(TRUMP AND THE LURE OF STRONGMAN LEADERSHIP)
by Gideon Rachman
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Financial Times
November 7-2024 1
Tổng thống đắc cử đã thay đổi căn bản các chuẩn mực và ý thức hệ của nền chính trị Mỹ.
Photo: Donald Trump
Donald Trump sẽ đi vào lịch sử như một vị tổng thống thực sự làm nên lịch sử. Đó không phải là một phán đoán đạo đức, nhưng đơn giản là sự thừa nhận về quy mô thành tựu của ông trong việc tái thiết hoàn toàn nền chính trị Mỹ.
Giống như Franklin Roosevelt hay Ronald Reagan, Trump không chỉ đơn thuần giành chiến thắng trong lần tái tranh cử. Ông còn mang đến những thay đổi cơ bản về chính sách, ý thức hệ, và bối cảnh chính trị. Thật không may, ông cũng mang đến một thay đổi sâu sắc trong các chuẩn mực chính trị, bằng cách tung hô các thuyết âm mưu và từ chối chấp nhận rằng mình đã thua cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Lời cáo buộc rằng Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ hóa ra không phải là lập luận thuyết phục mà Đảng Dân chủ mong đợi. Có lẽ là vì người Mỹ đơn giản là không tin vào lập luận này. Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy thực sự có nhu cầu về một lãnh đạo cứng rắn hơn ở Mỹ.
Một cuộc thăm dò của Viện Pew được thực hiện vào đầu năm nay cho thấy 32% người Mỹ tin rằng việc có một nhà lãnh đạo cứng rắn có thể điều hành mà không bị ràng buộc bởi tòa án hoặc cơ quan lập pháp là một ý tưởng hay. Một cuộc thăm dò khác, được thực hiện vào năm ngoái, cho thấy 38% người Mỹ và 48% đảng viên Cộng hòa nghĩ rằng đất nước cần một nhà lãnh đạo sẵn sàng “phá vỡ một số quy tắc nếu đó là điều cần thiết để đưa mọi thứ về đúng quỹ đạo.”
Bản năng chính trị mách bảo Trump – rằng nhiều người Mỹ có thể muốn một nhà lãnh đạo cứng rắn – cũng thúc đẩy ông tách biệt mình khỏi quan điểm chính thống của Đảng Cộng hòa và phe Reagan trong nhiều thập kỷ về nhiều vấn đề, từ thương mại tự do đến bảo vệ nền dân chủ trên toàn thế giới. Trước khi Trump xuất hiện, người ta vẫn cho rằng chủ nghĩa bảo hộ là một gánh nặng bầu cử – chỉ được những kẻ thua cuộc lập dị như Pat Buchanan ủng hộ. Trump, người nói rằng thuế quan là từ yêu thích của ông, đã chứng minh rằng người dân Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận các chính sách bảo hộ. Bằng chứng về thành công của ông trong việc đảo ngược nhiều thập kỷ chính thống là chính quyền Biden đã không bãi bỏ thuế quan của Trump.
Trump cũng đã phá vỡ quan hệ với những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, vốn tôn thờ ký ức của Reagan và ủng hộ việc thúc đẩy nền dân chủ trên toàn thế giới. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, điều này cũng chứng tỏ là một lời kêu gọi chính trị khôn ngoan. Các nghiên cứu học thuật đã chỉ ra rằng những khu vực của đất nước có thương vong quân sự cao hơn mức trung bình có nhiều khả năng ủng hộ Trump hơn đáng kể.
Dưới thời chính quyền George W. Bush, người ta thường cho rằng Đảng Cộng hòa sẽ mất đi sự ủng hộ của cử tri gốc Tây Ban Nha nếu họ tỏ ra quá thù địch với vấn đề nhập cư. Và Trump đã chứng minh rằng điều này không đúng.
