Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 09, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CỬU-LONG, GIÒNG SÔNG TRANH LUẬN
Hình ảnh
Sông Cửu Long
#1
Bấm vào hình
để phóng to
NGUYỄN PHƯỢNG HOÀNG
Các bài liên quan:
    TRUNG CỘNG KHỦNG BỐ VIỆT NAM...
    KHI DÒNG MÉKONG BỊ ĐẬP CHẮN
    NGƯỢC DÒNG SÔNG MEKONG
    SÔNG MÉKONG (Cửu Long) Bài 2
    SÔNG MÉKONG (Cửu Long) Bài 3

Lời giới thiệu:

Sông Cửu Long, một con sông huyết mạch, liên hệ mật thiết đến cuộc sống của các dân tộc Tàu, Thái, Lào, Miên và Việt Nam. Gần đây, Trung Cộng đã phá vỡ hệ thống sinh thái thiên nhiên khi xây những đập nước khổng lồ, làm ảnh hưởng to lớn đến nhiều phương diện của các quốc gia trong vùng.

Mời độc giả xem bài viết của James Borton được đăng trên tờ Asia Times với bản dịch của Nguyễn Phượng Hoàng, bài viết bằng Anh ngữ, xin xem trong "Trang Anh ngữ".

Ban Điều Hành
www.nuiansongtra.net.
- - - - - - - - - - - - -

CỬU-LONG, GIÒNG SÔNG TRANH LUẬN
Monday, July 05, 2004 8:46:52 AM
Nguyễn Phượng Hoàng chuyển dịch

Trích tạp Chí Cách Mạng số 40 Của Ðại Việt Cách Mạng Ðảng
www.daiviet.org

LTS. Sau đây là bản dịch bài “River of Controversy, the Mekong”
của nhà báo James Borton viết cho tờ Asian Times Online năm 2002. Tuy bài viết cách đây cách đây gần 2 năm (vào lúc dịch giả đưa ra bản dich, ghi chú của BĐH nuiansongtra.net) nhưng hãy còn giá trị đến hiện tại và cho chúng ta thấy ý đồ bá quyền của Trung Cộng tại vùng Ðông Nam Á trong việc gây ảnh hưởng, điều khiển môi sinh bắt các quốc gia trong vùng lệ thuộc vào họ qua cách chế ngự con sông huyết mạch - Cửu Long. Ðể thoát khỏi vòng cương tỏa của Trung Cộng, cách hay nhất là Trung Cộng vỡ thành nhiều nước nhỏ.

Ðiều này có thể xẩy ra khi Trung Cộng bị những phong trào dân chủ trong nước tạo nên những thay đổi. Dựa vào các bối cảnh địa dư, văn hóa, chủng tộc như Ðài Loan luôn luôn đòi độc lập, Tây Tạng không khác, Mông Cổ v.v... nhất là qua những dị biệt ngôn ngữ, người vùng này nói người vùng khác không hiểu và trong lịch sử Trung Hoa cho thấy trong quá khứ đã chia làm nhiều nước bởi các bối cảnh này. Muốn vậy, Việt Nam phải trở thành một nước Dân Chủ để tạo sức ép, thúc đẩy nền Dân Chủ hóa tại Trung Cộng mau thành hình. Ðể tự cứu mình, thoát khỏi sự kìm kẹp, thoát khỏi vòng nô lệ đang từ từ siết lại, Việt Nam phải trở thành một nước Dân Chủ mà không còn con đường nào khác! Vì bài viết khá dài, Nhật Báo Người Việt xin đăng tải thành ba kỳ liên tiếp.

Nguyễn Phượng Hoàng

Kỳ 1

Ðiều có thể chứng minh những quyết định quan trọng nhất về vận mạng đất nước Cam Bốt trong lãnh vực môi sinh đang được hình thành không phải ở Nam Vang, mà ở Bắc Kinh. Với sự ảnh hưởng quỹ đạo đầu tư của Trung Cộng ngày càng gia tăng ở Cam Bốt, hình như chẳng có một cơ quan chính quyền nào, không một người nào ở Hoa Thịnh Ðốn, hay không cả bất cứ một cơ quan môi sinh độc lập nào đã để mắt đến công cuộc xây dựng đập nước ở khu vực thượng nguồn sông Cửu Long chẩy qua Trung Cộng. Một vài nhà quan sát cáo buộc rằng Ủy Ban Cửu Long Giang (Mekong River Commission - MRC) đang từ bỏ hiến chương của mình trong việc hợp tác và duy trì việc phát triển dọc theo hệ thống con sông lớn lao này. Mặc dù Trung Cộng hiện tại là một nhà đầu tư quan trọng và là một đồng minh của Cam Bốt, Trung Cộng từ chối việc trở thành một thành viên của MRC. Trong khi đó, uy thế phát triển thủy điện xem chừng có vấn đề là giải pháp của những nhu cầu bức thiết về kinh tế và năng lượng trong vùng. Bản tường trình riêng này từ Cam Bốt cho tờ Asia Times Online kiểm điểm những xung đột ảnh hưởng đến dòng nước ngàn năm này và hàng triệu người dân của sáu nước sống dựa vào dòng sông chẩy qua.

Nam Vang - Những đám mây đen đáng ngại trên nền trời Cam Bốt báo hiệu những trận cuồng phong mưa lũ hàng năm đến từ phía tây nam. Ðịa thế đất thấp này đã nuôi dưỡng nền văn minh Angkor và là nơi sinh sống của Meas Eng, 62 tuổi, người sống sót qua chế độ của Pol Pot, những cuộc xâm lăng của người Việt Nam, những trái bom của Hoa Kỳ, những mìn chôn và những mùa thay đổi dọc theo bờ sông Cửu Long. Chẩy từ ngàn xưa, con sông này tiếp tục là trái tim và là linh hồn của vùng Ðông Nam Á - nguồn cung cấp đời sống và là huyết mạch sống còn trong sự chuyển vận.

Buồn thay, dòng sông đã không còn cho người ngư phủ già nhanh nhẹ này nguồn cá dồi dào hàng ngày như trước đây. Không hơn một thập niên cách đây, “Dòng Sông Mẹ” đã mang lại cho ông Eng và nhiều người dân làng khác sống không mấy xa đường biên giới nước Lào trong tỉnh Stung Cheng số lượng cá nhiều hơn là gia đình họ cần. Ðời sống trước đây thật dễ dàng, những người ngư phủ theo mùa này chỉ cần quăng khăn “karmas”, khăn quàng cổ theo tập tục, như kéo một mẻ lưới vào nguồn nước linh thiêng này, không tốn bao nhiêu công sức, kéo vào một mẻ cá đầy.

Ngày nay, nhiều gia đình sống trong vô số những căn nhà mái rơm bằng tre nhô lên từ những bờ sông Cửu Long đất sét đỏ khoảng 700 cây số trên thượng nguồn từ Vạn Tượng và gần biên giới nước Lào, than vãn những đổi thay khó khăn hàng ngày mà dòng sông của họ đã gây nên.

“Ðời sống bi giờ thì khó khăn cho chúng tôi, và chúng tôi cũng thấy nhiều người xấu đã dùng chất độc và điện trên dòng nước để giết bất kể loại cá gì họ bắt được, và rồi họ bán chúng cho người Lào để có một chút tiền,” người ngư phủ già kể.

Sức mạnh của dòng sông Cửu Long quả thực đang bị thách đố, và thực ra nó phần nào đã bị che mờ. Hàng bao nhiêu năm, dòng sông vẫn im lặng và là chứng nhân chịu đựng hàng loạt các đau khổ và những trận chiến tranh Ðông Dương. Thiên nhiên và tự do, đối tượng của những nhịp thoáng qua của chính nó - mùa mưa lũ hàng năm, ngập lụt, hạn hán, cá đầy đồng - chẩy qua hành nhiều thế kỷ bất chấp những làn ranh quốc gia, dòng sông nước đục đang nhanh chóng trở thành con chốt trong việc phát triển kinh tế bao gồm Bắc Kinh, Nam Vang và Hoa Thịnh Ðốn.

Các viên chức chính phủ Trung Cộng đang thi hành ở tốc độ ngày đêm với những dự tính của họ trong việc xây dựng các đập nước đồ sộ, và cho nổ để đào xới các kênh dẫn nước trên khu vực thượng nguồn của dòng sông Cửu Long gần tỉnh Yunnan. Với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Peoplés Republic of China - PRC), một quốc gia với 1.3 tỷ dân, sáu đập nước lớn dự trù dọc dòng sông và chín đập nước khác dọc theo các nhánh sông là điện lực cho những người dân đồng quê nghèo đói, và những con kênh dự trù dẫn nước sẽ mang lại những thương mại và là lộ du lịch quý giá.

Mặc dù những nhà nghiên cứu Trung Cộng biện bác rằng các đập nước này sẽ làm giảm lụt lội và hạn hán cho những quốc gia ở dưới cuối nguồn, những nhà khoa học khác sợ rằng việc phát triển này sẽ chứng tỏ sự khốc hại cho Cam Bốt và mang nguy hại lại vùng đồng bằng thấp ở Việt Nam. “Chúng tôi rất quan tâm đến việc xây cất các đập nước đó. Dĩ nhiên, người Trung Cộng nói là chẳng có phương hại gì gây ra bởi các công trình xây dựng đập nước của họ. Sự thật thì khác hẳn: Các đập xổ nước hay nước chẩy trong mùa mưa lũ tạo nên ngập lụt hơn cho Cam Bốt,” theo lời Tiến Sĩ Touch Seang Tana, nhà khoa học môi sinh thuộc viện nghiên cứu của Hội Ðồng Bộ Trưởng Nội Các của Cam Bốt.

