Mở speakers ON, click vào tam giác bên trái để nghe âm-thanh.
Muốn nghe bài khác, click vào hai gạch đứng song song (góc trái)
để OFF file audio đó rồi click vào tam giác để nghe bài khác.
Lời giới thiệu: Đây là một trang đặc biệt không nằm trong chủ đề nào của "cột mục lục", với mục đích gởi đến độc giả vài chủ đề nhỏ, có thể là: một bài tiểu luận, một tin thời sự nóng, một bài điểm sách, một bức hình, một chuyện vui, một chuyện lạ hay một giai thoại (chính trị, văn chương), nội dung có khác với các bài trong các chủ đề chính. Phần viết trên trang nầy cũng ngắn hơn các bài trong các tiểu mục chính bên trái. Chúng tôi cũng mong đón nhận tài liệu ngắn cho tiểu mục nầy từ quý vị độc giả. Trân trọng. Webmaster.
* * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 25.12.2016 đến ngày 31.12.2016
45 NĂM TRƯỚC, KISSINGER ĐÃ TIÊN ĐOÁN VỤ "XOAY TRỤC” VỀ PHÍA NGA. LIỆU TRUMP CÓ THỰC HIỆN KHÔNG?
b. Câu chuyện Ngày Giáng Sinh: QUÀ GIÁNG SINH
Thay lời Chúc Mừng Giáng Sinh...
Ở các nước Phương Tây, Giáng Sinh là dịp người ta nghĩ đến quà. Cha mẹ tặng quà cho con cái, con cái tính đến việc biếu quà cho các bậc sinh thành. Những người đang yêu hay đã nên vợ, nên chồng nghĩ đến những món quà cho “một nửa kia của mình”. Bạn bè, đồng nghiệp cũng tính đến quà Giáng Sinh cho những người mình quý mến. Ngay cả những người hảo tâm cũng quan tâm đến những người bất hạnh để an ủi họ bằng những món quà mang ý nghĩa từ thiện.
Cứ đến Giáng Sinh tôi lại nhớ đến truyện ngắn của O. Henry, một trong những người viết truyện ngắn nổi tiếng của Hoa Kỳ và cũng là nhà văn lừng danh thế giới. Tôi muốn nói đến truyện “The Gift of the Magi” mà ngày xưa hồi còn ở Trung học đã có dịp được đọc. Có nhiều bản dịch tiếng Việt với các tựa đề mang tên khác nhau như “Món quà Giáng Sinh”, “Món quà của nhà thông thái” hay “Món quà của các đạo sĩ”.
Nhân vật chính trong truyện là một cặp vợ chồng trẻ, James và Della, được O. Henry viết và in lần đầu tiên ngày 10/4/1906. Truyện xảy ra một ngày trước Lễ Giáng Sinh và cũng như bao nhiêu người khác, James và Della phải tính đến việc mua quà tặng cho nhau. Có điều cặp vợ chồng này rất nghèo nên phải chắt chiu từng đồng để mua những món quà mà đối với họ có ý nghĩa nhất.
Chỉ một ngày trước lễ Giáng Sinh, Della vét hết trong túi và thấy cô chỉ có vỏn vẹn 1 đô-la và 87 xu nhưng cô lại ao ước mua một sợi dây cho chiếc đồng hồ bỏ túi quý giá của James. Chiếc đồng hồ vàng này là tài sản duy nhất của gia đình truyền lại nhưng chưa bao giờ James có đủ tiền để mua sợi dây.
Đối với James, mái tóc nâu dài, thướt tha, óng mượt của Della là cả gia tài mà anh hãnh diện. Mái tóc đó lâu nay thiếu một bộ kẹp tóc mà James chắc Della thầm ao ước. James quyết định, với bất cứ giá nào anh sẽ mua tặng Della bộ kẹp tóc trong dịp Giáng Sinh.
O. Henry dẫn người đọc truyện đến những tình tiết éo le, đầy bất ngờ vào đêm Giáng sinh khi James về nhà. Người kể chuyện viết:
“Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cái áo khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: "Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói "Giáng sinh Vui vẻ", em có một món quà rất hay cho anh này!"
"Em đã cắt mất tóc rồi à?" Jim hỏi.
"Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? Em vẫn là em mà!" Della nói.
Thì ra Della đã đến tiệm làm tóc giả để bán tóc của mình với giá 20 đô-la. Cộng thêm 1 đô-la trong túi, Della mua sợi dây cho chiếc đồng hồ bỏ túi cho James và về nhà với 87 xu còn lại.
James sững sờ nhìn vợ với mái tóc ngắn cũn cỡn. Lại một bất ngờ kế tiếp: James vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói:
“Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.”
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, nhưng liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống trên má nàng. Quà Giáng Sinh cho Della là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc dài, óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính của một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!
Della nâng niu món quà trong tay, mắt tràn đầy hạnh phúc. “Tóc em sẽ chóng dài ra thôi, Jim", nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng tặng Jim và chạy đi lấy. Khi Della đưa chiếc dây đồng hồ cho James. Nàng nói:
“Đẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa đồng hồ cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này.”
Người đọc chuyện đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi James không làm theo lời Della. Ngược lại, anh ngồi xuống mỉm cuời nói: “Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp tóc cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa ăn tối được rồi em yêu".
Đó là một câu chuyện thật cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ đã hết lòng dành cho nhau. Cái cách họ đối phó với những thách thức của việc mua quà tặng Giáng sinh với số tiền ít ỏi mà họ có.
Cốt truyện và tình huống trớ trêu của cuối truyện là một câu chuyện tình cảm động với một bài học về cách tặng quà và trở thành một câu chuyện phổ biến để thích ứng với những tình huống trớ trêu và biểu lộ tình cảm cho nhau trong những dịp đặc biệt, nhất là trong mùa Giáng sinh.
O. Henry tâm sự: “Tôi đã vụng về kể cho bạn nghe một câu chuyện không có hậu về hai cô cậu khờ dại trong một căn hộ nghèo nàn, đã hy sinh những tài sản quý giá của mình một cách không khôn ngoan chút nào. Nhưng lời cuối cùng để nói với những người khôn ngoan thời buổi này là trong những người tặng quà, hai người này là khôn ngoan nhất. Và tất cả những ai trao quà theo cách của họ, kể cả người cho và người nhận, ở bất cứ nơi đâu, đều là khôn ngoan nhất. Họ chính là những nhà thông thái thật sự”.
“The Gift of the Magi” là câu chuyện Giáng Sinh của năm 1906. Bây giờ đã là thế kỷ thứ 21 và chúng ta có thêm một câu chuyện về quà tặng Giáng Sinh vào năm nay, 2014. Chuyện quà Giáng Sinh của năm 1906 xảy ra tại thành phố hoa lệ New York nhưng chuyện năm 2014 lại xảy ra tại Kansas City, thành phố lớn nhất tiểu bang Missouri.
Kansas City có diện tích 820 km² bao gồm các quận Jackson, Clay, Cass và Platte với dân số ước tính khoảng trên hai triệu người. Tại đây, trong suốt hơn 10 năm qua, cứ vào dịp Giáng Sinh một thương gia ẩn danh dành ra một trăm ngàn đô la tiền mặt, toàn là giấy 100, để tặng cho người nghèo trong thành phố. Người ta gọi ông là “Ông Già Noel Bí Mật” (Secret Santa).
Một cư dân Kansas City tên Jen Behrend cho biết: “Ông Già Noel Bí Mật” của Kansas đã có năm ông ấy đến trạm xăng QuikTrip và trả tiền xăng cho mọi xe đến đây hoặc khiến mọi người tại trạm xăng phải ngạc nhiên khi tặng mỗi người 1 tờ 100 đô-la. Ông ấy dấu tên nhưng tôi hy vọng ông ấy biết là những người sống ở Kansas City đều ái mộ ông vì tấm lòng hảo tâm”.
Năm 2014 “Ông Già Noel Bí Mật” đã thay đổi cách tặng quà. Thay vì tự tay phát những tờ 100 đô-la, ông nhờ Cảnh sát quận Jackson làm việc đó. Nhiệm vụ của họ là chạy trên xa lộ, tìm những xe xấu xí nhất như bị móp méo, sơn xe bị trầy sướt hoặc kính bị nứt bể…
Cảnh sát chặn những chiếc xe này lại không phải vì vi phạm luật giao thông. Thay vào đó, cảnh sát mở đầu với lời chúc “Merry Chirstmas” và tặng chủ xe mỗi người một tờ 100 đô-la làm quà Giáng Sinh.
Phản ứng đầu tiên của những người bị cảnh sát chặn xe trên xa lộ là sự lo lắng. Họ lo sốt vó vì đã nghèo mà lại gặp eo.
Nhưng không, sự lo lắng biến mất khi cảnh sát chúc họ “Merry Christmas” và chìa ra món quà 100 đô-la.
Và niềm vui vỡ òa khi một món quà Giáng Sinh… từ trên trời rơi xuống.
Cảnh sát còn hào phóng tặng 200 đô-la nếu trên xe có hai người. Thế là niềm vui được nhân đôi.
Ngoài việc tặng quà Giáng sinh cho những người lái xe “cà tàng” trên xa lộ, “Ông Già Noel Bí Mật” còn nhờ cảnh sát vào siêu thị tặng những tờ 100 đô-la cho các bà nội trợ, những kẻ vô gia cư trong dịp mua sắm cuối năm.
Ở Việt Nam cũng có những nhà từ thiện sẵn sàng phân phát tiền cho người nghèo. Nhưng chắc chắn họ không bao giờ nhờ cảnh sát giao thông đi phân phát hộ theo kiểu Mỹ…Làm như vậy chẳng khác nào “giao trứng cho ác”!
Bạn không tin vào câu chuyện quà Giáng sinh này? Bản tin đã được đài CBS đưa vào phần tin tức ngày 12/12/2014. Để xem, click vào đường dẫn kế sau:
http://www.cbsnews.com/news/sheriffs-deputies-kindness-brings-drivers-to-tears/
Đã có gần 50 triệu lượt người trên thế giới vào xem clip. Bạn cũng có thể vào xem tại:
https://www.youtube.com/watch?v=Mjo2EJfRp1M
Trông người mà ngẫm đến ta!
c. Hình ảnh đặc biệt:
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 18.12.2016 đến ngày 24.12.2016
TẠI SAO ĐƯỜNG BIÊN GIỚI CHÂU PHI LẠI PHỨC TẠP?
b. Kiến thức phổ thông: Báo Chí & Hiện tượng Phỉ báng Mạ lỵ tại Hoa Kỳ
1. Căn Bản Pháp lý của Phỉ Báng Mạ lỵ Ngày Nay
Tại Hoa Kỳ, kể từ khi có án lệ Zenger (1735), phỉ báng không còn là một tội hình (seditious libel), mà được thụ lý như một vụ hộ (civil case), do bồi thẩm đoàn quyết định về nội vụ và cấp bồi thường thiệt hại dân sự, dưới lời hướng dẫn về mặt pháp lý của quan toà tại chức.
Phỉ báng (libel) là những phát biểu bêu xấu, nhục mạ, có thể trông thấy được, dưới hình thức văn bản, ấn loát, hình ảnh, phim ảnh. Còn mạ lỵ (slander) là những lời lẽ bêu xấu, nhục mạ đã xuất khẩu và có người nghe được.
Phỉ báng và mạ lỵ là tình trạng lạm dụng của quyền tự do ngôn luận. Phỉ báng và mạ lỵ là những sai phạm (torts/ civil wrongs) trong việc phổ biến tin tức thất thiệt làm thiệt hại tới quyền lợi vật chất và tinh thần, tới nghề nghiệp, danh dự, uy tín của một người, hay một nhóm ngưòi, khi họ trở thành nạn nhân của những sai phạm đó. Luật pháp coi phỉ báng và mạ lỵ cùng một thành tố sai phạm như nhau.
Muốn thắng một vụ kiện dân sự về phỉ báng mạ lỵ, nguyên đơn phải chứng minh được bốn thành tố sau đây:
1. bị đơn phát biểu bêu xấu, nhục mạ dưới hình thức phỉ báng mạ lỵ, vu khống, thất thiệt;
2. phổ biến tới đệ tam nhân hay nhiều người khác không phải là nguyên đơn;
3. nguyên đơn bị chỉ trích rõ rệt, đích danh trong nội vụ phỉ báng, mạ lỵ;
4. và nguyên đơn bị thiệt hại dưới hình thức vật chất hay tinh thần, do hậu quả của tin tức thất thiệt, sai quấy đó (mất danh dự, mất uy tín, mất việc làm, phá vỡ gia đình v.v…)
Trách nhiệm của người phổ biến (publication/transmission) hay chuyển tiếp một tin thất thiệt có tính cách nhục mạ (forwarding/republication of defamation) trên báo chí, ấn phẩm, mạng lưới v.v… cũng ngang trách nhiệm của người đề xướng phỉ báng, mạ lỵ lần đầu, nếu như người tiếp chuyển [a] biết đó là tin thất thiệt, [b] hoặc phải biết như thế, khi có thẩm quyền và cơ hội kiểm soát, chọn lọc trước khi phổ biến.
2. Vụ án New York Times vs Sullivan [1964]
Trước năm 1964, các Tiểu Bang thường quyết định rằng phỉ báng và mạ lỵ khộng được Tu Chính Án I bảo vệ (unprotected speech), nghĩa là nhà báo tuyệt đối chịu trách nhiệm về sự phỉ báng, dù không biết điều phổ biến là sai quấy.
Phải đợi tới khi Tối Cao Pháp Viện, trong vụ án New York Times vs Sullivan (1964) thẩm định rằng các chính khách, viên chức (public officials), nếu muốn thắng kiện phải chứng minh [a] tin tức phổ biến là thất thiệt, có tính cách phỉ báng mạ lỵ, và [b] bị đơn (phóng viên, chủ bút, cơ sở truyền thong) lúc đó có manh tâm ác ý (actual malice) khi truyền tin thất thiệt gây phương hại cho nguyên đơn.
Quan Toà Tối cao Pháp Viện William J. Brennan, xét xử vụ New York Times vs Sullivan, đã phán định bị đơn có manh tâm ác ý phỉ báng mạ lỵ [c] nếu bị can biết rõ đó là tin thất thiệt hoặc [d] chểnh mảng coi thường hư thực khi đăng tin.
Tối Cao Pháp Viện mở rộng đối tác của án lệ “Sullivan” (Sullivan case) với những nhân vật công cộng/ nhân vật của công chúng (public figures), gồm các nhân vật có tiếng tăm, như tài tử màn ảnh, các tác giả nổi tiếng, các thể thao gia, các nhà kinh doanh năng động, các nhà tài phiệt lớn, có máu mặt, các lãnh tụ cộng đồng v.v…
(Trích một đoạn trong bai viết của TS.-LS. Lưu Nguyễn Đạt)
Xem thêm bài viết về đề tài nầy, click vào tên bài dưới đây:
KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA PHỈ BÁNG VÀ VU KHỐNG (LS Ngô Tằng Giao)
c. Hình ảnh đặc biệt:
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 11.12.2016 đến ngày 17.12.2016
NHỮNG THAY ĐỔI QUYỀN LỰC TOÀN CẦU
b. Kiến thức phổ thông: CÔNG NGHỆ MAGIC LANTERN, KỸ THUẬT “NGHE TRỘM” CỦA MỸ
Magic Lantern (Cây đèn thần) là tên một solfware mới được chuyên viên về computer của Hoa Kỳ sáng chế để “gởi” vào máy computer bằng kỹ thuật đặc-biệt. Là sản-phẩm dành cho các cơ-quan an-ninh Mỹ, đặc-biệt là Cục Điều tra Liên bang (FBI) để cơ-quan an-ninh nầy nghe trộm đàm thoại, theo-dõi E-mail, telegraph... của bất kỳ ai họ cần theo dõi vì FBI đảm-trách an-ninh nội-địa Mỹ. Đây là một phần trong dự án "Hiệp sĩ không gian mạng" (Cyber Knight) của FBI, một chương-trình thông tin hữu hiệu thuộc lĩnh-vực khoa-học công-nghệ tiên-tiến của Hoa-kỳ.
Trước đây, luật-pháp Mỹ nghiêm cấm các cơ-quan an ninh Mỹ (NSA, FBI, CIA, cảnh sát,...) theo dõi, đặt máy nghe trộm, ghi âm các đàm thoại, các liên lạc của dân chúng bằng mọi phương tiện để bảo-vệ đời tư cá-nhân. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp bị nghe lén, bị đặt máy ghi âm, v.v...nhưng đó là những hành-động bất hợp pháp.
Hoa Kỳ và bốn nước thành viên khác điều hành và xử dụng hệ thống Echelon, một hệ thống theo dõi thông tin toàn cầu tối tân nhất, tuy ra đời rất lâu và còn hoạt động mãi đến nay. Hệ thống nầy bị các nước khác (ngay cả các đồng minh thân thiết của Mỹ) nghi ngờ, chống đối nhưng không làm gì khác được vì không bắt được quả tang. Những thông tin mà Echelon mang lại vô cùng lớn lao trên mọi phương diện, giúp Mỹ thu thập nhiều tài liệu vô giá mà nếu như theo phương-pháp cũ (gởi điệp-viên đi thu-thập) phải tốn nhiều nhân, tài, vật lực và thời-gian, đôi khi không chính-xác vì bị đòn “phản tình-báo” của đối phương.
Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, chính-phủ Mỹ ban hành một sắc luật cho phép các cơ-quan an-ninh “có quyền nghe lén” tất cả các thông-tin (bằng điện thoại, cellular phone, fax, telegram, ...), theo-dõi internet hay bất kỳ phương tiện nào với bất cứ đối tượng nào ngay cả nhân viên của chính-phủ, nếu họ thấy cần, một cách hợp pháp. Đã “được phép” nhưng họ phải “lén” vì muốn người “bị nghe” không biết họ đang "bị theo dõi". Khi tin-tức về công-nghệ nầy được lộ ra ngoài đã gặp sự chống đối của nhiều tổ-chức, các nhà bảo-vệ nhân quyền, các đám dân biểu mị dân... nhưng những người nầy không làm gì được vì an-ninh tổ-quốc đặt trên hết, nhu cầu nghe lén rất cần thiết để tìm ra thủ phạm hay biết trước các biến cố xảy ra để đề phòng hoặc có biện-pháp kịp thời đối phó.