Ý thức hệ của Trump, theo một số khía cạnh, là sự đảo ngược chủ nghĩa Reagan. Trong khi Reagan kêu gọi thương mại tự do và đối đầu với Liên Xô, thì Trump lại ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ và hòa giải với nước Nga của Vladimir Putin. Sự lạc quan tươi sáng của Reagan về Mỹ trái ngược với sự bi quan ảm đạm của Trump về sự suy tàn của nước Mỹ. Và trong khi Reagan thường cư xử đúng mực và lịch sự, thì Trump lại có phần thô bạo và đe dọa.
Chính sách kiểu Reagan duy nhất mà Trump luôn ủng hộ là cam kết giảm thuế và bãi bỏ các quy định. Không phải ngẫu nhiên mà đây lại là yếu tố của chủ nghĩa Reagan được các ông trùm công nghệ và tài chính tài trợ cho các chiến dịch chính trị coi trọng nhất.
Từ tuyên bố đầu tiên của mình khi ra tranh cử vào năm 2015, Trump đã thách thức các chuẩn mực về hành vi chính trị theo những cách dẫn đến các dự đoán sai lầm rằng sự nghiệp chính trị của ông sẽ sớm kết thúc. Ông chỉ trích và bắt nạt những đảng viên Cộng hòa khác, chế giễu người khuyết tật, đưa ra những bình luận thô tục về phụ nữ, và cố gắng lật ngược kết quả của một cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng không có điều gì trong số đó đủ để chấm dứt sự nghiệp của ông. Trên thực tế, những bình luận đập tan những điều cấm kỵ của Trump còn có thể có lợi cho ông.
Trong tám năm qua, Trump đã tiếp quản Đảng Cộng hòa Vĩ đại – như cách mà những người Cộng hòa thích tự gọi mình – và biến nó thành một công cụ cá nhân. Những nhân vật Cộng hòa không thể chịu đựng các chính sách hoặc phong cách của ông – như Mitt Romney, Paul Ryan, và Liz Cheney – đã rời khỏi chính trường hoặc bị gạt ra ngoài lề. Trong khi đó, những đảng viên khác từng phản đối ông đã phải xin lỗi. J.D. Vance, người sẽ là phó tổng thống của Trump, từng tweet rằng, “Những người theo Đạo Thiên Chúa, mọi người đang nhìn chằm chằm vào chúng ta khi chúng ta phải xin lỗi vì người đàn ông này. Xin Chúa giúp chúng ta.” Thế rồi, ông đã xin lỗi – không phải với Chúa, mà là với Trump.
Chiến thắng của Trump trước Kamala Harris sẽ được xem là bằng chứng cho thấy chương trình nghị sự MAGA của ông không chỉ được Đảng Cộng hòa mà cả nước Mỹ chấp nhận. Những người ủng hộ ông có thể sẽ yêu cầu nhanh chóng khai triển toàn bộ các chính sách MAGA – cho dù đó là trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp, cắt giảm thuế, hay thanh trừng “nhà nước ngầm.”
Tuy nhiên, trong khi thành công chính trị của Trump là không thể phủ nhận, sẽ là một sai lầm nếu diễn giải quá mức uy quyền của ông. Hiện tại, có một tâm trạng chung chống lại lãnh đạo đương nhiệm mạnh mẽ trên khắp phương Tây khi cử tri phải vật lộn với lạm phát, nhập cư, và thay đổi văn hóa. Tâm trạng chống lại lãnh đạo đương nhiệm đó đã khiến Đảng Bảo thủ không còn nắm quyền ở Anh, Emmanuel Macron mất thế đa số ở Pháp, và bây giờ là sự sụp đổ của chính phủ Đức. Đây cũng là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp mà đảng đương nhiệm để mất phiếu bầu.
Những cử tri Mỹ thất vọng giờ đây đã đặt niềm tin vào một nhà lãnh đạo tự xưng là cứng rắn. Trong bốn năm tới, họ sẽ khám phá ra liệu Trump có phải là câu trả lời cho lời cầu nguyện của họ, hay chỉ là một cơn ác mộng biết đi.
Bài của Gideon Rachman
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch.
