Thay đổi chủ đề, giới thiệu đến bạn đọc một tiểu luận được viết bởi “con cháu họ nhà sản” thuộc tộc cối nòi Hán(g), (bằng Hoa ngữ, chuyển thể sang Anh ngữ). Nội dung bài viết cho người đọc biết sự thăng trầm của quốc gia nầy; và cuộc chiến hiện tại là một thách thức mất còn, được điều hành bởi giới tinh hoa của họ. (Webmaster)
(PRO-WESTERN? INFILTRATION? WHY IRAN'S INTELLECTUAL ELITE IS CAUGHT IN A PAINFUL "PSYCHOLOGICAL TEAR")
By Mục Hoành Yến (Mu Hongyan)
Lê Thị Thanh Loan dịch
Guancha
18/10/2024.
Gần đây, bộ phim “Trận chiến hồ Trường Tân” phản ảnh lịch sử chống lại quân Mỹ và giúp đỡ Triều Tiên của Trung Cộng đã được trình chiếu tại “Tuần lễ phim Trung Cộng” ở Iran và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân Iran. Sau khi bộ phim kết thúc, toàn bộ khán giả đã đứng lên bày tỏ sự tôn trọng, các phương tiện truyền thông Iran cũng đưa tin rất nhiều về việc này.
Hình: Poster quảng cáo cho phim Trận chiến hồ Trường Tân (The battle at lake Changjin).
Nguyên nhân của sự nhiệt thành này trước hết liên quan mật thiết đến tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là khi Iran đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự trên quy mô lớn với Israel – quốc gia được Mỹ hậu thuẫn, tình cảm dân tộc của Iran đang dâng cao; thứ hai, Iran trong lịch sử đã từng có cả những thắng lợi vẻ vang lẫn những thất bại thê thảm trong cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Những tình cảm dân tộc phức tạp được tạo ra trong sự đan xen giữa chiến thắng và thất bại đã khiến bộ phim Trung Cộng “Trận chiến hồ Trường Tân” chẳng khác nào một thước phim khơi dậy tinh thần và ý chí dân tộc đối với người dân Iran.
Iran là một trong những nền văn minh cổ xưa trên thế giới, từng hai lần gây dựng Đế quốc Ba Tư bao trùm phần lớn vùng Tây và Trung Á. Lãnh thổ của nó bao gồm Ai Cập và vùng ven biển phía Bắc Biển Đen, được coi là đế chế mang tầm cỡ thế giới đầu tiên trải dài khắp châu Á, châu Phi và châu Âu, đây cũng là niềm vinh quang mà dân tộc Iran lấy làm tự hào nhất. Do Đế quốc Ba Tư đối diện trực tiếp với châu Âu, nên khi châu Âu bành trướng và tiến hành xâm lược về phía Đông thì Iran là đầu cầu đầu tiên phải gánh chịu. Iran xảy ra xung đột quân sự với phương Tây trong cả ba triều đại tiền Hồi giáo.
Trong triều đại Achaemenid của Iran (550 TCN - 330 TCN, được gây dựng bởi các bộ tộc Aryan Ba Tư của Iran, trong lịch sử được gọi là Đế quốc Ba Tư thứ nhất), quốc gia này chủ yếu phải đối mặt với liên minh Hy Lạp do Athens và Sparta lãnh đạo. Sau ba trận chiến lớn gồm trận Marathon, trận Thermopylae và trận Salamis, Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư cuối cùng đã kết thúc với thất bại của Ba Tư và chiến thắng của Hy Lạp, từ đó mở ra thời kỳ phát triển hoàng kim của văn hóa Hy Lạp cổ đại. Các nhà sử học phương Tây luôn mô tả chiến thắng của Hy Lạp trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư như là thắng lợi của nền dân chủ phương Tây trước chế độ chuyên chế phương Đông.
Sau đó vào năm 334 TCN, Alexander hành quân từ Macedonia về phía Đông và quét sạch triều đại Achaemenid của Iran. Năm 330 TCN, Đế quốc Ba Tư thứ nhất sụp đổ và bắt đầu thời kỳ Hy Lạp hóa kéo dài hơn 80 năm dưới sự cai trị của người Hy Lạp. Có thể nói, đây là thất bại bi thảm đầu tiên mà dân tộc Iran phải gánh chịu sau khi đã trải qua thời kỳ huy hoàng của Đế quốc Ba Tư.