Theo nguồn tin của tờ Washington Post, trong thời gian gần đây (sau vụ khủng bố 11-9-2001), FBI thông báo và phàn nàn rằng:
-“Với kỹ thuật thông tin điện tử ngày càng cao, hiện tượng sử dụng ngày càng nhiều công nghệ truyền tin bằng số liệu theo kiểu Internet làm cho khó bề theo dõi các đối tượng nghi ngờ”.
Trong cuộc hội thảo vào ngày 6/11/2001 ở Tucson, Arzona và trong một bản báo cáo dày 32 trang gửi các quan chức đứng đầu ngành viễn thông Hoa Kỳ sau đó, FBI cho biết:
-“Các tiến bộ vượt bực của Internet đã và đang gây trở ngại cho các kế hoạch nghe trộm các đàm thoại của những người họ cần theo-dõi”.
Trong những trường hợp khẩn cấp hay cần thiết, FBI muốn biết, muốn theo-dõi nội dung một số cuộc đàm thoại từ các đối tượng liên-quan đến những biến-cố xảy ra. Tất nhiên, FBI không muốn bị phát hiện để tránh trường hợp bọn tội phạm cảnh giác vì biết bị nghe trộm, chúng có thể "đánh lạc hướng" bằng cách tung những "tin giả" mà dấu các "tin thật".
Với công nghệ “Cây đèn thần” nầy, các nhân viên điều tra được phép bí mật lắp đặt một solfware nghe trộm qua Internet tại các máy chủ của các cơ-quan chủ-quản internet (server). Solfware đặc-biệt nầy sẽ thu lại tất cả những ký tự được gõ vào máy tính cá nhân (computer) của người xử dụng máy để liên-lạc với nhau qua hệ-thống internet, thông qua các server. Trong cuộc khủng-bố vào Hoa Kỳ ngày 11-9-2001, bọn khủng-bố dùng Internet liên-lạc với nhau, qua mặt các nhân viên an ninh nghe lén qua hệ thống điện thoại. Đây là nhược điểm về công nghệ giám sát trước đây của FBI và cũng do luật pháp Mỹ chi phối (không được phép theo dõi thông tin từ dân chúng). Với kỹ thuật cũ, đòi hỏi các thanh tra phải vào tận nhà đối tượng và bí mật gắn thiết bị với một máy tính mới có thể thu thập thông tin cần thiết. Công nghệ Magic Lantern khắc phục nhược điểm trên.
Với công nghệ mới này, FBI chỉ cần gửi đến người sử dụng - những đối tượng họ cần nghe trộm - một file đính kèm email, để đối tượng tự tải "cây đèn" xuống máy computer mà họ không hay biết gì. Khi đối tượng mở máy, công-nghệ nầy tự-động gởi vào máy computer của họ. Từ đó, mọi hoạt động của đối tượng bằng computer (xử dụng fax bằng computer, chat, e mail,...) đều bị phát giác. Điều nầy mang lại hiệu quả tuyệt đối cho cơ quan an ninh Mỹ nếu các kẻ tình nghi xử dụng hệ thống internet liên lạc với nhau để thi-hành tội phạm như bọn khủng bố trong vụ 11 tháng 9 năm 2001 vừa qua.
Vào ngày 21/11/2011, một trong các công ty sản xuất solfware chống virus là McAfee liên lạc với cơ-quan FBI để bảo đảm rằng solfware của họ sẽ không vô tình giúp những kẻ bị tình nghi, để bọn tội phạm phát hiện ra chúng đang bị FBI theo dõi.
Một số chuyên gia điện toán, các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng công nghệ Magic Lantern đặt ra một số vấn đề quan-trọng ảnh hưởng đến luật pháp, chẳng hạn liệu các cơ quan an ninh cần phải có lệnh của tòa án Mỹ cho phép sử dụng công nghệ này hay không. Tuy vậy, vì nhu-cầu an-ninh quốc-gia, chính-phủ Mỹ đã phớt-lờ các ý-kiến nầy.
Ông James E. Gordon, Trưởng ban Thực hành công nghệ Thông tin của công ty Điều tra và Tư vấn Pinkerton, một công ty tư nhân ở Mỹ (người ta gọi nôm na là công-ty "thám tử tư" Pinkerton) nói:
-“Nếu loại chương trình công nghệ cao này được sử dụng, FBI có thể biết bất kỳ ai đang làm gì vào bất cứ lúc nào một cách chính-xác và nhanh chóng”.
Chúng ta biết rằng các nhân viên phục vụ trong lãnh-vực truyền-thông của Hoa-Kỳ là những chuyên viên thượng thặng, thông-thạo về chuyên-môn, hiểu biết những gì họ phải làm trong nhiệm vụ được giao-phó nên rất chạy việc. Đôi khi chính-phủ thu nhận cả những tay tội phạm vừa ra khỏi nhà tù (mãn hạn tù hay có khi chưa mãn vì đã vi phạm pháp luật) do những người này giỏi về chuyên môn mà chính phủ cần để làm việc cho chính-phủ, theo kiểu “gậy ông đập lưng ông”. (Lê Chánh Thiêm)
c. Hình ảnh đặc biệt:
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 04.12.2016 đến ngày 10.12.2016
BỘ MẶT THẬT CỦA FIDEL CASTRO (Đông Đô Phạm)
b. Kiến thức phổ thông: GIAI THOẠI VỀ CÁC CÂU ĐỐI LIÊN QUAN ĐẾN TÊN BỒI BÚT XUÂN DIỆU
Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, tại miền Bắc, một câu đối được phổ biến “kín” (không công khai) nhưng được truyền ra rộng rãi và đã đón nhận nhiều vế đáp. Vế đối xuất như sau:
“Người tính thú, làm thơ càng thú tính, tài càng tú, tai càng thính”.
Câu đối ra đời với giai thoại như sau:
Phong trào “Nhân văn - Giai phẩm” của CS Hà Nội chủ trương nhằm tiêu diệt những văn nghệ sĩ miền Bắc chống đối chế độ Cộng sản, khi thi hành, đã bỏ tù nhiều thi văn nghệ sĩ Bắc Hà trong thập niên 60 của thế kỷ trước, đã làm nhiều người nổi giận, trong đó có cụ Cử Hàn (ông Hàn đậu Cử nhân).
Ngoài nha trảo của nhà cầm quyền ra, còn có nhóm bồi bút đắc lực như Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu… được giới sĩ phu Bắc Hà gọi là “những con cún giữ nhà cho Đảng” cổ xúy và thi hành, chỉ điểm. Cũng vì thế, năm Xuân Diệu mừng 63 tuổi, cụ Cử Hàn cho trẻ con ở ngõ Hàng Hành (thành phố Hà Nội) ăn kẹo bột và dạy cho chúng câu tụng “Cụ Tú Tài Thính Tai” (ám chỉ Xuân Diệu) để chúng truyền ra rộng rãi cho nhiều người biết, vế đối xuất như như đã nêu ở đoạn đầu.
Và nhiều vế đối được truyền nhau rồi phổ biến rộng rãi. Năm 1997, ông Vũ Quang Nhật ở North Carolina, Hoa Kỳ có về đối đặc sắc như sau:
“Cô Hồng Đào, bán hai trái đào hồng, trái một hào, trái một đồng”.
Nên biết, “cô Hồng” ở phố Hàng Đào (Hà Nội) là “nàng thơ” của Xuân Diệu, tên bồi bút vào hạng “thượng thừa” của Cộng sản Bắc Việt. Tuy có “nàng thơ” nhưng nhiều tài liệu cho rằng Xuân Diệu (và Huy Cận) là người đồng tính.
Tưởng cũng cần biết thêm những tình tiết, giai thoại về tên bồi bút Xuân Diệu. Trước đó, XD làm ở Sở Quan Thuế (gọi là “nhà đoan” - do từ chữ Pháp “douane” đọc thành “đoan”) cho Pháp. Một trong các việc làm chính của “nhà đoan” là chuyên môn đi bắt “rượu lậu”. Thế nhưng XD lại thích nhậu (uống rượu). Nhà viết kịch cùng thời Đoàn Phú Tứ bèn trêu XD bằng vế xuất như sau:
-“Xuân Diệu làm ‘đoan’, Xuân diệu lậu”;
Chữ “diệu” ở sau là viết trại cách đọc của người Bắc chữ “rượu” thành âm “riệu”, rồi lấy tên “Diệu” để bỡn thành “diệu”. Độc thật!
Rồi khi XD chết, được chôn ở nghĩa trang Mai Dịch, có kẻ đã viết lên tấm bia mộ của XD câu đối:
”Xuân Diệu xuân tình, Xuân Diệu lậu,
Trái tim gào thét, trái tim la”.
- Câu đầu dựa vào câu của ông Đoàn Phú Tứ đã nói đoạn trên.
- Câu thứ hai đề cập tới tên một tác phẩm của Xuân Diệu.
Nghĩa đen & nghĩa bóng:
Xuân tình của XD thì hủ lậu (mục nát) {bởi ông ta là đồng tính luyến ái}, cho dù “Trái tim gào thét” (tên một tác phẩm của XD) thì trái tim đó cũng chỉ là trái “tim la” (la cũng là gào thét; mà “tim la” cũng là một loại bịnh phong tình [tim (hay chiêm) la, bệnh lậu].
Ta hãy xem XD đã từng “gào thét” qua lời thơ “sắt máu” của ông như sau đây:
- Với “lãnh tụ”, ông ta nịnh hót trơ-trẽn:
“Mỗi lần tranh đấu gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm.
Nghe lời Bác dạy khuyên răn
Chúng con ước muốn theo chân của người”.
- Với nhân-dân, trong chiến dịch “đấu tố”, ông lớn tiếng hò hét:
“Anh em ơi quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù!
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây,
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi!”
(Ngôi Sao)
- Với đảng CS, giọng ông nỉ-non thề thốt:
“Chúng con thề nguyện một lời,
Quyết tâm thành khẩn... lột người từ đây”
và:
“Mẹ xưa chăm cháo, chăm cơm,
Đảng nay nuôi nấng còn hơn mẹ hiền.
Bệnh từ đời cũ liên miên,
Đảng trong thức ngủ chăm liền sớm hôm”.
(Trước đây bốn tháng - 1953).
Chế độ Cộng sản tạo ra những hạng người nịnh hót, bợ đỡ chính quyền, chế độ... để kiếm miếng đĩnh chung và chút quyền thế, trong giới cầm bút có thể kể như Tố Hữu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Nguyễn Công Hoan, Sơn Nam… và Xuân Diệu. Điểm xấu xa nhất là dùng ngòi bút mình để kiếm chút lợi lộc, cam tâm là hạng bồi bút tồi tệ, mặc cho người đời thóa mạ, khinh ghét, lưu xú ngàn thu.
Lê Chánh Thiêm.
Sưu tầm, tổng hợp.
c. Hình ảnh đặc biệt:
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 27.11.2016 đến ngày 03.12.2016
DI SẢN ĐÍCH THỰC CỦA OBAMA: TẠO MỘT NƯỚC MỸ CHIA RẼ
b. Kiến thức phổ thông (Hỏi Đáp): Bán xe có thể gặp rắc rối nếu không theo đúng luật.
Hỏi:
Gần đây, tôi mới bán chiếc xe và đã gặp rắc rối về vụ sang tên chủ quyền. Tôi quá khờ nên trao luôn thẻ chủ quyền (pink slip) cho người mua, lòng cứ đinh ninh rằng người ấy sẽ đem lại Nha Lộ Vận DMV để thay đổi chủ quyền. Ông ta không hề làm vậy. Tôi lại không giữ một bản ghi địa chỉ tiếp xúc nên không nhớ được tên, địa chỉ và số điện thoại của người ấy.
Nha Lộ Vận đã gửi những tin tức về đăng bộ chiếc xe đến cho tôi và bây giờ tôi lại nhận được một thư báo là nếu không trả lệ phí thì nha này sẽ trừ vào lương của tôi. Tôi đã tiếp xúc với Nha Lộ Vận nhưng không ai có câu trả lời, ngoại trừ là cứ phải trả lệ phí cho chiếc xe mà tôi không còn làm chủ và không còn chạy nữa. Robert Scherchtman, San Jose, California.
Đáp:
Chuyện có vẻ không tốt cho ông đâu. Nha Lộ Vận đang gửi cho ông một bức thư kèm theo một mẫu từ khước trách nhiệm để ông điền vô. Một viên chức Nha Lộ Vận cho biết Đạo Luật Xe Cộ (tiết 5602) nói rõ rằng người bán chỉ không phải chịu trách nhiệm khi khai báo đúng cách việc từ khước trách nhiệm, trong đó có đầy đủ tên họ người bán và đồng hồ ghi số miles đã chạy.
Theo luật, việc này phải được thực hiện trong vòng 5 ngày sau khi bán xe, nếu không thì người chủ trước của chiếc xe phải chịu trách nhiệm về những lệ phí, tiền phạt và/ hoặc những thiệt hại liên quan đến chiếc xe. Nha Lộ Vận muốn rằng, ít nhất ông cũng hãy điền vào mẫu đơn đã. Khi mẫu đơn được trả về, nhân viên của nha này sẽ coi lại trường hợp và có thể miễn cho ông khoản lệ phí hoặc những số tiền phạt.
Nếu họ không làm như vậy, ông vẫn có trách nhiệm phải trả tiền. Xin hãy coi đó là "một khoản tiền phạt vì đã không theo đúng luật lệ".
c. Hình ảnh đặc biệt:
Đi trong mưa
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 20.11.2016 đến ngày 26.11.2016
TẠI SAO CÁC NHÀ LẬP QUỐC MỸ HẠN CHẾ QUYỀN LỰC CỦA HÀNH PHÁP?
b. Kiến thức phổ thông: NHỮNG CHIẾC PHI CƠ NỔI TIẾNG.
I. Chuyên cơ của các nguyên thủ quốc gia.
Đối với nguyên thủ các nước, phi cơ không chỉ là phương tiện di chuyển của họ mà còn là hình ảnh cho thấy tầm vóc quyền lực của mỗi quốc gia. Căn cứ vào giá thành, trang The Richest đã đưa ra bảng xếp hạng các chuyên cơ dành cho các nhà lãnh đạo các nước hiện nay, tuy rằng nếu xét về yếu tố “nổi tiếng” thì chiếc Air Force One của tổng thống Mỹ chiếm hạng nhất.
1. Chuyên cơ Boeing 787-8 Dreamliner của Mexico: giá $600 triệu USD. Vẻ ngoài của Dreamliner giống như một con lươn khổng lồ do phần thân hẹp và dài, có sức chứa 250 người, có thể bay liền 16.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Mỗi năm chiếc phi cơ nầy tốn hơn $100.000 USD tiền bảo trì.
2. Chuyên cơ Boeing 747 của Saudi Arabia, giá $520 triệu USD, do các trang bị đắt tiền bên trong thân phi cơ với số tiền $150 triệu USD.
3. Chuyên cơ Boeing 747-200 của Hoa Kỳ; có 2 chiếc giống nhau, giá mỗi chiếc là $325 triệu USD. Hai chiếc chuyên cơ nầy được gọi là Air Force One (AF1), bên trong có văn phòng, phòng họp, phòng ngủ, phòng y tế, được trang bị đầy đủ tiện nghi, mức độ an toàn và bảo mật vào hạng tuyệt đối. Air Force One được vận hành và bảo dưỡng bởi phi hành đoàn đặc biệt của hãng Presidential Airlift Group - một thành viên của lực lượng Air Mobility Command của Không lực Mỹ đóng tại căn cứ không quân Andrews. Mỗi chuyến cất cánh của AF1 đều được cho là “công vụ”.
4. Chuyên cơ Boeing 747-400 của Nhật, giá $300 triệu USD, với những đặc tính của một chiếc phi cơ Boeing cùng kiểu, có 2 phi công.
5. Chuyên cơ Airbus A340-313 của Đức, giá $238 triệu USD. Airbus A340-313 còn gọi là Konrad Adenauer (tên của Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa liên bang Đức). Chuyên cơ này có 3 màu sắc vàng, đen và đỏ, là 3 màu biểu tượng của nước Đức. Konrad Adenauer có thể bay liên tục hơn 13.000 km, có thể chở được 143 hành khách, có phòng VIP để phục vụ các nhân vật quan trọng.
6. Chuyên cơ Airbus A330-200 của Pháp, giá $240 triệu USD. Airbus A330-200 trang bị động cơ đôi, thân rộng, có trọng lượng cất cánh 242 tấn, có hệ thống đèn Led, sức chứa lên tới 247 hành khách.
7. Chuyên cơ Ilyushin IL-96-300 của Nga, giá $50 triệu USD. Các chi-tiết đến nay vẫn được giấu kín, tin-tức chiếc Ilyushin-96-300, chuyên cơ dành cho tông tông Nga, do nhóm kỹ sư tại Ulyanovsk bên bờ sông Volga thiết kế, nhưng việc lắp đặt các thiết-bị lại được tiến hành ở Anh với sự tham gia của 10 chuyên gia người Anh nên tin mới bị lộ ra ngoài. Theo đài truyền hình NTV Mir của Nga, những chi tiết kỹ thuật về máy bay là “bí mật quốc gia” nên chỉ có một số chi tiết thông thường mới được công bố. Bên trong chiếc máy bay dùng làm văn phòng, trang trí đơn giản, không được dát vàng bạc mà chỉ có nhựa và thép không rỉ, các vách tường phủ lụa. Tất cả tiền bạc nước CS nầy đã xử dụng vào việc “tiến lên thiên đường Cộng sản” trước đó nên hết sạch, còn đâu để “sắm” cho lãnh tụ họ máy bay sang trọng được.
8. Boeing 747-430 của Quốc vương Brunei
Quốc vương Brunei đã mua chiếc Boeing với giá 100 triệu USD và thuê hãng hàng không Lufthansa của Đức phục vụ. Quốc vương Brunei cho sửa chữa lại với bồn tắm được chạm vàng và pha lê Lalique... khiến cho giá lên tới 120 triệu USD. Quốc vương Brunei còn có 2 chiếc Airbus A340 và 1 chiếc Boeing 767.
