Phần I: click vào đây.
Phần II.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Trong suốt lịch sử thành lập và hoạt động, NSA có có nhiều hoạt động còn trong bí mật hay đã được giải mã một phần hay toàn phần. Sau đây là các hoạt động điển hình.
1. Thu thập tin tức từ quốc nội:
Quy chế hoạt động của NSA, theo quyết định số 12333, chính phủ Mỹ cho phép tổ chức này quyền được thu thập thông tin “tình báo nước ngoài hoặc phản gián”, cấm thu thập các “thông tin liên quan tới các hoạt động trong nước của công dân Hoa Kỳ”. Trong lãnh thổ Hoa Kỳ, NSA vẫn tuyên bố “dựa hoàn toàn vào FBI” để lấy các thông tin về các hoạt động tình báo nước ngoài và hạn chế phạm vi hoạt động của mình trong giới hạn các tòa đại sứ và các hoạt động của phái đoàn nước ngoài. Tuy vậy, mọi chuyện đều khác. NSA thu thập tin tức bất cứ nơi đâu họ cảm thấy cần, cho dù gặp nhiều đối kháng.
Trước khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11-9-2001, NSA đã thu-thập vô số tin “không đâu vào đâu” nghĩa là không hiểu những tin nầy chuyển đi đề cập đến điều gì, ví dụ: “Ngày mai là giờ zero”, hay “Trò ngoạn mục sắp xảy ra”, được ghi nhận, xem như những tin thuộc loại...”tán dốc”. Giới chức Mỹ, nhất là George Tenet, giám-đốc CIA, đều tập trung vào Osama bin Laden, chỉ nghi rằng bọn chúng sẽ tấn công vào Sứ quán Mỹ tại nơi nào đó, hoặc giả nếu có tấn công riêng lẻ vào nước Mỹ, chúng sẽ chọn ngày Lễ Độc Lập (July Fourth) chứ không ngờ chúng cướp máy bay để làm phương tiện khủng bố như vậy.
Khi đang cùng David L. Boren, cựu nghị sĩ Dân Chủ Oklahoma ăn sáng, được cận vệ cho hay bị khủng bố, Tenet nghĩ ngay đó là hành động của đám thủ túc Osama, ông liên tưởng ngay đến Zacarias Moussaoui, một công dân Pháp gốc Ma Rốc bị FBI bắt tại Minnesota trước đó khi có những hành động đáng ngờ tại một trường dạy lái phi-cơ.
Rồi vụ tấn công WTC lần đầu vào năm 1993 làm chết hơn 80 người do Ramzi Yousef chịu trách nhiệm thi hành hiện về trong trí của ông. Tiếc rằng mọi đề nghị trước đó khi nhận được các tin tức của các nhà tình báo đều bị chính phủ Dân Chủ “bỏ qua”, nhất là ông Clinton, người thường tự hào với 8 năm nhậm chức với nền kinh tế tiến triển tốt, điều mà ai ai cũng biết: không phải một sớm một chiều nền kinh tế “lên” như vậy.
Điển hình, vào năm 1998, bin Laden ra lệnh cho bộ hạ phá hũy sứ quán Mỹ tại Kenya và Tazania làm hơn 200 người thiệt mạng nhưng Clinton chỉ ra lệnh phóng 66 hỏa tiễn có cánh vào một khu tại Afghanistan nghi là bin Laden đang ở đó nhưng không giết được bin Laden, rồi thôi. Người ta cũng không quên vụ hai chiếc trực thăng Blackhawk bị bắn rơi ở Somalia năm 1993 làm chết 18 quân nhân Mỹ cũng dưới “triều đại Clinton”.
Theo ông Bob Woodward, người xuất bản nhiều sách liên quan đến chính giới Mỹ, trong cuốn “Bush at war” cho biết: “Tenet cảm thấy bị trói tay bởi “thái độ bồ câu” của Clinton và nhóm cố vấn của ông ta” (He (Tenet) felt bound by the dovish attitude of Clinton and his advisers); qua nhiều chi tiết trong chính trường Mỹ khi nhận được các báo cáo mà NSA ghi nhận được và đề nghị phản ứng nhưng đều bị ông Clinton phớt lờ. Trong cuốn sách nầy còn ghi lại một số lời than phiền. Đầu tiên, ghi lại câu của ông Rumsfeld đã nói với ông Bush:
-“Trong 8 năm cầm quyền của Clinton, khuôn mẫu tự nhiên của Clinton khi bị thách thức hoặc bị tấn công là “thụt lùi theo phản xạ” (during the 8 years of Clinton, the natural pattern when challenged or attacked had been a “reflexive pullback”).
Còn TT Bush, trong một lần phỏng vấn đã nói:
-”Khái niệm “tẩy trùng” bằng cách phóng hỏa tiễn hành trình, quý vị biết đó, vào lều trại của vài gã xấu nào đó, thật sự, nghe buồn cười” (the antiseptic notion of launching a cruise missile into some guy’s, you know, then, really is a joke).
-”Theo ý tôi, qua phản ứng đó, người ta cho rằng Mỹ giống như một anh chàng bất lực...ẻo-lả, khả năng về công-nghệ thì hùng mạnh thức đấy nhưng không là quốc gia cứng rắn để có thể phóng hỏa tiễn tiêu diệt địch thủ và rõ ràng là như vậy... Rõ ràng là bin Laden đã cảm thấy tự tin và dạn-dĩ hơn và nghĩ rằng Mỹ không có gì làm cho hắn phải sợ sệt, e dè nữa” (I mean, people viewed that as America... a flaccid, you know, kind of technologically competent but not very touch country that was willing to launch a cruise missile out of a submarine and that’d be it... It was clear that bin Laden felft emboldened and didn’t feel threatened by the US).
-”Chúng ta không muốn giống như những kẻ đang làm công việc “nghiền cát” (từ ngữ chế-diễu của ông Bush về những nổ lực yếu ớt của chính quyền Clinton), dùng hỏa tiễn bắn vào các lều trại và đại loại như vậy. (We don’t want to look like we’re “pounding sand” {pounding sand was Bush desire expression for the weak efforts of Clinton administration} cruise missiles into tents and so forth).
Tác giả cho biết thêm nhận xét của mình:
-”Rất nhiều thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (của ông Bush) đều cho rằng phản ứng của chính quyền Clinton đối với Osama bin Laden và bọn khủng bố quốc tế, đặc biệt là sau các cuộc tấn công vào các tòa đại sứ (Mỹ) vào năm 1998 là quá nhu-nhược, nhẹ tay đến mức gần như xúi giục, mời mọc bọn khủng bố tiếp tục tấn công nước Mỹ” (Many members of his national security team believed the Clinton administration’s response to Osama bin Laden and international terrorism, especially since the embassy bombings in 1998, had been so weak as to be provocative, a virtual invitation to hit the US again).
Chính vì thế bin Laden mới sắp đặt kế hoạch “đánh Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ” sau một thời gian dài ung-dung chuẩn bị mọi việc. Nếu mọi kế hoạch bị “bóp chết” từ trong trứng nước, làm sao có vụ 11-9-2001 hay nếu có, không đến tồi tệ như vậy.
NSA còn ghi nhận được nhiều nguồn tin và đã báo cho Phó TT Cheney: “Thiên thần sẽ là mục tiêu kế tiếp” (Angel is next). Bọn khủng bố biết mật danh của chiếc Air Force One của TT Mỹ là “thiên thần”, có kế hoạch tấn công khi chiếc phi cơ nầy từ Florida trên đường về Washington DC sau khi TT Bush nghe bọn không tặc tấn công nước Mỹ. Khi nghe tin nầy, TT Bush ra lệnh đổi hướng, bay đến căn cứ không quân Barsdale tại Louisiana, sau đó bay đến Căn cứ Không quân Offutt, Nebraska, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Chiến lược, Bộ phận Kiểm soát Vũ Khí Hạt nhân của nước Mỹ để rồi ông điều hành chính phủ qua hệ thống liên lạc đặc biệt (hotline, đường dây nóng) được thiết kế tại đây.
Trước biến cố 11-9-2001, hàng núi thông tin liên quan đến vụ nầy nhưng chính phủ Mỹ không ngờ thảm họa lại xảy ra trong lòng nước Mỹ, được bọn chúng chuẩn bị, bố trí từ lâu trước đó để rồi thi hành theo ngày giờ chúng ấn định.
2. Thu thập tin tức từ Liên bang Nga và khối Cộng:
Trong thế chiến thứ hai, NSA tập trung vào việc thu thập tin tức từ khối Trục. Khi chiến tranh Thế giới thứ 2 vừa chấm dứt thì cuộc “chiến tranh lạnh” bắt đầu. Mỹ đã có những hoạt động chiến dịch do thám rầm rộ với gián điệp và bằng Không quân tại vùng không phận biên giới với Liên Xô, được bắt đầu ngay từ mùa xuân năm 1949. Mỹ lập kế hoạch chiến tranh với Liên Xô với tên gọi “Dropshot”: dự định sẽ ném 300 quả bom nguyên tử và 200.000 quả bom thông thường xuống đất Nga trong 30 ngày đầu tiên khi cần nếu có chiến tranh với khối Cộng Sản do Nga cầm đầu.
Để chuẩn bị cho kế hoạch này, một chương trình do thám rất quy mô, được thi hành theo chỉ thị của Ủy ban Tham mưu phối hợp quân đội Mỹ. Từ căn cứ không quân Brize-Norton của Anh trên khu vực Barents, đơn vị 55 của Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ chỉ thị cho các máy bay do thám RB-47H cất cánh tới các mục tiêu trên đất Liên Xô.
Những “con chồn”, từ ngữ mà người ta gọi các nhân viên trên các máy bay gián điệp của Mỹ có nhiệm vụ bay cùng một nhóm những “con quạ”, là những thao tác viên thiết bị trinh sát bằng vô tuyến định vị trên máy bay, được lắp sẵn một thiết bị điện tử hiện đại nhất có tác dụng thu các sóng vô tuyến và định vị vô tuyến trên đất Nga.
RB-47 là biến thể dùng để do thám của loại oanh tạc cơ B-47 của Không quân Mỹ từ thập niên 50, có tốc độ tối đa lên tới 950km/giờ, cao độ hoạt động hơn 12 km và tầm hoạt động xa hơn 6.400 km. Trước khi cất cánh, phi hành đoàn nhận được chỉ thị cấm mở bất cứ thiết bị thông tin nào liên lạc với căn cứ để đảm bảo bí mật.
Khi đến mục tiêu định sẵn, các thiết bị được các chuyên viên cho hoạt động để thu thập tin tức gởi về tổng hành dinh. Cùng với RB-47, những chiếc U-2 sau đó, là những phương tiện do thám trên trời của khối Tự do mà Mỹ cầm đầu, đã thu thập vô số tin tức một cách lén lút.