Năm 247 TCN, triều đại Parthia của Iran (224 TCN-224 SCN, do các bộ tộc Aryan Parthia của Iran lập nên) được thành lập. Sau những nỗ lực gian khổ của “cuộc chiến phục hưng trăm năm”, quân Hy Lạp cuối cùng đã bị đánh đuổi khỏi cao nguyên Iran. “Cuộc chiến phục hưng trăm năm” là thắng lợi to lớn đầu tiên của người Iran trước sức mạnh quân sự hùng mạnh của phương Tây, đồng thời cũng là sự quật khởi ngoan cường của dân tộc Iran sau khi trải qua thảm họa.
Về sau, triều đại Parthia của Iran luôn cạnh tranh với Đế quốc La Mã. Sau khi “bất khả chiến bại trên khắp Địa Trung Hải”, Đế quốc La Mã gặp phải sự kháng cự quật cường từ triều đại Parthia ở phía Đông. Crassus, một trong tam hùng của Đế quốc La Mã, đã khởi binh đánh Parthia. Năm 53 TCN, hai bên giao chiến tại Carrhae. Với quân số chưa đến 20.000 người, Parthia đã đánh bại đội quân hùng mạnh 40.000 người của La Mã. Điều này đã trở thành một ví dụ nổi tiếng về “lấy ít địch nhiều” trong lịch sử quân sự thế giới. Thắng lợi trong trận Carrhae đã truyền một nguồn cảm hứng rất lớn cho lòng tự tin dân tộc của Iran. Năm 36 TCN, Antony, vị thống soái trẻ tuổi và là một trong tam hùng của La Mã, đã một lần nữa khởi binh đánh Parthia và cũng phải nhận thất bại thảm hại.
Vào năm 395 SCN, Đế quốc La Mã khổng lồ bị xâm lăng bởi những kẻ đến từ Bắc Âu và bị chia làm hai. Đế quốc Đông La Mã là phần đế quốc nằm ở phía Đông có thủ đô là Constantinople và còn được gọi là Đế quốc Byzantine. Triều đại Sasanian của Iran (224-651, được thành lập bởi các bộ tộc Aryan Ba Tư của Iran, trong lịch sử được gọi là Đế quốc Ba Tư thứ hai) chủ yếu đối địch với Đế quốc Đông La Mã. Vào các năm 528-531, 540-545, 549-562 và 571-591, giữa Vương triều Sasanian của Iran và Đế quốc Đông La Mã đã xảy ra các cuộc xung đột quân sự có quy mô lớn và kéo dài. Kết quả cuối cùng của mỗi cuộc xung đột quân sự đều là thắng lợi của Vương triều Sasanian, họ đánh cho quân Đông La Mã không còn manh giáp và buộc phải nhượng lại lãnh thổ để bồi thường. Năm 572, nhằm cắt đứt Con đường tơ lụa trên biển của Đông La Mã, Vương triều Sasanian đã chiếm đóng Yemen và canh giữ Vịnh Aden. Kể từ đó, khu vực Yemen trở thành vùng ảnh hưởng của Iran.
Như vậy, ba triều đại lớn của Iran thời tiền Hồi giáo nhìn chung đều chiếm ưu thế trong các cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Ưu thế này đã được bồi tích vào tâm lý dân tộc và hình thành nên một thứ cảm xúc tự hào kiêu hãnh sâu thẳm trong lòng dân tộc Iran. Là một quốc gia hùng mạnh ở Tây Á, Iran từ xưa đến nay luôn sở hữu sức răn đe và uy hiếp mạnh mẽ trong khu vực, văn hóa của nước này có tác động bức xạ mạnh mẽ đến các khu vực xung quanh.
Năm 610 SCN, nhà tiên tri Muhammad sáng lập ra Hồi giáo. Năm 632, Muhammad đã thống nhất nhiều bộ lạc Ả Rập khác nhau trên Bán đảo Ả Rập thông qua Hồi giáo. Trong thời kỳ Bốn Caliph, quân đội Ả Rập bắt đầu tràn ra khỏi bán đảo. Vào thời điểm này, Vương triều Sasanian, một mặt đã bị hao hụt sức mạnh trong cuộc chiến trường kỳ với Đế quốc Đông La Mã, mặt khác lại xảy ra nội chiến do sự việc con trai giết cha để chiếm ngai vàng, đã bị quân Ả Rập đánh bại. Năm 651, triều đại Sasanian của Iran sụp đổ và Iran bước vào kỷ nguyên Hồi giáo.