9. Chiếc xe bò IL-200 của Tàu Cộng, giá $39.99 USD. Chính phủ Tàu chệt cũng muốn trang bị cho “đồng chí” của họ một “con” nhưng không muốn mua mà chỉ muốn đồ “miễn phí” hay “chôm chỉa”, sáng chế thì chưa có khả năng, họ muốn “chôm kiểu mẫu” rồi bắt chước kiểu nhưng đến nay chưa “ăn cắp” được kiểu nào, cho dù có nhiều chuyên cơ các lãnh tụ ngoại quốc đến Bắc Kinh nhưng đám chuyên viên đạo chích của họ chưa chôm được, dành dùng tạm xe bò. (Mục số 9 nầy chỉ là đoạn viết "đùa" chú Ba (Tàu) mà thôi).
II. Các chuyên cơ cá nhân.
Các tỷ phú, các trùm tài phiệt, các nhân vật giàu có cũng là sở hữu chủ các chiếc phi cơ nổi tiếng. Dưới đây là các chuyên cơ nổi tiếng, thứ tự không theo giá trị của các phi cơ và chưa đầy đủ.
1. DHC-6-320 Twin Otter của tỷ phú Wayne Huizenga.
Ông Wayne Huizenga, người sáng lập và chủ đội bóng bầu dục Miami Dolphins, là sở hữu chủ chiếc Boeing 737-700 cùng 1 thủy phi cơ Twin Otter. DHC-6-320 Twin Otter có kí hiệu N300WH, sơn màu áo “sân nhà” của đội Miami Dolphins ở phần đuôi, đã xuất hiện trong phim Jame Bond “Sòng bạc Hoàng gia”, được sử dụng để trượt tuyết và lướt ang.
2. Boeing 767-277 của tỷ phú công nghệ Mark Cuban
Thuộc dòng máy bay 767-200 của hãng hàng không Ansett Airlines, Australia, Boeing 767-277 được Mark đăng bộ với tên N767MW, thuộc công ty MLW Aviation và hãng Pace Airlines của tỷ phú Mark Cuban, cũng là chủ đội bóng rổ Dallas Mavericks.
3. Boeing 767-33A của tỷ phú Nga Roman Abramovich.
Chủ nhân công ty đầu-tư Millhouse Capital, là chủ đội bóng Chelsea ở Anh, kinh doanh dầu mỏ ở Nga, Roman Abramovich là chủ chiếc Boeing 767-33A. Bên trong của Boeing 767-33A được phủ toàn màu hạt dẻ và trang trí bằng vàng.
4. Boeing 727-23 của ông trùm bất động sản Donald Trump.
Chiếc Boeing 727-23 được thiết kế lại, chứa 23 người với những chiếc ghế bành bọc da mềm, đai khóa của dây an toàn được mạ vàng, trang trí với các bức họa sơn dầu cùng đèn pha lê Waterfold. Phía đuôi có kí hiệu VP-BDJ, đăng bộ ở Bermuda, “DJ” là viết tắt của “Donald John”, tên ban đầu của Donald Trump. Logo “Trump” nằm bên thân máy bay được làm từ vàng lá 23 carat.
5. Bombardier BD-700 Global Express của Bill Gates.
Bombardier BD-700-1A10 Global Express vốn thuộc Challenger Administration LLC, được Microsoft mua lại năm 1999. Ký hiệu “WM” trong chuỗi N887WM phía đuôi máy bay nghĩa là William và Mary, tên của cha mẹ Bill Gates. Nó có thể chở 8 người, bay xa tới 10.500km.
6. Grumman HU-16 Albatross của nam ca sĩ Jimmy Buffett.
Ca sĩ dòng nhạc country, Jimmy Buffett sở hữu chiếc thủy phi cơ quân sự Grumman HU-16 Albatross và đặt tên là “The Hemisphere Dancer”. Năm 1996, khi chở Buffett và ca sĩ Bono của ban nhạc U2 ở Jamaica bị cảnh sát Jamaica bắn hạ vì nghi ngờ chở thuốc phiện. Không ai bị thương nhưng nó đã bị thủng nhiều vết đạn. Buffett đã sáng tác ca khúc “Jamaica Mistaica” để ghi nhớ sự kiện trên.
7. Cessna 525B CJ3 Citation Jet của Harrison Ford. Ford là diễn viên của Hollywood, CJ3 Ciation Jet xuất xưởng năm 2002, được đặng bộ bởi công ty Ross Aviation ở Cortland, Ohio, Mỹ, chở được 6 người trên quãng đường dài 3.000km. Harrison Ford còn nổi tiếng là một phi công cừ khôi.
8. Convair 880 của vua nhạc Rock’n’ Roll Elvis Presley.
Elvis Presly mua chiếc Convair CV.880 của hãng Delta Air Lines năm 1975 với mức giá 250.000 USD, đặt tên là “Lisa Marie”, theo tên con gái. Elvis sửa lại còn 28 ghế ngồi thay vì 110 ghế, vẽ logo “TCB” ở đuôi, viết tắt của “Takin’ Care of Business (Quan tâm đến công việc). Ban đầu, Elvis định mua chiếc Boeing 707 nhưng bất thành.
Với những chiếc phi cơ như vậy, chủ nhân của nó đã thỏa mộng ước “đi mây về gió” của họ khi được bay bổ trên không trung.
(Lê Chánh Thiêm sưu tầm)
c. Hình ảnh đặc biệt:
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 13.11.2016 đến ngày 19.11.2016
CHIẾN THẮNG CỦA TRUMP CHỨNG MINH MỸ KHÔNG PHẢI LÀ NGOẠI LỆ
b. Giai thoại văn chương: Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
(Dưới đây là 1 trong nhiều bài viết về "xuất xứ và giai thoại 2 câu thơ trên, copy trên internet, không ghi tên tác giả và nguồn. Webmaster)
Người bạn thị độc họ Đông của ta có việc phải rời kinh đô, đến Thiên Tân, qua nhà họ Tra, gặp tiến sĩ Đồng Duệ, vị tiến sĩ này nói rằng:
Thân mẫu Triệu Phu nhân, ở vậy thờ phụ thân, nuôi dạy con cái nên người. Lại hay chữ nghĩa, thường làm thơ. Có bài thất ngôn tứ tuyệt:
Tế táo
Tái bái Đông trù tư mệnh thần,
Liêu tương thanh thuỷ tiễn hành tôn.
Niên niên phá ốc đa trần thổ
Tu nhứ phu vong tử ấu nhân.
Lễ ông táo
Xin một lần nữa thần bếp Đông trù tư mệnh,
Gọi là có chén nước trắng kính cẩn làm lễ tiễn hành ngài lên cầu trời
Năm này qua năm khác phá nhà bụi đất nhiều lắm
Ngài rộng lượng cho với, chồng thì đã qua đời rồi, con còn nhỏ.
Nhân đó, vị tiến sĩ họ Tra này kể thêm:
- Chú của tiểu nhân, có làm bài "Điệu vong cơ", (khóc người thiếp qua đời), nhiều người hoạ lại. Trong đó có bài của người thiếp của họ Đông, tên Diễm Tuyết, thì thật là tuyệt diệu, hai câu kết của bài rằng:
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
(Người đẹp từ xưa như tướng giỏi
Không hứa với nhân gian thấy bạc đầu)
Những câu này, có tứ thơ thật gần với câu sau đây của Lạp Điền trong Minh phủ thời nhà Tống:
Bạch phát tòng vô đáo mĩ nhân...
(Mái đầu tóc bạc từ nay không bao giờ đến với người đẹp...)
(Đoạn trên trích trong "Tuỳ Viên thi thoại" của Viên Mai đời Thanh)
Cuối đời Thanh Khang Hy, ở bên bờ sông Vệ thành phố Thiên Tân, có người thiếp của nhà họ Ðông tên là Triệu Diễm Tuyết xây 1 ngôi lầu gọi là lầu “Ðông Gia”. Vào thời này (Khang Hy, Ung Chính, Càn Long), ở Thiên Tân thịnh hành lễ tế “Thần (của) hoa”. Trong lầu “Ðông Gia” trồng đầy hoa “Hải Ðường” nên nổi tiếng. Ngôi lầu này tên chính là “Ðông Gia”, nhưng vì Triệu Diễm Tuyết giỏi thơ, tiếng nổi khắp vùng, thế nên sau này người ta gọi là lầu “Diễm Tuyết”, chứ không dùng đến tên lầu “Ðông Gia” nữa. Triệu Diễm Tuyết có bài thơ rất thịnh hành và nổi tiếng “Tiêu hồn Hải Ðường” có 2 câu:
“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
c. Hình đẹp:
Vững tay chèo
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 06.11.2016 đến ngày 12.11.2016
NHÀ GIÀU GIẤU TÀI SẢN RA SAO? BÊN TRONG THẾ GIỚI BÍ MẬT CỦA GIỚI QUẢN LÝ CỦA CẢI.
b. Bí mật quân sự: Trực thăng tàng hình Blackhawk
Nếu tài liệu nào được xếp vào loại “mật” thì đó là tài liệu tối quan trọng, vũ khí cũng được giữ bí mật như những tài liệu mật vậy. Việc giấu giếm các bí mật, nhất là các khí tài quân sự thì nước nào cũng có làm, trong đó có Mỹ. Chiếc “trực thăng tàng hình Blackhawk" là vụ mới nhất bị phát giác, là lần công bố “bất đắc dĩ” đầu tiên. Khi thực hiện điệp vụ có mật danh “Geronimo” tấn công trùm khủng bố Al-Qaeda là Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, biệt đội ST6 của lực lượng đặc nhiệm SEALS Hải Quân Mỹ dùng trực thăng Blackhawk và một chiếc bị bỏ lại tại mục tiêu nên dư luận mới biết Mỹ có loại máy bay tân tiến nầy. Thật ra Mỹ đã có nó từ lâu, nếu nó không rơi thì vẫn còn nằm trong bí mật. Dư luận chưa từng nghe nói tới một chiếc trực thăng cải tiến thành tàng hình hoạt động trước đó. Theo ông Song Goure, một giới chức Mỹ cho biết: “Blackhawk tàng hình đã được sử dụng trong suốt nhiều năm qua mà công chúng không biết”, “Chúng ta đã thực hiện hàng trăm sứ mệnh bằng những chiếc trực thăng loại này trong 6 năm qua, chúng đã rất thành công, hay ít nhất là tất cả các trực thăng đó đều đã quay trở về được”. Chính phủ Mỹ thường đổ ra nhiều tiền của để nghiên cứu hầu chế tạo các vũ khí hiện đại, trong đó có máy bay trực thăng.
Từ năm 1981, chiếc máy bay chiến đấu phản lực tàng hình F-117 của Mỹ đã bay thử nghiệm, đến năm 1983, Mỹ đã có trong tay một phi đội F-117 “Nighthawk” sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng người Mỹ đã giấu nhẹm điều này và mãi đến năm 1988 mới chịu thừa nhận có máy bay chiến đấu tàng hình.
Mỹ cũng giấu chuyện có tàu chiến tàng hình, mặc dù chiếc “Sea Shadows” đã được đưa vào phục vụ từ năm 1985 trong Hải quân Mỹ nhưng nó đã được giữ bí mật cho đến tận năm 1993 "thiên hạ" mới biết chút ít.
Kỹ thuật tàng hình của Mỹ vừa dựa trên việc sử dụng các loại vật liệu hấp thụ sóng Radar (với việc phủ nhiều lớp RAM) vừa dựa vào việc thiết kế hình khối một cách tinh vi, thông minh để đánh lừa Radar (của đối phương). Lúc đầu, họ sử dụng phương pháp gây nhiễu, tạo ra nhiều mục tiêu giả đánh lừa các hỏa tiễn đánh chặn của đối phương. Sau đó, đến những năm 1980, người Mỹ đã sử dụng công nghệ “làm mù mắt Radar” đối phương thông qua việc sử dụng vật liệu RAM và thiết kế hình khối. Để tránh phát ra tia hồng ngoại, người ta đã thiết kế ra những loại động cơ phản lực đặc biệt “giấu khí thải”, hay thiết kế cách phân tán nhiệt (do động cơ đốt cháy nhiên liệu tạo ra) và đã thành công.
Từ năm 1983 đến năm 2004, các tập đoàn sản xuất của Mỹ đã đổ hàng tỷ USD vào việc nghiên cứu máy bay trực thăng tàng hình RAH-66 “Comanche”. Đối với máy bay trực thăng, một loại phương tiện di chuyển hữu hiệu nhất thì kỹ thuật “tàng hình” được mở rộng ra các khái niệm cần khác: “bí mật”, “ít gây tiếng động” và “tấn công bất ngờ” thì hiệu quả mới tăng cao. Tập đoàn McDonnell Douglas đã thành công với nguyên tắc NOTAR (No Tail Rotor – không có cánh quạt ở đuôi máy bay). Nguyên tắc này triệt tiêu được tiếng xé gió giữa cánh quạt chính và cánh quạt ở đuôi máy bay, vì vậy sẽ làm giảm đáng kể tiếng ồn trong khi bay. Cánh quạt chính giúp máy bay di chuyển còn cánh quạt đuôi giúp máy bay thay đổi hướng bay. Hình dạng tổng thể của chiếc trực thăng như các góc sắc nhọn, bề mặt phẳng,… cũng giúp tăng thêm tính “tàng hình”.
Ông Bill Sweetman, tổng biên tập tờ về công nghệ quân sự Defense Technology International cho hay: “Với chiếc Blackhawk tàng hình, nắp rotor cùng với các thiết kế rotor đặc biệt đã triệt tiêu âm thanh của chiếc trực thăng khi bay”, “Trực thăng tạo ra âm thanh rotor (cánh quạt) rất đặc trưng, tạo ra âm thanh bạn không thể không nghe thấy”. Còn ông ông Dan Goure, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, phó chủ tịch Viện Lexington cho biết “Chim ưng đen (Blackhawk) này không hề giống với những gì ông đã từng được thấy trước đây”. Ông nói thêm: “Bạn sẽ không biết nó đang đến ngay trên đầu bạn. Và điều này vô cùng quan trọng. Bởi khi chúng bay nhanh, thấp và nếu bạn không nghe thấy chúng đến, bạn có thể không kịp trở tay. Đây rõ ràng là một phần tạo nên thành công”. (bài trích)
(Lê Chánh Thiêm)
c. Hình đặc biệt:
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 30.10.2016 đến 05.11.2016
b. Kiến thức tổng quát: Kỹ thuật Trinintron, B.B.M., Super Bowl ads.
1. Kỹ thuật Trinintron.
Trinintron là tên của một kỹ thuật ứng dụng khoa học trong việc chế tạo máy vô tuyến truyền hình (TV), là một phát minh của công ty Sony. Trinintron làm hình ảnh được phát được trung thực, sắc nét, rõ ràng và đẹp hơn các kỹ thuật truyền thống.
Trước khi kỹ thuật Trinintron ra đời, các hãng chế tạo TV áp dụng kỹ thuật “bóng mặt nạ” (shadow mask): dùng một miếng kim loại có nhiều lỗ hổng lọc để lọc các điện tử (electrons) đi qua giúp cho hình ảnh rõ ràng hơn. Trinitron ứng dụng việc chế tạo các chấn song nằm thẳng Aperture Grille để các electrons đi qua nhanh hơn, dễ dàng hơn để chiếu vào màn hình nhiều hơn làm cho các hình ảnh trung thực hơn, sáng hơn, nhiều màu sắc hơn, độ phân giải cao hơn làm cho hình được rõ nét hơn, ít bị méo mó ở bất kỳ góc nhìn vào màn ảnh từ bất cứ hướng nhìn nào. Điều đặc biệt nhất, kỹ thuật Trinintron tạo nên góc độ phản chiếu ánh sáng rất thấp so với kỹ thuật truyền thống, do vậy, kỹ thuật Trinintron làm người xem TV ít bị mỏi mắt nên có thể xem TV lâu hơn.
Từ các kỹ thuật tối tân như vậy nên Trinotron trở nên thông dụng trong ngành chế tạo truyền hình sau khi hãng Sony tung ra thị trường loại TV với đặc tính mới nầy của họ. Dĩ nhiên Sony hốt “bộn” bạc khi các hãng sản xuất muốn sử dụng bản quyền của họ. Ngoài ra, kỹ thuật nầy giúp cho các công ty kiểm toán biết được có bao nhiêu TV hoạt động bởi mỗi khi khi TV được bật lên, kỹ thuật nầy hoạt động giúp họ biết chính xác con số TV hoạt động. Tưởng cũng nên biết thêm, một trong các hãng kiểm toán nổi tiếng ở Hoa Kỳ là “Văn-phòng Lượng-giá truyền thông”.
2. “Văn-phòng Lượng-giá truyền thông”
Dịch từ nhóm chữ Bureau of Broadcast Measurement, gọi tắt là B.B.M., là một tổ hợp lớn do các đài truyền-thanh, truyền-hình, các cơ-quan quảng-cáo và các thân-chủ quảng-cáo hợp-tác điều-khiển, có nhiệm-vụ làm thống-kê cho ngành truyền-thông.
B.B.M. tổ-chức việc đếm, thống kê bằng nhiều cách để biết được số lượng người xem truyền-hình và nghe đài truyền-thanh để biết chương-trình nào mạnh, chương-trình nào yếu qua số lượng thính giả tham-dự các chương trình phát thanh, phát hình. Số khán thính giả đông người tham-dự khi các đài phát thanh phát hình phát đi các chương trình hay, thú-vị, hấp-dẫn...Ngoài ra, họ còn phân loại từng loại thính giả, khán giả theo độ tuổi tác, chủng tộc… và cho biết giờ giấc nào có nhiều khán thính giả nhất của từng chương trình một.
Trên nguyên-tắc chung, BBM tổ-chức tham-khảo như sau: mỗi tháng hai lần vào hai tuần đầu tháng, họ lần lượt hỏi các thành-viên (thường thì trên 12 tuổi) của 1,000 gia-đình ở một địa-phương xem họ theo-dõi chương-trình nào. Mỗi tháng, BBM thay một số gia-đình trong danh sách cũ bằng một số gia-đình chưa được hỏi tới. Cứ 4 tháng một lần, BBM lập một thống-kê mới, căn-cứ trên 4 cuộc tham-khảo họ đã thực-hiện.