Gideon Rachman (sinh năm 1963) là một nhà báo người Anh. Ông trở thành nhà bình luận đối ngoại chính của Financial Times vào tháng 7-2006. Năm 2016, ông đã giành giải thưởng Orwell cho báo chí chính trị. Cùng năm đó, ông được trao giải Bình luận viên tại giải thưởng Giải thưởng Báo chí Châu Âu
Đầu đời: Ông sinh năm 1963 tại Anh, con trai của người Do Thái Nam Phi, nhưng đã trải qua một số thời thơ ấu của mình ở Nam Phi. Chú của ông, Ronnie Hope, là biên tập viên tin tức tại The Jerusalem Post. Ông học Lịch sử tại Gonville và Caius College, Cambridge, lấy bằng danh dự hạng nhất của Đại học Cambridge năm 1984. Khi còn ở Gonville và Caius, ông là bạn của điệp viên nổi loạn MI6 tương lai Richard Tomlinson, người mà ông đã cung cấp tài liệu tham khảo cho đơn xin học bổng Kennedy của mình.
Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với BBC World Service vào năm 1984. Từ năm 1988 đến năm 1990, ông là phóng viên của tờ The Sunday Correspondent, có trụ sở tại Washington, DC. Ông đã dành 15 năm tại tờ báo The Economist; đầu tiên là phó tổng biên tập Mỹ, sau đó là phóng viên Đông Nam Á từ một căn cứ ở Bangkok. Sau đó, ông làm biên tập viên châu Á của The Economist trước khi đảm nhận vị trí biên tập viên của Anh từ năm 1997 đến năm 2000, sau đó ông được đăng tại Brussels, nơi ông viết chuyên mục Charlemagne European-affairs.
Tại The Financial Times, Rachman viết về chính trị quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại của Mỹ, Liên minh châu Âu và địa chính trị ở châu Á. Gideon Rachman duy trì một blog trên trang FT. [5] Anh trai của ông là Tom Rachman, tác giả của cuốn tiểu thuyết The Imperfectionists, và em gái Carla là một nhà sử học nghệ thuật.
(From Wikipedia)
■
TRUMP AND THE LURE OF STRONGMAN LEADERSHIP
by Gideon Rachman
Financial Times
November 7-2024
Donald Trump will go down in history as a truly historic president. That is not a moral judgment. It is simply an acknowledgment of the scale of his achievement in completely remaking American politics.
Like Franklin Roosevelt or Ronald Reagan, Trump has not merely won re-election. He has also brought about fundamental shifts in policy, ideology and the political landscape. Unfortunately, he has also brought about a profound change in political norms, by embracing conspiracy theories and refusing to accept that he lost the 2020 presidential election.
The accusation that Trump is a threat to democracy turned out not to be the clinching argument that the Democrats imagined. That could be because Americans simply did not buy the argument. But there is also evidence that there is an appetite for strongman leadership in the US.
A Pew poll taken earlier this year showed that 32 per cent of Americans believe it would be a good idea to have a strong leader who can govern without being constrained by the courts or legislature. Another poll, taken last year, found 38 per cent of Americans and 48 per cent of Republicans thought the country needed a leader who is willing to “break some rules if that’s what it takes to set things right”.
The political instincts that told Trump many Americans might want a strongman leader also emboldened him to break with decades of Republican and Reaganite orthodoxy on a range of issues — from free trade to the defence of democracy around the world. Until Trump came on the scene, it was conventional wisdom that protectionism was an electoral liability — championed only by maverick losers such as Pat Buchanan. Trump, who says tariff is his favourite word, demonstrated that Americans were ready to embrace protectionist policies. The proof of his success in reversing decades of orthodoxy is that the Biden administration did not scrap Trump’s tariffs.
Trump has also broken with the neoconservatives who worshipped the memory of Reagan and championed the promotion of democracy around the world. After decades of war in Afghanistan and Iraq this, too, proved to be a shrewd political call. Academic research has shown that parts of the country where military casualties were higher than average were significantly more likely to back Trump.