Song song với việc nền văn minh Iran bị Hồi giáo thay đổi, ở chiều ngược lại, nền văn minh Hồi giáo cũng bị nền văn minh Iran làm cho đổi thay. Quá trình Hồi giáo hóa Iran đã khiến nền văn minh Hồi giáo của Ả Rập nhanh chóng chuyển đổi từ nền văn minh bộ lạc sang nền văn minh đế quốc phát triển ở tầm cao. Có thể nói, việc bị người Ả Rập chinh phục là thảm họa thứ hai mà dân tộc Iran phải gánh chịu. Tuy nhiên, Iran đã chinh phục được những kẻ chinh phục bằng nền văn minh hùng mạnh và phát triển ở tầm cao của mình. Điều này cũng hình thành nên tâm thức “chủ nghĩa Đại Iran” trong lòng dân tộc Iran. Họ cho rằng, chính sự đóng góp của Iran đã tạo nên một nền văn minh Hồi giáo thịnh vượng và huy hoàng, điều này cũng hình thành nên ưu thế tâm lý của dân tộc Iran trong kỷ nguyên Hồi giáo.
Đồng thời, chính quá trình Hồi giáo hóa Iran cuối cùng đã khiến Hồi giáo phân tách thành dòng Sunni với đại diện là người Ả Rập và dòng Shia với đại diện là người Iran. Ở bề ngoài, sự chia rẽ giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shia là do sự khác biệt trong nhận thức của hai bên về vấn đề ai là người kế vị hợp pháp của nhà tiên tri Muhammad. Người Sunni công nhận 4 vị Caliph gồm Abu Bakr, Umar, Uthman và Ali là người thừa kế hợp pháp của Muhammad, trong khi người Shia chỉ công nhận Ali (anh họ và con rể của Muhammad) là người kế vị hợp pháp của Muhammad. Hệ thống đế chế trong một thời gian dài đã khiến người Iran chú trọng nhiều hơn đến mối quan hệ huyết thống trong vấn đề thừa kế, mà ba vị Caliph đầu tiên thì không có mối quan hệ huyết thống nào với Muhammad.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự khác biệt nội tại và căn bản nhất giữa người Shia và người Sunni nằm ở nhận thức của hai bên về quyền lực tôn giáo của chính những người kế vị. Người Shia gọi người kế vị Muhammad là Imam (nhà lãnh đạo tinh thần), Ali là Imam đầu tiên và con cháu của Ali lần lượt kế thừa cho tới Imam thứ 12. Dưới sự truy đuổi của người Sunni, Imam thứ 12 Mahdi đã mất tích. Người Shia tin rằng, Imam thứ 12 Mahdi đang ẩn mình và sẽ trở lại vào Ngày phán xét để thanh tẩy mọi tội lỗi của thế giới.
Điều đó có nghĩa, đức tin của dòng Sunni coi chính bản thân Kinh Qur’an là cốt yếu, trong khi đức tin của dòng Shia thì coi người nắm giữ tất cả kiến thức về Kinh Qur’an (tức các Imam) là hạt nhân. Imam của Shia được Imam tiền nhiệm “chỉ định”, chứ không do người dân bầu chọn. Nguyên tắc “chỉ định” đặt nền tảng cho sự kiên định của người Shia đối với nguyên tắc phán đoán độc lập của các faqīh (luật gia Hồi giáo) trong việc giải quyết các vấn đề của luật Hồi giáo, đồng thời trao cho các faqīh có cấp bậc tôn giáo cao (ayatollah) quyền “sáng chế”. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa người Shia và người Sunni, các faqīh Sunni không có quyền sáng chế.
Đức tin vào các Imam đã trở thành tín điều thứ 3 của người Shia bên cạnh đức tin vào sự độc nhất của Allah và đức tin vào việc Muhammad là sứ giả của Allah. Do đó, đức tin của người Shia được xây dựng trên niềm tin và sự sùng bái Imam dựa theo nền tảng Kinh Qur’an. Điều này dẫn đến việc các faqīh Shia cấp cao được coi là người đại diện nơi trần thế của vị Imam ẩn thân, đồng thời có được uy tín cao vọng và sức hiệu triệu mạnh mẽ đối với quần chúng mà các faqīh Sunni không thể sánh bằng. Đây cũng là lý do chính khiến Ayatollah Khomeini, với tư cách là lãnh tụ tôn giáo Shia, đã lãnh đạo Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 đi đến thành công.