Các thân-chủ quảng-cáo thường dựa trên thống-kê của BBM để quyết-định chọn các chương-trình nào hay đài phát nào nào để giao quảng-cáo của họ phát đi trên các hệ-thống truyền-thanh hay truyền-hình đó. Giá tiền mướn quảng-cáo thân chủ phải trả sẽ tương-ứng với số-lượng thính-giả nghe chương-trình của các đài đó. Các chương-trình quảng-cáo chỉ phát trong một phạm-vị nào đó (giờ giấc và chương-trình phát ra) chứ không phải toàn trên đài hay suốt 24 giờ mỗi ngày. Mỗi giờ trong ngày, số tiền trả cho quảng cáo khác nhau. Có những quảng các trong các chương trình đặc biệt, giá cao không thể tưởng tượng nỗi. Một thí dụ điển hình, trong các chương trình quảng cáo phát đi xen kẽ trong trận Super Bowl hàng năm ở Mỹ, có trận số tiền quảng-cáo phải trả lên từ $37.500 lên đến $4,5 triệu USD mà mẫu quảng cáo chỉ được phát ra chỉ trong 30 giây (30 seconds) mà thôi.
3. Quảng cáo trên TV trong trận Super Bowl.
Tại Hoa Kỳ, việc quảng cáo cho một sản phẩm đến với khách hàng được các hãng chủ quản xem là một trong vài điều kiện tiên quyết để mang đến kết quả như họ mong muốn. Có rất nhiều cách quảng cáo, nhiều phương tiện để quảng cáo cũng như có nhiều giá tiền tùy thuộc vào phương tiện truyền thông và tùy vào chương trình mà hãng truyền thông đó đang mang đến khán thính giả.
Tại Mỹ, giá quảng cáo trên vô tuyến truyền hình các trận tranh tài ở giải Vô Địch Bóng Bầu Dục hàng năm (Super Bowl) được xem là có giá cao nhất. Từ giải Super Bowl lần đầu tiên tổ chức vào ngày 15-01-1967 tại sân Memorial Coliseum thuộc Los Angeles, California, giá quảng cáo trên TV phát đi trong 30 giây đồng hồ (30 seconds) chỉ có $37,500 USD, đến giải Super Bowl lần thứ 47 & 48 giá quảng cáo lên đến $4,5 triệu USD.
Đặc biệt nhất, mẩu quảng cáo của hãng sản xuất xe Chrysler’s tại Hoa Kỳ với tên “Imported from Detroit” trong giải Super Bowl năm 2011 chỉ trong 2 phút với giá $12.4 triệu USD, được xem là quảng cáo trả giá cao nhất trong mọi thời đại tại Mỹ - có lẽ cũng là cao nhất trên thế giới - tính đến nay (cuối 2016). Ta hãy điểm qua 7 quảng cáo có giá cao nhất tại Hoa Kỳ, tính từ hạng bảy đến hạng nhất.
7. Quảng cáo của Taco Bell mang tên “Viva Young”. Hãng bán đồ ăn nhanh hiệu Taco Bell quảng cáo trên Super Bowl lần thứ 47 tổ chức vào ngày 03-02- 2013 tại Mercedes-Benz Superdome ở New Orleans, Louisiana, đã phải trả $7.6 Million cho mẩu quảng cáo của họ.
6. Quảng cáo của Coca-Cola mang tên “America is Beautiful”. Hãng sản xuất nước ngọt Coca-Cola đã trả $8 triệu USD cho hãng truyền hình với mẩu quảng cáo của họ tại Super Bowl 48, tổ chức vào ngày 02-02-2014 tại MetLife Stadium thuộc thành phố East Rutherford, New Jersey.
5. Quảng cáo của Microsoft mang tên “Empowering”. Hãng công nghệ máy tính của tỷ phú Bill Gates đã trả $8 triệu USD cho hãng truyền hình với mẩu quảng cáo của họ tại Super Bowl 48, tổ chức vào ngày 02-02-2014 tại MetLife Stadium, East Rutherford, New Jersey.
4. Quảng cáo của Kia mang tên “Matrix”. Hãng sản xuất xe hơi hiệu Kia của Nam Hàn đã trả $8 triệu USD cho hãng truyền hình với mẩu quảng cáo của họ tại Super Bowl 48, tổ chức vào ngày 02-02-2014 tại MetLife Stadium, East Rutherford, New Jersey.
3. Quảng cáo của Jaguar mang tên “British Villains Rendezvous”. Hãng sản xuất xe hơi hiệu Jaguar của Anh quốc đã trả $8 triệu USD cho hãng truyền hình với mẩu quảng cáo của họ tại Super Bowl 48, tổ chức vào ngày 02-02-2014 tại MetLife Stadium, East Rutherford, New Jersey.
2. Quảng cáo của Bud Light mang tên “Up for Whatever”. Hãng sản xuất bia Bud Light của Mỹ đã trả $12 triệu USD cho hãng truyền hình với mẩu quảng cáo dài 90 giây của họ tại Super Bowl 48 vào năm 2014. Mẩu quảng cáo với sự góp mặt của nhiều gương mặt nổi danh như Reggie Watts, Arnold Schwarzenegger.
1. Quảng cáo của Chrysler mang tên “Imported from Detroit”. Đâu là mẩu quảng cáo đắt nhất mọi thời đại tính đến hôm nay mà hãng sản xuất xe hơi của Mỹ đã trả cho truyền hình, trình chiếu chỉ 2 phút trong trận Super Bowl 45 vào ngày 06-02-2011 tại Cowboys Stadium, North Texas, giới thiệu kiểu xe Chrysler 200. Trong tạp chí Forbes, ông Rob Siltanen, nhà sáng lập (founder) cũng là Giám đốc sáng tạo (chief creative officer) của công ty quảng cáo Siltanen & Partners đã gọi “quảng cáo thương mại trên Super Bowl 2011 là một “thay đổi cuộc chơi” (game-changer)”.
Nói về hiệu quả của quảng cáo nầy, kể từ khi quảng cáo thương mại đó được phát đi, không riêng việc Chrysler bán được hơn 50% số lượng xe trong năm so với năm trước đó, quảng cáo nầy đã tái xây dựng thương hiệu (credited with re-branding) cho hãng Chrysler và làm đổi mới thành phố Detroit, nó còn làm sống lại (reviving) và tranh đấu cho kỹ nghệ xe hơi của Hoa Kỳ. Xem thêm về thương hiệu xe Chrysler: click vào đây.
Lê Chánh Thiêm sưu tầm
c. Ảnh đặc biệt:
Cuộc sống nổi trôi
Vũ Thị Kiều Trang
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 23.10.2016 đến 29.10.2016
BẦU KHÔNG KHÍ KHỦNG BỐ MỚI Ở TRUNG CỘNG
b. Truyện ngắn: GIẬN HỜN (Thượng Xuyên Lộ)
Tuần nầy, gởi đến độc giả một truyện ngắn. Thông thường, truyện là chuyện hư cấu nhưng cũng có thể một phần là hư cấu và phần kia là chuyện thật vì nếu hoàn toàn là chuyện thật thì chỉ là một bài phóng sự. Bài nầy nằm trong vế thứ hai, hay là tác giả tập hợp những tình tiết của nhiều chuyện thật xảy ra trong xã hội miền Nam lúc đất nước chìm đắm trong chiến tranh… thành một truyện. Đây là những tâm tư, tình cảm, chuyện của những người dân, của những người trai lên đường cầm súng bảo vệ quê hương trước âm mưu xâm lược của chủ thuyết Cộng sản lúc đó. Với phương tiện truyền thông hiện tại; chậm nhất đến ngày nay, mọi người Việt Nam đã rõ sự thật của cuộc chiến mà khi đó miền Bắc ngụy tạo với cái vỏ “giải phóng dân tộc” để lừa dối cả nước hầu che đậy bộ mặt xâm lược của họ. Những tình tiết trong truyện là những “cái thật” của người dân miền Nam, bài viết chỉ ghi lại những sự việc xảy ra. Tác giả không phải là một người trong ngành "tâm lý chiến" của miền Nam, nội dung cũng không phải là những lời tuyên truyền như những sáng tác của một số văn nô miền Bắc thời đó, phải viết theo “lệnh trên” với chủ đích tuyên truyền bằng những lời lẽ hiếu chiến, sắt máu. Xin giới thiệu cùng độc giả.
Xem bài nầy, lick vào đường dẫn tại đây. (Webmaster)
c. Ảnh đặc biệt:
Đây: Thế hệ tương lai ở Việt Nam, sẵn sàng để tiến lên "xã hội chủ nghĩa"
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 09.10.2016 đến 16.10.2016
TẠI SAO DÂN CHÚNG THÍCH TRUMP?
b. Bạn có biết: VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC U.C. BERKELEY
(Trích) ... Tưởng cũng nên biết, từ trước đến nay, chính-phủ Mỹ đề-nghị, khuyến-khích, hỗ-trợ, giúp đỡ, cộng-tác v.v...với các trường Đại-học, các viện nghiên-cứu, các trung-tâm thí-nghiệm, các học viện (dân-sự lẫn quân-sự) trên toàn nước Mỹ để các nơi nầy tìm ra các phương-pháp, thiết bị, các phát minh, phát kiến v.v…mới hầu đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống con người, trong mọi lãnh vực, kể cả an-ninh chung hoặc quốc-phòng. Mỗi một phát minh, phát kiến nào mới, sau khi thí nghiệm thành công được đưa ra các giới hữu trách xem xét, nghiên cứu để có các giải pháp kế tục trước khi đưa ra đấu thầu để sản xuất với số lượng nhiều.
Tuy là những học đường nhưng các trường Đại-học Mỹ góp phần không nhỏ cho quốc-gia trong các công trình to lớn của chính phủ Mỹ. Những phát-minh, phát-kiến, những công-trình nghiên-cứu, nhiều thí-nghiệm, các cuộc thực tập v.v...của các trường không đơn-thuần là đáp-ứng cho giáo-dục mà còn liên-hệ mật-thiết đến chương-trình "lớn", đôi khi thuộc hạng "tối mật" của chính phủ. Điển hình là Massachusetts Institute of Technology (MIT), một nơi đã đào luyện không biết bao chuyên-viên ưu-tú cùng nhiều công-trình khoa-học để phục-vụ cho đất nước Hoa-Kỳ, từ các công nghệ bí mật đến các ứng dụng cho sản xuất. Thành tích của MIT không thể nào kể cho đủ trong một cuốn sách huống hồ một bài viết ngắn ngủi, đã đem lại nhiều thành quả cho nước Mỹ để ngày nay Hoa Kỳ mang danh một siêu cường. Người Mỹ gọi tiểu-bang Massachusetts là “Spirit of America” (tinh thần/ linh hồn/ trí tuệ của nước Mỹ) thì sự việc gọi trường Đại-học Havard và Massachusetts Institute of Technology là “Spirit of Massachusetts” cũng không ngoa vậy. Ngoài ra, trường Đại học Stanford - tên đầy đủ là Leland Stanford Junior University, tọa lạc tại miền Bắc California, cách thung lũng Silicon Valley không xa - là một trường tư, nơi cung-cấp nhiều chuyên-viên thượng thặng về y khoa, điện-toán cho nước Mỹ và thế giới. Trường có khoảng 16.000 sinh viên theo học hàng năm, với 2,043 nhân viên gồm giáo sư và nhân viên các ban ngành, với các sinh viên xuất thân từ "lò" này đã là những người sáng lập, điều hành, phát minh,...tại các hãng xưởng danh tiếng: Google, Hewlett-Packard, Nike, Sun Mycrosystems, Yahoo,...những cái tên vừa nghe đến ai nấy đều biết tiếng ngay, chưa kể những hãng xưởng nhỏ khác tại nước Mỹ hay các quốc gia khác.
Một trong những trường đại học nổi tiếng khác góp phần không ít trong sự phồn vinh của nước Mỹ, đó là trường Đại học California, đơn-vị chủ quản của "Phòng thí-nghiệm quốc gia Lawrence Livermore", một trung-tâm nghiên-cứu hạt nhân và các ngành thuộc lãnh vực khoa học, kỹ thuật, computer của Mỹ, một trong những “trung tâm đầu não” của Mỹ. The University of California, Berkeley là tên đầy đủ; hay UC Berkeley, hoặc Berkeley, hay California hoặc gọi tắt là UCB, Cal là những tên của trường nầy. Trường được thành lập vào năm 1968.
University of California, Berkeley là viện đại học đầu tiên và nổi tiếng nhất của hệ thống Viện Đại học California, một trong ba hệ thống giáo dục công lập của tiểu bang California, bao gồm hệ thống California State University và California Community College. Theo “Times Higher Education World University Rankings”, UC Berkeley được công nhận là 1 trong 6 trường đại học dẫn đầu thế giới trong bảng xếp hạng công bố năm 2015; nằm ở vị trí thứ 3 theo bảng xếp hạng “Best Global Universities” của U.S News năm 2015 dành cho tất cả các trường Đại học của Mỹ và các quốc gia khác. Báo cáo của “Academic Ranking of World Universities (ARWU)” cũng xếp University of California, Berkeley ở vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng toàn cầu. Xét về các ngành học, trường đứng thứ ba về ngành Kỹ thuật, thứ tư trong lĩnh vực Khoa Học Xã hội và thứ nhất về Toán Học và Khoa học Đời Sống. Trường cũng nổi tiếng trong việc đào tạo một số lượng lớn Kinh tế gia. UC Berkeley đã có những đóng góp quan trọng về khoa học tự nhiên và các hoạt động xã hội.
Chỉ cần nhìn vào danh sách các giải thưởng mà các giảng sư, các cựu sinh viên của trường này được cấp đủ thấy đáng nể: nhận được 72 giải Nobel, trong đó riêng Nhà trường được cấp 22 giải, 30 giải của cựu sinh viên, 9 giải Wolf Prizes, 7 giải Fields Medals, 18 giải Turing Awards, 45 giải McArthur Fellowships, 20 giải Academy Awards, 11 giải Pulitzer Prizes, tính đến hôm nay, UC Berkeley và các nhà nghiên cứu của trường đã khám phá ra 17 nguyên tố hóa học, được đặt tên cho 6 nguyên tố hóa học (chemical elements) mới, đó là: californium, seaborgium, berkelium, einsteinium, fermium. Viện Đại học Berkeley có hệ thống giáo dục rất đa dạng, được xem là trung tâm nghiên cứu của nhiều ngành học. Viện đại học đạt nhiều thành tích về vật lý, hóa học, các ngành sinh học trong thế kỷ 20, như sáng chế ra máy cyclotron, cách ly thành công vi khuẩn bại liệt ở người, phát triển khái niệm tia laser, giải thích nguyên lý của quang hợp, thiết kế thí nghiệm chứng minh định lý Bell, tạo ra hệ điều hành BSD Unix. Về thể thao, U.C.Berkeley tham gia các cuộc thể thao giữa sinh viên các trường Đại học Mỹ, đạt nhiều danh hiệu quốc gia trong các môn như bóng bầu dục (football) Mỹ, bóng tròn (soccer), bóng rổ nam, bóng chày, bóng nước, v.v... cũng như đã giành được hơn 100 huy chương Olympic. Riêng môn football, đội bóng của UC Berkeley với tên California Golden Bears (Những con gấu vàng của California) với màu áo chính thức là xanh dương và vàng, một đội bóng có thành tích không tệ, nằm trong Toán Bắc (North Division) của nhóm 12 đội của vùng Thái Bình Dương (Pacific-12).
Seal of the University of California, Berkeley
Logo của đội bóng bầu dục Trường California
Ngân-sách cùng các phương-tiện được chính-phủ Mỹ dành cho các trường đại-học thuộc loại nầy rất lớn. Một thí dụ nhỏ dẫn chứng: năm 2003, để thay thế 100.000 ổ khóa lắp đặt tại 526 tòa nhà của Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (Lawrence Livermore National Laboratory, tọa lạc tại thành-phố Livermore, Bắc California, trực thuộc Trường UC California), Bộ Năng-Lượng Mỹ phải tốn 1,7 triệu USD, một số tiền không nhỏ vào thời đó. Hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Quảng Đảo và Trường Kỳ của Nhật cũng đã được nghiên cứu, thí nghiệm từ trường Đại học nầy.
Chúng ta cần biết thêm, ngoài việc đóng góp rất nhiều cho nước Mỹ qua các công-trình nghiên-cứu, từ năm 1901 đến nay, các trường Đại học Mỹ đã chiếm được rất nhiều giải Nobel, một giải thưởng cao quý nhất mà nhiều quốc gia, nhiều trường Đại học danh tiếng khác trên thế giới hằng mơ ước nhưng không bao giờ “rớ” tới được. Chỉ riêng trong lãnh-vực Vật-lý mà thôi, với các con số thống kê được ghi nhận như sau:
- Stanford University: 9 giải;
- Harvard University: 8 giải;
- Cambridge University 7 giải;
- California Institute Of Technology: 6 giải;
- Columbia University: 6 giải;
- Princeton University: 6 giải;
- Bell Laboratories: 5 giải;
- University Of California Beckerley: 5 giải;
- IBM: 5 giải;
- Massachusetts Institute Of Technology: 5 giải.
Đó là chưa kể các học viện Quân sự với các phát minh cho kỹ-nghệ quốc-phòng thuộc loại "mật" chưa hay không được phổ-biến. Theo kế hoạch của chính phủ Mỹ, các chuyên gia của trường Đại học California thuộc Phòng Thí-nghiệm Quốc gia Lawrence, Livermore đang nghiên cứu các thiết bị kiểm soát nhỏ và nhanh hơn. Một trong các đề án là thiết bị có tên RadScout đã ra đời, với mục đích tìm các dấu vết tác nhân phóng xạ. Thiết bị nhỏ như một cuốn tự điển bỏ túi, chạy bằng pin, có thể kiểm soát các container mà không cần mở nắp ra, thật tiện lợi. Trong tương lai, sẽ còn có nhiều thiết bị tinh vi hơn trong nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia. (Lê Chánh Thiêm)
(Trích trong bài “Thiết bị Kiểm soát An ninh của Hoa Kỳ”).
c. Ảnh đặc biệt:
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 02.10.2016 đến 08.10.2016
b. Bạn có biết: Nhà xuất bản lâu đời nhất thế giới.
Nhà xuất-bản lâu đời nhất thế-giới là nhà xuất-bản Oxford University Press, Anh quốc, xuất-bản cuốn sách đầu tiên vào năm 1478, tức 14 năm trước năm nhà thám-hiểm Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ (1492). Nhà xuất-bản này có 3.000 nhân-viên tại Anh quốc chưa kể đến 23 chi-sở nằm trong khối thịnh-vượng chung của Anh (Khối Liên Hiệp Anh). Hai trong số các cuốn sách bán chạy nhất của nhà xuất-bản này từ trước tới nay là cuốn Thánh Kinh và bộ Oxford English Dictionary. Cuốn thư-mục của nhà xuất-bản lâu đời này gồm có trên 20.000 nhan-đề sách, gồm nhiều thể loại, của cả nhiều nước mướn họ in.