Ngoài ra, một đội NSA có bí danh là “Ticom” đã lập được thành tích to lớn là nắm được cỗ máy gài mã “Fish” của Nga mà quân Đức thu được trong thế chiến thứ hai. Nhờ mật mã nầy, chuyên viên tình báo Mỹ đã xâm-nhập được vào mạng thông-tin tình báo của Nga. Việc thu thập tin tình báo từ Nga nhờ vào mật mã “Fish” chỉ chấm dứt vào năm 1948 sau khi William Weisband, một nhà ngôn-ngữ-học của AFSA làm gián điệp cho Nga báo cho phía Nga biết.
Ngoài mật mã Fish ra, NSA còn xâm nhập vào mạng tin tức Nga bằng nhiều cách khác qua tín hiệu phát ra từ các máy truyền tin, các radar, các công cụ khác thuộc “tình báo điện tử” (Elint) để cung cấp cho chính quyền, các cơ quan tình báo, quân đội Mỹ những tin tức vô cùng quý giá.
3. Đặt máy nghe trộm dưới điện Cẩm-Linh.
Năm 1989, với sự tiếp tay của một Thiếu tá mật vụ KGB của Nga, NSA đã đặt thiết bị nghe trộm các cuộc đàm thoại của các nhà lãnh đạo Nga trong đường hầm bí mật dưới chân điện Cẩm Linh (Kremlin), giữa thủ đô Mạc Tư Khoa, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt.
Một nhân viên trực tiếp tham gia chiến dịch cho biết:
-”Thiết bị nghe trộm được các điệp viên Mỹ mặc quần áo đặc biệt có gắn máy định vị dẫn đường, dưới sự điều khiển của vệ tinh và máy thủy âm định vị, lần theo hệ thống hầm ngầm ở Mạc Tư Khoa, dò đến lòng đất dưới chân điện Cẩm Linh”.
Tony Mendes, một sỹ quan kỹ thuật của NSA ở Mạc Tư Khoa cho biết:
-”NSA biết rõ hệ thống đường hầm này đã có từ lâu, do gián điệp người Nga cung cấp tất cả, thật chi tiết”.
Diễn tiến sự vụ:
Vào một đêm của năm 1989, điệp viên NSA với trang-phục đặc biệt bí mật đột nhập vào hệ thống đường hầm, theo đường hầm, lần đến dưới chân Cung Đại Hội trong khu vực điện Cẩm Linh được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Lúc đó, trên mặt đất, Tony Mendes cũng có mặt tại buổi trình diễn vũ balet ở Cung Đại Hội. Điệp viên nằm vùng của NSA lúc ấy là vợ chồng Thiếu tá Peter Leonov, sĩ quan trinh sát điện tử, là nhân viên Cục 16 của KGB. Trong giờ nghỉ giải lao, Leonov cải trang thành nhân viên phục vụ hòa nhạc, xuống thang máy, lần theo đường hầm, đến chỗ hẹn với các điệp viên NSA đang chờ. Leonov chỉ cho điệp viên NSA thấy hệ thống cáp điện thoại của Điện Cẩm Linh để họ mắc thiết bị nghe trộm vào đó rồi ghi âm mọi cuộc điện đàm dẫn qua đường dây.
Từ đó trở đi, mọi thông tin liên lạc của các lãnh đạo Nga đã bị Mỹ hoàn toàn kiểm soát. Vài ngày sau, vợ chồng Thiếu tá Peter Leonov bí mật trốn sang Phần Lan. Nhờ đặt được thiết bị nghe trộm mà NSA đã biết kịp thời và chính xác mọi diễn biến tình hình ở Nga trong những năm dưới thời Gorbachev. Chính NSA đã báo trước cho Boris Yelsin biết những ý đồ, kế hoạch quan trọng của phe đối lập và họ đã giúp Yelsin giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với “Ủy ban tình trạng khẩn cấp” của Nga.
Lúc đó, Tổng thống George H. W. Bush và Thủ tướng Anh John Major đích thân báo cho Yelsin về âm mưu đảo chính và thúc giục ông ta phải hành động ngay: nắm chặt quân đội và tranh thủ tối đa sự đồng tình của những người Nga lưng chừng trong chính phủ để giành chiến thắng trong cuộc chính biến tháng 8 năm 1991 tại Nga.
Kế hoạch nầy 15 năm sau ngày xảy ra sự kiện nói trên, lần đầu tiên được NSA, qua Cục tình báo Trung ương Mỹ công bố vào năm 2006.
4. Theo dõi chương trình Luna của Nga.
Vào lúc cao điểm của cuộc chạy đua chinh phục mặt trăng giữa Nga và Mỹ vào thập niên 60 thế kỷ trước, các cơ quan tình báo Mỹ, đã tổ chức do thám chương trình chinh phục mặt trăng có tên Luna của Nga. Tờ Space Review, số ra ngày 17/5/2007 cho độc giả của biết về hoạt động này.
Năm 1961, khi TT John Kennedy thông báo sẽ đưa người lên mặt trăng vào cuối thập niên 60, qua 3 chương trình nghiên cứu và chinh phục có tên “Mercury, Gemini và Apollo” thì Nga cũng đã theo-đuổi một chương trình chinh phục mặt trăng có tên là “Luna”. Cho đến cuối năm 1959, Nga đã phóng lên mặt trăng 3 phi thuyền mang tên Luna.
NSA thực hiện các cuộc do thám các hoạt động, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà Nga áp dụng trong chương trình Luna cũng như tổ chức tuyên truyền chống phá, chiêu mộ các nhà khoa học không gian Nga làm việc cho Mỹ. Để thi hành nhiệm vụ, NSA/CSS thành lập “Ủy ban Tình báo không gian” (SIP), do Phó Đô Đốc William Raborn, Phó Giám đốc CIA phụ trách.
NSA đã thu thập được những thông tin tình báo từ các điệp viên nội ứng, điệp viên nằm vùng và NSA giải mã các thông tin điện tử cho biết Nga đã gặp phải một số thất bại trong phần 2 của chương trình Luna. Phi thuyền Luna 4 và Luna 5 không đến được quỹ đạo mặt trăng mà bay vào quỹ đạo mặt trời; năm 1964 hai chuyến Luna khác bị nổ tung khi vừa rời bệ phóng; tháng 5/1965, Luna 6 rơi xuống bề mặt mặt trăng; tháng 10 và 12/1965, Luna 7 và Luna 8 cũng buộc phải điều khiển bay vào quỹ đạo mặt trời khi không bay vào được quỹ đạo mặt trăng. Mọi tin tức về các thất bại trên, chính quyền Nga dấu kín, giống như các chính phủ CS khác.
NSA còn cho biết Nga đang ráo riết thực thi một chương trình Zond, lập và huấn luyện hai nhóm phi hành gia cho các chuyến bay đưa người lên mặt trăng: Nhóm thứ nhất do Vladimir Komarov chỉ huy, nhóm thứ hai do Alexei Leonov chỉ huy, huấn luyện các chuyến bay đáp xuống mặt trăng bằng tàu Lunniy Korabl.
Năm 1967, NSA báo cáo cho trung tâm chỉ huy biết là trong chương trình Zond, Vladimir Komarov tử nạn lúc tập luyện trên phi thuyền Soyuz 1 cũng như việc Nga xây dựng trung tâm không gian Baikonur ở Kazakhstan. Các vệ tinh tình báo Mỹ chụp hình cho thấy tại Baikonur đang xây dựng các bệ phóng cao đến 135 m với những cột antenna cao đến 180 m, phù hợp với tin tình báo mà NSA thu được cho biết Nga đang chế tạo hỏa tiễn phóng N-1 do Sergei Korolev thực thi.
NSA cho biết vào tháng 10/1970, Luna 10 đưa xe tự hành Lunakhod đáp xuống bề mặt mặt trăng để rồi sau đó Nga “đành từ bỏ mục tiêu đưa người lên mặt trăng” khi các thí nghiệm các hỏa tiễn đẩy N-1 và C-1 thất bại. Như vậy, chuyện Nga tìm cách đưa người lên mặt trăng xa vời như họ đang tìm đường đến “thiên đường Cộng Sản” mà lúc đó họ đang “mơ ước” vậy!
Ủy ban Tình báo không gian” (SIP) vẫn hoạt động do thám các chương trình không gian của Nga ngay cả khi Nga quyết định chấm dứt chương trình không gian vào năm 1976 sau khi Luna 24 thất bại. SIP bị giải tán vào năm 1979, giao tất cả thiết bị cùng nhiệm vụ do thám lại cho NSA.
5. Điệp vụ Gamma Guppy:
Khi Liên-bang Nga còn tồn tại đến lúc tan rã, NSA cho chính phủ Mỹ biết chi-tiết những gì xảy ra ở Liên Xô và các nước Cộng-sản. Trong điệp vụ tên “Gamma Guppy”, 2 vệ tinh của NSA luôn bay trên thượng tầng không phận Mạc Tư Khoa, thường xuyên nghe lén các đàm thoại của điện Cẩm Linh.
Tháng 8-1991, Goorbachev bị đảo chính, bị giam lỏng ở Crimée, TT George H. Bush nhận được báo cáo của NSA cho biết nội dung các cuộc đàm thoại của các nhân vật chỉ huy đảo chính cũng như các cuộc điện đàm giữa họ với các vị chỉ huy quân đội Nga. Từ các điện đàm nầy cho thấy phe đảo chính có thái độ chần-chừ, rối loạn. Nhờ đó, chính quyền Bush nhận định cuộc đảo chính có thể không thành công, từ đó, chính quyền Washington đã có thái độ thích ứng theo tình thế, căn cứ từ nội tình nước Nga đến tình hình chung.
6. Điệp vụ U-2:
Một công tác khác của NSA là điệp vụ mang tên “Phi vụ U-2” hay “Phân-đội Tình báo 10-10” (xem chi tiết về tài liệu nầy, click vào đây) với các đội máy bay thám-thính U-2 của CIA Mỹ hoạt-động thường xuyên trên bầu trời Nga-sô trong thập niên 1960. Trong gần bốn năm trời, phân-đội tình-báo này đã thu-thập được hàng tấn tin-tức bằng phim ảnh và hàng triệu triệu chữ tin tức bằng Radar trong các chuyến bay do-thám xuyên qua không-phận Nga. Các phi-vụ của phân-đội này đã phát-giác nhiều căn-cứ chứa phi-đạn, phi-trường quân-sự, trại đóng quân và công-binh-xưởng của Nga-sô. Điệp vụ U-2 sẽ còn hoạt-động lâu dài nếu không có phi-vụ của phi-công Powers bị rớt và Powers bị Nga bắt giữ xảy ra khiến CIA phải chấm dứt chương-trình này.
