NGÀY XUÂN KỂ CHUYỆN MA HỜI.
Thinh Quang.
Năm 1402 đời Hồ Quý Ly tướng Đỗ Mân tiến đánh Chiêm Thành, chiếm đất Chiêm Động, phủ Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và chiếm luôn cả đất Cổ Lũy ở mạn Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Những trận đánh tắm máu diễn ra tại tỉnh này liên tục khiến dân Chiêm lúc bấy giờ phải lâm vào bao cảnh khốn đốn... Và cũng chính trong hoàn cảnh đen tối này nhiều chuyện kinh hoàng, liên tục xảy ra tại dãi đất Cổ Lũy về những chuyện huyền hoặc, khó tin nhưng lại là...sự thật?!) xảy ra liên tục tại khu Rừng Cấm.
Đó là môt khu rừng không lớn không nhỏ chu vi lối hai cây số vuông, nằm giữa hai làng Phước Lộc sau đổi lại xã Phước Long và làng Tân Quan, nổi tiếng là nơi xuất hiện nhiều hiện tượng huyền bí mà Ma Hời là một trong những hiện tượng gây nên nổi kinh hoàng cho dân chúng địa phương và luôn cả cho khách bộ hành khi phải ngang qua ven khu rừng già này.
Chiêm Thành là một Vương Quốc nằm về phía Đông bán đảo Đông Dương, dọc theo ven miền duyên hải bắt đầu từ Quảng Bình đến Bình Thuận giáp ranh với Nam Phần Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ thứ 1 sau CN. có nền văn hóa riêng, văn tự riêng. Tôn giáo của Chiêm Thành nguyên thủy là Bà La Môn và Đạo Hồi. Họ thờ các vị thần Brama, thần Isnu hay Siva trong các đền đài, các cổ tháp cũng như trong các miếu vũ thường gọi là vương miếu hay tôn miếu được xem là miếu hiệu của mình như Amaruvarti, Sinhapura v.v...
Chiêm Thành có ảnh hưởng phần nào Phạn ngữ cũng như lịch cổ Liy Saka xuất hiện từ vương quốc này kể từ thế kỷ thứ II sau CN. Các cổ tháp Chàm được dựng lên ven theo quốc lộ số I của các tỉnh miền Trung kể từ địa đầu Thừa Thiên kéo dài đến tỉnh Bình Thuận, có lối kiến trúc đặc biệt Chàm đượm nét của trường phái tôn giáo Menu. Điều này cho thấy quả có sự sự pha trộn giữa nền văn hóa Chàm với nền văn hóa Ấn Độ. Họ có những vị anh hùng dân tộc như Nữ vương Po Naga – thường tôn xưng là Nữ vương của xứ sở; hai nhà vua Pô Klong Girai và Pô Romê được xem là minh quân của người Chămp đem lại cho dân tộc ChiêmThành niềm kiêu hãnh từng oai hùng đánh đuổi quân thù giữ yên được bờ cõi đất nước.
Họ có những vũ điệu có tính nghệ thuật đặc thù riêng biệt Chàm lại pha trộn với vũ điệu Ấn Độ vượt hẳn với vũ điệu của các quốc gia Đông Nbam Á trong vùng. Ngoài ra họ còn biết lợi dụng lấy nghệ thuật vũ nữ thiên thần Apsara theo huyền thoại Ấn Độ thêm thắt vào những chi tiết đặc thù của người Chămpa tạo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo riêng biệt trong nền văn hóa Chiêm Thành.
Tiếng nói của người Chiêm Thành một chừng nào tương tự với tiếng nói người Việt miền Trung và phưởng phất âm hưởng của giọng nói người Miên. Các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu cho thấy vì sự biến động của lích sử như sự hiện diện của Bà La Môn Giáo,Hồi Giáo hoặc các cuộc chiến tranh hay con đường tơ lụa tại vùng Thái Bình Dương Nam Á đã du nhập vào Chiêm Thành nhiều ngôn ngữ mới như ngôn ngữ Phạn tức Sanscrit, hay Arabe mà ta gọi là Ả Rập, Khmer, Trung Hoa, Việt Nam, Ấn Độ và luôn cả Tích Lan v.v... Các ngôn ngữ từ mọi phía du nhập vào dần dà được Chiêm Thành hóa biến thành tiếng nói bản xứ của người Chiêm Thành.
