Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 04, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Tạp văn, tùy bút
TRUYỀN THÔNG ĐỘC LẬP...
NGUYỄN ƯỚC

TRUYỀN THÔNG ĐỘC LẬP VÀ VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ.
Nguyễn Ước

Trong tình hình đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam hiện nay, có thể nói mặt trận chủ yếu là truyền thông, nghĩa là truyền tải thông tin đến với quần chúng để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng.

Phía tập đoàn thống trị mà việc bảo vệ quyền lực và quyền lợi của họ diễn ra từ cấp trung ương cho tới chân rết của nó ở cấp xã thôn, họ hầu như có một chính sách về thông tin trước sau như một. Ðó là:
(1) bưng bít thông tin, trong đó có việc ngăn chận việc tiếp cận các cơ sơ thông tin không phảI của chính quyền;
(2) chỉ loan báo nửa vời những thông tin không thể bưng bít;
(3) nhấn mạnh tới những thông tin nhằm đánh lạc hướng dư luận;
(4) khuyếch đại những thông tin có lợi cho tập đoàn thống trị;
(5) sách nhiễu đối thủ của mình bằng xuyên tạc, vu khống, sỉ nhục v.v...

Về phía các phong trào vận động dân chủ mà đối tượng chủ yếu là quần chúng (chứ không phải là chính quyền) dĩ nhiên có chủ trương ngược lạị - sẽ được đề cập ở phần dưói. Nếu xét theo nôi dung từ ngữ, Phong có nghĩa là gió, Trào có nghĩa là sóng và Vận động dân chủ có nghĩa là đòi hỏi cho có được những thành tố căn bản để xây dựng dân chủ. Nếu gió mạnh thì sẽ có sóng lớn. Sóng càng lớn thì sức mạnh của sóng sẽ giúp thực hiện các tiền đề của một chế độ dân chủ hóa. Ở đây, hiểu một cách hạn hẹp, người quạt ra các ngọn gió là các nhà dân chủ và ngừời có phản ứng thuận lợi với các ngọn gió ấy để làm thành sóng chính là quần chúng.

Thông tin là vũ khí của phong trào vận động dân chủ. Họ muốn gởi đến quần chúng:
(1) những thông tin trung thực về các hoạt động của chính quyền;(2) những thông tin trung thực về chủ trương đường lối của phong trào cũng như bản thân của những ngừoi tham gia phong trào;
(3) những khái niệm, quan niệm và trào lưu tư tưởng của loài người liên quan tới dân chủ;
(4) những nghiên cứu, soi sáng vào lịch sử đã bị chính quyền toàn trị viết lạI hoặc diễn giải theo cách thủ lợi;
(5) vận động sự hỗ trợ của người Việt hải ngoại và các chính quyền nước ngoài để bảo an và đẩy mạnh quá trình tranh đấu,v.v.

Ðể thực hiện những công tác trên, cả chính quyền toàn trị lẫn phong trào vận động dân chủ đều cần tới các cơ sở truyền thông, bao gồm
(1) báo tin tức;
(2) tạp chí;
(3) bảng cáo thị cho quần chúng;
(4) sách và các tập tài liệu;
(5) đài phát thanh;
(6) đài truyền hình.

Trước đây, các cơ sở truyền thông trên chỉ là in ấn hoặc phát tuyến, ngày nay, bao gồm cả hệ thống mạng lưới toàn cầu trên internet.

Nhà nước toàn trị nắm ưu thế trong lãnh vực này vì họ khống chế các phưong tiện truyền thông ở trong nước và đôi khi, có khả năng làm nhiễu một vài cơ sở truyền thông ở ngoài nước bằng cách gài người hoặc cung ứng những tin tức giật gân có lợi cho họ.

Ngoại trừ những hoạt động và những sự cố có giá trị tin tức, được loan tải trên các cơ quan truyền thông, phong trào vận động dân chủ gần như chỉ có phương tiện chủ yếu là các cơ sở truyền thông độc lập.

Các cơ sở này do chính tư nhân thiện nguyện lập nên. Chúng có tính cách bất vụ lợi và hoạt động như một tổ chức phi chính phủ. Nó là thành phần của xã hội dân sự. Như thế, các cơ sở truyền thông được điều hành như một cơ quan ngôn luận của một đảng phái chính trị hay một tập đoàn kinh tế không thể được xem là một cơ sở truyền thông độc lập. Cũng thế, nhưng có tính cách tế nhị hơn đối với một cơ sở truyền thông hoạt động cho lợi nhuận của những người thành lập ra nó, hoặc các cơ sở truyền thông có tính truyền giáo.