Có một điều ngộ-nghĩnh là trong cuốn sách thường bán chạy nhất, cuốn Thánh Kinh, trong một lần in, nhà xuất-bản nầy đã phạm một lỗi ấn-loát không thể tha thứ trong nghề in vì “dẫn sai điều răn của tôn giáo”: bỏ sót chữ “not” trong điều răn thứ 7 trong Thánh Kinh trong ấn-bản in vào năm 1631. Điều răn này là “Con chớ ngoại tình” (You shall not commit adultery), vì in thiếu chữ “not”, biến thành “Con cứ ngoại tình”. Vì thế, ấn bản này có ít người mua nhất, chỉ bán được 21 cuốn trong 25 năm, sau đó, phải hủy bỏ vì không đủ chỗ chứa.
.
c. Ảnh đặc biệt:
Nữ chiến binh Israel
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 25.9.2016 đến 08.10.2016.
TRIỂN VỌNG SỰ TRỖI DẬY CỦA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
b. Giở trang sử cũ: TRI ÂN
Vào ngày 25-7-1999, tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, một buổi lễ long trọng được tổ chức để “Tri ân chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ” đã “cứu” những quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa từ các trại tù Cộng Sản Việt Nam và đưa họ cùng gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ qua “chương trình HO”.
Nhân vật quan trọng nhất, người được tri-ân nhất trong buổi lễ là ông Robert Funseth, cựu Phụ-Tá Thứ-trưởng Ngoại-Giao Mỹ, người đã nhiều năm dài thương-thuyết trong cam go và sau cùng đã ký những thỏa ước với Hà-Nội năm 1989 để thực thi “Chương trình HO”, sau đó đã đưa hơn 250.000 người là cựu tù nhân chính trị CS và gia đình họ sang định cư tại Mỹ. Chương trình HO do chính phủ Mỹ đưa ra, bắt đầu từ năm 1982, kéo dài do những mặc cả, đòi hỏi, cân nhắc, tính toán để tìm những giải pháp tối ưu hầu đáp ứng những đòi hỏi từ phía Hà Nội đưa ra, mãi đến 7 năm sau mới hoàn tất thủ tục để hai bên cùng thi hành.
Trong buổi lễ, trước cử tọa là một số quan chức Mỹ và đa số là cựu tù nhân chính trị VN đang định cư tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác về dự, khi được mời lên phát biểu, ông Robert Funseth đã nói lên tâm trạng của mình trước những khó khăn trong nhiệm vụ của mình trong những năm dài thương thuyết ấy, có đoạn như sau:
-”Những năm đầu kể từ 1982 thật là buồn, bất hạnh và ray-rứt đối với tôi vì mỗi ngày chậm trễ qua đi là một ngày tôi biết là đau khổ thêm cho các bạn, hoặc trong tù hoặc ngoài tù chờ được phép rời khỏi Việt Nam. Thê-thảm cho một số người bạn hay đồng hương của các bạn là cái ngày chậm trễ thêm ấy lại là ngày cuối cùng, ngày mà họ thở hơi thở cuối cùng trong một ngục tù khốn khổ nào đó”.
. . . . .
“Tôi muốn các bạn hiểu cho rằng tôi sẽ tiết xót cho đến hết đời tôi, rằng tôi đã không đạt được thỏa-hiệp với Hà-Nội sớm hơn, để các bạn được tự do sớm hơn và tái định cư cùng với gia đình bạn. Nhưng tôi cũng muốn các bạn hiểu cho rằng tôi đã cố gắng hết sức mình...”
Khi “phong trào phản chiến” và bọn “báo chí tả khuynh” còn “làm mưa làm gió” trên đường phố, trong các trường Đại học, trên hệ thống truyền thông...ở Mỹ, danh dự người lính Mỹ chiến đấu từ VN trở về cũng như Quân Cán Chính VNCH bị họ chà đạp thậm tệ. Ngày nay, bọn trốn lính (như Bill Clinton), bọn phản chiến (như John Kerry, Jane Fonda,...) các cây bút tả khuynh bị “xẹp”, phong trào giật giây, xúi dục của bọn ăn không ngồi rồi bị vạch mặt,… dư luận đã “nhìn lại” cuộc chiến VN với cái cặp mắt khác xa. Điển hình là các bài viết, các cuộc điều trần, các cuộc hội thảo v.v…về cuộc chiến Việt Nam được tổ chức rầm rộ, gây được nhiều tiếng vang, sách báo... đến tay người đọc, ví dụ cuốn “A Better War: The Unexamined Victories And Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam” của Lewis Sorley, một tác giả “tên tuổi” của Mỹ, đã cho người Mỹ biết: “Cần phải có cái nhìn vô tư, chính xác hơn về vai trò của người Mỹ và VNCH trong cuộc chiến VN”. Trong cuốn sách đó, ông ta nêu lên những nhận định của mình về sách lược, chiến thuật, chiến lược...của Ellsworth Bunker, McNamara, William Colby, các Tướng Westmoreland & Abrams... đã thực hiện tại VN cùng những thành công và thất bại. Một cuốn sách mà những ai còn nghi ngờ về tính hiệu quả của quân đội Mỹ cùng quân dân cán chính VNCH trong nhiệm vụ chận đứng làn sóng xích hóa thế giới của chủ nghĩa CS, những ai quan tâm hay muốn tìm hiểu cặn kẽ về cuộc chiến nầy cần phải tìm đọc. Một tài liệu đáng đọc!
Chỉ có đám chính trị xôi thịt, tả khuynh, bọn trốn lính, bọn phản chiến, giới báo chí “bất lương”… ở Mỹ đã làm cho “đồng minh... tháo chạy” là những hạng người đáng bị phỉ nhổ, đáng bị nguyền rủa. Riêng ông Robert Funseth và số ít người Mỹ khác đã hết lòng vì “tình chiến hữu”, ngay cả khi cuộc chiến đã chấm dứt. Họ đã hết lòng giúp đỡ những người định cư ngay sau ngày 30-4-1975 và những người còn lại trong các trại tù Cộng sản “nhỏ” và “lớn” trên toàn cõi Việt Nam. Họ đáng được tri ân. Đáng phục thay!! (LCT tổng hợp).
c. Ảnh đặc biệt:
Dân chúng chạy nạn Cộng sản. Ảnh: Phú Túc, Tuy Hòa, 23-3-1975
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 18.9.2016 đến 24.9.2016.
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH Ở CHÂU Á
b. Chuyện chữ nghĩa: Những từ đặc biệt nhất trong Anh ngữ.
- Từ ngữ dài nhất trong tiếng Anh là pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis (a lung disease caused by the inhalation of very fine silica dust, mostly found in volcanos, một căn bệnh phổi do hít bụi silica, chủ yếu được tìm thấy trong núi lửa).
- Từ ngắn nhất trong tiếng Anh mà có chứa đủ các mẫu tự A, B, C, D, E, F là chữ “feedback”.
- Từ duy nhất trong tiếng Anh mà bắt đầu và kết thúc bằng 1 chữ là “Underground” (chữ “und”)
- Từ ngữ có nhiều nghĩa nhất trong tiếng Anh là “Set”.
c. Ảnh đặc biệt:
Cột điện và cái loa Phường: Biểu tượng của Việt Cộng
Mono lake sunrise - South Tufa
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 11.9.2016 đến 17.9.2016.
MAO TRẠCH ĐÔNG, KẺ TÀN SÁT NHIỀU NGƯỜI NHẤT THẾ GIỚI
b. Chuyện khoa học: Vận tốc ánh sang: “Làm thế nào đo được vận tốc ánh sáng?”
Giáo sư Alexander Norman thuộc Ban Khoa học của Đại học Texas ở San Antonio trả lời:
Trong khi những biện pháp tương đối chính xác để đo tốc độ ánh sáng còn phải chờ đợi tiến bộ thiên văn học thời hậu Galileo, thì ý nghĩ nghiêm chỉnh về vận tốc ánh sáng (trong văn minh Tây phương) đã quay trở về trước thời Aristotle. Empedocles, một nhà thơ, một nhà vật lý, một triết gia Sicily cùng thời với Socrates, mặc nhiên công nhận tốc độ ánh sáng là có giới hạn trong một bài thơ về vũ trụ của ông có tựa đề là "Với thiên nhiên". Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học, từ Aristotle đến Descartes, đều tin rằng việc chuyển giao ánh sáng được thực hiện ngay lập tức.
Có lẽ Galileo là người đầu tiên thử đo tốc độ ánh sáng. Ý tưởng của ông rất đơn giản: Có hai người (giả sử là Albert và Beth) cầm hai cây đèn được che kín, đi đến hai vị trí cách nhau một khoảng cố định. Albert sẽ mở cây đèn của mình ra và khi Beth thấy ánh sáng từ cây đèn của anh ta thì cô cũng mở cây đèn của mình ra. Sau đó Albert sẽ ghi lại khoảng thời gian từ khi mở cây đèn của mình cho đến khi thấy được ánh sáng từ cây đèn của Beth. Nếu gọi d là khoảng cách giữa hai cây đèn và t là thời gian mà Albert đo được thì tốc độ ánh sáng có thể được tính một cách đơn giản là 2d/t. (Galileo đã cho những người cầm đèn luyện tập trước khoảng 15 phút để xác định và tính thời gian phản ứng của họ). Theo Galileo, thí nghiệm đã được tiến hành với những khoảng cách không quá một dặm nhưng không thể thu được một giá trị thời gian xác đáng nào cả.
Kết luận duy nhất có thể rút ra từ thí nghiệm này là ánh sáng đi nhanh hơn nhiều so với âm thanh, đã được đo khá chính xác bằng những thí nghiệm tương tự.
c. Ảnh đặc biệt:
Bended Palm Tree on Marlon Brando's Private Atoll,
Tйtiaroa Atoll, Society Island, French Polynes
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 28.8.2016 đến 03.9.2016.
SỰ THẬT VỀ NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO ISIS
b. Chuyện vui: Khác nhau, giống nhau.
Trên xe lửa tốc hành xuyên Việt, để giết thời gian vì đường xa, hai thanh niên nói chuyện với nhau:
- Này, bạn có biết sự khác nhau giữa giấy toa-lét với chính phủ các nước Cộng sản là gì không?
- Khó quá nhỉ, hai thứ không có gì liên hệ với nhau. Chịu thôi!
- Không có khác biệt gì hết, giống hệt nhau, vì cả hai thứ đều dùng để chùi đít.
Ngồi bên cạnh là một công an mặc thường phục túc trực trên tàu để theo dõi hành khách. Ông ta đứng dậy và hỏi anh thanh niên nọ:
- Thế anh trả lời cho tôi, giữa anh và cái tàu lửa này khác nhau ở điểm gì?
- Tôi không biết – anh thanh niên nói.
- Điểm khác nhau rất rõ: tàu lửa tiếp tục đi, còn anh thì xuống xe tại ga kế tiếp và theo tôi về đồn công an!
- Nhưng mà… ông ơi, ông hiểu sai rồi. Hồi nãy là tôi nói về chính phủ đó là của nước Cuba đấy chứ! – anh thanh niên khôn ngoan bào chữa.
- Thôi đi, đừng có mà bào chữa. Anh tưởng tôi ngu à. Bao nhiêu năm làm trong ngành công an, tôi biết rất rõ chính phủ nào là cái thứ đem chùi đít chứ!
(Khuyết danh. webmaster cóp nhặt trên internet)
c. Ảnh đặc biệt:
Bãi đá cổ Stonehenge
Chia xẻ
Quăng chài (catching)
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 21.8.2016 đến 27.8.2016.
SÚNG: NỖI KINH HOÀNG CỦA NƯỚC MỸ
b. Ngôn từ chính trị: “Quyền lực ứng xử”.
"Quyền lực ứng xử" là một chủ thuyết chính trị, thường được đề cập, xử dụng trong chính giới Mỹ và trên báo chí, truyền thông liên quan đến chính trị. Ông Joseph Samuel Nye, Jr., cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là giáo sư trường Đại học Havard, là thành viên của Hội đồng Chương trình nghị sự Toàn cầu về Tương lai của Chính phủ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, là tác giả của cuốn sách “Is the American Century Over?” (gần đây nhất, là cuốn “Forthcoming Presidential Leadership and the Creation of the American Era”), là cha đẻ của lý thuyết “quyền lực mềm” (soft power). Joseph Nye tin rằng nước Mỹ vẫn là chủ tể thế giới trong thế kỉ 21. Tuy nhiên, ông Nye lo ngại rằng Mỹ sẽ thất bại nếu không phát triển “quyền lực mềm” cho tương xứng với “quyền lực cứng” mà Mỹ đang có. Nye đề xuất ý niệm “quyền lực mềm” vào năm 1990 (trong quyển “Bound to lead”). Theo ông, có hai loại quyền lực: quyền lực ứng xử (behavioral power) và quyền lực tài nguyên (resource power).
Quyền lực ứng xử là khả năng để đạt được những kết quả đặt ra theo suy tính, và quyền lực tài nguyên là những tài nguyên sở hữu để đạt những kết quả mong muốn. “Quyền lực ứng xử” theo Nye, lại có thể chia làm hai loại: "cứng" và "mềm".
Quyền lực cứng là khả năng (qua đe doạ hoặc hứa thưởng..., quân sự hoặc kinh tế...) khiến người khác làm những gì mà họ không tự ý làm. Quyền lực mềm là khả năng đạt mục tiêu của mình bằng cách quyến rủ, thuyết phục người khác hơn là hăm doạ hoặc mua chuộc người ấy.
Quyền lực mềm dựa vào văn hoá, thể chế, lối sống, hệ thống giá trị, và chính sách... Nye giải thích: khi ta thuyết phục người khác muốn cái mà ta muốn, thì ta không cần tiêu tốn để đe doạ hoặc tưởng thưởng để người ấy làm theo ý chúng ta.
Quyền lực quân sự, theo Nye, hiển nhiên là cần, nhưng có nhiều mặt mà quyền lực mềm sẽ hữu hiệu hơn (ví dụ như “xây dựng quốc gia” và ngăn chận sự lan tràn vũ khí hạt nhân). Nye cho rằng chính sách Mỹ dưới quyền Bush đã lơ-là quyền lực mềm (nhất là ở Trung Đông) và Mỹ phải trả giá cho sự thất bại này. Nye tin là Mỹ vẫn có thể là một đế quốc trong thế kỉ 21 nếu nước này thành công trong huy động quyền lực mềm như đã thành công trong quyền lực quân sự, và biết cách phối hợp hai thứ quyền lực này để thực hiện các mục tiêu toàn cầu của Mỹ.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của đảng Dân Chủ Mỹ, các chính quyền Dân Chủ chỉ ưu tiên đối nội (dùng trợ cấp xã hội để "mua phiếu bầu" từ dân nghèo hưởng trợ cấp xã hội), lại luôn lấy khuôn mẫu chính trị Âu châu làm chuẩn nên không đúng với thực tế của chính trị Mỹ; vì thế quan niệm "quyền lực ứng xử" chưa chắc đạt được hiệu quả như ý. Đảng Dân Chủ Mỹ luôn đặt quan niệm "đàm phán, thỏa hiệp" làm đầu nhưng thường thì quan niệm nầy không hữu hiệu trước đối thủ là những nhóm ương ngạnh, quá khích, hung hãn. Để dẫn chứng điều nầy, chúng ta xem qua 3 chính quyền Dân chủ điển hình.
Dưới triều T.T. James Earl Carter, Jr. (nickname: Jimmy Carter), ngày 4-11-1979, người Iran đã tràn vào sứ quán Mỹ tại Tehran bắt cóc 52 người Mỹ là nhân viên sứ quán và gia đình họ làm con tin trong 444 ngày mà chính phủ Carter không có bất cứ biện pháp gì giải cứu họ được. Carter có ra lệnh tiến hành cuộc hành quân giải cứu mang tên “Móng vuốt chim Ưng” (Eagle Claw) mở ra vào ngày 24-4-1980, lại là một “sứ mạng thất bại” (aborted mission), với 2 phi cơ quân sự bị rơi làm 8 quân nhân Mỹ mất mạng, dẫn đến việc ký kết thỏa ước Algiers (Algiers Accord) tại Algeria vào ngày 19-1-1981. Iran coi thường chính phủ Mỹ vì họ biết chính quyền do Dân Chủ lãnh đạo thường rất yếu kém và hèn nhát về chính trị, ngoại giao, đối ngoại. Theo lời con tin Rodney Sickmann, họ bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ. Chỉ 5 phút sau khi ông Ronald Reagan (một tổng thống vừa thắng cử thuộc đảng Cộng Hòa) làm lễ nhậm chức Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (20-1-1981), 52 con tin Mỹ lập tức được phóng thích, chấm dứt cuộc khủng hoảng con tin hi hữu trong lịch sử quan hệ quốc tế. Danh dự Mỹ bị hạ nhục đến tột cùng, mỹ từ “siêu cường” của Mỹ chỉ còn là con số không to tướng. Tất cả là “nhờ” ở chính quyền Carter, khuôn mẫu của chính quyền thuộc đảng Dân Chủ.
Các con tin người Mỹ "được" Iran "hạ nhục"
là "công lao vĩ... đại" (sic) của đảng Dân Chủ Mỹ.