During the George W Bush years, it was conventional wisdom that Republicans would lose Hispanic voters if they sounded too hostile to immigration. Trump has demonstrated that this is not true.
Trump’s ideology is, in some respects, Reaganism in reverse. Whereas Reagan argued for free trade and confrontation with the Soviet Union, Trump stands for protectionism and accommodation with Vladimir Putin’s Russia. Reagan’s sunny optimism about the US contrasts with Trump’s bleak pessimism about US decline. And whereas Reagan was correct and courteous in his manners; Trump is vulgar and threatening.
The one Reaganite policy that Trump has consistently championed is a commitment to low taxes and deregulation. Perhaps not coincidentally, this is the element of Reaganism that is most highly prized by the tech and finance grandees who fund political campaigns.
From his first declaration as a candidate in 2015, Trump defied the norms of political behaviour in ways that led to frequent erroneous predictions that his political career was doomed. He ridiculed and bullied fellow Republicans, mocked the disabled, made gross comments about women and attempted to overturn the result of a presidential election. But none of it was enough to finish him off. In fact, Trump’s taboo-smashing comments may have worked in his favour.
Over the past eight years, Trump has taken over the Grand Old Party — as the Republicans like to style themselves — and turned it into his personal instrument. Those Republicans who could not stomach his policies or his style — people such as Mitt Romney, Paul Ryan and Liz Cheney — have left politics or been marginalised. Other Republicans who once opposed him have apologised. JD Vance, who will be Trump’s vice-president, once tweeted, “Fellow Christians, everyone is watching us when we apologise for this man. Lord help us.” He has since apologised — not to the Lord but to Trump.
Trump’s victory over Kamala Harris will be taken as proof that his Maga agenda has been embraced not just by the Republican party but by the US as a whole. His followers are likely to demand rapid progress on the full slate of Maga policies — whether it is mass deportation of illegal immigrants, tax cuts or the purging of the “deep state”.
Yet while Trump’s political success is undeniable, it would be a mistake to over-interpret his mandate. There is currently a strong mood of anti-incumbency across the west as voters struggle with inflation, immigration and cultural change. That anti-incumbency mood has seen the Conservative party swept out of power in Britain, Emmanuel Macron lose his majority in France and now the collapse of the German government. This is also the third successive US presidential election in which the incumbent party has lost the vote.
Disillusioned American voters have now put their faith in a self-styled strongman leader. Over the next four years, they will discover whether Trump is the answer to their prayers — or a living nightmare.
Written by Gideon Rachman.
Gideon Rachman (born 1963) is a British journalist. He became the chief foreign affairs commentator of the Financial Times in July 2006. In 2016, he won the Orwell Prize for political journalism. In the same year, he was awarded with the Commentator Award at the European Press Prize awards
Early life: He was born in 1963 in England, son of Jewish South Africans, but spent some of his childhood in South Africa. His uncle, Ronnie Hope, was news editor at The Jerusalem Post. He read History at Gonville and Caius College, Cambridge, gaining a first class honours degree from Cambridge University in 1984. While at Gonville and Caius, he was a friend of future MI6 renegade agent Richard Tomlinson, whom he provided with a reference for his Kennedy Scholarship application.
He began his career with the BBC World Service in 1984. From 1988 to 1990, he was a reporter for The Sunday Correspondent newspaper, based in Washington, D.C.
He spent 15 years at The Economist newspaper; first as its deputy American editor, then as its South-east Asia correspondent from a base in Bangkok. He then served as The Economist's Asia editor before taking on the post of Britain editor from 1997 to 2000, following which he was posted in Brussels where he penned the Charlemagne European-affairs column.
At The Financial Times, Rachman writes on international politics, with a particular stress on American foreign policy, the European Union and geopolitics in Asia.
Gideon Rachman maintains a blog on the FT site. His brother is Tom Rachman, the author of the novel The Imperfectionists, and his sister Carla is an art historian. (From Wikipedia)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Xem bài trên trang Anh ngữ, click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net