Trước Hồi giáo, Iran đã coi Hỏa giáo (thường được gọi là đạo Zoroastrian, hay còn gọi là Hiên giáo trong sử liệu Trung Cộng) là quốc giáo của mình. Dòng Shia thực chất là sự Hồi giáo hóa Hỏa giáo, trong Hồi giáo Shia chứa đựng nhiều yếu tố của Hỏa giáo mà bài viết này sẽ không thảo luận. Dù thế nào đi nữa, chính nền tảng sâu sắc của Hỏa giáo đã khiến Hồi giáo Shia chỉ được truyền bá ở Iran và các khu vực xung quanh Iran, trong khi Hồi giáo Sunni thì được truyền bá rộng rãi trên khắp thế giới. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng hình thành nên vòng cung kháng chiến của người Shia ở các khu vực xung quanh Iran trong tình hình chính trị quốc tế hiện đại.
Xung đột Palestine - Israel bắt đầu từ năm 1948 với sự thành lập của nhà nước Israel và sự bùng nổ của Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất. Điều này từ lâu đã là cuộc xung đột giữa thế giới Hồi giáo Sunni (các nước Ả Rập) và Israel. Với sự hậu thuẫn vững chắc của Mỹ, Israel đã giành chiến thắng trong cả 5 cuộc chiến tranh Trung Đông trước đây, các nước Ả Rập thì bị chia năm xẻ bảy. Dưới sự thúc đẩy của Mỹ, họ đã hòa giải với Israel vì lợi ích của mỗi nước. Vấn đề lãnh thổ dường như là trọng tâm của cuộc xung đột Palestine-Israel, nhưng vị thế của Jerusalem mới là cốt lõi của cuộc xung đột.
Jerusalem là thánh địa của ba tôn giáo (Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo). Đây là thành phố linh thiêng thứ 3 của Hồi giáo và là nơi có Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa nổi tiếng. Nghị quyết phân chia của Liên hợp quốc năm 1947 đã quyết định Jerusalem là thành phố nằm dưới sự quản lý của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất năm 1948, do Israel giành chiến thắng nên phần phía Tây của Jerusalem đã bị Israel chiếm đóng. Sau Chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 năm 1967, Israel chiếm đóng phần phía Đông của Jerusalem. Vào tháng 7 năm 1980, Israel thông qua dự luật coi Jerusalem là thủ đô của mình sau khi thống nhất. Mặc dù dự luật này bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ nhưng Israel vẫn đi theo con đường riêng và dần xúc tiến “kế hoạch xây dựng thủ đô” của mình. Thậm chí vào tháng 12 năm 2017, Tòa Bạch Ốc do Trump làm chủ đã chính thức tuyên bố rằng Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, điều này chắc chắn đã châm ngòi cho cuộc xung đột Palestine - Israel sau đó.
Trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979, triều đại Pahlavi của Iran là một chính quyền thân Mỹ nên không những không can thiệp vào cuộc xung đột Palestine - Israel mà còn lợi dụng cuộc chiến ở Trung Đông để kiếm được một lượng lớn petrodollar, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh chóng và tự coi mình nằm trong những nước phát triển (Năm 1972, tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ 9 thế giới). Việc Israel đưa ra dự luật năm 1980 coi Jerusalem là thủ đô của mình sau khi thống nhất là một sự đả kích mạnh mẽ đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran mới ra đời vào năm 1979, vậy là Iran bắt đầu bày tỏ lập trường phản đối Mỹ và Israel.
Có thể nói, khi người Sunni ở các nước Ả Rập từ bỏ sự phản kháng với Israel thì chính người Shia ở Iran đã giương cao ngọn cờ bảo vệ Thánh địa Jerusalem, kiên quyết chống Mỹ và Israel. Đồng thời, bất chấp sự bao vây và cấm vận kéo dài 45 năm của Mỹ và các nước phương Tây, người Shia vẫn kiên cường thiết lập vòng cung kháng chiến của riêng mình và trở thành lực lượng kháng chiến quan trọng trong cuộc xung đột Palestine - Israel.
Vấn đề nan giải mà chính quyền hiện tại của Iran phải đối mặt nằm ở chỗ, nước này một mặt cần chi nhiều tiền để xây dựng vòng cung kháng chiến của người Shia, mặt khác lại phải đối mặt với sự bao vây và cấm vận lâu dài về kinh tế từ Mỹ và các nước phương Tây khác. Vì vậy, nền kinh tế của nước này đang gặp khó khăn và mức sống của người dân cũng suy giảm mạnh, trong khi sự bất mãn không ngừng gia tăng. Tâm lý bất mãn lan rộng trong quần chúng đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho sự xâm nhập của lực lượng Mỹ và phương Tây vào Iran.