Theo “Ngữ Chi” trong lịch sử ngôn ngữ thế giới, thì Chiêm Thành thuộc Phylum tức thuộc ngữ vựng Mon-Khmer, các nhà ngôn ngữ học Himly và P.W. Schmidt đã nói như vậy. Nhưng sau này các nhà ngôn ngữ học như Tiến sĩ Kern, Kuhn,Nieman thì lại cho rằng thiếng của người Chiêm Thành không phải của Mon-Khmer mà là của Malayo-Polynésien... nhưng có điều không thấy các nhà ngôn ngữ học này đưa ra được chứng minh nào xác-đáng nào.
Nhiều giai thoại về sự xuất hiện của các oan hồn uổng tử tại khu Rừng Cấm cách phố thị Thu Xà lối 3 cây số, từng một thời có nền kinh tế phồn thịnh nhất và được xem là trung tâm thu mua cùng phân phối hàng hóa cho các tỉnh Miền Trung Trung Kỳ (kể từ phủ Tam Kỳ (Quảng Nam) đến tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và một nửa tỉnh thuộc Miền Nam tỉnh Khánh Hòa...) Cửa Đại An Chuẩn giáp ranh làng An Mô sau đổi thành xã Đức Hải thuộc huyện Mộ Đức Quảng Ngãi chẳng khác Trung Phường một dãi đất thuộc xã Duy Hải của quận Duy Xuyên Quảng Nam, cũng nằm ngay Cửa Đại sông Thu Bồn Quảng Nam, trước kia cũng là con đường tơ lụa của người Chiêm Thành.
@
Năm 1402 một cuộc chiến đẫm máu giữa quân Đỗ Mẫn xua quân tiến vào khu Rừng Cấm nơi trấn giữ phần đất Quảng Ngãi còn lại của Chiêm Thành khiến tàn quân của vua Trà Toàn phải bỏ chạy về thành Đồ Bàn thuộc lãnh thổ tỉnh Bình Định.
Đây là cuộc tắm máu được xem kinh hoàng nhất trong lịch sử của cuộc chiến giữa đạo quân của tướng nhà Hồ (Hồ Quý Ly) là Đỗ Mẫn và quân Chiêm. Lúc bấy giờ binh lính Đỗ Mẫn chiếm đất Chiêm Động tức phủ Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, đồng thời xua quân tiến chiếm cả đất Cổ Lũy – vùng đất nằm về phía Bắc Quảng Ngãi.
Tưởng cũng nên biết theo thư tịch Trung Quốc thì Chiêm Thành là tiếng phiên âm từ phạn ngữ Champapuru và kinh đô của nước này đóng tại Đồng Dương - ven theo nhánh sông Thu Bồn Quảng Nam được gọi là Ly Ly, cách Trà Kiệu, cố đô Chămpa lối 15 cây số ngàn.
Vợ con các binh sĩ phải bỏ cả tài sản hoặc chôn dấu các vật quí giá như ngọc ngà,châu báu, nhất là vàng đã làm thành kiền, khuyên tai, các vòng xuyến tay v.v...Những nhà giàu có Chiêm Thành thường làm thành các đồ vật như buồng cau, lá trầu, các tàu thủy, hoặc đúc thành vàng khối hay vàng thẻ v.v...Các hoàng thân quốc thích và ngay cả của các hoàng hậu làm các vương miện, cũng như các đồ trang sức như trâm, thoa, xuyến vòng hoặc khoăn tai có kim cương, các xâu chuỗi và các nhẫn nạm đủ thứ hạt đá quí cũng như các hạt kim cương lóng lánh cất dấu trong nhiều chum đất nung chín mang đi chôn cất sâu dưới nền nhà trước khi bỏ chạy.
Về sau, giòng sông Hồng tức Vực Hồng – chi nhánh của giòng Vệ giang đổ xuống, hàng năm bờ vực cao lối 5 thước vào mùa lụt lủ xói lở cuốn theo nhiều chum đất cất dấu các báu vật theo ra biển cả hoặc bị vùi dưới lòng sông...Người dân sống quanh vùng thường đợi nước lủ rút cạn đua nhau lặn ngụp tìm kiếm các của quý còn kẹt lại giữa lòng sông. Nhưng gần như đa phần các đồ quý đều bị viên Đồn Trưởng Thu Xà tịch thu mang về giao nọp lên Tòa Công Sứ Quảng Ngãi.
Năm 1930 chính là năm thế giới đang bị lâm thời kỳ kinh tế khủng hoảng, đời sống lâm vào tình cảnh chao đảo. So sánh giá trị đồng tiền Đông Dương lúc bấy giờ một xu tức 1% của 1 đồng Đông Dương mua được một lon sữa bò gạo, một đấu tức một ang 20 cents, một lượng vàng 10 đồng Đông Dương (đồng Đông Dương vào những năm 1900 đến năm 1930 và luôn cả đến năm 1940 tính ra còn lớn hơn đồng Dollar Mỹ úc bấy giờ). Giá tiền một mẩu ruộng tính theo mẫu Miền Trung chỉ giá 200 đồng. Nói chung sau cuộc Đệ Nhất Thế Chiến tình hình kinh tế nói chung trên khắp hoàn vũ bị khủng hoảng đến độ nhiều quốc gia bị đói khổ gần như kiệt quệ.
Năm 1930 cũng lại là năm nhiều lời đồn đãi về hiện tượng ma quái lan truyền khắp phố thị Thu Xà cũng như các xã An Mô, Long Phụng, Vạn An v.v...ít nhiều ảnh hưởng về sự xê dịch từ các vùng này với Thu Xà trên phương diện công việc làm hay giao dịch về thương mải. Dân chúng tại các xã này hoang mang, sợ hãi không ít, nhất là chuyện Ma Hời xuất hiện ngay giữa ban ngày cũng như ban đêm tại ven khu Rừng Cấm. Thường vào cuối Đông đầu Xuân người dân địa phương đồn đãi “Ma Hời” xuất hiện thường xuyên bất luận ban ngày hay ban đêm. Các lời đồn đãi còn diễn tả cả cách ăn vận của Ma Hời và họ quả quyết đó là sự thật...Các tin về hiện tượng ma quái này dù có tin hay không, cũng chẳng ai bác bỏ...
Có một thời ngoài đạo Bà La Môn và Hồi giáo, người Chiêm còn theo Phật giáo đại thừa và xem như là quốc giáo vào thời đóng đô ở Đồng Dương. Về sau khi thiên đô về Chà Bàn Phật giáo Đại Thừa không còn nữa và họ trở lại với đạo Bà La Môn. Các di tích đào được các tượng Phật bằng đồng, đỏ có, đen có cùng nhiều bia đá khắc ghi chữ bản xứ tức chữ Chiêm Thành nói lên giáo lý của Phật giáo Sinh, Lão, Bệnh, Tử...và thuyết Luân Hồi cũng như nói về cảnh Niết Bàn Cực Lạc...chứng minh một thời kỳ sùng đạo Phật của người Chiêm Thành.
Người Chiêm Thành cũng như người Việt hay các quốc gia ở Đông phương đều tin rằng con người có tiền kiếp, như vậy là có Luân Hồi. Chẳng những dân Chiêm Thành mà hầu hết các quốc gia Đông phương tin rằng các bóng ma Hời khóc lóc vì bị bất đắc kỳ tử khiến oan hồn họ không thể siêu thoát được và như vậy họ không thể luân hồi mà phải đời đời kiếp kiếp phải chịu sống vất vưởng ở giữa thế gian của sự sống mà không có được nơi nương tựa.
Nhiều giai thoại nói về Chợ Ma Hời thường diễn ra vào những đêm Đông tiết trời lạnh lẽo. Có những năm trùng hợp với những đêm áp Giao Thừa, một số quả quyết chính mình đã nhìn thấy, cũng có số người khác quả quyết chính họ đã đến tò mò xem hoặc mua sắm những mặt hàng của Ma Hời bày bán ngay tại khu chợ nằm ngay trung tâm của khu Rừng Cấm. Có người tin nhưng không ít người bác bỏ. Có một số còn thuật lại chính họ đã mua sắm các món hàng tơ lụa dệt đủ màu sắc nhưng khi mang về đến nhà chỉ toàn là các lá cây và các loài hoa rừng... Chẳng ai tin vào lời các cụ, song mọi người đều muốn lắng nghe các cụ kể chuyện Ma Hời. Theo các cụ ma có thể hiện hình lên bất cứ thời gian và không gian nào. Các cụ khẳng định như vậy.
Gần đây các nhà nghiên cứu vấn đề huyền bí, như theo một cuộc phỏng vấn của Pravda với một chuyên gia nổi tiếng về hiện tượng ma quái, Leslie Rule, tiết lộ là mình được nghe những tiết lộ về linh hồn khiến người nghe cảm thấy một cách vô cùng lý thú. Ông ta cho rằng một bóng ma có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Nhưng có điều là đối với những người có sự liên hệ mật thiết với người chết thì có những trường hợp khác hơn.
Theo ông giải thích lúc sinh thời, tùy người quá cố thường xuất hiện ở đâu và lúc nào, thì khi chết họ xuất hiện cũng cùng vào thời gian đó. Những nơi mà ta thường nhìn thấy bóng của các linh hồn có quan hệ mật thiết với mình xuất hiện là ở cầu thang, hay từ cửa sổ hoặc nhìn thấy linh hồn người chết đang ngồi trên một cái ghế, nơi mà lúc sinh thời thường ngồi chẳng hạn... Có đôi khi còn nhìn thấy họ đang nằm trên giường hệt như lúc sinh thời, thỉnh thoảng ta soi mặt trong kiếng nhìn thấy người quá cố trong gương đang mỉm cười nhìn mình v.v...
Theo nhà nghiên cứu này giải thích “bóng ma là một con người chỉ khác với ta là họ không còn cái vỏ bọc bên ngoài nữa. Nếu mạnh dạn ta có thể yêu cầu họ làm những điều gì mình muốn, nhưng tuyệt đối không nên đòi hỏi những điều vượt ra ngoài quyền lực của họ. Tất cả những oan hồn vất vưởng trên trần gian họ đang chen chúc sống với những người thân hay bạn hữu, chính họ cũng không biết là họ đã chết. Ví như, những bóng ma này không hiện hẳn lên mà chỉ nghe có tiếng nói, hoặc tiếng động chén dĩa, ghế bàn xê dịch...
Những lúc như vậy ta yêu cầu họ xuất hiện ra bên ngoài ánh sáng. Họ sẽ vâng theo lời yêu cầu ngay. Rõ ràng cũng có các trường hợp những bà mẹ lúc sinh thời thương con, không muốn con làm việc quá với sức mình sợ rủi ro sinh ra bệnh hoạn, người mẹ ra lệnh bằng tiếng nói văng vẳng bên tai: “Tối rồi đi nghỉ” hoặc “đừng làm gì nữa, ngủ đi”! Thỉnh thoảng người mẹ này còn hiện lên cho nhìn thấy hình ảnh đứng với khoảng cách không xa lắm, nhưng chỉ chớp nhoáng rồi biến mất trong đêm tối.
Trường hợp gặp những linh hồn còn nặng nghiệp chướng, hung dữ xâm nhập vào nhà phá phách, theo nhà nghiên cứu Leslie Rule khuyến cáo ta không nên xua đuổi bằng những lời lẽ hay bằng hành động bất nhã mà chỉ nên lấy lời lẽ nhẹ nhàng xin họ nên lánh xa mình, đồng thời hãy cầu nguyện cho những linh hồn này chóng siêu thoát.
Nên nhớ rằng ma xuất hiện gần như thường xuyên tại ngay nơi họ qua đời bởi bạo lực. Ta thường nghe nhiều lâu đài có ma hiện lên phá phách làm cho người sống phải sợ hãi. Điều dễ hiểu là đa phần những lâu đài xưa nay thường có lịch sử đã xảy ra những cái chết mờ ám đầy uẩn khúc..khiến các oan hồn đó không thể nào siêu thoát về Cõi Chết nên họ hung hăng và thỉnh thoảng làm những chuyện táo bạo...song chỉ để dọa nạt...