Đến triều đại T.T. Clinton cũng không khá gì. Do có thành tích "trốn lính" nên chẳng có kiến thức gì về lãnh đạo chỉ huy quân sự hay các biến cố trọng đại mà thích đàn bà con gái hơn chuyện chính trị. Theo ông Bob Woodward, người xuất bản nhiều sách liên quan đến chính giới Mỹ, trong cuốn “Bush at war” cho biết: “Tenet (George Tenet, giám đốc CIA) cảm thấy bị trói tay bởi “thái độ bồ câu” của Clinton và nhóm cố vấn của ông ta” (He {Tenet} felt bound by the dovish attitude of Clinton and his advisers). Một đoạn khác viết, “Trong 8 năm cầm quyền của Clinton, khuôn mẫu tự nhiên của Clinton khi bị thách thức hoặc bị tấn công là “thụt lùi theo phản xạ” (During the 8 years of Clinton, the natural pattern when challenged or attacked had been a “reflexive pullback”). Trước phản ứng của chính quyền Bill Clinton khi nước Mỹ bị tấn công, trong cuốn sách trên viết: ”Khái niệm “tẩy trùng” bằng cách phóng hỏa tiễn hành trình, quý vị biết đó, vào lều trại của vài gã xấu nào đó, thật sự, nghe buồn cười” (The antiseptic notion of launching a cruise missile into some guy’s, you know, then, really is a joke). Và: ”Theo ý tôi, qua phản ứng đó, người ta cho rằng Mỹ giống như một anh chàng bất lực...ẻo-lả, khả năng về công-nghệ thì hùng mạnh thực đấy nhưng không là quốc gia cứng rắn để có thể phóng hỏa tiễn tiêu diệt địch thủ và rõ ràng là như vậy... Rõ ràng là bin Laden đã cảm thấy tự tin và dạn-dĩ hơn và nghĩ rằng Mỹ không có gì làm cho hắn phải sợ sệt, e dè nữa” (I mean, people viewed that as America... a flaccid, you know, kind of technologically competent but not very touch country that was willing to launch a cruise missile out of a submarine and that’d be it... It was clear that bin Laden felft emboldened and didn’t feel threatened by the US). Ta còn thấy có đoạn viết: ”Chúng ta không muốn giống như những kẻ đang làm công việc “nghiền cát” (từ ngữ chế-diễu những nổ lực yếu ớt của chính quyền Clinton), dùng hỏa tiễn bắn vào các lều trại và đại loại như vậy. (We don’t want to look like we’re “pounding sand” {pounding sand was Bush desire expression for the weak efforts of Clinton administration} cruise missiles into tents and so forth). Bob Woodward cho biết thêm nhận xét của mình: ”Rất nhiều thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (của T.T. George W. Bush, lúc ông ta viết cuốn sách nầy) đều cho rằng phản ứng của chính quyền Clinton đối với Osama bin Laden và bọn khủng bố quốc tế, đặc biệt là sau các cuộc tấn công vào các tòa đại sứ (Mỹ) vào năm 1998 là quá nhu-nhược, nhẹ tay đến mức gần như xúi giục, mời mọc bọn khủng bố tiếp tục tấn công nước Mỹ” (Many members of his national security team believed the Clinton administration’s response to Osama bin Laden and international terrorism, especially since the embassy bombings in 1998, had been so weak as to be provocative, a virtual invitation to hit the US again).
Còn dưới thời Obama, khi tranh cử, ông ta hứa sẽ rút quân ở Afghanistan nhưng đã không có kế hoạch gì để làm được mà trái lại, đã đổ hàng tỉ đô la từ tiền thuế của dân để viện trợ cho Pakistan để mong thỏa hiệp nhằm giải quyết vấn đề Aghanistan nhưng đã bị nước này coi thường, (xem thêm vấn đề này, click tại đây),. Pakistan "tay nhận tiền Mỹ" nhưng lại "không làm gì cả" (do nothing), đã vậy lại còn cho tổ chức khủng bố ẩn cư an toàn, xem thường Mỹ. Với bọn khủng bố Trung Đông, ông tông tông Dân Chủ nầy quan niệm "dùng luật sư để nói chuyện thay cho hành động quân sự cứng rắn" nên đã làm cho Hoa Kỳ mất hẳn uy tín tại vùng đất nầy khi bỏ mặc cho Ai Cập, Syria, Lybia... tan hoang, tiếp theo sau 2 vụ Putin đã "múa gậy vườn hoang" tại Trung Cận Đông (chiếm lãnh thổ Crimea từ Ukraine hồi tháng 3.2014) do Nga xem thường một nước Mỹ yếu đuối dưới sự lãnh đạo của một tổng thống hèn nhát, thiếu năng lực lãnh đạo, kém khả năng đối đầu trước những vấn đề quan trọng, hành xử theo quan điểm, khuôn mẫu cố hữu của đảng Dân Chủ Mỹ.
Điều đau lòng là từ ngữ “cọp giấy” (paper tiger) dành cho Mỹ được "khai sinh" từ một biến cố cũng dưới triều T.T. thuộc đảng Dân Chủ, vụ Vịnh Con heo ở Cuba vào thập niên 60 của thế kỷ trước dưới sự chỉ huy yếu kém của chính phủ T.T. John F. Kennedy không thể gột rửa được.
Tóm lại, "quyền lực ứng xử" hữu hiệu đến mức nào hoặc không có tác dụng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, như: quan điểm về cách hành xử của một chính phủ, sự vận hành của chính phủ, vào xu thế chính trị toàn cầu hay khu vực, cùng nhiều yếu tố khác nữa vậy. (Lê Chánh Thiêm tổng hợp tin)
c. Ảnh đặc biệt:
F-16 của quân lực Mỹ
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 14.8.2016 đến 20.8.2016.
CON NGƯỜI HAY THỂ CHẾ: ĐI TÌM SỰ THẬT TRONG CHÍNH TRỊ TRUNG CỘNG
b. Chuyện chính trị: “Ngôn từ chính trị”.
Ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ (nhiệm kỳ từ 2006-2011, tuyên thệ nhậm chức vào ngày 18/12/2006), trong cuộc “Hội nghị Chính sách An ninh Munich” (Munich Conference on Security Policy) lần thứ 43, đã hóm hỉnh phát biểu: “Một trong những bài phát biểu hôm qua đã khiến tôi, với tư cách là cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Lạnh, tràn ngập nỗi lòng hoài cổ”. Ông còn nhấn mạnh thêm: “Tất cả chúng ta đều đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức chung, điều đó buộc chúng ta phải cộng tác để giải quyết với nhiều nước, trong đó có Nga. Một cuộc Chiến tranh Lạnh là quá đủ rồi”.
Được biết, trong bài phát biểu của T.T. Nga Vladimir Putin vào ngày hôm trước đã chỉ trích Mỹ, được xem là gay gắt nhất từ khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ đến lúc đó, được ông Gates đề cập đến trong phần phát biểu của mình theo lịch trình của nghị sự vào ngày hôm sau của cuộc họp. Con cáo già của cơ quan KGB Putin ngày nào nay nắm được cơ hội để lớn tiếng trước diễn đàn thế giới đã nói: “Một nước gần như không có kiềm chế trong việc sử dụng vũ lực”, ông ta ám chỉ Mỹ như vậy. Ở đoạn sau của bài phát biểu, ông ta thẳng thừng chỉ trích: “Có một nước, đó chính là Mỹ, đã vượt qua biên giới quốc gia của mình”. Tên lãnh đạo Nga đã “thua trong đối đầu” bèn "chuyển qua đấu khẩu”.
Lịch sử ghi nhận, trong các yếu nhân thế giới cận đại, Nikita Khrushchev, tên trùm Cộng sản Nga được kể là người nóng nảy nhất, vui buồn bất chợt, hay có những cử chỉ và lời nói thô lỗ, khiếm nhã, cộc cằn nhất ở bất cứ nơi đâu mà y có dịp lên tiếng. Hiện nay, Nga được lãnh đạo bởi Vladimir Putin, tay cựu "trùm mật vụ" cũng nổi tiếng không kém, là tay nham hiểm được xếp vào vào hạng nhất (chỉ xếp sau Hugo Rafael Chávez Frías của Venezuela nhưng Chávez đã “hui nhị tì” (đi bán muối ngày) 05/3/2013 nên Putin lên giữ số 1), là người hay chỉ trích, bài bác người khác, không những với kẻ thù mà còn với các đồng chí đồng minh cùng phe với ông ta. Mỗi khi được dịp phát biểu trên các diễn đàn quốc tế là y tố cáo, bài bác đủ thứ chuyện, ngay cả những chuyện không nằm trong đề tài của cuộc thảo luận mà y đang là diễn giả. Chẳng hạn trong cuộc “Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ” (Millenium Summit) của khoảng 170 nhà lãnh đạo các nước vào tháng 9-2000 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, với mục đích để đánh dấu cho sự khởi đầu của Thế kỷ 21 và Thiên niên kỷ thứ 3, trong khi lãnh đạo các nước đa số đề cập đến kinh tế, nghèo đói, cứu trợ, nợ nần, y tế, xã hội, giáo dục, môi trường, v.v… thì tên cựu trùm KGB Vladimir Putin lại lợi dụng diễn đàn nầy tố cáo, chỉ trích Mỹ “về chương trình không gian và kế hoạch phòng thủ hỏa tiễn”. Y còn kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải “mở một hội nghị nhằm chống lại việc quân sự hóa không gian”, một vấn đề nằm ngoài nghị trình của cuộc họp mà LHQ đưa ra trước đó. Cần biết thêm, trong hội nghị vừa nói, vì “đã được Mỹ ưu đãi về mậu dịch và bãi bỏ cấm vận” nên Chủ tịch Giang Trạch Dân của Tàu Cộng không hùa theo vấn đề Putin đưa ra để lớn tiếng chỉ trích Mỹ như luận điệu từng thấy của các tay lãnh đạo khối Cộng thường hay a dua theo vấn đề được nước "đàn anh" (Nga, Tàu) khơi mào. Họ Giang chỉ kêu gọi thế giới “nên từ bỏ tâm-lý chiến-tranh-lạnh ngày xưa”. Sau ngày “thiên đường…Cộng Sản” đi mãi không thấy nên khối Cộng phải sụp đổ, “Xô Viết liên bang” trở thành “Xô Viết tang hoang”, Nga đã bị Mỹ xem thường, cùng với việc NATO lắp đặt hệ thống “Lá Chắn Hỏa tiễn” tại Ba Lan, Czech và 3 nước thuộc Liên Xô cũ cùng một số hoạt động khác mà “phớt lờ” Nga, đã làm cho Nga bị sốc nhưng lực bất tòng tâm, không làm gì được, chỉ dùng “võ…mồm” cho hả bực tức.
Quả là miệng lưỡi Cộng sản có khác. (Lê Chánh Thiêm)
c. Ảnh đặc biệt:
Chesapeake, Virginia, U.S.A.
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 07.8.2016 đến 13.8.2016.
AI ĐANG THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH TRUNG ĐÔNG?
b. Chuyện nước Mỹ: KHOẢNH KHẮC CỦA SỰ THẬT
Năm 2008, hãng truyền hình Fox của Mỹ cho ra đời một chương trình (game show) gây chấn động mang tên “The Moment of Truth” (Khoảnh khắc của sự thật). Chương trình được Mark L. Walberg đặt ra, được điều hành bởi Ron de Moraes. Các cuộc thi được trực tiếp truyền hình và trình chiếu trên hệ thống truyền hình Fox News trên toàn nước Mỹ, bắt đầu từ ngày 23-01-2008 đến ngày 08-8-2009. Trong chương trình nầy, trong 6 vòng (tier) thi, người tham gia "thí sinh" (người tham gia) sẽ được hỏi cả thảy 21 câu hỏi về đời tư của họ, về những vấn đề thầm kín nhất, đáng xấu hổ nhất, những hành động thường bị xã hội liệt vào hạng sai trái nhất, những câu hỏi khó khăn nhất v.v… Những câu hỏi điển hình: Bạn đã từng ngoại tình chưa? đã ăn cắp lần nào chưa? còn yêu người cũ sau khi lấy chồng (lấy vợ) không? có bao giờ đụng xe mình vào chiếc xe khác rồi bỏ chạy mà không để lại giấy báo cho “khổ chủ” không? (hit and run, đụng xe rồi bỏ chạy), có bao giờ nghi ngờ người phối ngẫu lừa đảo mình chưa? có bao giờ bạn làm tình trên giường ngủ của bố mình không? có tin rằng Chúa Jesus chấp thuận cho việc bạn ghép vú không? sau đám cưới, có bao giờ dùng internet để tán tỉnh người khác phái không? v.v... Máy khám phá nói dối (lie detector) sẽ được gắn vào trên người thí sinh trong suốt chương trình.
Các câu hỏi được soạn trước cho từng thí sinh. Ngoài rất đông khán giả (người ngoài cuộc với thí sinh) tham dự còn có thân nhân trực hệ (cha (mẹ), chồng (vợ), vị hôn phu (hôn thê), bạn bè, đồng đội, bạn học, v.v…) của thí sinh cùng hiện diện trong chương trình nầy. Ban giám khảo lấy đó làm đòn tâm lý để đánh vào thí sinh trước khi họ trả lời câu hỏi vì câu trả lời sẽ làm cho người trực hệ (phối ngẫu, cha mẹ hay thân nhân…) liên hệ đến câu hỏi biết sự thật về suy nghĩ hay hành động của thí sinh đối với họ. Câu trả lời là một quyết định quan trọng, bởi câu trả lời có rất ít thời gian suy nghĩ, có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của thí sinh khi người khác biết “tấm lòng sâu kín” nhất của mình. Nếu trả lời thành thực trong cả 21 câu hỏi, phần thưởng cao nhất sẽ là $500.000 USD, một số tiền rất lớn, không tốn kém gì, nhưng rất khó khăn. Nghe thì rất dễ, nhưng trong suốt các show của chương trình nầy, duy nhất một người vượt qua 21 câu hỏi. Hầu hết các thí sinh khác không sẵn sàng đánh đổi các mối quan hệ, danh dự cá nhân, của gia đình mình để có tiền. Chỉ cần một câu trả lời không thật là mất tất cả.
Thí sinh tham dự thuộc nhiều giới tính, đủ trình độ về học vấn, thuộc nhiều thành phần trong xã hội. Đa số thí sinh Mỹ tham gia chỉ vì "thích" (một đặc tính chung của người Mỹ) trò chơi nầy chứ không vì tiền thưởng nên thường họ tiếp tục cuộc thi khi vượt qua từng vòng thi một, chỉ bỏ cuộc khi máy khám phá nói dối trả lời “false”. Nếu vì tiền, chỉ cần trả lời thật các câu hỏi qua một vòng, họ có thể dừng lại ở đó để được số tiền khá lớn, nhưng rất ít người làm vậy. Về phần ban tổ chức, không dễ gì họ “biếu không” tiền (rất nhiều) chỉ bằng những "câu trả lời" nên họ đặt ra những câu hỏi thật hóc búa, thí sinh phải đủ thông minh, đủ sáng suốt chọn câu trả lời vì đôi khi nó đánh đổi bằng cả cuộc đời của họ.
Vào cuộc, khi nghe câu hỏi người điều hợp đọc lên, thí sinh được suy nghĩ trước khi trả lời. Câu trả lời là một trong hai chữ “có” (yes) hay “không” (no) mà thôi tuy rằng trước đó thí sinh có thể dẫn giải với người điều khiển chương trình (người đọc câu hỏi soạn trước). Sau câu trả lời, máy khám phá nói dối cho biết kết quả “thật” (true) hay “dối” (false) ngay, chỉ sau một thời gian ngắn. Cuộc chơi tiếp tục bằng câu hỏi kế nếu máy khám phá nói dối cho biết kết quả “thật” (true); ngược lại, nếu máy cho biệt "false", trò chơi coi như đã chấm dứt (game over).
Người Mỹ không coi máy khám phá nói dối như một dụng cụ để tìm ra sự dối trá mà là một phương tiện “để buộc ứng viên nói thật một cách cưỡng bức (ngoài ý muốn) với họ” (it makes people tell the truth, it’s a kind of compulsion with them). Phương pháp nầy khiến cho nhiều người đang bị thử thách có khi không chịu nỗi căng thẳng tinh thần nên bị loại, với lý do “thiếu cân bằng cảm xúc” (emotionally unstable). Phần đông các thí sinh bị loại qua các kỳ khảo nghiệm về tinh thần (nervous strain) hơn là về thể chất bởi khó vượt qua được loại máy nầy.
Ban giám khảo phải biết sơ qua cuộc đời thí sinh để đặt câu hỏi liên hệ đến cuộc đời họ, đây là điều thỏa thuận trước. Mỗi thí sinh là một loạt câu hỏi khác nhau. Ví dụ thí sinh là một cầu thủ bóng bầu dục (môn thể thao football của Mỹ, còn môn "đá banh" thì Mỹ gọi là "soocer") của một trường đại học nào đó, câu hỏi đại loại là: “bạn có bao giờ vượt qua một kỳ sát hạch tại trường học bởi bạn là một cầu thủ không?” (tức là vượt qua kỳ thi về văn hóa mà không phải do năng lực học hành); hay “bạn có bao giờ nhìn trộm (speak a peek) đồng đội (ở truồng) khi cùng tắm chung với họ không?”. Với câu hỏi về "nhìn trộm" người khác tắm, nếu là người thuộc các nước khác, có thể xem đó là chuyện bình thường, chuyện "nghịch ngơm", nhưng với người Mỹ, đó là chuyện xấu xa, chuyện "kỵ", nhất là đối tượng là giới sinh viên, thuộc thành phần trí thức trẻ của xã hội. Nếu thí sinh chưa lập gia đình mà có mặt vị hôn thê đang nghe câu hỏi, nếu trả lời "có" thì "ê mặt" đến chừng nào! Cái "khó" của câu trả lời là như vậy đó.
Cuộc chơi có 6 vòng (tier). Nếu thí sinh vượt qua (trả lời thành thật, "true") số lượng câu hỏi của vòng nào sẽ nhận được tiền thưởng ấn định cho vòng đó nếu thí sinh đó tự động chấm dứt sau câu hỏi cuối vòng. Nếu tiếp tục cuộc chơi, nếu trả lời sai câu nào thì sẽ chấm dứt cuộc chơi ngay lúc đó và thí sinh sẽ bị mất tất cả số tiền đã thắng trong các vòng trước đó. Vòng một (tier 1) có 6 câu hỏi, giải thưởng là $10.000 USD; tương tự: vòng hai: 5, $25.000; vòng ba: 4, $100.000; vòng bốn: 3, $200.000; vòng năm: 2, $350.000; vòng sáu: chỉ 1 câu hỏi và nhận trọn $500.000 USD. Thí sinh duy nhất vượt qua 21 câu hỏi, đã trả lời trung thực để giành chiến thắng là cô Melanie Williams, một thành viên của một nhóm đa thê tại Mỹ. Hầu hết các câu hỏi xoay quanh những bí mật của chế độ đa thê và những gì đã diễn ra trong nhóm, trong đó Williams là một thành viên, câu hỏi liên quan đến cá nhân cô với nhóm nầy. Câu hỏi cuối cùng dành cho Williams là “Liệu cô tin rằng cha cô đã có quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên không?”, cô cho biết cô “cảm thấy cha mình đã làm”, và máy dò nói dối xác định cô trả lời “thật” và cô là người duy nhất “ẳm” giải nầy. Trong lịch sử của môn chơi nầy từ ngày mở màn đến khi chấm dứt, chưa có thí sinh nào "cãi lại" Ban Tổ chức cả, nghĩa là họ cho là họ "nói thật" mà máy khám phá nói dối "phán" là họ "nói dối" (false) cả.