Nói một cách tương đối, người dân thuộc tầng lớp thấp ở Iran ít bị rối ren tâm lý hơn, bởi những người thuộc tầng lớp này không được hưởng lợi nhiều từ sự bùng nổ kinh tế dưới triều đại Pahlavi và chính quyền hiện tại cũng khá quan tâm đến trợ cấp sinh hoạt cho tầng lớp thấp. Ngoài ra, người dân thuộc tầng lớp thấp sùng đạo hơn. Dù phải thắt lưng buộc bụng, họ cũng sẽ không quá thù địch với chính quyền hiện tại, mà sẽ chỉ chuyển thái độ thù địch sang phía Mỹ và các nước phương Tây dưới sự dẫn dắt khéo léo của chính quyền hiện tại. Do đó, nền tảng quần chúng của chính quyền Iran hiện tại là điều không cần bàn cãi.
Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu Iran đang rơi vào tình trạng rối ren tâm lý, thậm chí là giằng xé tâm lý rất nghiêm trọng. Trong triều đại Pahlavi, họ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ kinh tế của Iran; còn dưới chính quyền hiện tại, tài sản của họ đang sụt giảm mạnh mẽ. Với tư cách là giới trí thức tinh hoa của Iran, họ là nhóm người có mối gắn bó sâu sắc nhất với “chủ nghĩa Đại Iran”. Họ tự hào về vinh quang của Iran trong lịch sử cũng như di sản lịch sử và văn hóa sâu sắc của đất nước mình. Họ cho rằng Hồi giáo là tôn giáo của người Ả Rập và cho rằng tầng lớp tôn giáo hiện đang nắm chính quyền đều là những học giả tôn giáo Hồi giáo. Thêm vào đó là sự bôi nhọ của các phương tiện truyền thông phương Tây đối với Hồi giáo và chính quyền Iran hiện tại, khiến họ rất dễ quy kết những khó khăn về mặt kinh tế cho tầng lớp tôn giáo hiện đang nắm chính quyền, từ đó nảy sinh sự bất mãn lớn với chính quyền hiện hành.
Vì vậy, giới trí thức tinh hoa Iran đang rơi vào tình trạng tâm lý giằng xé, một mặt họ rất yêu Iran và sùng bái lịch sử, văn hóa nước mình, nhưng mặt khác lại vô cùng bất mãn với tình trạng tầng lớp tôn giáo nắm quyền hiện nay. Họ thể hiện xu hướng thân phương Tây tương đối mạnh mẽ nên đã trở thành mục tiêu xâm nhập chủ yếu của lực lượng Mỹ và phương Tây.
Trên thực tế, theo quan điểm của tác giả, giới trí thức tinh hoa Iran đã không giải thích được về mặt nguyên lý mối quan hệ kế thừa giữa Hồi giáo Shia và Hỏa giáo ở Iran, cũng như không cấu trúc một cách hữu cơ Iran hậu Hồi giáo với Iran tiền Hồi giáo và xây dựng hệ thống diễn ngôn của riêng mình. Điều này đã khiến tinh thần của Iran thời hậu Hồi giáo luôn bồng bềnh trong gió, không có nơi trú ẩn.
Tuy nhiên, việc Iran vẫn luôn là một cường quốc trong khu vực là điều không cần bàn cãi. Trong lịch sử, họ chưa từng bị khuất phục dù đã gặp nhiều tai họa và sở hữu một tinh thần dân tộc kiên cường bất khuất. Xét về sức mạnh quốc gia, Iran là quốc gia duy nhất ở Trung Đông có hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, có nguồn tài nguyên dầu khí và khoáng sản phong phú, có hệ thống sản xuất lương thực khá tốt nên sở hữu khả năng tự cung tự cấp. Đây là nguyên nhân quan trọng giúp Iran có được sự kiên cường và thậm chí còn phát triển ổn định ở một mức độ nhất định bất chấp sự bao vây và cấm vận của Mỹ và phương Tây trong hơn 40 năm qua.
Tóm lại, Iran hiện muốn đi theo con đường phát triển độc lập nhưng vẫn đang trong tình trạng bế tắc. Tuy vậy, điều này không ngăn Iran đóng một vai trò quan trọng trong tình hình phức tạp và thay đổi nhanh chóng ở Trung Đông hiện nay.
Bài viết của Mục Hoành Yến (Mu Hongyan)
Lê Thị Thanh Loan dịch.
Mục Hoành Yến là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Iran thuộc Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh.
(Dịch giả đặt tựa là “Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay).
PRO-WESTERN? INFILTRATION? WHY IRAN'S INTELLECTUAL ELITE IS CAUGHT IN A PAINFUL "PSYCHOLOGICAL TEAR"
By Mu Hongyan
Guancha
18/10/2024.