Các hồn ma không phải cấu tạo bằng tế bào,vật chất mà bằng một luồng khí thiêng liêng bí ẩn. Nó có thể xuyên qua tường mà không gặp một trở ngại nào. Vì vậy mà chẳng ai có thể cầm giữ ma được. Trả lời một câu hỏi phải chăng ta nhìn thấy ma bởi ảo giác? Đối với một người cơ thể khỏe mạnh, không bị chất ma túy xâm nhập vào người, thì không bao giờ bị ảo giác cả, mà các hiện tương ta nhìn thấy đó là sự thật. Người mới qua đời, linh hồn họ thường đi tìm người trọn đời cùng họ gắn bó để cho nhìn thấy trong giấc mơ hoặc hiện ra ngay trước mắt.
Như trường hợp một đứa bé đang đi rong chơi khi nghe tin ông nội qua đời, nó vừa chạy trở về nhà vừa tức tưởi khóc, bất giác nhìn thấy hình ảnh ông nội nó hiện lên đang đứng ngay giữa một lùm tre bên vẹ đường. Đứa bé đó cơ thể mạnh khỏe, nhất định không phải bị ảo giác, mà nó đã nhìn thấy linh hồn người chết bởi người quá cố lúc sinh tiền yêu thương nó hết mực.
Leslie Rule cho biết đã có hàng triệu người thông báo nhìn thấy thiên thần. Có nhiều người đã được thiên thần cứu cho mạng sống nhưng họ chỉ cho đó là giấc mơ thiêng liêng. Những thiên thần xuất hiện bằng nhiều dạng khác nhau, nhưng đa phần đều có hình dáng con người. Cũng có một số người nhìn thấy theo như quan niệm truyền thống là những thiên thần có đôi mắt xanh và mái tóc vàng óng ánh. Với những bệnh nhân nguy kịch thường trông thấy nhiều lần như nửa hư nửa thực hình ảnh một bà áo trắng mang linh dược đến cho uống...và sau đó người bệnh lành mạnh mau chóng. Đó là một phép lạ.
+
Theo nhà nghiên cứu về những điều huyền bí thì ông ta được sinh ra trong một ngôi nhà ma. Ngôi nhà này được xây trên một ngôi mộ của một người Mỹ địa phương. Ông cho biết họa hoằn lắm ông mới được nhìn thấy bóng ma song lại được nghe thấy tiếng động và luôn cả tiếng người nói, cười hay khóc rất rõ ràng. Tôi từng nghe tiếng khóc tức tưởi của một người phụ nữ khiến tôi có cảm tưởng người đàn bà đau khổ ấy có một trái tim tan vỡ. Không phải chỉ riêng mình tôi nghe thấy mà ngay những người hàng xóm cũng bảo như vậy. Dường như là người đàn bà đau khổ ấy đang lửng thửng đi tìm một cái gì đó, một thứ gì đó mà bà ta đã bị đánh mất.
Cứ theo vào lời tường thuật của Leslie Rule – nhà nghiên cứu linh hồn - thì quả thật có ma hiện hình. Từ hàng bao nhiêu thế kỷ trôi qua, việc ma xuất hiện đều được xác nhận là điều có thật, như trường hợp Ma Hời. Câu chuyện “Đêm Giao Thừa Ăn Tết Với Ma” mà tôi có lần đề cập đến là một sự thật xảy ra ờ Rừng Cấm.
Nay thì khu Rừng Cấm không còn nữa, nếu có còn chăng thì âu chỉ là một khu nghĩa địa trong đó có một ngôi cổ mộ mà người dân địa phương nghi ngờ đó là ngôi mộ của một người trong hoàng tộc Chiêm Thành đầy uy quyền được chôn cất trước khi đất nước Chiêm Thành chỉ còn là một thời vang bóng.
THINH QUANG.
Xem thêm Bài cùng tác giả tại đây
Trở về Homepage www.nuiansongtra.com