Bốn nước cùng chung khu lưu vực sông Cửu Long - Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam - đã hiểu rất rõ qua hơn nửa thế kỷ vì sao dòng sông của họ trở nên hỗn loạn và, có những lúc, trở nên là đường chính trị cho nhiều cơ quan chính phủ và các quốc gia tài trợ với những ý định đẹp đẽ. Việc phát triển thủy điện lực của dòng sông đã trở thành một búa tầm sét cho những nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học thủy sản của các nước dọc theo bờ sông, cũng như ở tít nơi Hoa Thịnh Ðốn. Chiến tranh, quản lý quan liêu tồi tệ không bao giờ dứt, và thảm trạng nghèo đói đau lòng dọc theo rìa của dòng sông đã ngày càng làm mòn những hứa hẹn no ấm và hợp tác hoàn thiện tốt đẹp trong vùng của dòng Cửu Long.

”Chúng ta đang đối phó với một trong những lưu vực quan trọng nhất thế giới, và chúng ta cần phải đưa ra những trách nhiệm về những sự bất công và gây hư hại tới hệ thống dòng sông quý báu này trong suốt 45 năm vừa qua,” theo lời ông Christensen, Chủ Tịch Ban Chấp Hành của Ủy Ban Cửu Long Giang (Mekong River Commission - MRC).

Cơ quan quản lý này được tài trợ rất nhiều tiền này đã được tái thành lập năm 1995 khi các chính quyền Thái Lan, Cam Bốt, Lào và Việt Nam đồng lúc ký kết Hiệp Ước Hợp Tác Duy Trì Sự Phát Triển Lưu Vực Sông Cửu Long (Agreement on Cooperation for Sustainable Development of the Mekong River Basin). Văn kiện do động lực chính trị cung cấp cơ bản pháp lý và tính cách một cơ quan trong việc nghiên cứu hết mình lưu vực rộng lớn này và những kế hoạch phát triển chung.

Bề mặt, hiệp ước xem như phản ảnh một thay đổi lớn từ việc hoạch định phát triển hay xây dựng đập nước tới một chính sách hệ thống môi sinh toàn vùng thiết kế để nuôi dưỡng các tài nguyên mà các quốc gia cùng nhau chia sẻ. Văn kiện đề cao “sự hợp tác trong tất cả lãnh vực duy trì phát triển, quản lý và bảo tồn thủy lưu của lưu vực sông Cửu Long, bao gồm nhưng không giới hạn việc thủy điện lực, hàng hải và kiểm soát ngật lụt.”

Viễn kiến cho MRC là được tạo dựng để cho tất cả các quốc gia trong vùng được tự do di chuyển dọc theo bất cứ phần nào của con sông Cửu Long to lớn, miễn là họ tránh gây tổn hại tới các quốc gia khác khi mỗi quốc gia theo đuổi một mục đích kinh tế và môi sinh tốt đẹp.

Tuy nhiên ở văn phòng Bí Thư MRC hiện đại trên đại lộ Monivong, Nam Vang, những vấn đề tranh cãi đang được đưa ra đàng sau cánh cửa đóng im ỉm và đã tạo ra những bất mãn trong các liên bộ và rối loạn trong các quốc gia tài trợ. Và phần nhiều các vấn đề liên quan đến một quốc gia không nằm trong MRC: Trung Cộng.

Sự thay đổi nguồn lưu vận của con sông Cửu Long từ việc xây dựng những đập nước trên thượng nguồn ở tỉnh Yunnan có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các điều kiện trong công nghiệp đánh cá trong vùng sông hạ nguồn bởi Trung Cộng hay không? Việc giảm dòng nước của dòng sông Cửu Long trong mùa mưa, và ngược lại, tăng dòng nước chẩy trong mùa khô, có gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống môi sinh của Ðại Hồ Tonle Sap của Cam Bốt hay không? Quan trọng hơn cả, chuyện gì sẽ xẩy ra nếu những lực lượng ủng hộ việc phát triển thủy điện lực được chứng minh là sai và hệ thống môi sinh của sông Cửu Long thì không thể sửa được những hư hại đã gây ra nhân danh sự tiến bộ? Những người Cam Bốt còn có thể sinh sống từ hồ Tonle Sap hay không?

Asia Time Online đã nhận được một văn kiện phổ biến nội bộ được tài trợ bởi Ban Bí Thư MRC tuyên bố một cách cẩn thận rằng trong khi “những dự tính tiêu hủy 21 vùng cạn và đá ngầm ở thượng nguồn [Trung Cộng đã và đang tiếp tục những vụ nổ] sẽ không gây thiệt hại nhiều đến môi sinh, những giai đoạn kế tiếp của kế hoạch này không nên được cho phép cho tới khi một cuộc thẩm lượng toàn diện về ảnh hưởng môi sinh được hoàn tất theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.”