Cũng trong biến-cố nầy, hệ thống nghe lén của NSA đã theo dõi tất cả các cuộc điện đàm của các quan chức Nga, của các phi cơ quân sự Nga. Nhờ đó, chính quyền Mỹ có những hành động thích-hợp để giải quyết biến-cố trọng-đại nầy. Trong điệp-vụ nầy, lời thú nhận của Tổng-thống Eisenhower đã làm tan vỡ hội-nghị thượng-đỉnh Paris năm 1960, làm Thủ Tướng Nga Khrouchtchev bỏ ra về khi hội-nghị mới bắt đầu, đưa đến việc Khrouchtchev hủy-bỏ lời mời Tổng-thống Mỹ đến thăm Nga-sô, đồng-thời gieo một sự lo ngại to lớn cho cả thế-giới lúc bấy giờ là chiến tranh Nga-Mỹ sẽ xảy ra. Tuy nhiên, phía Nga chỉ muốn “đánh võ mồm” do họ lượng sức mình nên không dám vọng động.
7. Điệp vụ Kamchatka:
Kamchatka là bản doanh của Hạm đội tàu ngầm hiện đại nhất của Nga cũng là nơi đặt những cơ sở thí nghiệm hỏa tiễn của Nga. Tình báo Mỹ đã đặt những thiết bị do thám trên đường dây liên lạc giữa cơ sở nầy với một cơ sở đặt tại Vladivostok, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hạm Đội Thái Bình Dương của Nga mà người Nga hoàn toàn không biết. Trong suốt thời gian dài, cơ sở nầy bị Mỹ theo dõi mọi hoạt động qua hệ thống thu thập thông tin mà họ lắp đặt. Sự việc nghe lén của Mỹ chỉ bị vỡ lở khi một nhân viên của NSA là Ronald Polton phản bội, tố cáo cho Nga. Khi đang lắp đặt hệ thống nầy, đội thợ lặn của Mỹ suýt chết trong gang tấc do một tai nạn.
Ngày nay, Mỹ đã thành công trong việc chế ra loại tàu ngầm đặc biệt cho các điệp vụ như vậy mang tên Jimmy Carter trong việc mắc vào các sợi dây cáo quang, một phương tiện mà người ta cho là an toàn (khỏi bị nghe lén) hơn là “dạng thông tin vệ tinh” (cellu-lar, Fax, teletip...) dễ bị nghe lén hơn những thiết bị giống như các chồi cây.
8. Tai nạn tại Ý Đại Lợi:
Tại Ý, trong một tai nạn, một máy bay quân-sự Mỹ làm đứt đường dây cáp tại một trung tâm nghỉ mát, làm chết 20 dân Ý. Nhờ hệ-thống nghe lén nầy, các giới chức Mỹ biết được tất cả cuộc điện đàm của người Ý. Họ theo-dõi nội dung các cuộc trao đổi, biết phản-ứng của chính quyền cũng dân Ý và từ đó, phía Mỹ đã có phương-thức thích-nghi để giải-quyết sự việc cho ổn thỏa cả đôi bên: nhóm quân nhân gây ra tai nạn nầy chỉ bị phạt vừa đủ.
9. Chiến tranh Việt Nam:
Qua trạm nghe lén đặt ở Hong Kong của NSA, Mỹ đã thu thập thông tin để chuẩn bị cho kế hoạch ném bom đánh phá Hà Nội năm 1972 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và phương án đối phó khi ngồi vào bàn đàm phán tại Hòa đàm Ba-Lê 27-1-1973. Tuy nhiên, do “những thỏa thuận chính trị”, nhất là sau Hội nghị Thượng đỉnh Nixon và Mao tại Trung Cộng năm 1972, do áp lực chính trị tại chính quốc nên chính quyền Mỹ đã phải rút quân, bỏ tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á là miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng Sản vào 30-4-1975.
10. Theo dõi điện thoại cá nhân:
Muốn tìm tin tức từ một người nào, các cơ quan an ninh Mỹ không những theo dõi mọi tin tức từ người đó mà còn theo dõi những người liên hệ, nhiều khi qua người thứ hai, thứ ba. Vài thí dụ điển hình:
* NSA biết được Biết được Osama bin Laden rất “có hiếu” với mẹ ghẻ nên y thường điện thoại thăm mẹ, NSA chỉ thị nhân viên thường xuyên theo dõi điện thoại bà nầy. Có lần họ dò ra nơi Bin Laden đang gọi cho mẹ nhưng không tìm ra nơi y ẩn náu vì sau khi gọi, hắn ta đã di chuyển đến chỗ khác. Có lần, NSA hãnh diện khoe với “khách đặc biệt” nghe đoạn băng ghi âm của Bin Laden nói chuyện với mẹ ghẻ của y qua celluler phone mà NSA thu được. Chính quyền Mỹ không cho phép NSA gắn trộm thiết bị do thám vào xắc tay của bà để truy ra dấu tích của bin Laden.
* Theo dõi bà Mục sư Martin Luther King.
Tuy là đàn bà nhưng NSA đã theo dõi bà Coretta Scot King, ngay cả sau khi ông đã chết, vì bà là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động vì dân quyền tại Mỹ những năm 60 của thế kỷ 20, là người phụ nữ có tư tưởng tiến bộ và dân chủ trong xã hội Mỹ thời đó, trở thành một nhân vật “đáng lưu ý” trong hồ sơ của NSA. Do không ghi nhận được tin tức gì, ngày 30/10/1972, NSA đóng hồ sơ với kết-luận: “Không có thông tin nào đáng lưu ý về việc có liên kết với các phần tử chống đối hoặc kích động bạo loạn”.
* Trong nước Mỹ, luật pháp cấm NSA do thám bên trong nước Mỹ, ngay cả công dân Mỹ. Tuy vậy, nhiều khi NSA vẫn ngang nhiên vi phạm viện dẫn “vì an ninh quốc gia”, điển hình là vụ bắt giữ dân nhập cư gốc Ai Cập Nasser Ahmad vào năm 1990, biệt giam trong 3 năm với tội danh “nguy hại cho an ninh quốc gia” và nhất là sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001.
11. Theo dõi các cơ quan ngoại quốc:
Tại Washington DC., tất cả các đại sứ quán nước ngoài đều bị một số cơ-quan của Mỹ đặt thiết bị, hệ thống nghe lén bằng mọi phương-tiện, có thể tại bất cứ nơi đâu. Các cơ-sở ngoại giao nầy dù biết hay không đều không làm gì được do không tìm ra nơi đặt, không phát-giác ra máy móc gì cho dù lúc nó đang hoạt-động.
12. Theo dõi Công Nương Diana:
Theo một viên chức CIA tiết lộ (tài liệu được phép giải mã sau một thời gian), thông qua Echelon, cơ quan an ninh quốc gia Hoa kỳ đã thu thập hơn 1,000 trang tài liệu về công-nương Diana khi biết chủ trương của bà là vận động chống lại việc sử dụng mìn trên toàn thế giới, nhất là các cuộc chiến tranh dai dẳng.
13. Theo dõi Che Guevara, Antonio Noriega:
Trong chủ trương ủng hộ chính quyền Bolivia, hệ thống Echelon đã giúp Mỹ thực hiện được quan điểm của họ. Che Guevara, người lãnh đạo một phong trào kháng chiến chống chính quyền, bản doanh đặt tại miền Nam Bolivia, nơi có địa hình hiểm trở, rất khó xâm nhập. Sau khi vệ tinh gián điệp của NSA thu được tần số thông tin vô tuyến của Che Guevara cho dù công suất máy phát của Guevara rất yếu, Mỹ đã mở chiến dịch hành quân mang mật danh “Định hướng” cùng quân lực Bolivia. Ba ngày sau, Che Guevara bị thương và bị bắt, giúp chính phủ Bolivia phá vỡ tổ chức của y.
Trong năm 1986, Hội đồng An ninh quốc gia được NSA cho biết Antonio Noriega, nhà lãnh đạo Panama có liên hệ với bọn buôn ma túy khi chính phủ Mỹ đang ủng-hộ Noriega. Dầu vậy, khi Noriega viếng thăm Mỹ, ông ta vẫn được đón tiếp trọng thể.
14. Theo dõi Libya:
Libya là một quốc gia chống Mỹ. Echelon của NSA đặt trọng tâm ghi lại tất cả các thông-tin từ quốc gia nầy. Từ các thông-tin ghi được ở Cơ quan tình báo Libya, Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ biết rõ Libya đã mở các chiến dịch tấn công các cơ-sở của Mỹ khắp nơi. Vì thế, chính quyền Washington ra lệnh cho các cơ-quan, căn cứ của Mỹ trực thuộc có những biện pháp an ninh chặt-chẽ cũng như canh phòng thật cẩn mật.
Vào ngày 25-3-1986, 8 sứ quán của Libya ở các nước nhận được bức mật điện, nội dung chỉ có 5 dòng, ra chỉ thị chuẩn bị hành động. Đến ngày 4-4-1986, sứ quán Libya ở Đông Bá-Linh gửi về Libya bức điện: “Tripoli sẽ vui mừng khi đọc tin báo chí ngày mai”. Nửa đêm hôm sau, thêm một bức điện nữa cũng từ Đông Bá-Linh được gửi đi: “Chiến dịch bắt đầu”.
Hai giờ sau, bom nổ tại Tây Bá-Linh, giết chết 2 người, làm bị thương 230 người, trong đó có 50 lính Mỹ. Để trả đũa, chính phủ Mỹ ra lệnh 30 phóng pháo cơ của Mỹ đánh phá Tripoli và Benghazi, phá hủy doanh trại quân đội, nơi nhà lãnh đạo Khadafi thường lưu lại. Cuộc oanh-kích bắt đầu vào lúc 2 giờ sáng ngày 14-4-1986 để tránh thương vong cho thường dân.
15. Theo dõi Canada:
Một tổ chức bí mật của Hoa-Kỳ, đầu tiên mang tên “Bộ phận D” sau đó đổi thành “Bộ phận Tổng hợp đặc biệt”, gồm nhân viên CIA và NSA được thành lập, có nhiệm vụ xâm nhập vào các cơ quan chính quyền các nước để đánh cắp tài liệu bí mật và lắp đặt thiết bị nghe lén. Toán nầy hoạt động rộng lớn, xâm nhập không riêng vào các nước Cộng-sản mà còn vào cả các nước đồng minh. Theo lời một sĩ quan tình báo Canada về hưu tiết lộ rằng các tổ chức điệp vụ của Anh thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của Canada theo lệnh của nữ thủ tướng Thatcher, vì “bà đầm Thép” cho rằng “Canada không trung thành với Anh quốc”, trong đó nghe lén là một cách theo dõi.