Nước Mỹ có nhiều chuyện kỳ lạ mà trò chơi “The Moment of Truth” là một. Quả là Hoa Kỳ…cục thật!
(Lê Chánh Thiêm tổng hợp).
c. Ảnh đặc biệt:
Ảnh: Dương Quốc Định
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 31.7.2016 đến 06.8.2016.
CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH KẾ TIẾP: TRUNG CỘNG CHỐNG PHƯƠNG TÂY by Wolfgang Hirn
b. Thuật ngữ đặc biệt:
r Chuyện nước Mỹ: Dân da đen và luật giữ súng.
Sau thời lập quốc, người da đen tại Mỹ đã là nạn nhân của đảng Dân Chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, nhân vật Dân Chủ đắc cử Tổng thống vào năm 1828 là Andrew Jackson. Từ đó, đảng Dân Chủ là đảng bảo vệ chế độ nô lệ, với nhiều đảng viên có nông trang trồng bông tại miền Nam, cần nhân lực lao động là nô lệ từ Phi Châu. Trong các cuộc tranh cử từ 1840 đến trước Nội chiến, đảng Dân Chủ đưa chủ trương đó vào chương trình hành động. Năm 1860, đảng Cộng Hoà với cả hai ứng viên tranh cử tổng thống là Abraham Lincoln và William Seward thì vận động bãi bỏ chế độ nô lệ. Trở thành Tổng thống, Lincoln tiến hành việc đó, với cái giá là cuộc Nội chiến (1861-1865) và cả mạng sống của mình. Khi ấy, đảng Dân Chủ bị rạn trên đường tuyến Nam Bắc. Phe miền Nam đòi bảo vệ quyền sở hữu nô lệ bằng một đạo luật liên bang, miền Bắc thì cho là chỉ nên bảo vệ quyền đó ở cấp tiểu bang, so với miền Nam thì tiến bộ hơn được vài phân.
Sau Nội chiến, chế độ nô lệ được bãi bỏ nhưng người da đen chưa được hoàn toàn giải phóng. Từ ngữ “giải phóng” ở đây được dùng đúng nghĩa của nó, không giống như Việt Cộng, họ dùng từ ngữ nầy với chủ ý mị dân và bạ đâu dùng đó nên chữ “giải phóng” bị lợi dụng, dùng sai (“giải phóng mặt bằng”,…). Đảng Dân Chủ phản công bằng cách làm ra các đạo luật phân biệt màu da, gọi là Jim Crow laws, và bằng tổ chức Ku Klux Klan (KKK). Luật Jim Crow được tăng cường từ năm 1877 sau khi Bắc quân rút khỏi miền Nam và người Mỹ da trắng nơi đó khó chịu vì “bọn nô lệ” cũ còn dám cướp việc làm của họ. Còn tổ chức KKK thì thực tế là lực lượng “dân quân” sử dụng võ khí để bảo vệ quyền thế của người da trắng bằng cách giết hại và thiêu sống người da đen. Khi ấy, các đạo luật bảo vệ quyền mang súng là sáng kiến Cộng Hòa nhằm thi hành Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp để giúp người da đen có phương tiện tự vệ! Do ít học, thờ ơ nên người da đen không thấy điều nầy.
Những thập niên tiếp theo sau nầy, người da đen vẫn không tiến bộ cho dù không còn nạn phân biệt chủng tộc tệ hại như trước – ít nhất là bên ngoài, về mặt hình thức – phần đông họ thường sống nhờ vào trợ cấp xã hội. Đảng Dân Chủ Mỹ khai thác điều nầy, nên họ "o bế" người da màu với cái bánh “trợ cấp xã hội” để hốt phiếu của họ. Họ truyên truyền rằng "Đảng Cộng Hòa là đảng của bọn tư bản, bọn nhà giàu, nếu họ chỉ huy chính phủ sẽ cắt bớt trợ cấp xã hội, cắt bớt phúc lợi của người dân" để giới dân nghèo sợ hãi và không bầu cho các ứng viên thuộc đảng Cộng Hòa. Đến thời Obama lên làm tổng thống, tỷ lệ hưởng trợ cấp tại Mỹ lên cao nhất vì đảng Dân Chủ muốn nhận được phiếu trong các cuộc bầu cử tại Mỹ của giới dân nghèo, dân da màu, dân cao niên, dân thiểu số… Và cũng dưới thời Obama, nạn bạo lực, nạn sát hại nhân viên công lực do người da đen sở hữu vũ khí gây ra cao nhất.
Chính quyền Dân Chủ ngụy biện, đổ thừa vấn nạn nầy thường xuyên xảy ra bởi luật cho phép dân Mỹ sở hữu súng. Tuy nhiên, nếu vậy, tại sao trong những thời gian Đảng Dân Chủ có cơ hội khi họ nắm đa số trong cả 3 ngành trong chính quyền Mỹ: Hành pháp (chính phủ), lập pháp (lưỡng viện quốc hội) và tư pháp (tối cao pháp viện), họ không đưa ra tu chính an hay dự luật hủy bỏ luật sở hữu súng trước kia và những lúc đó họ đủ sức thông qua để thành luật vì số phiếu của họ áp đảo đảng đối lập. Vì thế, đó chỉ là luận điệu mị dân của đảng Dân Chủ mà thôi. Người dân Mỹ cần phải ý thức được vấn đề nầy. (Webmaster).
c. Ảnh đặc biệt:
Vũ Thị Kiều-Trang
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 24.7.2016 đến 30.7.2016.
CHÍNH TRỊ MỸ SUY TÀN HAY ĐỔI MỚI? Ý NGHĨA CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG NĂM 2016.
b. Thuật ngữ đặc biệt: Blank check và Rain check.
* Blank check (tấm chi phiếu trống): Đây là từ ngữ chỉ "quyền tự do hành động và quyết định" (về quân sự, chính trị, kinh tế, quan hệ đối ngoại hay đối nội v.v…) mà một bên đồng ý trao cho phía bên kia; tương tự như việc một phía có thể viết bất cứ số tiền nào mình muốn lên một tấm chi phiếu để trống mà phía bên kia đã trao cho.
Ví dụ: Tin chắc rằng một cuộc chiến ngắn, cục bộ và thành công tại Balkan sẽ vực dậy được Áo – Hung và làm yếu đi ảnh hưởng của Nga tại châu Âu, Wilhelm trao cho người Áo một “tấm séc trắng” để nghiền nát Serbia (Confident that a short, localized, and victorious Balkan war would shore up Austria-Hungary and weaken Russia’s influence in Europe, Wilhelm gave the Austrians a “blank check” to crush Serbia).
* Rain check (nghĩa đen: chi phiếu bị mưa): Đây là một từ ngữ thường gặp tại Mỹ trước đây: ban đầu, đây là một cái vé (ticket) được cấp cho một người nào đó, dùng để vào cửa xem một trận tranh tài thể thao hay một cuộc thi dã ngoại (ngoài trời) mà cuộc chơi nầy trước đó bị hủy bỏ vì mưa hay một lý do nào đó. “Rain check” còn được xem như là một phiếu mua hàng (coupon) của một cửa tiệm trao cho khách hàng sau khi khách đã trả tiền món hàng với giá niêm yết trước đó nhưng món hàng đó không còn trong tiệm. Khi nào món hàng đó được chở về, khách sẽ đem phiếu đó đến nhận hàng mà không phải trả thêm tiền, cho dù giá món hàng lúc đó có cao hay thấp hơn giá đã trả trước trong “rain check”. Tại Hoa Kỳ, trước kia, cửa hàng bắt buộc phải bán món hàng “giảm giá” (onsale) đúng giá trong suốt quãng thời gian như được ghi trong tờ quảng cáo (advertisement, viết tắt là ad.), nếu hết hàng và nếu khách hàng đòi hỏi coupon raincheck, bắt buộc phải bán cho họ. Sau nầy, luật không bắt buộc cửa hàng phải làm như vậy nếu hết hàng hay một lý do nào khác (ví dụ hàng quá ít mà khách mua thì nhiều hay món hàng đó tăng giá...). (Webmaster)
c. Ảnh đặc biệt:
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 10.7.2016 đến 16.7.2016.
Một bài tiểu luận khá quan trọng, dài 11 trang trên khổ giấy thường của 2 giáo sư Đại học Chính trị của Đại học Chicago và Havard, Mỹ, đăng trên Foreign Affairs, July/ August issue:
"CÂN BẰNG KHƠI XA": ĐẠI CHIẾN LƯỢC ƯU VIỆT CỦA HOA KỲ
b. Thuật ngữ quân sự: “Chiến tranh phòng ngừa” và “chiến tranh phủ đầu”
“Chiến tranh phòng ngừa” (preventive war) là cuộc chiến gây ra nhằm loại bỏ từ phía đối thủ các mối đe dọa quân sự tiềm tàng cho dù đối thủ không có ý định, không có kế hoạch hoặc không đủ sức để tấn công mình. Do đó, mục đích chính của cuộc chiến nầy là làm suy yếu hay làm thay đổi cán cân lực lượng giữa hai bên.
“Chiến tranh phủ đầu” (preemptive war) là cuộc chiến một phía ra tay trước có mục đích đẩy lùi hoặc đánh bại một cuộc tấn công sắp sửa xảy ra của phía kia, hoặc nhằm giành lợi thế chiến lược trong một cuộc chiến sắp sửa xảy ra trước khi phía kia tấn công mình.
Bởi thế, chiến tranh phòng ngừa được coi là bất hợp pháp hoặc đáng trách so với chiến tranh phủ đầu. Tuy nhiên, bên phát động tấn công thường tìm cách diễn dịch hay tạo một lý do nào đó để chuyển từ “chiến tranh phòng ngừa” thành “chiến tranh phủ đầu”. Ví dụ điển hình, chiến tranh Iraq năm 2003: Mỹ tấn công Iraq, tuyên bố đó là cuộc chiến mang tính “chiến tranh phủ đầu” nhưng lập luận này không thật, bởi vì Iraq khó có thể và không có khả năng gây nên các mối đe dọa hiển hiện hoặc có ý định tấn công vào nước Mỹ. Người ta biết rằng Mỹ tấn công Iraq cốt để tiêu diệt mối đe dọa quân sự từ Iraq để bạo vệ đồng minh Israel vì chỉ có Saddam Hussein là người có thể tấn công Israel bất cứ lúc nào mà "không sợ" ai cả. (Webmaster)
c. Ảnh đặc biệt:
Nữ quân nhân Israel tại mặt trận.
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 03.7.2016 đến 09.7.2016.
NHỮNG CUỘC CHIẾN Ý THỨC HỆ SẮP TỚI CỦA TRUNG CỘNG
b. Chuyện "vui" (buồn?): Phiên âm theo lối “xã… nghĩa”
Khi chiếm được miền Nam vào năm 1975, Hà Nội mang vào Nam lối dùng chữ theo kiểu “xã nghĩa” cùng cách phiên âm chữ ngoại quốc theo lối “rừng rú” của họ, khi đọc lên đã nghe chướng tai mà còn làm cho người đọc “tối tăm mặt mũi” vì không biết đó là chữ gì. Ví dụ: “bảo sanh viện” họ sửa thành “xưởng đẻ”, lính “Thủy quân lục chiến” sửa thành “lính thủy đánh bộ”, “Mikhail Gorbachev” phiên âm thành “Mi-khai-lờ Gioóc-ba-chóp” v.v… Cũng với lối phiên âm kiểu “trời ơi đất hỡi” nầy, trên một tờ báo đảng có đăng một mẩu tin như sau:
“Vào ngày…tháng…năm…, đoàn đại biểu cấp cao của nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào anh em sang Việt Nam để thăm viếng và trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo và làm kinh tế. Thành phần gồm có các đồng chí: Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Săm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Tay Xỏ Mông Thum Thủm, Xà Lỏn Dây Thun Lỏng, Y Hẳn Tay Xin Đểu, Teo Hẳn Mông Bên Phải.
Tháp tùng với đoàn đại biểu chính phủ còn có các nhà báo nổi tiếng như Đang Ỉa Lăn Ra Ngủ, Leo Tủ Ăn Đu Đủ, Ăn Tỏi Xong Bum Bủm và hai nữ kí giả lão thành là Cai Hẳn Thôi Không Đẻ và Quần Thủng Không Mang Tả.
Quả là thứ ngôn ngữ của "đỉnh cao... chí tệ của loài người".
c. Ảnh đẹp:
Núi lửa Semeru, Java, Indonesia. Ảnh: National Geographic.
* * * * * *
a. Tài liệu: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 26.6.2016 đến 02.7.2016.
b. Nhân mùa bầu cử tại Mỹ, giới thiệu vài câu nói liên quan đến bầu cử:
* Chính trị gia là người ứng cử nhờ tiền của người giàu, thắng cử nhờ phiếu của giới nghèo và hứa hẹn bảo vệ cho cả hai phe. (Khuyết danh)
* Chính trị gia là người phòng xa chuyện gì sẽ xảy ra tuần sau, tháng sau nhưng cũng là người cắt nghĩa tại sao những sự kiện đó lại không xảy ra như vậy. Wilston Churchill.
c. Ảnh đẹp:
Siêu đẳng vận chuyển: đang trên đường đi tìm "thiên đường Cộng sản"
AH-64E Apache flight line. Photo: USAF
* * * * * *
a. Tài liệu: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 19.6.2016 đến 25.6.2016.
NĂM MƯƠI NĂM SAU, TRUNG CỘNG VẪN CHỐI BỎ CÁCH MẠNG VĂN HÓA
b. Định nghĩa Liberal (cấp tiến) "mị dân" theo kiểu đảng Dân chủ (Mỹ):
Các đảng viên đảng Dân Chủ Mỹ quả thực ủng hộ những chính sách khuyến khích các cử tri xếp hàng chờ đợi các khoản phúc lợi – các chính sách mà thường bị mắc kẹt trong sự phụ thuộc vào chính phủ. Các đảng viên đảng Cộng Hòa cần phải bắt đầu nhắc nhở người dân rằng chủ nghĩa bảo thủ không chỉ là về cắt giảm phúc lợi. Nó được cho là sẽ giúp người ta leo lên các nấc thang cơ hội.
(Democrats do indeed support policies that encourage voters to line up for entitlements - policies that often have the unintended consequence of trapping recipients in dependency on the state. Republicans need to start reminding people that conservatism is about more than just cutting benefits. It’s supposed to be about getting people to climb the ladder of opportunity).
c. Ảnh đẹp:
Vượt qua đồi cát. Ảnh: Lê Minh Quốc.
* * * * * *
a. Tài liệu: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 12.6.2016 đến 18.6.2016.
NĂM MƯƠI NĂM SAU: TRĂM HOA ĐUA NỞ Ở VIỆT NAM 1954-1960
bản dịch tác phẩm "Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960" của nhà nghiên cứu người Đức Heinz Schütte do Khoa Đông Nam Á, Đại học Hamburg xuất bản, nói về chiến dịch "đàn áp giới văn nghệ sĩ chống đối độc tài, đảng trị" của chính quyền Hà Nội thi hành tại miền Bắc Việt Nam.
b. Định nghĩa "Tự Do và Nhà Nước" theo Cộng Sản:
Frederick Engels, một trong các "ông tổ" của Cộng Sản định nghĩa về “Tự Do và Nhà Nước” trong tuyển tập “Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa” bằng tiếng Nga do Hà Nội dịch và ấn hành năm 1980 như sau: “Nhà nước là công cụ của giai cấp này để đàn áp giai cấp khác. Nhà nước được lập nên không phải vì tự do. Nói cách khác, có nhà nước thì không có tự do, mà có tự do thì không có nhà nước”.
c. Hình ảnh
Máy bay không người lái của Mỹ phóng hỏa tiễn
* * * * * *
a. Tài liệu: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 06.6.2016 đến 11.6.2016.
Tiểu luận: RỦI RO ĐẾN TỪ THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG CỦA TRUNG CỘNG
b. Chuyện "đạo văn":
Có những người nói những câu nói của... người khác, cứ tự nhiên coi là “minh triết” của mình, rồi thế hệ này qua thế hệ khác thành... của mình thật, bắt cả một dân tộc phải học, phải tôn xưng. Thí dụ câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm trồng người”, là chuyển ý từ câu “Thập niên chi kế mạc như thụ mộc; bách niên chi kế mạc như thụ nhân” của Quản Trọng viết từ hơn 2000 năm trước ở... bên Tàu, ông Hồ Chí Minh coi là của mình nghĩ ra, viết nên và bắt cái đảng Việt Cộng “học”, rồi ra lệnh cho chính quyền viết trên những băng-rôn treo khắp nơi, và cả dân tộc Việt Nam ngày nay (trừ số dân miền Nam được đào tạo từ nền giáo dục theo 3 triết lý “nhân bản, dân tộc, khai phóng” thì biết chắc là ông Hồ “chôm” của Tàu) vẫn cứ vẫn tin như thế, vẫn nói như thế và không biết...ngượng như thế. “Lộng giả thành chân” kiểu nầy thì không khá rồi! Và chỉ có người Cộng sản mới làm thế! Điều buồn cười là có người dân miền Nam nói với một đảng viên VC miền Bắc điều nầy, người nầy trả lời "Cái ông Quản Trọng nào đó ăn cắp của Bác chứ Bác đã là Bác thì "dư sức" nghĩ ra điều hay nầy". Đúng là Vẹm! (Webmaster).
c. Hình ảnh
F-16C của quân đội Hoa Kỳ
* * * * * *
a. Lời thơ nịnh lãnh đạo: Chế Lan Viên (tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị, [sinh: 20-10-1920, "theo bác": 19-6-1989], năm 1937 đã nổi tiếng với tập thơ Điêu Tàn. Trong thời gian theo kháng chiến (vào đảng CS năm 1949), thỉnh thoảng ông cũng làm vài bài thơ nghe được. Tuy nhiên, khi ông làm thơ ca ngợi đảng thì không khác chi “con thuyền Nghệ An”. Ông viết hai câu thơ: “Hỡi những con thỏ hòa bình đang tìm nơi gặm cỏ,/ Súng ta nổ cũng là vì người đó”. Ông làm hai câu thơ nầy là để nịnh Lê Duẫn vì trong một bài nói chuyện nội bộ, Lê Duẫn nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại...".