Theo ông Tana, một chuyên gia về công nghiệp đánh cá, vấn đề liên quan đến việc xây dựng đập nước hiện tại đi xa hơn cả việc gây lụt lội. Ðã có những bằng chứng rõ ràng rằng những đập nước hiện tại đã làm thay đổi nền sinh thái của những vùng đất sình lầy. Ðiều này đặc biệt ghi nhận vì hơn 20% đất hiện tại của Cam Bốt là đất sình lầy. “Người ta thì thích ứng với những thay đổi trong vùng ngập lụt hơn là những thay đổi trong đời sống thủy sản, và chúng ta đang thấy một tác động tai hại khốc liệt không những chỉ vì việc tàn phá các đời sống san hô gần tỉnh Yunnan mà cả vùng hạ nguồn với sự gia tăng khốc liệt trong việc giảm lượng số cá,” ông Tana cho biết.

Những nhà quan sát tinh tường cho biết những chứng cớ ngày càng gia tăng, là có một cuộc chiến tranh lạnh đã xẩy ra cách đây khá lâu trong MRC, giữa những người giám đốc hãy còn ủng hộ việc phát triển thủy điện với những người ủng hộ một kế hoạch môi sinh thật hay và hữu hiệu mang nặng trách nhiệm với xã hội. Giải pháp thích hợp nhất ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hơn 70% dân chúng Cam Bốt đang sống dựa trên con sông Cửu Long, hay nối thông với hồ Tonle Sap, nơi cung cấp thực phẩm cho họ. Ít nhất có 8 triệu người sống với lợi tức ít hơn một đô mỗi ngày, bao gồm ông Meas Eng và, xa hơn dưới nguồn sông, ông Sok Lim, một người ngư phủ 64 tuổi sống gần Kombor. Cho những gia đình này, các con cá mà họ đánh được hàng ngày từ hồ Tonle Sap và sông Cửu Long là điều thiết yếu cho đời sống và gia đình họ.

”Việc sản xuất một nguồn năng lượng mới và sạch như việc phát triển thủy điện lực là một điều hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu bức thiết trong việc phát triển kinh tế của Cam Bốt, và việc xuất cảng điện và mang điện đến ngoại ô,” theo lời của ông Khy Tainglim, Bộ Trưởng Giao Thông và Công Chánh của Cam Bốt và là một thành viên cao cấp của MRC.

Không một ai cãi rằng dân chúng ở khu vực hạ lưu sông Cửu Long sẽ gia tăng hơn 60% tới khoảng 100 triệu người trong năm 2025. Với sự dự trù gia tăng như thế sẽ đưa đến điều phải đáp ứng việc gia tăng trong sự cung ứng nước sạch và thực phẩm một cách dữ dội. Ðây là điều quan tâm chính đã thúc đẩy việc ủng hộ tài chánh từ những tổ chức tài trợ bao gồm Úc, Ðan Mạch, Nhật, Thụy Sĩ, Thụy Ðiển và Hoa Kỳ.

Tình trạng nan giải của người Cam Bốt là bảo vệ nồi cơm của mình, Tonle Sap, qua sự gia tăng cặn bã khi theo đuổi nhu cầu sản xuất điện lực mang lại bởi việc phát triển kinh tế và kỹ nghệ. Trong khi đó, với nước Nhân Dân Cộng Hòa Dân Chủ Lào, con sông Cửu Long là xương sống trong việc di chuyển và thủy điện mang lại cho quốc gia nghèo đói này lợi tức gần một phần tư của tổng số thu nhập mậu dịch ngoại quốc qua việc bán điện cho nước Thái Lan.

Trong chính MRC, việc đối thoại trở nên gay gắt. Lằn ranh xung đột là lằn phân ranh giới giữa những nước ủng hộ hết mình việc xây dựng đập nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất thủy điện và những nước tranh biện cho một chính sách môi sinh, cẩn thận và có tính toán xa hơn.

Trong khi đó, trên vùng thượng nguồn miền bắc nước Lào, Trung Cộng, nước không chịu trở thành một thành viên của MRC, và là nước có một lịch sử đằng đẵng thô bỉ về việc không cần biết đến môi sinh, đang cho mìn nổ làm một đường kênh dọc theo dòng sông Cửu Long để những chiếc thuyền to lớn có thể di chuyển từ tỉnh Yunnan đến Vạn Tượng trong suốt cả năm. Nhiều bằng chứng hải học cho thấy rằng việc dời những khối đá và các cồn cát sẽ đưa đến việc gia tăng dòng nước sông chẩy xiết và gây ra việc lở đất trầm trọng.