Recently, at the "China Film Week" in Iran, the film "Changjin Lake", which reflects the history of China's War to Resist US Aggression and Aid Korea, was screened, which aroused a very enthusiastic response from the Iran people, and the audience stood up after the movie, and the Iran media also gave a lot of reports.
The reason for such an upsurge is closely related to the current tense situation in the Middle East, especially the possibility of a large-scale military conflict between Iran and the Israel backed by United States, Iran national sentiment is high; Second, Iran has had brilliant victories and painful defeats in military confrontation with the West in history, and the complex national emotions intertwined with victory and defeat make the Chinese film "Changjin Lake" for the Iran people tantamount to an inspirational film that inspires national spirit and morale.
Iran is one of the ancient civilizations in the world, and once twice established the Persian Empire, which included most of West and Central Asia, including Egypt and the northern coast of the Black Sea, so it is known as the first world empire across Asia, Africa and Europe, which is also the proudest glory of the Iran nation. Since the Persian Empire directly faced Europe, Iran was the first bridgehead to bear the brunt of Europe's eastward expansion and aggression in history. Iran's three major pre-Islamic dynasties were all in military conflict with the West.
During the Achaemenid Dynasty of Iran (550-330 BC, established by the Aryan Persian tribes of Iran, known as the First Persian Empire), it mainly faced the Greece coalition led by Athens and Sparta, and after three major battles of the Battle of Marathon, the Battle of Thermopylae, and the Battle of Salami, the Greco-Persian War finally ended with the defeat of Persia and the victory of Greece, thus ushering in the golden period of development of ancient Greece culture. Western historians have historically described the victory of Greece in the Greco-Persian Wars as the victory of Western democracy over Eastern autocracy.
This was followed by Alexander's expedition from Macedonia in 334 BC and swept through the Iran Achaemenid dynasty, and in 330 BC the First Persian Empire collapsed, beginning a period of more than 80 years of Greece Iran Greece rule. This can be said to be the first painful defeat of the Iran nation after experiencing the glory of the Persian Empire.
An ancient Roman mosaic depicting a fierce battle between Alexander
the Great and Darius III, the last monarch of the Persian Empire
In 247 BC, the Iran Sabbatical Dynasty (224 BC-224 AD, founded by the Aryan Parthian tribe of Iran) was established, and after the arduous efforts of the "Hundred Years of Restoration War", the Greece forces were finally driven out of the Iran plateau. The "Centennial Liberation War" was the first major victory of the Iran people in the face of the powerful military power of the West, and it was also the tenacious rise of the Iran nation after almost suffering a catastrophe.
After that, the Iran Sabbatical Dynasty always competed with the Roman Empire. The Roman Empire, having "fought the invincible Eastern Mediterranean", encountered stubborn resistance from the Iran dynasty in the East. In 53 BC, the two sides fought against Calle, and Rest broke the Roman army of 40,000 with less than 20,000 troops, which became a famous example in the world's military history of winning more with less. The victory in the Battle of Kale greatly boosted Iran's national self-confidence. In 36 B.C., Antony, one of the post-Roman triumvirate and a famous young commander, again used his troops against Anxi, but also suffered a crushing defeat.
In 395 AD, the vast Roman Empire was invaded by the barbarians of northern Europe, and the empire was divided into two, the Eastern Empire with Constantinople as its capital, and the Eastern Roman Empire was also known as the Byzantine Empire. The Sassanid Empire of Iran (224–651, founded by the Aryan Persian tribes of Iran, historically known as the Second Persian Empire) was primarily a rival to the Eastern Roman Empire. In 528-531, 540-545, 549-562, and 571-591, large-scale and long-term military conflicts occurred between the Sassanid Empire of Iran and the Eastern Roman Empire, and the final result of each military conflict was the victory of the Sassanid Empire of Iran, defeating the Eastern Roman army to the point of losing its armor and paying reparations. In 572, Sassanid Persia occupied Yemen and held the Gulf of Aden in order to cut off the Eastern Roman Maritime Silk Road route. Since then, the Yemen region has become Iran's sphere of influence.
Thus, the three major dynasties before the Islam of Iran generally had an advantage in the military confrontation with the West. This advantage has accumulated into a national psychology, forming a deep pride and conceit complex in the heart of the Iran nation. As a regional power in West Asia, Iran has always had a strong deterrent and deterrent force in the region since ancient times, and its culture has a strong radiation force to the surrounding areas.
In 610, the Prophet Muhammad founded Islam. In 632, the Prophet Muhammad unified the Arab tribes of the Arabian Peninsula with Islam. During the time of the four caliphates, Arab armies began to rush out of the peninsula. At this time, Sassanid Persia, on the one hand, was defeated by the Arab armies due to the long-term war with the Eastern Roman Empire, and on the other hand, there was a civil strife within the country in which the son killed his father and seized the throne. In 651, the Sassanid dynasty of Iran fell, and Iran entered the Islamic era.