"Lấy dân tộc mình làm bia đỡ đạn cho các dân tộc khác thì khôn ngoan ở đâu?", câu trả lời ra sao thì ai cũng rõ, trừ mấy triệu đảng viên VC.
b. Tài liệu thời sự: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 29.5.2016 đến 04.6.2016
Tiểu luận: PHÚ QUỐC (KOH TRAL): GIẤC MƠ TUYỆT VỌNG CỦA CAM BỐT
c. Hình ảnh
Hải pháo của Hải Quân Hoa Kỳ trong thế chiến thứ 2
* * * * * *
a. Chủ đề nhỏ về từ ngữ: Những câu có từ ngữ đồng âm bằng Anh ngữ đặc biệt:
- Silly Sally swiftly shooed seven silly sheep, the seven silly sheep Silly Sally shooed shilly-shallied South (Sally ngốc nghếch xua bảy con cừu ngố, bẩy con cừu ngố mà Sally ngốc nghếch xua lưỡng lự đi về hướng Nam).
- There are two minutes difference from four to two to two to two, from two to two to two, too (Có hai phút chênh lệch nhau giữa 2 giờ kém 4 phút và 2 giờ kém 2 phút, giữa 2 giờ kém 2 phút và 2 giờ cũng thế)
- Forty four fearless firemen fought forty four flaming fires fearlessly (Bốn mươi bốn lính cứu hỏa dũng cảm chống lại bốn mươi tư đám cháy rực lửa mà không hề sợ hãi).
- The sixth sick sheik's sixth sheep's sick (Con cừu thứ sáu của vị tù trưởng thứ sáu bị bệnh).
b. Tài liệu thời sự: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 22.5.2016 đến 28.5.2016
SỰ TÀN PHÁ CỦA CHIẾN TRANH (The Waste of War)
c. Hình ảnh thời sự:
Việt Cộng long trọng đón tiếp Barack Obama viếng thăm Việt Nam vào ngày 23-5-2016
* * *
1. Chủ đề nhỏ: Chơi chữ trong Anh ngữ:
Câu “Buffalo buffalo Buffalo buffalo buffalo buffalo Buffalo buffalo”.
Câu trên là một câu hợp lệ ngữ pháp trong tiếng Anh, có vẻ như vô nghĩa nhưng lại có nghĩa.
Cây cú pháp đơn giản hóa
PN = danh từ riêng (proper noun)
N = danh từ (noun)
V = động từ (verb)
NP = cụm danh từ (noun phrase)
RC = mệnh đề quan hệ (relative clause)
VP = cụm động từ (verb phrase)
S = câu (sentense)
Câu nầy là một ví dụ về cách thức mà các từ cùng chữ viết nhưng khác nghĩa (homonym) và các từ đồng âm nhưng khác chữ viết (homophone) có thể được sử dụng để tạo ra các cấu trúc ngôn ngữ phức tạp.
Câu này đã được bàn luận trong văn học kể từ khi nó được giáo sư William J. Rapaport tại Đại học ở Buffalo dùng đến vào năm 1972. Giáo sư Rapaport đã đăng câu này trên "Linguist List" vào năm 1992. Câu này cũng xuất hiện trong một cuốn sách năm 1994 có tựa đề The Language Instinct của Steven Pinker với vai trò như một thí dụ về một câu mà "trông có vẻ như vô nghĩa" nhưng thực ra lại đúng ngữ pháp. Pinker nêu đích danh học trò của ông, Annie Senghas, chính là người đã chế tác ra câu này.
Ý nghĩa muốn nói lên của câu này trở nên rõ ràng hơn khi được hiểu rằng nó dùng thành phố Buffalo, thuộc tiểu bang New York và động từ ít phổ biến là "to buffalo" (có nghĩa là "ăn hiếp hay bắt nạt"), và khi phép chấm câu và ngữ pháp được mở rộng thì câu này được đọc như sau: "Buffalo buffalo that Buffalo buffalo buffalo, buffalo Buffalo buffalo".
Nghĩa của nó càng rõ ràng hơn khi các từ đồng nghĩa được dùng để giải thích nó như sau: "Buffalo-origin bison that other Buffalo bison intimidate, themselves bully Buffalo bison" (tạm dịch: chính mấy con bò bison tại Buffalo mà mấy con bò bison tại Buffalo khác ăn hiếp, lại ăn hiếp mấy con bò bison tại Buffalo). Quả là rắc rối!!
2. Tài liệu thời sự: Tài Liệu cần biết của tuần lễ từ 15.5.2016 đến 21.5.2016
THỬ THÁCH TRÊN BIỂN CHO HOA KỲ VÀ CÁC ĐỒNG MINH CHÂU Á CỦA MỸ.
3. Hình ảnh thời sự:
Băng đảng thế giới bạo trị đàn áp dân biểu tình chống vụ "cá chết".
* * *
Chuyện quan trường nước Mỹ: Thủ tục Filibuster.
Thượng nghị viện Hoa Kỳ có một thủ tục được gọi là Filibuster: "Nếu còn người phát biểu thì không thể chấm dứt cuộc thảo luận để biểu quyết. Muốn chấm dứt cuộc thảo luận phải có sự đồng ý của ít nhất là 60 Thượng nghị sĩ". Vì vậy, nếu có một Thượng nghị sĩ nào đó không muốn biểu quyết một điều gì (một dự luật mới, một nghị quyết, một dự thảo v.v...) chỉ cần lên diễn đàn phát biểu thật dài (thí dụ: nói huyên thuyên, liên tục, không cần mạch lạc hay nói điều liên quan đến vấn đề đang thảo luận hoặc mang một cuốn sách ra đọc) để không thể nào biểu quyết được. Đúng là Hoa...Kỳ cục!
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 08.5.2016 đến 14.5.2016
NHẬT VÀ ÚC TĂNG CƯỜNG CAN DỰ QUÂN SỰ Ở BIỂN ĐÔNG
* * *
Anh ngữ rắc rối:
Trong Anh ngữ:
- Động từ “See” và “look” đều cùng chỉ hành động: xem, nhìn, ngắm, dòm… nhưng “oversee” (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa với “overlook” (bỏ sót, không nhìn thấy).
- Từ ngữ “Wise man” là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ “wise woman” thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bong.
- Rồi chữ “man” và “guy” (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ “wise guy” là một kẻ hợm hĩnh, khoác lác.
- Tại sao "park on driveways" (nghĩa đen từng chữ: đậu xe trên đường xe chạy) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên đường đậu xe)?
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 01.5.2016 đến 07.5.2016
* * *
Từ ngữ "Liberal": có nghĩa là “tự-do” (nghĩa đen), ngôn từ chính trị dịch là “cấp tiến”. Ở Mỹ, Liberal mang nghĩa tốt đẹp vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Đảng Dân Chủ “xí phần” danh từ nầy cho đảng mình, đến thập niên 70, đảng Dân Chủ lạm dụng danh từ nầy nên bị bị đảng Cộng Hòa chỉ trích làm cho dân chúng Mỹ thấy dã tâm mị dân của họ, dần dần Liberal mang nghĩa xấu; giống như chữ “cowboy”, nghĩa ban đầu là những người chăn bò: đó là những kẻ giúp người gặp khó khăn, cô thế, cứu khổn phò nguy, can đảm trước những nguy khốn khi giúp đỡ người bị bức hiếp…nhưng sau đó bị bọn du thủ du thực, lũ hippy để tóc dài quần áo lôi thôi, những tên cướp vặt, bọn phản chiến… làm hoen ố ý nghĩa ban đầu của chữ cao bồi như ngày nay ta hiểu. Hiện nay, đảng Dân chủ dùng từ ngữ “Progressive” (tiến bộ) thay cho chữ Liberal.
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 24.4.2016 đến 30.4.2016
CẦN CÔNG NHẬN FED LÀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THẾ GIỚI KHÔNG?
* * *
C17A Globe Master 3 Drops Flares AF
CẠM BẪY: Người Eskimo săn chó sói như thế nào?
Người Eskimo lấy các lưỡi dao thật bén đem nhúng vào máu động vật, sau đó họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiều lần để lớp băng bằng máu bên ngoài hoàn toàn che giấu lưỡi dao bên trong. Tối đến, họ găm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến. Chúng bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng say hơn với tất cả những sự thèm thuồng. Cho đến 1 lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảy hết và chạm dần đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của chúng bị đứt và máu chảy ra, nhưng chúng lại tưởng là máu của thú rừng nên càng liếm hăng say hơn. Càng chảy máu thì nó càng khát, và càng khát nó lại càng liếm. Sáng hôm sau, những người Eskimo chỉ việc đi lựơm xác của những con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡi dao đó.
Cái bên ngoài cạm bẫy bao giờ cũng hấp dẫn và thật quyến rũ.
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 17.4.2016 đến 23.4.2016
SAUDI ARABIA VÀ GIÁ DẦU: KHI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG
* * *
Bạn có biết: Khác biệt giữa http và https?
Sự khác biệt chính giữa http:// và https://, có mục đích là giữ an toàn cho computer của chúng ta khi vào internet. http: là chữ viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol. s là viết tắt của chữ secure.
Nếu chúng ta truy cập một trang web và nhìn vào địa chỉ trang web với những chữ bắt đầu: http:// điều này có nghĩa rằng các trang web “nói chuyện” với PC của chúng ta bằng ngôn ngữ thông thường, không an toàn. Nói cách khác, có thể có ai đó "nghe lén" cuộc hội thoại hay các chi tiết có trong máy "cồm-piu-tưa" (computer) của chúng ta. Nếu chúng ta điền vào một mẫu gì trên trang web đó, một người khác có thể thấy các tin tức chúng ta vừa gửi đi. Đây là lý do tại sao chúng ta không nên nhập những chi tiết nhạy cảm của chúng ta, chẳng hạn như số thẻ tín dụng, số an sinh xã hội, địa chỉ, bằng lái xe… của chúng ta.
Với trang web bắt đầu bằng https:// điều này có nghĩa là máy computer của chúng ta “nói chuyện” với một trang web có mã số an toàn, không ai có thể nghe trộm được. Điều này rất quan trọng, nếu một trang web yêu cầu chúng ta nhập dữ liệu (data) cá nhân quan trọng thì chúng ta nên xem xét địa chỉ trang web đó có bắt đầu bằng https:// hay không. Nếu không, chúng ta đừng nên nhập những chi tiết nhạy cảm của chúng ta.
Hải đăng
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 10.4.2016 đến 16.4.2016
CÂN BẰNG NHƯNG KHÔNG NGĂN CHẬN: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ ĐỐI PHÓ VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG CỘNG
* * *
Danh ngôn: Vào năm 1817, trong lúc ngồi trên lưng ngựa cùng đoàn tuỳ tùng đi lên dốc núi ở đảo St Helena, đến xem ngôi nhà do lính Anh xây cất, coi như là một nơi giam lỏng, Napoleon nhìn thấy một người Tàu lớn tuổi bị bắt làm nô lệ, đang cong lưng vác những khúc gỗ lên núi để xây căn nhà cho ông ở. Napoleon nhìn qua viên tướng đi theo hầu mình hỏi: "Ông già đó giá bao nhiêu? Hãy xuất tiền ra mua tự do cho ông ta và nói với ông ấy hãy đáp chuyến tàu kế tiếp đề về nhà!" Rồi Napoleon nói tiếp: "Trung Hoa là một anh khổng lồ đang ngủ say. Hãy để nó ngủ yên, đừng đánh thức nó dậy, nếu không thiên hạ sẽ đại loạn!".
Quả thật, ngày nay thiên hạ bì bọn Tàu phù làm cho điêu đứng! Nhất là Việt Nam, đang bị cai trị dưới bọn tay sai tại "Bắc Bộ phủ".
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 03.4.2016 đến 09.4.2016
LIỆU CÁC CÔNG TY TRUNG CỘNG CÓ THỂ CHINH PHỤC ĐƯỢC THẾ GIỚI?
* * *
Bạn có biết?
5 người Do Thái có ảnh hưởng tới lịch sử của văn minh phương Tây: Moses nói rằng luật pháp là tất cả. Jesus Christ nói tình yêu là tất cả. Karl Marx nói chủ nghĩa tư bản là tất cả. Freud nói sex là tất cả. Einstein nói tất cả mọi thứ đều có liên quan tới nhau (relative cũng đồng nghĩa là tương đối). (Dịch từ Clean Laffs)
Five Jewish men who influenced the history of Western civilization: Moses said the law is everything. Jesus Christ said love is everything. Marx said capital is everything. Freud said sex is everything. Einstein said everything is relative.
Keep quiet! Ảnh: Firemisha
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 27.3.2016 đến 02.4.2016
TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN LÊN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
* * *
Chuyện cần biết: Sau ngày 30-4-1975, cán bộ Việt Cộng cho là "ăn khoai lang, khoai mì bổ xương" thành thử những quân cán chính VNCH bị chúng bỏ tù có bao nhiêu xương đều lộ hẳn ra!
Bãi biển Matira, Bora Bora, Tahiti
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 20.3.2016 đến 26.3-2016
CUỘC KHỦNG HOẢNG SẮP TỚI CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRUNG CỘNG
* * *
Danh ngôn: “Tóc bạc là dấu hiệu của tuổi tác, chưa chắc là dấu hiệu của sự khôn ngoan” (Euripides).
Ảnh chọn lọc của Geographic 2015.
Do nhiếp ảnh gia María Victoria Heredia Reyes chụp.
* * * * * *
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 13.3.2016 đến 19.3-2016
HỆ LỤY KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA GIÁ DẦU GIẢM
- - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 06.3.2016 đến 12.3.2016
KẾ HOẠCH DỰ BỊ CỦA HOA KỲ TRONG TRƯỜNG HỢP CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG
- - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 28.2.2016 đến 05.3.2016
CUỘC TRANH CÃI XUNG QUANH ĐỀN YASUKUNI Ở NHẬT (Đỗ Trọng Quang)
- - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 21.2.2016 đến 27.2.2016
TẠI SAO CỬ TRI MỸ KHÔNG TIN TƯỞNG BÀ CLINTON?
- - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 14-02-2016 đến 20-02-2016
CHIẾN TRANH VIỆT - HOA: TRUNG CỘNG VẠCH KẾ HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ XÂM LƯỢC
- - - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 07-02-2016 đến 13-02-2016
NHỮNG CẢI TIẾN MỚI CỦA “SÁT THỦ” TOMAHAWK.
- - - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 31-01-2016 đến 06-02-2016
LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA TIẾN TỚI MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ?
- - - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 24-01-2016 đến 30-01-2016
THẾ LƯỠNG NAN CỦA TRUNG CỘNG Ở TRUNG ĐÔNG
- - - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 17-01-2016 đến 23-01-2016
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TƯ-DUY CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ
- - - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 10-01-2016 đến 16-01-2016
QUYỀN LỰC TRÊN BIỂN NẰM TRONG TAY AI?
- - - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 03-01-2016 đến 09-01-2016
MỘT TRẬN “TRÂN CHÂU CẢNG KỸ-THUẬT-SỐ”?
- - - - - - - -
Tài Liệu Cần Biết của tuần lễ từ 27-12-2015 đến 02-01-2016
BÀI HỌC TỪ TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG CHO NƯỚC MỸ NGÀY NAY
- - - - - - - -
Mời xem "Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 18.10.2010 đến 24.10.2010.
TẠI SAO CHÂU Á KHÔNG CỨU NỖI THẾ-GIỚI? (Click vào đây)
- - - - - - - - - - - -
Mời xem "Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 13.9.2010 đến 19.9.2010.
KHÔNG NÊN NẤU SÔI NƯỚC BẰNG MICROWAVE (Click vào đây)
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 05.6.2010 đến 12.6.2010.
CHIẾN TRANH VIỆT-NAM TRÊN ĐẤT MỸ (Click vào đây)
- - - - - - - - - - - -
Mời xem "Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 10.1.2010 đến 23.01.2010.
ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ (Phần 1) (Click vào đây)
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 28.12.2009 đến 03.01.2010.
CÁC CUỘC CHIẾN GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP (Click vào đây)
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 19.01.2009 đến 25.01.2009.
CHIẾC XE HƠI "KỲ LẠ" CỦA JAMES DEAN (Click vào đây).
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 12.01.2009 đến 18.01.2009.
NGÀNH HÀNG KHÔNG VÀ NHỮNG PHÁT-MINH (Click vào đây).
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết"của tuần lễ từ 05.01.2009 đến 11.01.2009.
“QUYỀN LỰC KHÔNG GIAN” (Click vào đây).
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 29.12 đến 04.01.2008.
CÁCH DÙNG VIETUNI ĐỂ ĐÁNH CHỮ VIỆT (Click vào đây).
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 22.12 đến 28.12.2008.
ĐỊNH-LUẬT MURPHY (Murphy’s Law) (Click vào đây).
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 15.12 đến 21.12.2008.
“ÐỘ SÂU” CỦA ỐNG KÍNH MÁY ẢNH (Click vào đây).
- - - - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 08.12 đến 14.12.2008.
KATRINA, CƠN SỐT XĂNG DẦU (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 01.12 đến 07.12.2008.
TRẬN HẢI CHIẾN MIDWAY (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 24.11 đến 30.11.2008.
WINCHESTER MISTERY HOUSE (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 17.11 đến 23.11.2008.
MÁNH KHÓE CON BUÔN. (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 08.11 đến 16.11.2008.
TUẦN DƯƠNG HẠM USS HUE CITY CG-66. (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 03.11 đến 09.11.2008.
BẠN ĐANG ĐƯỢC CHỤP HÌNH! (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 27.10 đến 02.11.2008.
VI PHẠM LUẬT LƯU-THÔNG (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 20.10 đến 26.10.2008.
CHỦ NGHĨA CHỐNG MỸ (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 13.10 đến 19.10.2008.
CHIẾN TRANH CÔNG-NGHỆ 1 (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 6.10 đến 12.10.2008.
NƯỚC MỸ THỜI LẬP QUỐC (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 29.9 đến 5.10.2008
SAO HÔM, SAO MAI (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 22.9 đến 28.9.2008.
CHIẾN TRANH CÔNG-NGHỆ 2 (Click vào đây).
- - - - - - - - - -
"Tài Liệu Cần Biết" của tuần lễ từ 15.9 đến 21.9.2008.
SOFTWARE CARNIVORE (Tại đây)