Dọc theo vùng thượng của sông Cửu Long, bao gồm cả những quận nằm phía đông bắc của dòng sông như Kratie và Stung Treng, những cây gỗ cứng trước đây đứng cao lừng lững như canh gác, ôm lấy dọc bờ sông, đã bị đốn lấy gỗ, đưa đến kết quả là đất lở nhiều hơn và thay đổi chất lượng của nước một cách trầm trọng.

“Tôi biết là nước thì bẩn hơn nhiều khi nó chẩy xuống từ phía nước Lào, và tôi không biết chuyện gì đã xẩy ra,” ông Sak Lim nói, một người ngư phủ đang bị khó khăn và hoang mang, sống lối sống cổ truyền của người Khmer trong căn nhà tre với mái rơm và lá.

Cộng thêm vào những sự khó khăn là số lượng lớn của những vụ đánh cá bất hợp pháp trên sông Cửu Long. Trong nhiều tỉnh Cam Bốt, nhiều ngư phủ đã dùng những nắm cơm nếp tròn bôi thuốc độc làm mồi, và nhiều người dùng điện giật cá để đáp ứng với nhu cầu gia tăng đánh cá của họ. Nhiều viên chức của công nghệ đánh cá và các nhà chuyên môn đều đồng ý rằng đánh cá quá độ, phá rừng, đất lở và gia tăng dân số đặt những đòi hỏi ngày càng lớn lao trên dòng sông mảnh dẻ này.

Sin Niny, Phó Chủ Tịch của Ủy Ban Quốc Giang Cửu Long của Cam Bốt (Cambodiás National Mekong Committee), đã kêu gọi Trung Cộng xem lại việc ảnh hưởng môi trường sinh thái từ những kênh hàng hải, cho dù điều này xem ra đã quá trễ. Về việc xây dựng những đập nước, các viên chức Trung Cộng cho thấy họ chẳng vội vàng gì trong việc cung cấp những lượng định về môi sinh.

Viên thuyền trưởng trên dòng sông Cửu Long lái tránh những chỗ cạn vì ông ta không muốn bị mắc cạn. Ngay cho dù với người đầy kinh nghiệm và những cột xi măng làm dấu rõ ràng trên con kênh, nhiều chiếc thuyền cũng vẫn bị đâm vào chỗ cạn. Ðiều tương tự cũng có thể nói như vậy với Ủy Ban Cửu Long Giang (MRC), họ xem chừng hăng hái trong việc đàm phán để tránh những lãnh vực xung đột trong các việc sử dụng thủy lợi, phát triển, và làm hư hại đến đời sống cổ truyền của hàng triệu người sống dọc theo hệ thống mỏng manh và quý giá của dòng sông này.

Ðương đầu với những kình địch trong vùng, Trung Cộng đã tìm kiếm những đồng minh mới ở Á Châu. Cách đây hai năm (2000), Chủ Tịch Giang Trạch Dân đến Cam Bốt đã được Hoa Thịnh Ðốn và những nhà lãnh đạo ở Ðông Nam Á theo dõi một cách đặc biệt.

Lái xe xuống đại lộ Mao Trạch Ðông ở Nam Vang ngày nay chứng tỏ sự quan tâm của nước láng giềng Trung Cộng, từ sự đầu tư của họ vào hệ thống xả cống ở Cam Bốt, làm đường xa lộ, xây cầu, và chợ Nam Vang tới việc vừa hoàn tất trạm thủy điện triệu đô mới đây.

Trong thời gian đấu thầu nhà máy điện lực Kompong Speu tháng 11 năm 2000, các thành viên Quốc Hội Cam Bốt đã tranh luận kịch liệt về một việc buôn bán của chính quyền họ với Trung Cộng. Ðã có nhiều câu hỏi về cách đấu thầu và giá cả của điện, nhưng vào cuối giờ của buổi họp, các nhà lập pháp đã bằng lòng và Trung Cộng đã thắng một hiệp quan trọng nữa trong việc thay đổi địa dư chính trị ở Nam Vang.

Chẳng lạ lùng gì về việc rất ít những vị giám đốc cao cấp trong MRC của chính quyền Thủ Tướng Hun Sen, trong chuyện này, chống đối việc Trung Cộng không gia nhập cơ quan quản lý thủy lợi này của Nam Vang. Một trong các yếu tố ủng hộ phạm vi ảnh hưởng của Trung Cộng ở Cam Bốt là điều khoản cho mượn nợ không lấy lãi, hoặc cho không để xây dựng lại tòa nhà Thượng Viện và Quốc Hội.

Quan hệ nồng ấm với Trung Cộng bắt đầu khi Ðảng Nhân Dân Cam Bốt chiếm quyền lực hồi tháng 7 năm 1997. Cam Bốt nhanh chóng xác nhận chính sách “một Trung Hoa” và bảo Ðài Loan đóng cửa văn phòng đại diện của họ.

”Trung Cộng sử dụng sự ảnh hưởng lớn lao của họ với Nam Vang và, rất nhiều lần, tòa đại sứ của họ than phiền với chúng tôi về việc báo cáo quá nhiều về những sự đầu tư và những phát triển kinh tế của Ðài Loan trên tờ báo độc lập tiếng Trung Hoa của chúng tôi,” theo lời ông Ling Swee Ping, Tổng Giám Ðốc của tờ Cambodia Sin Chew Nhật Báo, tờ báo tiếng Tầu lớn nhất trong nước.

Nhưng ngay cho dù trước khi thay đổi chính quyền năm 1997, Trung Cộng đã cho Vua Sihanouk cư trú năm 1970, và nhà vua hãy còn đi lại thường xuyên tới Bắc Kinh để trị bệnh. Cũng thế, một số nguồn tin ở Nam Vang đoán rằng chính vì quyền lợi, Bắc Kinh không muốn thấy những nhà lãnh đạo sống sót của Khmer Rouge được đưa ra tòa xét xử, sợ rằng vai trò của Trung Cộng trong việc diệt chủng sẽ cho thấy quá tai hại.

Điều then chốt là Trung Cộng cần phải có những người bạn có thế lực trong một nước trung lập Cam Bốt khi Bắc Kinh theo đuổi những dự án thủy điện ở vùng thượng nguồn. Thay vì đối đầu với bóng đen quá khứ của mình, Trung Cộng đã cho xây cất hơn cả tá trường dậy tiếng Tầu khắp nước. Chiến dịch vận động trong việc tài trợ và những tương quan công chúng trong các cộng đồng của Bắc Kinh bao gồm cả việc cung cấp sách vở và những thầy dậy người Tầu.

"Có lẽ đề nghị đáng giá nhất của Trung Cộng trong những năm vừa qua là lời tuyên bố việc cho mượn không lấy lãi số tiền 0 triệu đô để có thể dùng cho những dự án tương lai, và những nhà thầu Trung Cộng đã đấu thầu trong việc xây cất nhiều quốc lộ," theo lời của Yum Sui Sang, Tổng Giám Đốc Hiệp Hội Thương Mại tại Nam Vang - Tổng Hành Dinh Trung Cộng, tại Hồng Kông và tại Ma Cao.

Vùng thượng nguồn tại thác nước của sông Lancang (tên Tầu của sông Cửu Long), các vụ phá nổ tiếp tục, không trong tầm tai của tổng Hành Dinh MRC, nhưng sự chuyển động chính trị có thể cảm nhận được đến mãi tận vùng đồng bằng ở Việt Nam. Hai đập nước đã hoàn tất tại tỉnh Yunnan của Trung Cộng và sáu cái nữa trên lịch trình để xây. Những đập nước này được thiết kế để khai thác tầm xụt xuống quá nhanh của nhánh sông chính Cửu Long khi nó chẩy qua tỉnh Yunnan.

Đập Manwan, đã hoàn tất dọc theo dòng sông Lancang cách đây một thập niên, có khả năng sản xuất 1.5 triệu kilo-watt điện. Thêm vào đó, việc xây cất đang được khởi sự cho Nhà Máy Điện Dachaoshan. Một khi hoàn tất với sáu cái đập kia, Trung Cộng sẽ có khả năng sản xuất hơn 20 triệu kilowatts từ những cơ sở này. Với Trung Cộng, câu "con sông chẩy", câu từ đầu được đặt ra để miêu tả điện lực có thể được sản xuất mà không hề có một ảnh hưởng xấu nào trên dòng nước chẩy của con sông, đã được thông hiểu là điều hại cho những quốc gia ở hạ nguồn.

Ý kiến phát triển một nguồn năng lực trong sạch cho những nhà máy công nghệ địa phương ở Yunnan bắt đầu ở thập niên 70, khi Trung Cộng phần lớn đóng cửa với thế giới bên ngoài. Trong khoảng thập niên vừa qua, những nhu cầu phát triển các vùng nghèo khổ của Trung Cộng đã trở nên là những lý do bức thiết để ổn định chính trị. Bất hạnh thay, những mối quan tâm nội bộ đó lại ngược lại với các hy vọng của Trung Cộng trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong vùng qua sự hợp tác với các nước ở hạ nguồn.