Gạn lọc những khẩu hiệu và những lời tuyên truyền của nhiều thành phần có mặt trong phong trào vận động dân chủ vì những mục tiêu và những quan niệm khác nhau, ta có thể thấy cho đến nay, phong trào vận động dân chủ chỉ hoạt động trong những chủ trương giới hạn của nó. Nghĩa là nó vận động quần chúng không phảI để lật đổ mà là chỉ để đòi hỏi chính quyền ViN và ÐCS:

(1) thực hiện một chế độ pháp trị; nghĩa là thực thi đúng hiến pháp và các văn bản pháp luật đã được chính nó ban hành, liên quan tới quyền con người về báo chí, lập hội, đi lại,v.v và đặc biệt thủ tụng tố tụng đối với những ngừơi phạm pháp hoặc bị cáo giác là phạm pháp;

(2) chân thành kiểm điểm và nỗ lực thực hiện đúng những lời hứa đã được Ðảng và chính quyền của nó nêu ra trong ba giai đoạn đấu tranh: giải thực, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, và tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa; mà tóm lại, có thể bằng bốn thuật ngữ: độc lập - tự do - hạnh phúc và – công bằng xã hội.

Cũng có người bảo rằng đòi hỏi như thế có nghĩa là làm tiêu vong Ðảng hiện hành và chính quyền của Nước Cộng hoà Xã hộI Chủ nghĩa Việt Nam. Nếu quả thật tiến trình ấy đưa tới một sự tiêu vong như thế thì nguyên úy và trách nhiệm không phải của phong trào vận động dân chủ hoặc của nhân dân Việt Nam, mà chính là của cái Ðảng và chính quyền đó vì tự thân nó không đứng vững trong một chế độ pháp trị và nó đã mất chính nghĩa vì không có khả năng thực hiện các lời hứa của chính nó.

Trở lại với quan hệ giữa Phong trào vận động dân chủ và truyền thông độc lập ta sẽ thấy có những điểm chính yếu như sau:

Tự thân Phong trào vận động dân chủ có những đặc điểm:

(1) được phát động bởi những người không chuyên nghiệp về hoạt động chính trị hoặc có kinh nghiệm về tổ chức.
(2) do đó, không thể là một tổ chức chặt chẽ
(3) không mưu tìm quyền lực bằng cách liên hiệp tham chính hoặc thay thế chính quyền đương nhiệm.
(4) nếu có những chiến thuật chiến lược đúng tiêu chí hoạt động chính trị cũng không thể áp dụng đúng mức.
(5) thế mạnh hoặc yếu tùy vào mức ủng hộ của quần chúng.
(6) cần tới các cơ sở truyền thông độc lập để làm miệng lưõi và giác quan của họ.

Các cơ sở truyền thông độc lập tự bản thân chúng cũng là một thành phần của phong trào vận động dân chủ vì không có dân chủ thì các cơ sở truyền thông độc lập gặp rất nhiều khó khăn trong việc (1) thu thập thông tin (2) loan tải thông tin (3) mở rộng quần chúng nghe đọc tiếp nhận thông tin,v.v.

Bên cạnh đó, truyền thông độc lập có vai trò quan trọng trong sinh hoạt của phong trào vận động dân chủ bằng những công việc
(1) cung cấp thông tin;
(2) đấu tranh bảo vệ các nhà dân chủ;
(3) tiếp tay vận động dân chúng (kể các các thành phần có thể vận động trong Ðảng và nhà nước đương nhiệm) và kiều bào và các chính quyền nước ngoài;
(4) đặt các vấn đề một cách sâu xa và toàn diện,v.v...

Tóm lại, vì là thành phần của phong trào và có những quan hệ hữu cơ với phong trào, nên truyền thông độc lập cần:

(1) luôn luôn ý thức mình là thành phần của xã hội dân sự, nên bảo vệ tính cách độc lập và phi lợi nhuận của mình.
(2) chuyên nghiệp hóa.

NGUYỄN ƯỚC.



Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh