirksen thuộc đảng Cộng hòa là trưởng khối thiểu số, không bao giờ chịu lép vế, cho nên cũng có một chiếc điện thoại gắn trên xe của mình.
Ông này muốn đi một đường biểu diễn bằng cách gọi điện thoại cho Johnson vào một buổi sáng kia, trong khi cả hai vị đang trên đường đi đến Điện Capitol là trụ sở Quốc hội. Ông ta nói vào máy ở trên xe: “A-lô, Lyndon. Ông có đoán ra được không, tôi đang dùng máy điện thoại gắn trong xe đây này.”
Johnson trả lời và gỉa vờ hỏi lại: ”Chào Thượng Nghị sĩ. Mà cái đó là cái gì thế nhỉ? Ồ, xin lỗi nhé, tôi không nghe rõ, xin giữ máy một lát. Bởi vì cái máy điện thoại thứ hai gắn trên xe của tôi đang reo chuông om xòm”.
Vào năm 1968, sau khi Johnson tuyên bố là sẽ không ra tái tranh cử chức Tổng thống nữa thì nhân dân Mỹ qúy mến ông vô cùng, và ông đã trở thành một vị anh hùng ngay lập tức. Nhưng dĩ nhiên là với óc khôi hài sẵn có, ông lại tự diễu cợt mình bằng câu: “Phải rồi. Người nào cũng nói là yêu thương bà mẹ vợ, hay mẹ chồng của mình, chỉ khi nào bà ấy nói rằng bà ấy sắp ra đi. Và như thế là khuất mắt, là rảnh của nợ!”
.
3. THỊ TRƯỞNG JAMES HÀO HOA PHONG NHÃ.
James “Jimmy” Walker, viên thị trưởng chịu chơi của thành phố New York, là một người xứng hợp với thời đại của mình. Ông trúng cử năm 1926 trong khi nước Mỹ đang trên đà phát đạt, và nhân dân cho rằng sự phồn vinh sẽ kéo dài vô tận. Được gọi bằng tên thân mật “James hào hoa phong nhã”, ông có một khuyết điểm: đó là ông không thể cưỡng lại sự cám dỗ. Ông khởi đầu bằng sáng tác ca khúc, nhưng vì thân phụ là một chính trị gia cho nên đã bắt ông học luật để đi vào con đường chính trị. Ông trúng cử vào quốc hội tiểu bang rồi trở thành người lãnh đạo ở đó trước khi được bầu làm thị trưởng của thành phố lớn nhất nước Mỹ.
Hình minh họa 3: Chân dung Thị trưởng New York là James Walker, hình chụp năm 1926.
Phóng viên báo chí ưa thích viên thị trưởng này vì ông nhanh trí, khôn và luôn luôn khéo léo hóa giải được nhiều thế bí. Ví dụ như có hôm một đối thủ chính trị công bố rằng viên thị trưởng đã nói dối nghiêm trọng. Khi báo chí hỏi về việc này thì ông trả lời: “Lại thêm một câu chuyện đúng đắn bị một nhân chứng làm hư hỏng.”
Một lần khác, có anh chàng kia rất kiên trì đi xin việc ở Tòa Thị Chính, tới lui hoài khiến cho viên thị trưởng bực mình. Sau khi nghe tin một viên chức tên là O’Neill vừa mới qua đời thình lình, anh này chạy đến gặp Jimmy và nói: “Thưa ông thị trưởng, xin cho tôi thay thế chỗ của O’Neill được không ạ?” Jimmy đáp: “Chắc chắn là được thôi, nhưng hãy hỏi xem người khâm liệm xác của O’Neill có bằng lòng không đã.”
Jimmy còn có thói quen xuất hiện không đúng giờ trong những buổi họp. Một lần kia, người ta mời ông đến đọc diễn văn trong một bữa tiệc thì ông lại đến qúa muộn, khiến cho quan khách phì cười vì hết kiên nhẫn. Ông bèn chữa thẹn bằng cách khôi hài: “Cuối cùng thì không phải ai cũng có thể là người đến trước. Bằng chứng là ngay đến cả Tổng thống Washington cũng đã từng là kẻ đến sau, khi ngài lấy vợ là một góa phụ đã có một đời chồng.”
Một lần khác, Jimmy là cái đích cho một chính trị gia khác tấn công một cách không quân tử. Ông thản nhiên nói với người bạn: “Kỳ cục thật. Mình nhớ ra là chưa hề làm ơn cho người này.”
Tuy là hay khôi hài nhưng Jimmy rất thành thật về một điều: ông không bao giờ giả vờ rằng mình đã phải làm việc vất vả vì dân vì nước. Thật vậy, một hôm có bà cụ nhân hậu kia bình phẩm: “Thưa ông Thị trưởng, là người lãnh đạo thành phố vĩ đại New York, chắc chắn là ông phải làm nhiều công việc nặng nề, căng thẳng.”
Jimmy trả lời: “Thưa cụ, đúng như thế đấy ạ. Bằng chứng là hàng ngày cụ luôn luôn trông thấy đèn vẫn còn sáng trong văn phòng của tôi vào ban đêm, sau khi tôi đã đi về nhà ngủ trước đó từ lâu rồi.”
4. WOODY ALLEN.
Woody Allen là một nhà văn, nhà đạo diễn điện ảnh, nhạc công kèn trompette, và một diễn viên hài kịch. Sự nhanh trí khôn của ông nhắm vào những điều căn bản mà con người hằng quan tâm, như là sự hiện hữu của Thượng đế, nỗi sợ hãi tử thần, mối quan hệ nam nữ...
Hình minh họa 4: Nhà văn Woody Allen, qua nét vẽ bút chì.
Cái tài của ông là đưa được nét dí dỏm nhẹ nhàng vào những việc nghiêm trọng khô khan. Ví dụ như trước cái chết mà ai cũng quan tâm thì ông Allen pha trò: "Vấn đề không phải là tôi ngán tử thần. Thực ra, tôi chẳng muốn gặp y chút nào". Sau đó thì ông lại thấy niềm an ủi trong cái chết. Ông nói: "Về mặt tích cực thì khi gặp tử thần, ta chỉ việc nằm xuống ngon ơ."
Song le, giống như nhiều người trong chúng ta, ông Allen cũng muốn trường sinh bất tử, ít ra là trong tâm tưởng như một số người như Mozart hay Shakespeare, nhờ lưu lại cho hậu thế những tác phẩm bất hủ. Nhưng ông Allen biết mình không phải là Mozart hay Shakespeare. Ông trào phúng: "Tôi không muốn bất tử qua tác phẩm của tôi. Tôi muốn bất tử bằng cách không chết."
Ông cũng quan tâm đến Thượng đế. Ông cho rằng nếu thực sự mà có Trời thì chắc chắn ông Trời không phải là ma quỷ, ít ra là như vậy. Có lần ông pha trò: "Nếu Trời mà ra dấu hiệu OK cho tôi thì tôi sẽ vọt lên Thiên đàng ngay."
Một hôm ông kể chuyện là hồi còn bé ông bị bắt cóc và ba má ông lập tức hành động, nhưng không phải hành động như người ta thường nghĩ. Quý vị có đoán được là ba má ông phản ứng ra sao không. Theo lời ông kể thì sau khi biết ông bị bắt cóc, ba má ông bèn đem cho thuê căn phòng của ông ở. Một lần khác ông tự diễu mình như sau: "Trong đời tôi, điều mà tôi hối tiếc nhất là tôi đã không sinh ra làm một con người khác không phải là tôi."
(Còn nữa).
Webmaster.
* * *
Xem bài cùng chủ đề click tại đây
Xem bài trên trang Giải trí click vào đây
Trở về trang chính www.nuiansongtra.net