16. Hoạt động ở Trung Đông:
Trung Đông là nơi Mỹ và các quốc gia thành viên trong Echelon đặt ưu tiên thu thập thông tin. Năm 1985, vụ 4 phần tử thuộc Tổ chức Giải phóng Palestine đánh cướp tàu Achille Lauro của Ý đem về bỏ neo ở Ai Cập. Vài giờ sau đó, Tổng Thống Ai Cập Hosni Moubarak chính thức tuyên bố nhóm cướp tàu đã rời khỏi Ai Cập. Thế nhưng nhờ hệ-thống Echelon, NSA biết đó chỉ là tuyên bố giả và báo cho chính quyền Mỹ. Trong cuộc điện đàm sau đó, Moubarak nói rằng nhóm cướp tàu sắp lên một chiếc máy bay Boeing 737 của Hãng Egypt Air để đi Alger. NSA đã biết trước được cuộc điện đàm nầy; lập tức chính phủ Mỹ ra lệnh cho 4 chiếc F-14 cất cánh từ hàng-không mẫu hạm Saratoga đang ở bờ biển Ý bay lên ép chiếc Boeing 737, buộc phải hạ cánh tại một phi-trường trong một căn cứ quân sự ở Sicile, và nhóm nầy đã bị bắt giam.
17. NSA giúp Đức trong chiến dịch Alberich:
Chiến dịch Alberich bẻ gãy kế hoạch khủng bố, động cơ của những kẻ Hồi giáo cực đoan, là “Sự thù hận tự huỷ hoại nền văn minh phương Tây”. Mục tiêu là các doanh trại quân đội Mỹ, các nới có lính Mỹ lui tới, các phi trường lớn của Đức, các cơ sở của chính phủ được bọn khủng bố lên kế hoạch tấn công.
Chiến dịch Alberich được khởi động từ tháng 10-2006, khi NSA ghi nhận những email tình nghi, gửi qua lại giữa Đức và Pakistan, họ biết được một âm mưu khủng bố. NSA đoán rằng sẽ có khủng bố thực hiện tại nước Đức và họ đã báo cho chính quyền Đức. Chiến dịch kết thúc tại Sauerland, miền Trung nước Đức, sau khi cảnh sát tóm cổ được 3 tên trong đó có 2 công dân Đức cải đạo sang Hồi giáo là Fritz Gelowicz, 28 tuổi, con trai của một bác sĩ, và Daniel S., 22 tuổi, người biết sử dụng vũ khí nhờ thời gian phục vụ trong quân ngũ Đức (4) tại thành phố Saarlouis, miền Tây nước Đức. Khi đơn vị biệt động GSG 9 của chính phủ Đức tấn công vào ngôi nhà của bọn khủng bố, mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc. Theo các nhân viên điều tra, bọn khủng bố đang chuẩn bị những vụ khủng bố được đánh giá là đẫm máu nhất trong lịch sử hậu chiến châu Âu, sự thiệt hại to lớn không thể lường trước được.
Ban đầu, vào tháng 4-2007, NSA ghi nhận được khi những tên Hồi giáo cực đoan viết một thông điệp với nội dung “cuối cùng cũng kỳ vọng vào người Kurd”, các chuyên gia Mỹ nghi ngờ sẽ có các cuộc khủng bố xảy ra và đoán rằng Đức sẽ bị tấn công. Do vậy, các Đại sứ quán Mỹ đã ra cảnh báo tất cả công dân Mỹ, nhất là ĐSQ tại Đức. Ban đầu, NSA nghi ngờ thuật ngữ “Kurds” là ám chỉ một “đội tấn công” nhưng không phải. Từ đó, an ninh Đức theo dõi các nhân vật tình nghi. Ngày 20/7, Gelowicz và Adem Y. tới Hannover, miền Bắc nước Đức để mua hydrogen peroxide. Đây là lần cuối cùng trong 5 lần mua vật liệu của Gelowicz kể từ tháng 2-2007. Bọn khủng bố dự định mua hydrogen peroxide có độ đậm đặc 50% nhưng thị trường không có bán mà chỉ có loại 35% rồi theo tài liệu hướng dẫn của “Liên đoàn thánh chiến Hồi giáo” (IJU), chúng thêm hồ nấu từ tinh bột để có độ đậm đặc cao. Chúng bị phát giác vì đã mua một khối lượng lớn tinh bột.
Trước đó, chúng đã gây gỗ trước hộp đêm ở Darmstadt, nơi lính Mỹ lui tới. Khi ý đồ gây sự không thành, những tên này đã xuống đường rạch lốp nhiều chiếc xe sản xuất tại Mỹ. NSA theo dõi điện thoại và biết bọn chúng nói về các sân bay, doanh trại quân đội Mỹ, hộp đêm, sàn nhảy, nơi có nhiều “bọn Mỹ bẩn thỉu”.
Trong khi NSA theo dõi chúng qua các vệ tinh viễn thông thì nhân viên mật vụ Đức đã cài máy nghe lén vào xe hơi của chúng và biết được nội dung các cuộc nói chuyện. Đêm 30/7, 10 ngày sau khi nghe lén được cuộc nói chuyện, khi chúng đang trên đường tới Hannover, một đơn vị biệt động Đức đã được đưa tới Wittensweiler chuẩn bị hành động. NSA lại nghe được điện thoại một người đàn ông từ miền Bắc Pakistan liên lạc với Gelowicz có câu: “Những người Uzbeks rất giận dữ”. Người nầy thúc giục Gelowicz ra tay gấp trong thời hạn 2 tuần lễ. Do vậy, cơ quan an ninh Đức phải ra tay sớm hơn dự tính. Nhân viên này đã chặn xe hơi chở Gelowicz, Adem Y. và Daniel S. với lý do “xe đang để đèn pha khi lái”, Gelowicz chạy trốn được 300 mét sau đó bắt giữ cùng 2 đồng bọn.
Khám xét toà nhà bọn chúng cư trú thấy có 12 thùng hydrogen peroxide loại 35% nặng 730 kg dùng để chế thuốc nổ, nhiều tài liệu, tiền bạc và những tài liệu hướng dẫn chế tạo vật dụng khủng bố. Chúng bị giam, chờ ngày tòa án Đức xét xử.
Ngoài ra, còn nhiều thành quả dành cho việc “nghe lén nhìn trộm” khác hiện còn đang được xếp vào hạng “tối mật”, chưa được công bố do còn liện hệ đến nhiều điều khác cần dấu kín.
18. Phá vỡ âm mưu khủng bố tại Mỹ.
Vào trung tuần tháng 6-2006, sau nhiều tháng liền theo dõi và nghe lén các liên lạc giữa 7 tên khủng bố của nhóm mang tên “Bảy tên của Thành phố Tự do”, các cơ quan an ninh Mỹ đã tóm gọn chúng và đưa chúng ra tòa tại Miami, Florida. Bọn chúng gồm có: Burson Augustin, Rotschild Augustine, Naudimar Herrera, Lyglenson Lemorin, Patrick Abraham, Stanley Grant Phanor và Narseal Batiste là đầu đảng. Do tầm quan trọng của âm mưu nầy nên tin tức không được phổ biến rộng rãi vì còn cần thêm thời gian để điều tra, để bắt thêm đồng phạm đang tại đào.
Theo cáo trạng của công tố viên, nhóm nầy từng lên kế hoạch với âm mưu khủng khiếp: đánh bom Sears Tower, tòa nhà cao nhất nước Mỹ, và một số tòa nhà liên bang (federal buildings) để từ đó châm ngòi cho một cuộc chiến tranh du kích lật đổ Chính phủ Mỹ, mở đường cho việc thành lập chế độ Hồi giáo tại Mỹ. Các đoạn phim và băng ghi âm của NSA, FBI cho thấy nhóm này muốn sử dụng các băng đảng đường phố để mở hàng loạt cuộc tấn công với quy mô với nhiều hình thức khác nhau, từ bỏ thuốc độc vào những hũ muối ở nhà hàng, các hồ nước đến đánh bom các cao ốc.
Các cơ quan an ninh Mỹ đã ghi lại được khoảng 15.000 bản ghi âm và băng hình trong quá trình theo-dõi, trong đó có cuộc đối thoại giữa chính phạm là Narseal Batiste với đồng đảng. Batiste tuyên bố:
-“Sẽ không một ai sống sót trong vụ đánh bom phá hủy tòa nhà Sears Tower 110 tầng mà chúng ta sẽ thực hiện vì nếu có ai chạy ra thì các tay súng của chúng ta đã phục sẵn bên ngoài sẽ bắn hạ”.
Hãng AP đưa tin, công tố viên Richard Gregorie đã nói:
-”Những người này muốn châm ngòi cho một cuộc thánh chiến chống lại nước Mỹ. Chúng đã nói rằng: Cuộc chiến phải nổ ra tại đây và không chỉ dừng lại bằng một vụ đánh bom”.
Các tài liệu được thu âm, thu hình của cơ quan an ninh còn cho thấy nhóm nầy tôn sùng tổ chức al-Qaeda. Trong đoạn phim được quay vào tháng 3/2006, chúng đã tổ chức một buổi lễ tuyên thệ, thề trung thành với al-Qaeda và trùm khủng bố Osama bin Laden. Chúng cũng đã chụp hình nhiều building liên bang tại Mỹ mà chúng chọn làm mục tiêu ưu tiên tấn công. Sau thời gian theo dõi cùng với sự hỗ trợ của hai chỉ điểm viên là Mohammed và Abbas, an-ninh Mỹ đã giăng lưới và hốt gọn bọn chúng.
Mohammed giả là một “đặc phái viên” của al-Qaeda tại Mỹ và liên hệ với bọn chúng để gài bẫy, còn Abbas, một người gốc Yemen, đã liên hệ với chúng vào tháng 10/2005. Bọn chúng nhờ Abbas móc nối với chính quyền Yemen để cung cấp tiền mua vũ khí. Chính nhờ hai đầu mối Abbas và Mohammed mà FBI đã thu thập được hàng loạt chứng cứ để tiến hành vụ bắt giữ vào giữa năm 2006. Hiện nay, chúng bị “yên nghỉ trong nhà đá” và đang đối mặt với bản án ít nhất cũng lên tới 70 năm tù mỗi tên.
V. Những tổn thất của NSA:
Từ khi bắt đầu hoạt động, NSA thu-lượm được một số thành quả đáng kể nhưng cũng chịu nhiều thất bại, ngay cả việc tổn thất nhân viên.
1. Trong chiến tranh Triều Tiên:
Trong lịch sử hoạt động, NSA/CSS thu thập được nhiều thông tin hữu ích cho Mỹ nhưng họ cũng gặp nhiều thất bại, trực tiếp hay gián tiếp. NSA không giải được nhiều mã khóa “siêu mật” của Nga, Đức, Nhật nên không giúp ích hữu hiệu cho chính quyền Mỹ. Trong chiến tranh Triều Tiên, các cụm tình báo Mỹ không giải mã được các mật điện của khối Cộng nên làm cho cuộc chiến đi theo đường hướng khác ngoài dự định của đồng minh, làm cho số thương vong của Mỹ khá cao.