While Iran civilization was changed by Islam, Islamic civilization was also changed by Iran civilization, and the Islamization of Iran made the Islamic civilization of Arabia rapidly transform from a tribal civilization to a highly developed imperial civilization. The conquest by the Arabs can be described as the second catastrophe of the Iran nation, but Iran conquered the conquerors with a strong and highly developed civilization, which also formed the "Greater Iran" complex in the hearts of the Iran nation, believing that it was Iran's contribution to create a prosperous and splendid Islamic civilization, which also formed the psychological advantage of the Iran nation in the Islamic period.
Iran miniature paintings, depicting the exquisite life of the court, are representatives of Iran's splendid Persian culture and art, and are influenced by both Persian traditional culture and Islamic religious culture
At the same time, it was the Islamization of Iran that led to the eventual division of Islam into Sunnis, represented by Arabs, and Shiites, represented by Iran. The distinction between Sunnis and Shiites in Islam is ostensibly due to differences in perceptions between the two factions on the question of who is the legitimate successor of the Prophet Muhammad. The Sunnis recognized the four caliphs Abu Bakr, 'Umar, Uthman, and Ali as the legitimate heirs of Muhammad· while the Shiites only recognized Ali (Muhammad's cousin and son-in-law) as the legitimate heirs of Muhammad, and the long-term imperial system led the Iran to pay more attention to blood inheritance, and the first three caliphs had no blood relationship with the Prophet Muhammad.
In fact, however, the most intrinsic and fundamental difference between Shiites and Sunnis lies in the perception of the religious power of the heirs themselves. The Shiites refer to the successor of the Prophet Muhammad as the imam (spiritual leader), Ali as the first imam, and the descendants of Ali are passed on to the twelve imams. Under the pursuit of the Sunnis, the twelfth Imam Mahdi did not know what happened, and the Shiites believed that the Twelfth Imam Mahdi had gone into hiding, and that he would return to the world on the Day of Final Judgment to settle all the sins of the world.
That is, the Sunni faith is centered on the Quran itself, while the Shia faith is centered on the person (imam) who has the full knowledge of the Quran. Shia imams are "appointed" by the previous imam, not by the popular people. The principle of "designation" lays the foundation for the Shiites to advocate the principle of independent judgment of the jurists in the conduct of Shari'a affairs, and gives the higher rank (ayatollahs) the power to "create", which is the biggest difference from the Sunnis, who do not have the power to create.
Belief in the Imam became the third creed of the Shiites after the belief in Allah as the one and Muhammad as the messenger of Allah, so the faith of the Shiites is based on the belief and worship of the Imam based on the Qur'an. As a result, the high Shia jurists were seen as agents of the recluse imams, with a high prestige and strong appeal among the population that Sunni religious scholars could not match. This is the key reason why Grand Ayatollah Khomeini led the Islamic Revolution in Iran in 1979 as a Shiite religious leader.
Khomeini led the Islamic Revolution in Iran to overthrow
the Pahlavi dynasty as a Shiite religious leader
Before Islam, Iran took Zoroastrianism (commonly known as Zoroastrianism, known as Zoroastrianism in Chinese historical books) as the state religion, and Shiism is actually the Islamization of Zoroastrianism, and Shiism contains many Zoroastrian elements, which will not be discussed in this article. In any case, it is the deep Zoroastrian heritage that makes Shia Islam spread only in Iran and around Iran, while it is Sunni Islam that is widely spread in the world. This is also an important reason for the formation of an arc of Shiite resistance in the surrounding areas of Iran in modern international politics.
The Israeli-Palestinian conflict, which began with the founding of Israel in 1948 and the outbreak of the first Middle East war, has long been a conflict between the Islamic Sunni world (Arab countries) and Israel. Israel with the strong backing of United States, the first five Middle East wars were completely won, and the Arab countries were divided into pieces, and driven by the United States, they all made peace with Israel for their own interests. The territorial issue seems to be the focus of the Israeli-Palestinian conflict, but the status of Jerusalem is at the heart of the Israeli-Palestinian conflict.