Một số các nước dọc sông Cửu Long đã hợp nhau lại để cùng chống Trung Cộng. Mặc dù là một nước hưởng lợi trực tiếp từ điện lực sản xuất bởi Trung Cộng, Nhóm Bảo Vệ Dòng Sông Songkhram của Thái Lan tin rằng bờ đập cao Manwan đã là nguyên nhân gây nên sự "mực nước thấp nhất và cá đánh được ít nhất từ trước đến nay ở Lào và vùng bắc Thái Lan." Lập trường của nhóm bảo thủ về những đập nước tương lai thì rất rõ ràng: "Xin đừng thêm đập nước nữa!"

Tầm mức và sự ảnh hưởng của các đập nước Trung Cộng tiếp tục làm khó chịu các viên chức của các quốc gia dưới hạ nguồn. "Chúng tôi không biết một tý gì lưu vực vùng trên sẽ làm gì," theo lời ông Prachoom Chomchai, cực đại biểu Thái Lan về các vấn đề sông Cửu Long. Ông Prachoom và các nhà khoa học về đời sống của các thủy sản đã quan tâm không những chỉ việc mực nước chẩy tương lai xuống thấp trong mùa khô, mà cả lẫn việc ô nhiễm. Trung Cộng đổ những chất phế thải độc chất xuống sông Cửu Long từ những nhà máy làm giấy chung quanh Dali ở Yunnan. Chỉ trong khu vực đó, hồ Erhai ngày xưa sạch và lấp lánh thủy tinh giờ đây thì đầy ắp những chất phế thải và những chất dư thừa từ các xưởng máy nông nghiệp.

Cách đây hai năm, Bộ Trưởng Tài Nguyên Nưóc của Trung Cộng, Wang Shucheng, trong một bài viết trên tờ Ba Hẻm Núi (Three Gorges News), tái xác nhận sự cần thiết trong việc xây cất các đập nước. "Chúng ta phải tăng năng xuất thủy điện vì việc thiếu điện lực hãy còn là điều bóp chặt lớn lao trong việc tăng trưởng kinh tế quốc gia và gia tăng việc sử dụng năng lượng mỗi đầu người của chúng ta," theo lời ông Wang.

Trung Cộng hiện đang phá nổ để đào kênh qua Sambor ở mức độ nhanh đến nỗi cái giá phải trả là .3 triệu đô, theo một bài báo mới đây trong tờ Nhật Báo Người Cam Bốt (Cambodia Daily) . Dự án này chính là để đào sông và phá tan những chỗ cạn dọc theo sông Cửu Long từ phía ranh giới Trung Cộng-Miến Điện tới Ban Houayxai ở Lào. Mục đích của nó là nối liền Trung Cộng với việc xuất cảng các nguyên liệu và nguyên liệu thô của Đông Nam Á, và là kết quả của một hiệp ước chung giữa Trung Cộng, Lào, Miến Điện, và Thái Lan.

Phát ngôn viên của Nha Hàng Hải tỉnh Yunnan, Mei Ruichang, nói rằng sẽ được lợi từ việc gia tăng mậu dịch. Tuy nhiên, cả Cam Bốt lẫn Việt Nam đều không có trong bản hiệp ước. Ông Joern Christensen, Chủ Tịch MRC, cảnh cáo rằng việc gia tăng mậu dịch có thể làm hại đến những nhà sản xuất nhỏ, những người chưa sẵn sàng để cạnh tranh với các hàng hóa nhập cảng một mình từ Trung Cộng.

"Dĩ nhiên, chúng tôi cũng đã nhiều lần chính thức mời Trung Cộng trở thành một thành viên chính thức của Ủy Ban Cửu Long Giang (MRC), nhưng họ đều từ chối," theo lời ông Christensen.

Một số các nhà chuyên môn cho rằng việc xây nhiều đập hơn và việc xây các kênh nhiều hơn có thể đưa đến điều tai họa cho Đại Hồ Tonle Sap của Cam Bốt. Các nhà sinh vật thủy sản đã tính rằng trong suốt mùa mưa ở Cam Bốt, khoảng 60% lượng nước tới hồ để làm đầy hồ và lớn hơn từ sông Cửu Long đã chẩy về hướng bắc, chẩy ngược dòng sông của Tonle Sap. Tuy hiểu rằng chứng cớ này thì không có tính cách hoàn toàn về ảnh hưởng của những đập nước và các kênh. Song le, dự án làm rộng kênh đào cũng có thể ảnh hưởng đến công nghiệp đánh cá qua sự phá hủy những chỗ cạn là nơi sinh sản của các loài cá từ Cam Bốt và Việt nam đã bơi ngược dòng về đó để đẻ trứng của chúng, theo như lời của Touch Seang Tana, một chuyên gia về ngành cá.

Phản lại lập luận này, nhà nghiên cứu của tỉnh Yunana, He Daming, tuyên bố rằng những đập nước sẽ giữ lại nước không cho chẩy trong mùa mưa lũ và tháo lượng nước chẩy cần thiết trong suốt mùa khô để sản xuất số lượng điện cần thiết trong mùa khô, vì thế giảm thiểu cả hai vụ lụt lội và hạn hán mà từng bị hàng năm bởi Cam Bốt và Việt Nam.