Cũng nên biết thêm cuộc chiến Triều Tiên. Sau khi Nhật đầu hàng, Tháng 12 năm 1945, Nga và Mỹ đồng ý chia Triều Tiên làm 2 miền, Bắc theo Nga và Nam theo Mỹ, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa thuận quản lý Triều Tiên dưới một Ủy ban Hỗn hợp Hoa Kỳ - Liên Xô. Thỏa thuận cũng nói rằng Triều Tiên sẽ được độc lập sau bốn năm quốc tế giám sát. Thế nhưng do dân số Nam Hàn đông hơn Bắc Hàn, Liên Xô biết rằng Kim Nhật Thành sẽ bị thất cử nên miền Bắc không tham gia tổng tuyển cử thống nhất hai miền. Các cuộc bầu cử tự do mà Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc giúp đỡ tổ chức được tiến hành chỉ ở miền Nam. Do có một số lượng lớn số xe tăng của Nga cộng với các vũ khí nặng khác, Bắc Hàn đã leo thang chiến tranh ở biên giới chuyển sang tấn công Nam Hàn.
Chính phủ Hoa Kỳ tin rằng Cộng sản là một khối thống nhất và hành động của Bắc Hàn là chủ trương của cái khối Cộng, là một cái móng vuốt của Nga. Vì thế, Hoa Kỳ xem đây như là một cuộc xung đột quốc tế hơn là một cuộc nội chiến. Đầu năm 1950 là thời gian quyết định tấn công, càng gấp rút đối với cả Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa vì lúc này, các lực lượng an ninh của Lý Thừa Vãn đã quét sạch được gần như tất cả các du kích quân do Bình Nhưỡng gởi vào Nam Hàn trong năm 1949.
Cuộc tấn công của Bắc Hàn nổ ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25-6 -1950, họ vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước. Cuộc chiến mở màn với với 242 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34 của Nga chế tạo, quân Bắc Hàn bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay chiến đấu YAK và 70 máy bay oanh tạc. Họ chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6. Thế là Liên quân dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến nhưng chủ lực vẫn là quân đội Mỹ.
Hành động tham chiến của Hoa Kỳ do một số lý do. Tồng Thống Harry Truman là một tổng thống thuộc Đảng Dân chủ đang bị nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với các nước theo cộng sản. Trong số những người gây áp lực với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Joseph McCarthy, gay gắt nhất là người tố cáo Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là đã làm mất Trung Hoa vào tay cộng sản.
Sự can thiệp quân sự này nảy sinh ra Học thuyết Truman, chủ trương chống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìm cách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938 cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Hoa Kỳ, khiến họ tin rằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khích thêm những hành động bành trướng.
Thay vì hối thúc Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến, Truman nghĩ rằng hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náo động không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên hiệp quốc và Hội đồng Bảo An chấp thuận ngay do Liên Xô vắng mặt nên không bị phủ quyết.
Sự sai lầm của NSA khi không thu thập được tin tức đối với khả năng Trung Cộng nhảy vào vòng chiến khi tướng MacArthur đoán rằng Trung Cộng không dám nên cuộc chiến đi theo một ngã khác, với 2 lần đề nghị xử dụng bom nguyên tử. Còn với kế hoạch chuyển quân “ngày nghỉ đêm đi” của Trung Cộng, tình báo Mỹ không biết nên khi quân Trung Cộng tràn ngập phòng tuyến, Mỹ bối rối, dẫn đến việc Tướng Douglas MacArthur bị tước quyền Tư lệnh bởi Tổng thống Harry Truman ngày 11-4-1951, giao lại cho Tướng Matthew Bunker Ridgway thuộc Lục Quân Mỹ.
Xin nêu lên một số thống kê về thương vong của 2 bên:
* Nam Hàn: 58.127 tử trận; 175.743 bị thương; 80.000 mất tích
* Hoa Kỳ: 36.516 chết (bao gồm 10.395 không chiến đấu); 92.134 bị thương; 8.176 mất tích; 7.245 tù binh.
* Pháp: 300 chết, mất tích.
* Anh: 1.109 chết; 2.674 bị thương; 1.060 mất tích hoặc bị bắt.
* Thổ Nhĩ Kỳ: 721 chết; 2.111 bị thương; 168 mất tích; 216 tù binh.
* Bắc Hàn: 215.000 chết; 303.000 bị thương; 120.000 mất tích; 90.000 bị bắt.
* Trung Cộng: Theo Trung Cộng công bố: 114.000 tử trận; 380.000 bị thương; 21.400 tù binh. Theo các nguốn tin Hoa Kỳ ước tính: hơn 400.000 chết; 486.000 bị thương; 21.500 tù binh.
* Nga Sô: 315 chết; trên 500 bị thương.
Tổng cộng Đồng Minh thương vong: Trên 474.000 người, không kể thường dân. Tổng cộng phe Cộng Sản: Từ 1.190.000 người đến hơn 1.577.000 người, không kể thường dân.
2. Trong chiến cuộc giữa Do Thái và khối Á Rập.
Trong “cuộc chiến 6 ngày” năm 1967 giữa Israel và khối Ả-Rập, NSA chịu một tổn thất đáng kể, đó là việc chiếc tàu do thám Mỹ USS Liberty bị không quân Israel đánh chìm ngoài khơi bán đảo Sinai làm chết 34 người trong đó có 23 chuyên viên tình báo và 173 người bị thương. Sau vụ nầy, cho dù hai bên đều cho là một “tai nạn” nhưng quan hệ ngoại giao giữa hai nước có xấu đi. Theo ông Bamford, sự việc không phải như vậy. Ông cho hay:
-”USS Liberty giải mã được kế hoạch tàn sát tù binh Ai Cập của các đơn vị quân-sự Israel nên con tàu phải bị tiêu diệt để tin tức khỏi lộ ra ngoài. Việc phi công nhìn lầm, tưởng tàu Mỹ là tàu Ai-Cập thì không thể chấp nhận được”.
Tưởng cần biết thêm về “Cuộc chiến 6 Ngày” vào năm 1967 giữa Do Thái và khối Ả Rập. Trong khối Ả Rập, Ai Cập tập trung 270.000 quân sát biên giới với Do Thái (trong đó 100.000 binh sĩ đồn trú trên bán đảo Sinai, ngay cạnh sườn Israel), với những vũ khí tối tân do Liên Xô và Tiệp Khắc cung cấp. Syria cũng đưa đến cao nguyên Golan hơn 60.000 người. Jordan cử 60.000 quân lên biên giới và đặt dưới quyền chỉ huy của một tướng Ai Cập. Libăng cũng gửi tới một đạo binh nhỏ. Các nước Ảrập khác như Iraq, Algeria, Kuwait tuyên bố sẵn sàng viện trợ quân sự khi cần thiết.
Theo ước tính, vào năm 1967, liên minh Á Rập có tổng cộng 465.000 binh lính, hơn 2.880 xe tăng và 810 máy bay, trong tư thế sẵn sàng “bóp cổ” Israel. Trước tình thế “không lối thoát”, vào lúc 8 giờ sáng 5/6/1967, hầu như toàn bộ máy bay thuộc Không lực Israel đồng loạt cất cánh, hướng về các phi trường của Ai Cập. Cuộc chiến khởi đầu. Chỉ trong 80 phút, các sân bay El Arich, Bir Gafagfa, Djebel Libni, Bir Tamda và một loạt căn cứ không quân trên bờ Tây kênh Suez đã bị san phẳng. Xác máy bay Ai Cập nằm ngổn ngang, mở đầu cho chiến tích oanh liệt nhất của quân dân Israel.
Bị tấn công bất ngờ, khối Ả Rập không kịp trở tay. Thế trận mà Ai Cập dày công xây dựng bị tan vỡ ngay tức khắc: 400 máy bay cùng các ụ cao xạ bị phá hủy, Israel làm chủ bầu trời để trợ cho Bộ binh tiến công. Liền sau đó, bộ binh Do Thái chia ra 3 mũi vượt bán đảo Sinai tiến đánh Ai Cập. Cùng lúc, ở phía Đông và phía Bắc đối đầu với Jordan và Syria, đại bác Israel khai hỏa.
Trong 6 ngày, từ ngày 5 tới 11/6/1967, quân đội Do Thái làm cỏ bán đảo Sinai (Ai Cập), chiếm dải Gaza, cao nguyên Golan, khu bờ Tây sông Jordan, trong đó có thành cổ Jerusalem, tối 7/6, xe tăng Israel chỉ còn cách thủ đô Amman 10 km, vua Jordan buộc phải yêu cầu đình chiến. Hôm sau, Đại sứ Ai Cập tại LHQ Mohammed Awad El Kouni thông báo tại Hội đồng Bảo an rằng chính phủ của ông bằng lòng ngừng chiến.
Riêng Syria, cầm cự được thêm hai ngày nữa rồi cũng phải buông súng. Chiến dịch quân sự “Phòng ngừa Chớp nhoáng” (pre-emptive action) của Israel toàn thắng. Cho tới lúc đình chiến vào tối 8/6, Ai Cập chết 10.000 quân, 5.000 người bị bắt làm tù binh, gần 500 phi cơ tan xác, 400 xe tăng bị hủy, 300 chiếc khác bị cướp. Còn phía Israel có 275 binh sĩ tử trận, 800 người bị thương, 61 xe tăng bị phá hủy.
Chính phủ Israel đã đi một nước cờ mạo hiểm khi mở trận tấn công khối Ả Rập. Nếu kể quân số, chỉ riêng Ai Cập đã có 70 triệu dân trong khi Do Thái mới chỉ được 2,5 triệu người. Như vậy, nếu kể già trẻ lớn bé, cứ 2,5 người Do Thái phải chiến đấu chống hơn 100 người khối Á Rập. Tuy vậy, họ đã toàn thắng.
3. Thu thập tin tình báo trong kế hoạch đổ bộ Cuba.
Khi phác giác ra Nga mang hỏa tiễn đến đặt tại đảo quốc Cuba nhắm vào Mỹ, chính phủ Mỹ đã chỉ thị cho CIA tổ chức cuộc đổ bộ vào Cuba bằng cách dùng các lực lượng Cuba trốn thoát chế độ Cộng sản của Fidel Castro đang định cư tại Mỹ (nhiều nhất là tại Florida) và một số nơi trên vùng Trung Mỹ. Do nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại với toàn bộ số người đổ bộ bị bắt hay bị tiêu diệt. Một trong các lý do bởi việc thu thập tin tình báo thiếu chính xác. Sau nầy, tài liệu giải mã cho hay có một sự “điều đình” giữa 2 nhà lãnh-tụ Nga – Mỹ về biến cố “Vịnh Con Heo” với nội dung: “Nga chịu triệt thoái tất cả các hỏa tiễn tại Cuba, đổi lại, Mỹ không được tấn công Cuba”.
4. Điệp vụ trên dãy Hi Mã Lạp Sơn.