Jerusalem is the holiest place of the three religions (Judaism, Christianity, and Islam) and is the third holiest city of Islam, with the famous Al-Aqsa Mosque. The 1947 United Nations partition resolution designated Jerusalem as a United Nations Trust City, but the first Middle East war in 1948 resulted in the occupation of western Jerusalem by Israel as a result of Israel's victory. After the Third Middle East War in 1967, Israel occupied the eastern part of Jerusalem. In July 1980, Israel passed a bill to consider Jerusalem the capital of a unified country. Although the bill has been strongly criticized by the international community, Israel has gone its own way and gradually pushed forward with its "capital construction plan". Even in December 2017, the Trump-dominated White House officially announced that United States recognized Jerusalem as the capital of Israel, which undoubtedly laid the fuse for the subsequent Palestinian-Israeli conflict.
Iran's Pahlavi dynasty was a pro-American regime before the 1979 Islamic Revolution, so it did not intervene in the Israeli-Palestinian conflict, and also took advantage of the Middle East war to make a large amount of petrodollars, which helped the national economy to take off rapidly, and considered itself to be among the developed countries (in 1972, the country's GDP ranked 9th in the world). The 1980 bill by Israel to recognize Jerusalem as a post-reunification capital was a strong stimulus to the newly born regime of the Islamic Republic of Iran in 1979, and Iran began to take a clear stand against the United States and Israel.
It can be said that when the Sunni Arab countries gave up their resistance to Israel, it was Shiite Iran that carried the banner of defending the holy city of Jerusalem, unswervingly opposed the United States and Israel, and still stubbornly established its own Shiite resistance arc and became an important resistance force in the Palestinian-Israeli conflict under the siege and sanctions imposed by the United States and Western countries for 45 years.
Photo 4: Shiite "Arc of Resistance"
The current Iran regime is facing a dilemma that on the one hand, it needs to build its own Shiite resistance arc with blood, and on the other hand, it is facing long-term siege and sanctions from the United States and the West, so the national economy is struggling, the people's living standards have fallen sharply, and discontent is increasing. The spread of popular discontent has provided great convenience for the infiltration of US and Western forces in Iran.
Relatively speaking, the psychological entanglement of the people at the bottom of Iran is smaller, because the people at the bottom did not enjoy too many dividends from the economic take-off during the Pahlavi dynasty, and the current regime attaches more importance to the living subsidies of the people at the bottom, plus the people at the bottom are more religious, even if they tighten their belts, they will not have too much hostility towards the current regime, and will only turn the hostile sentiment to the United States and Western countries under the guidance of the current regime, so the mass base of the current regime in Iran is beyond doubt.
However, Iran's middle class is in a huge psychological entanglement and even psychological tearing. During the Pahlavi dynasty, they were the biggest beneficiaries of Iran's economic take-off; In the current regime, their assets have shrunk dramatically. As the intellectual elite of the Iran, they are the group with the deepest "great Iran ism" complex, and they are proud of the glory of Iran history and the profound historical and cultural heritage of the Iran, and they believe that Islam is the religion of the Arabs, and that the religious strata that hold the Iran current regime are all religious scholars of Islam, and in addition to the demonization of Islam and the Iran regime by the Western media, they can easily blame the religious stratum that holds the Iran regime for their economic difficulties, and thus have greater dissatisfaction with the Iran regime.
Therefore, the Iran intellectual elite is in such a psychological rift, on the one hand, they love Iran very much, admire Iran's history and culture, on the other hand, they are very dissatisfied with the current situation in Iran, where the religious class is in power, showing a relatively strong pro-Western tendency, so they have become the main target of the infiltration of Western forces in the United States.
Tehran, Iran, Persian New Year's Eve, Iran people shop at a street market. IC Photo
In fact, in the author's opinion, Iran's intellectual elite failed to explain the bloodline inheritance between Islamic Shia and Zoroastrianism in Iran from a theoretical point of view, failed to organically structure post-Islamic Iran and pre-Islamic Iran, and constructed their own discourse system, so that post-Islamic Iran is always in the wind, and the soul has no place to return.
However, Iran has always been an undisputed regional power and power. In history, they have never succumbed to several catastrophes and have a strong and unyielding national spirit. In terms of national strength, Iran is the only country in the Middle East with a complete industrial system, rich in oil and gas resources and mineral deposits, and a good grain production system, so it has the ability to be self-sufficient, which is also an important reason why Iran has stubbornly adhered to and developed steadily to a certain extent in the siege and sanctions of the United States and the West for more than 40 years.
In short, Iran now wants to take an independent development path, but it is still in a bottleneck, but this does not prevent Iran from playing a pivotal role in the current complex and rapidly changing Middle East situation.
Written by Mu Hongyan.
Mu Hongyan is a second-level professor at Beijing University of Foreign Chinese and the director of the Iran Research Center.
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Xem bài trên trang Anh ngữ, click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net