Tháng 5/1965, Robert Schaller cùng hai điệp viên CIA là Bob Mulliq và Arton Dave được lệnh NSA lên đường đến Ấn Độ. Tại đây, cả ba sáp nhập với một nhóm điệp viên của Cơ quan Tình báo Ấn Độ (IIB) để thi hành điệp vụ mang tên “Từ đại dương đến núi cao”. Năm 1962, sau chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Trung Cộng, chính phủ Ấn yêu cầu Mỹ hỗ trợ về nghiệp vụ tình báo và quân sự để đối phó với Trung Cộng. Sự kiện khiến Mỹ và Ấn quan tâm là vào năm 1964, Trung Cộng thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên tại vùng Lop Nor thuộc tỉnh Xinjiang, không xa biên giới Ấn Độ là mấy.
Vào thời đó, Mỹ chưa có vệ tinh gián điệp nên NSA quyết định đưa lên ngọn núi Nanda Devi thuộc dãy Himalaya một thiết bị đặc biệt có thể ghi nhận dư chấn các vụ thử nghiệm bom nguyên tử và cả các liên lạc bằng sóng vô tuyến trên lãnh thổ Trung Quốc, nhất là tại căn cứ thử nghiệm Lop Nor rồi truyền về trung tâm thu nhận của NSA. Thiết bị này có thể vận hành liên tục trong nhiều năm liền bởi năng lượng phát ra từ một lò phản ứng nguyên tử nhỏ, nặng khoảng 20kg hoạt động nhờ phản ứng của hai thanh plutonium 238 và 239. Vào tháng 6/1965, nhóm điệp viên Mỹ - Ấn do Robert Schaller và sĩ quan IIB Mohan Signh Kohli chỉ huy mang theo thiết bị đặc biệt thực hiện chuyến leo lên ngọn Nanda Devi ở cao độ 3.139m.
Theo dự trù, đến ngày 25/6, nhóm điệp viên phải có mặt trên đỉnh Nanda Devi theo hướng Tây. Tuy nhiên năm đó, khí hậu bỗng khắc nghiệt với các cơn bão tuyết cứ đổ ập xuống nhóm điệp viên với vài trận lở tuyết. Thời tiết ngày quá xấu buộc cả nhóm phải dừng chân tại Trại số 4 cách đỉnh Nanda Devi chừng 650m, sau khi xin lệnh từ trung tâm và được chấp thuận, họ phải chôn thiết bị tại một hốc núi, đánh dấu cẩn thận rồi quay xuống núi để mùa leo núi năm sau sẽ quay lại mang thiết bị lên lắp đặt trên đỉnh ngọn Nanda Devi. Tháng 5/1966, nhóm nầy thực hiện chuyến leo lên ngọn Nanda Devi để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi đặt chân lên Trại số 4, nhóm điệp viên không tìm thấy thiết bị mà họ đã chôn giấu cho dù đào bới cả một vùng rộng lớn.
Có hai giả thuyết, một là thiết bị bị đánh cắp, hai là bị thất lạc do một cơn bão tuyết lớn gây ra. Giả thuyết thứ nhất được cho là khó có khả năng xảy ra. Nếu nằm trong giả thuyết thứ 2, không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm chất phóng xạ từ thiết bị thất lạc gây ra khi trôi dạt xuống nguồn nước sông Hằng vốn phát xuất từ ngọn Nanda Devi. Sau khi nhận được báo cáo, tổng hành dinh NSA ở Langley yêu cầu nhóm điệp viên cố gắng tối đa để thu hồi thiết bị. Năm 1968, Mỹ và Ấn huy động một lực lượng hùng hậu để cố tìm thiết bị thất lạc nhưng vẫn không có kết quả.
Việc mất thiết bị nguy hại trầm trọng vì phóng xạ rò rỉ từ thiết bị sử dụng năng lượng nguyên tử đã làm ô nhiễm ngọn Nanda Devi nghĩa là có thể gây ô nhiễm cả nước sông Hằng, nguồn cung cấp nước cho dân Ấn. Trước sức ép của dư luận, Chính phủ Ấn thành lập một ủy ban điều tra về nguy cơ ô nhiễm phóng xạ trên ngọn Nanda Devi và nguồn nước ở thượng nguồn sông Hằng. Về phía Mỹ, NSA từ chối bình luận các thông tin liên quan đến điệp vụ này, cho dù Quốc hội vẫn yêu cầu Tổng thống phải mở một cuộc điều tra. Cựu điệp viên Robert Schaller đã ba lần phải ra điều trần trước Quốc hội về vụ nầy nhưng ông không cung cấp tin tức gì, theo lệnh của NSA. Nội vụ chìm trong yên lặng.
5. Kế hoạch Oxcart do thám khối Cộng.
Từ năm 1954, NSA do thám Nga và các quốc gia Cộng Sản Đông Âu từ trên không bằng loại máy bay U-2. Người Mỹ biết rằng để tránh bị phát giác, phi cơ U-2 phải bay cao, khiến hoạt động do thám không phát huy hiệu quả nên năm 1958, NSA quyết định thay thế máy bay U-2 bằng thế hệ máy bay do thám mới, bay nhanh và cao hơn. NSA giao cho hai Hãng Lockheed và Convair nghiên cứu thiết kế và rồi họ chọn máy bay A-12 của Hãng Lockheed thay vì loại Kingfish của Hãng Convair.
Một hợp đồng 5,4 tỉ USD được ký kết, theo đó hãng Lockheed sẽ chế tạo 18 chiếc A-12 cho NSA. Từ đó, NSA sẽ sử dụng A-12 để do thám trên không, có mật danh “kế hoạch Oxcart”. Là loại máy bay siêu thanh, với tốc độ 3.600km/giờ, với 2 động cơ phản lực loại Pratt & Whitney J 58 với công-suất 31.000 mã lực, có thể bay ở cao độ 60 nghìn mét để tránh bị radar đối phương phát giác và hỏa tiễn phòng không bắn hạ.
Ngày 5/10/1962, chiếc A-12 đầu tiên bàn giao cho NSA tại căn cứ Groom Lake, Nevada. Vào ngày 24/6/1963, một chiếc A-12 rơi xuống cánh đồng ở bang Utah vì lý do kỹ thuật, phi công Ken Collins thoát chết khi kịp nhảy dù ra ngoài. Sau khi cải tiến, phải đến tháng 11-1964, chiếc A-12 cuối cùng mới được chuyển giao cho NSA.
Đầu năm 1965, NSA bắt đầu các chuyến bay do thám trên không phận Nga và các quốc gia CS Đông Âu bằng máy bay A-12. Đến tháng 11-1966, liên tiếp hai chiếc A-12 gặp trục trặc rồi rơi xuống vùng biển Baltic của châu Âu khi đang thi hành nhiệm vụ, buộc NSA đình hoãn vô thời hạn việc cho hoạt động do thám bằng máy bay A-12. Đây là thất bại của kế hoạch Oxcart do thám khối Cộng tại châu Âu và tại nước Cộng Sản đầu sỏ Nga.
Tuy nhiên, NSA chuyển các chuyến bay do thám A-12 sang châu Á với các mục tiêu là Trung Cộng, Bắc Việt, Lào, Campuchia và Bắc Triều Tiên. Tháng 5/1967, NSA quyết định thành lập Phi đội “Tấm khiên đen” gồm 6 chiếc A-12 tại căn cứ không quân Kadena của Mỹ trên đảo Okinawa và từ tháng 6/1967, các chuyến bay A-12 do-thám trên không phận các nước vừa kể.
Sau khi thực hiện được 22 phi vụ do thám, NSA đình chỉ hoạt động của Phi đội “Tấm khiên đen” khi một tai nạn khó hiểu làm một chiếc A-12 rơi xuống vùng biển Philippines vào ngày 2/7/1967 sau một phi vụ do thám trên không phận Trung Cộng. Viên phi công cố điều khiển máy bay đáp xuống căn cứ không quân Clark của Mỹ tại Philippines nhưng không thành công.
Ngày 11/7/1967, chiếc A-12 cuối cùng rời khỏi căn cứ Kadena, bay đến căn cứ không quân Pablo ở California rồi sau đó bay tiếp đến căn cứ Groom Lake. Tại đây, từ ngày 1/8/1967, các chuyên viên của Hãng Lockheed tiến hành phá hủy tất cả những chiếc A-12 còn lại. Như vậy, kế hoạch Oxcart của NSA đã thất bại, đã ngốn một số tiền lớn của chính phủ.
VI. Những khó khăn và các thiết bị mới cần thiết.
Ngày nay, việc thu thập tin gặp nhiều khó khăn. Không riêng gì Mỹ mà một số nước khác cũng biết áp dụng các thiết bị tân tiến. Một trong các thiết bị mới nầy là việc áp dụng “sợi cáp thủy tinh” để chuyển tin. Trước đây, tin tức chuyển qua vô tuyến (không dây) hay hữu tuyến (có dây) đề có thể nghe trộm được. Với sợi cáp thủy tinh, rất khó vì: “dữ liệu truyền đi bằng sự chuyển động như làn sóng của ánh sáng”, không giống như cáp có dây truyền thống “chuyển bằng các xung-động điện-từ qua dây dẫn”. Cáp sợi quang gồm những sợi thủy tinh rất mảnh, rất khó gài thiết bị nghe lén, đây là một tiến bộ mới của công nghệ thông tin.
Ngoài ra, ngày nay, các software mới được các nhà thiết kế tinh vi hơn, tin tức chuyển đi bị chia cắt ra rồi xáo trộn vị trí khiến việc thu thập tin xong còn phải tổng hợp lại, nhiều khi không biết đâu để ráp nối cho mạch lạc, chính xác, các bản mã tinh vi, việc thu thập tin tùy thuộc vào khả năng của chuyên viên thu tin. Một điều khó khăn khác là hệ thống điện thoại, fax, cellular phone… ngày nay quá nhiều, mỗi ngày hàng tỷ cuộc gọi, việc ghi nhận và sàng lọc một khối lượng lớn sẽ phải cần nhiều nhân viên nên có thể bỏ sót những tin cần thiết.
Số lượng tin chuyển đến tổng hành dinh NSA nhiều đến nỗi, đầu năm 2000, hệ thống siêu máy tính của NSA quá tải, buộc phải ngưng hoạt động trong ba ngày tuy rằng hệ thống computer mà chính phủ Mỹ trang bị cho NSA là loại siêu đẳng của thế hệ máy tính hiện nay. Đó là “Ngày Thứ Hai Đen Tối”, 24-1-2000, tuy rằng “tay chân” (các hệ thống nghe lén) vẫn hoạt động nhưng “bộ não” (hệ thống máy trung tâm) bị...bất tỉnh. Tối đó, Tổng giám đốc Michael Hayden, một Tướng Không quân 3 sao vừa ăn cơm xong, đang xem Tivi, chuông điện thoại bảo mật STU-3 reo vang, với giọng từ đầu giây bên kia: “Toàn bộ hệ thống đã ngưng trệ”. Thế rồi NSA hiểu ra nguyên nhân của cú sốc nầy: hệ thống quá tải. Và rồi họ đã có biện pháp chống lại.
Theo ông Bruce Berkowitz, tác giả cuốn “Bộ Mặt Mới của Chiến tranh” (The new face of war, nxb Free Press), cuốn sách bàn về các vệ tinh quân sự và các hệ thống liên lạc, cho biết:
-”Cuộc cách mạng tin học đã thay đổi tận nền tảng bản chất của tác chiến”. Ông còn nói tiếp:
-”Để thắng những trận chiến tranh ngày nay, trước tiên người ta phải thắng cuộc chiến tranh tin học”.
Tưởng cần biết thêm về hệ thống máy computer của chính phủ Mỹ dành cho quốc phòng. Năm 2001, các nhà khảo cứu của chính phủ đã công khai “trình làng” chiếc máy computer mạnh nhất thế giới, trị giá $110 triệu có tên là Accelerated Strategic Computing Initiative (ASCI) White. Máy siêu điện toán nầy đăt tại Sở Thí nghiệm quốc gia Livermore (Lawrence Livermore National Laboratory), tại tiểu bang California, có khả năng làm 12.3 ngàn tỷ phép tính trong một giây đồng hồ. Theo lời các nhà khảo cứu, ngoài việc máy dùng cho hệ thống điều khiển vũ khí hạt nhân, nó còn có thể được sử dụng vào vô số các nhiều công tác khác nhau.
ASCI White mạnh gấp 50,000 lần các máy computer để bàn, nhanh gấp 45.000 lần máy computer cá nhân loại tốt nhất. Nó có thể chứa 300 triệu cuốn sách tức gấp 6 lần toàn bộ Thư viện quốc hội Mỹ. ASCI White có 8,192 bộ vi xử lý, đặt trong một loạt 6 thùng đen, mỗi cái lớn bằng một tủ lạnh, nối tiếp với nhau bằng dây điện tổng cộng dài 83 dặm, đặt trong một tòa nhà khổng lồ lớn bằng hai sân chơi bóng bầu dục. Hệ thống làm lạnh cho nó cần đến công suất 3 MegaWatt, đủ chiếu sáng một thành phố lớn.
Công ty IBM đã chế tạo máy này cho chính phủ, được giao cho Livermore, tháo rời và chở đi trên 28 xe vận tải loại tractortrailers. Siêu điện toán ASCI White mạnh gấp 1,000 lần máy điện toán lừng danh Deep Blue đã từng hạ đo ván vua cờ thế giới Gary Kasparov năm 1997. Các Sở Thí nghiệm quốc gia Sandia và Los Alamos ở New Mexico được nối liền với ASCI White qua đường dây mật mã.
Đây chỉ mới bắt đầu. Chính phủ Mỹ cho biết nếu muốn chứng nhận một cách hoàn toàn khả tín kho vũ khí hạt nhân, người ta cần phải có một máy siêu nữa, mạnh gấp 10 lần ASCI White và sẽ thiết kế trong vài năm tới.
Cuộc chiến Iraq cho thấy Hoa Kỳ đã có những tiến bộ vượt bực trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự so với cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ chưa chịu dừng lại ở đó. Họ đang tìm cách thúc đẩy những tiến bộ này đi xa hơn nữa bằng việc sử dụng “Công nghệ cực vi” (Nanotechnology). Công nghệ này đang là một trong số những lãnh vực khoa học thu hút nhiều chuyên viên, cơ quan công và tư chú tâm nhất.
Điểm then chốt của công nghệ cực vi là khả năng chế tạo những cấu trúc của các hạt cơ bản nhỏ đến mức người ta có thể dồn hàng trăm hạt trên đầu một mũi kim. Những thuật ngữ “cyberwarfare” để chỉ cuộc chiến trên mạng cùng các thuật ngữ có liên quan như “packet bombs” (dội bom làm tê liệt mạng bằng các gói dữ liệu), “Dictributed Denial Of Service - DDOS” (tấn công từ chối dịch vụ), “botnets” (bắt cóc” máy tính và khống chế qua điều khiển từ xa), “cyberattacks” (tấn công trên mạng), “cyberagression” (xâm lăng trên mạng)...là những thuật ngữ để chỉ những viễn cảnh chiến tranh trên mạng trong thời gian tới mà các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu chiến tranh mạng (Institute For The Advanced Study Of Information Wafare - IASIW), Frontline Cyberwar, Viện nghiên cứu công nghệ an ninh mạng (ISTS) của Mỹ sẽ tiến hành.
Ngoài Phòng Thí nghiệm quốc gia Livermore (Lawrence Livermore National Laboratory), Công ty Lockhee, Viện Công nghệ Cực vi Quân sự, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Quân đội, Trung tâm Hệ thống Binh sĩ Quân đội, Viện Công Nghệ MIT, Lockheed Martin, Boeing Company (McDonald Douglas), Trung tâm Hàng không Ryan, Tập-đoàn Grumman Northrop Locheed Martin Aero-nautics Company, hãng Pratt & Whitney, hãng Vision System International, hệ thống điện tử Snader Litton Amecon, phòng thí nghiệm Khoa học Los Alamos, Trung-tâm Natrik của Quân-lực Mỹ tại Massachusetts, Alliant Techsystems v.v các trường Đại Học Mỹ... còn có các công ty tư nhân cũng tham gia đấu thầu các dự án mới cho chính phủ. Với khả năng tài chánh dồi dào, đội ngũ chuyên viên lành nghề, chắc chắn họ sẽ thu được thành quả khả quan.
Một khó khăn khác cho việc thu thập tin là ngày nay quá nhiều phương tiện thông tin nên số lượng tin thu phập quá nhiều nên khó phân tích nổi. Như bà Barbara McNamata, cựu Phó Giám đốc NSA than thở:
-”NSA bị...bội thực thông tin. Cách nay 40 năm, nhân loại chỉ có 5.000 máy computer, không có máy Fax, không có cellular phone. Năm 1999 có đến 420 triệu máy và phần lớn được nối kết nhau, 14 triệu máy Fax, 468 triệu cellular phones. Năm 2000 con số còn nhiều hơn nữa, số lượng máy tính vào mạng internet tăng gấp đôi trong mỗi 100 ngày”.
Điều nầy làm cho lượng thông tin ngày càng nhiều nên việc sàng lọc tin rất khó khăn. Để giải quyết bài toán khó nầy, NSA tìm biện pháp bằng cách cử 2 đội chuyên gia: một từ nội bộ và một từ bên ngoài. Đây là việc làm chưa hề có trong một cơ quan an ninh như NSA trước nay.
Sau khi tìm hiểu, 2 toán nầy đưa ra giải pháp cho NSA: nếu muốn tồn tại, phải “chuyển từ cỗ máy già-nua sang một kiểu mới năng động hơn”. Kết luận nầy buộc các chuyên gia Mỹ phải bỏ ra nhiều thì giờ để nghiên cứu hầu thiết kế các cỗ máy mới có công suất và hiệu năng cao hơn nhiều lần , như hệ thống máy ASCI White vừa nói ở trên. Chúng ta hãy chờ xem.
VII. NSA trong giáo dục, sách báo, phim ảnh.
Trong giáo dục, ngành “tình báo” cũng được dạy như một môn học. Nhiều đại học danh tiếng của Mỹ có phân khoa dạy tình báo hoặc dạy căn bản về tình báo như Đại Học Yale, Georgetown, American... (Xin xem: Teaching intelligence in the Mid 1990s – NISC 1992 – National Intelligence Study Center). Riêng về sách vở nói về hoạt động tình báo của Mỹ, được xuất bản khá nhiều, chỉ phổ biến hạn chế hay phổ biến công khai cho công chúng đều có, giúp cho người ta biết khái quát hay đi sâu về các hoạt động về tình báo “kín” này, ví dụ như cuốn “Sức mạnh bí mật của Mỹ trong một xã hội dân-chủ” (America’s secret power democratic society) của Lock K. Johnson, Oxford Univ. press, 1989.
Từ khi tin tức về sự hiện diện của NSA được công chúng biết đến vài chục năm qua, đặc biệt từ thập kỷ 1990, NSA/CSS được đề cập đến trong nhiều văn-hóa-phẩm của Mỹ như: phim ảnh, tiểu thuyết trinh thám, các trò chơi điện tử, đồ chơi cho trẻ con có gắn pin. Hầu hết cơ sở sáng chế đã thổi phồng vai trò của NSA trong các hoạt động của các cơ quan tình báo.
Điển hình, trong bộ phim “Die Another Day” của hãng phim MGM trong loạt phim về Jame Bond, nhân vật nữ chính (Bond girl) do Halle Berry thủ vai, là một nhân viên của NSA, cùng với Pierce Brosnan. Quyển tiểu thuyết nổi tiếng “Pháo đài số” (Digital Fortress) của Dan Brown, là cuốn sách bán chạy nhất (best seller), do nhà xuất bản St. Martin’s Press ấn hành năm 1998 nói về chuyện tình cũng như những cuộc giãi mã, truy tìm tung tích chìa khoá của mã tuần hoàn của cặp đôi Susan Fletcher & David Breker với các hành động “thần sầu quỷ khốc”.
Trong cuốn “Mật mã Da Vinci” (DaVinci Code), do Nhà xuất bản Doubleday (Mỹ) và Bantan (Anh) xuất bản vào July 01-2003, cũng của Dan Brown, một nhà văn trinh-thám hiện “đang nổi lên như ngôi sao sáng trong nền trời văn học” (như lời nhận xét của nhiều nhà phê-bình văn học nổi tiếng đương thời của Mỹ) đã đề cao những chuyện, những hành động thật ly-kỳ, bất-ngờ, hồi-hộp của những diễn viên tài ba trong truyện.
Cuốn sách nầy đã được hãng phim Columbia dựng thành truyện phim mang cùng tên, do Tom Hanks đóng vai chính, phim ra mắt đã thu về 77 triệu USD sau 3 ngày ra mắt tại Mỹ, đứng đầu bảng doanh thu trong tuần, trên toàn thế giới, thu được 224 triệu USD, trở thành phim chiếm doanh thu kỷ lục. Tuy vậy, nó cũng là cuốn phim gây tranh cãi trong nhiều giới.
Tất cả các sản phẩm văn hóa nầy đều đề cao vai trò của NSA qua các trang thiết bị của nhân vật, các hành động siêu kỳ, các trang thiết bị tối tân và nhân viên ưu tú. Tưởng cũng nên biết thêm, tại Mỹ mỗi năm có hàng ngàn cuốn sách, bộ phim xuất bản nhưng được lọt vào hạng “best seller” hay phim doanh-thu cao thì không nhiều, chắc chắn rằng nó cũng có cái hay của nó để được độc giả, khán giả mến chuộng như vậy.
C. LỜI KẾT:
Trong tình thế hiện tại, Mỹ phải đơn phương đối phó nhiều mục tiêu mới mà không có sự trợ giúp nhiệt tình của các nước đồng Minh như trong thế chiến thứ 2, ngoại trừ Anh quốc. Pháp và Đức đang xem Mỹ như một đối trọng bởi họ cho là Mỹ đã “phổng tay trên” những lợi-nhuận của họ. Nước Nga tuy kiệt-quệ sau khi không tìm được “thiên đường” nhưng hiện nay đang muốn “ngóc đầu dậy”, Trung Cộng đang phát triển và quyết-tâm tranh giành vị thế “siêu cường” của Mỹ, Bắc Triều Tiên và Iran tuy chưa có tiềm lực quân sự mạnh nhưng lãnh đạo của họ liều-lĩnh và nhất là có quyết tâm chế tạo vũ khí nguyên tử... đã làm cho Ngũ Giác Đài rất lo ngại. Điều chắc chắn rằng một cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có đã và sẽ diễn ra, các nước đề ra hàng trăm dự án viễn tưởng nhất, đã được thực nghiệm và sẽ được áp dụng.
Trước khi cuộc chiến Iraq nổ ra, theo tờ Washington Post và AFT đưa tin, TT Bush đã “chính thức hóa” việc dùng tin học như một vũ khí chính của quân đội Mỹ (4). Ngoài ra, một đề án có tính khả thi để phục vụ cho chiến lược mới mang tên “Đòn tiến công chớp nhoáng toàn cầu” (Prompt Golbal Strike). Nỗ lực chính của kế hoạch nầy là “hỏa tiễn hành trình siêu tốc X-51”, tốc độ bay là 7.000 cây số/giờ. Hỏa tiễn X-51 phóng từ máy bay ném bom chiến lược B-52. Ngoài ra, các nhà chiến lược Mỹ còn thực thi “Đề án Trident-II”, chế tạo hỏa-tiễn đạn đạo thế hệ mới, có thể mang nhiều đầu đạn thông thường (5).
Được biết, Hải Quân Mỹ sẽ dùng 12 tàu ngầm cho kế hoạch nầy, mỗi tàu mang theo 22 hỏa tiễn Trident-II, hiện diện thường trực trên đại dương và một số tàu ngầm khác được trang bị sẵn hỏa tiễn làm trừ bị, nằm tại các căn cứ Hải quân của Mỹ, sẵn sàng ra khơi. Hiện nay, Hải Quân Mỹ có 59 chiếc tàu ngầm chiến đấu (Attach Submarines) chạy bằng nguyên tử năng (cũng có thể mang hỏa tiễn Trident-II, nếu cần), 18 chiếc tàu ngầm phóng hỏa tiễn (Ballistic Missile Submarines) là loại tàu mang hỏa tiễn Trident-II như kế hoạch và 3 tàu ngầm đảm trách các nhiệm vụ đặc biệt khác, ứng trực ngoài khơi gần các mục tiêu mà BQP Mỹ chỉ định.
Với thế “tứ bề thọ địch”, Mỹ bắt buộc phải chuẩn bị để sẵn sàng đối phó. Muốn chiến thắng, việc ghi nhận tin tức tình báo là việc làm tối cần và không thể thiếu. Vì thế, NSA phải tồn tại, phải làm việc nhiều thêm nữa để đáp ứng đòi hỏi, cho dù đó là hành vi bất chính.
Công tâm mà nói, những hành động “nghe lén, nhìn trộm” như NSA đã và đang làm là vi phạm công ước quốc tế, là một tội ác, nếu xét theo lương tâm hay luật pháp. Nhưng, cho dù không phải trong thời kỳ chiến tranh đi nữa, muốn sống còn, muốn vươn lên, đôi khi người ta vẫn lờ đi chuyện công-ước hay lương-tâm. Không riêng gì Mỹ mà bất cứ quốc gia nào, khi điều kiện cho phép hay trong tình thế bắt buộc phải làm” đạo chích” đều áp dụng mọi cách để thu thập tin tức, miễn sao cuối cùng thu lợi cho mình là được.
Hành động của NSA/CSS là đúng hay sai, nên hay không, có tội hay vô tội, thành công hay thất bại...chính họ đã biết. Còn chúng ta, tùy mỗi người, biết mình đứng về phía nào để tự có cho mình một câu trả lời!
Lê Chánh Thiêm
Tháng 10-2007, có sửa đổi.
Tài liệu tham khảo:
- NASA - NewScientist.
- Reuters - Google
- Ask Jeeves - Nature
- Discovery - MSNBC
- Space Review - CNN.
- NY Times - Reuters
- BBC - NewsMax.com
- Washington Post - National Geographic
- CIA, by Andrew Tully, William Morrow & Company
- Weekly World News - NASA Project - Tài liệu tổng hợp.
Chú thích:
(1) SIGINT, Signals Intelligence, Tình báo Tín hiệu, các tin tình báo thu thập được từ các trang thiết bị rồi được sàng lọc bởi con người, đươc dùng khi khoa học phát triển, khác với tình báo quy-ước là HUMINT, Human Intelligence, tình báo con người, dùng các điệp viên đi lấy tin hay cài người vào các tổ chức khác để lấy tin hay chiêu dụ người đang làm việc cho đối phương “bán” tin tức, danh từ chuyên môn là “gián điêp nhị trùng”. Ngày nay, người ta xem nhẹ HUMINT vì dùng chuyên viên của mình thì nguy hiểm tính mạng còn “mua” tin tức của gián điệp nhị trùng, đôi khi không đáng tin. Tuy nhiên, mỗi kiểu có cái hay của nó.
(2) Có 2 loại vệ tinh:
- Vệ tinh tự nhiên: còn gọi là vệ tinh thiên nhiên hoặc vệ tinh mặt trăng (khi không viết hoa), là bất kỳ một vật thể nào tự nhiên quay quanh một hành tinh hay một hành tinh quay quanh một ngôi sao (như trường hợp Trái Đất với Mặt Trời).
- Vệ tinh nhân tạo: do con người tạo nên để phục vụ cho một nhu cầu (do-thám, viễn thông, khí tượng, ...”.
Vệ tinh nhân tạo quay theo nhiều quỹ đạo: quỹ đạo địa-tĩnh (tròn), quỹ đạo địa đồng bộ,...Phần lớn các vệ tinh của Mỹ mới phóng các năm gần đây thuộc loại vệ tinh địa tĩnh (Geostationary Satellite) do nó có nhiều ưu điểm. Trung Cộng chỉ mới chế được vệ tinh địa tĩnh trong năm nay.
Các vệ tinh thường chứa các hóa chất rất độc hại (như chất Hydrazine, một hóa chất không màu), dùng làm nhiên liệu cho vệ tinh, ngoài việc nó mang theo các thiết bị mà vệ tinh đó phục vụ.Vệ tinh hoạt động một thời gian nào đó, sau đó nó bị tiêu diệt (do nhiều nguyên nhân).
(3) Ông Robert Schaller, 30 tuổi, tốt nghiệp Y khoa và Vật lý tại Đại học Harvard, Mỹ, làm việc tại Bệnh viện của Đại học Washington ở Seattle, có sở thích leo núi. Vào cuối tuần, Schaller thường leo lên ngọn Templey cao 830 m gần Seattle, có khi leo một mình, có khi đi cùng với vợ tên là Jane. Chiều 2/2/1965, vừa trở về nhà sau một ngày làm việc, ông bất ngờ khi thấy có hai người đàn ông lạ mặt đang đợi trong phòng khách. Không rào đón, hai vị khách lạ tự xưng là nhân viên CIA, vừa từ Tổng hành dinh CIA đến Seattle và đề nghị Schaller làm việc cho CIA. Rồi thì ông Schaller là một trong các điệp viên trong “Điệp vụ Hi Mã Lạp Sơn” sau nầy. NSA tuyển chọn “nhân tài” của mọi ngành như thế đó.
(4) Người ta biết đến Bob Woodward nhiều từ khi ông và Carl Bernstein công bố vụ Watergate trên mặt báo khi vu nầy đã được chính phủ Nixon dấu nhẹm. Watergate, vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ, bởi Chính quyền Nixon đã “nghe lén” đảng Dân Chủ, lạm dụng quyền lực để ngăn cản phong trào phản chiến và lực lượng chính trị đối lập, xảy ra từ 1972 đến 1974, dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon (Cộng Hòa) phải từ chức.
Tóm tắt nội vụ:
Vào ngày 17/6/1972, sau khi được Frank Wills, một nhân viên an ninh của đảng Dân chủ báo cáo và sau đó FBI bắt “năm tên trộm” đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate ở Washington D.C., FBI lần ra manh mối của chiến dịch do thám này. Các nhân vật thân cận của Nixon cùng Ủy ban vận động bầu cử của ông đã tổ chức vụ đột nhập này nhắm vào cơ sở của Đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, kết quả điều tra đã bị ỉm đi bằng những âm mưu của Tòa Bạch Ốc. Nội vụ vỡ lở khi Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post công bố trên mặt báo, Quốc hội Mỹ mới lập ủy ban điều tra. Trước nguy cơ bị sẽ Quốc Hội truất-phế, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Nixon tuyên bố từ chức. Có đến 93 người “liên quan” đến vụ bê-bối nổi tiếng trong lịch sử Mỹ nầy.
Nhân vật ẩn danh cung cấp thông tin có mật danh “Deep Throat” mà danh tính được công bố vào ngày 31- 5-2005, nguyên cựu Phó Giám đốc FBI, ông William Mark Felt. Ông về hưu năm 1973, hiện sống ở Santa Rosa, Califonia, miền Bắc California.
(5) Nước Đức có lệnh bắt buộc tất cả thanh niên Đức khi lớn lên phải gia nhập quân ngũ trong một thời hạn pháp định. Sau thời hạn nầy, muốn giải ngũ, sẽ được cứu xét trở về đời sống dân sự.
(6) TT Bush đã ký một văn kiện “mật” chỉ thị các cơ quan quân sự, dân sự, tình báo, các trường Đại học áp dụng “hình thái chiến tranh tin học” như một vũ khí chính. Các cơ quan tình báo sẽ tìm mọi cách len lõi vào để rồi lấy cắp các password của hệ thống computer của đối phương để vô hiệu hóa các giàn radar, phá sóng vi-ba hay các dòng chớp tắt digital điều khiển các trang thiết bị điện tử, các hệ thống điều hành các nguồn cung cấp điện hầu làm tê liệt chúng hay đổi hướng mục tiêu các phi đạn địch, tạo các “phản lệnh”.
Kế sách nầy được các chuyên gia – nhất là các chuyên gia computer của các công ty điện tử ở Mỹ – đánh giá cao; ngay cả Caldwell, một chuyên gia thượng thặng của tổ hợp nghiên cứu Gartner cũng đồng tình. Cơ quan Counterpane, một cơ quan nghiên cứu và bảo vệ an toàn Internet cũng nhận định rằng việc làm nầy của người đứng đầu ngành Hành Pháp Mỹ là một “biện pháp thích ứng và hợp thời” trong lúc sự phát triển tin học nhanh chóng như hiện nay.
* * *
Xem các bài cùng tác giả: click vào đây
Xem trang Kiến thức & tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính http://www.nuiansongtra.com