Những dữ kiện này là bằng chứng. Các đập nước sẽ cho Trung Cộng khả năng để gây ra các trận lụt hay hạn hán nhân tạo tới các nước cuối nguồn trong bất cứ mùa nào. Những đập nước của họ sẽ quyết định vận mạng và đời sống của 65 triệu người dân đang sống ở 4 nước: Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Một số các nhà chỉ trích đã đưa ra lập luận rằng các chất phế thải được thải ra chỉ từ tỉnh Yunnan thôi, nếu không theo dõi, đã có thể biến sông Cửu Long thành đường cống rác công nghệ, và biến Hồ Tonle Sap thành thùng chứa phân.

Cuộc đối thoại ngày càng kịch liệt giữa các lực lượng phát triển và những nhà môi sinh, các dữ kiện là những chứng cứ rõ ràng dưới dòng nước đục ngầu của sông Cửu Long và hàng loạt các bản tường trình ảnh hưởng đến môi sinh. Hệ thống sinh thái mỏnh manh của hồ Tonle Sap là mạch sống của Cam Bốt vì nó sản xuất cả 100 ngàn tấn cá mỗi năm, cung cấp 80% chất đạm tiêu thụ trong nước, giống như vùng phù nhiêu Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn luôn là vựa lúa của Việt Nam. Ở đó, những người nông dân nghèo khó đấu tranh chống lại những vụ lũ lụt hay xẩy ra và làm tăng độ mặn của nước đến từ biển Nam Hải, làm việc trên những cánh đồng lúa và vẫn còn sản xuất, gặt hái được hơn 14 triệu tấn gạo để nuôi một nước với 80 triệu dân và hẵn còn thặng dư để xuất cảng.

Sự trả lời của Trung Cộng vì áp lực chính trị từ nhiều cơ quan và tổ chức phi chính trị và MRC có vẻ khả quan cho một số các nhà môi sinh khi Bắc Kinh tuyên bố rằng họ sẽ cung cấp thường xuyên các tin tức về mực nước trong sông Cửu Long được dùng để cảnh báo về việc ngập lụt tới các nước cuối nguồn. Qua một sự đồng thuận với MRC, Trung Cộng nói họ sẽ trình các dữ kiện về mực nước mỗi 24 tiếng đồng hồ từ hai nơi thượng nguồn của sông Cửu Long.

Những sự báo cáo thẳng tới MRC này sẽ cung cấp cho những nhà chức trách Cam Bốt và Việt Nam có nhiều thời giờ hơn để tuyền thanh những thay đổi nhanh chóng về mực nước sâu của dòng sông đến các nông dân sống dọc bờ sông Cửu Long. Hơn 800 người Cam Bốt và Việt Nam đã tử vong trong suốt trận lụt lớn năm 2000 và tai họa thiên nhiên ở mức rộng lớn này đã gây thiệt hại lên tới 0 triệu cho cả hai nước cộng lại. Hơn 8 triệu đời sống của Cam Bốt và Việt Nam đã bị ảnh hưởng. Với những trận lụt hàng năm được dự đoán, ngày càng nhiều ngư phủ và nông dân xem ra rất lo lắng cho hoàn cảnh khốn khổ của họ.

Một cách cẩn thận, không đổ lỗi trước ngưỡng cửa của bất cứ việc xây cất đập nước nào, bản báo cáo hàng năm của MRC trong năm 2000 nói "dòng nước chẩy của sông cũng đã có thể bị trầm trọng thêm bởi những hậu quả phụ của việc đô thị hóa và các cơ sở hạ tầng xây cất trong thập niên qua".

Khy Tainglim, một kỹ sư và là Bộ Trưởng Giao Thông của Cam Bốt, đã đem uy thế nặng ký của mình đứng sau Trung Cộng và nền kỹ thuật. "Nước là dầu của chúng ta, hầm vàng của chúng ta, tài nguyên thiên nhiên chính của chúng ta, và chúng ta nên dùng nước của chúng ta để xuất cảng và đem ngoại tệ về để phát triển đất nước," Tainglim nói.

Việc Trung Cộng đồng ý báo cáo mực nước dòng sông thấy hầu như là sự hòa giải và cũng có thể phát xuất bởi lời tán dương tự ý của Hun Sen về việc nhà máy điện trị giá triệu đô xây cất bởi Hội ĐồngXuất Nhập Cảng Kỹ Thuật Điện Lực Trung Cộng. Nhà máy này sản xuất 12 triệu watt công suất, và sẽ được phân phối khắp tỉnh Kompong Speu và cũng sẽ đẩy mạnh thêm điện cung cấp cho chính Nam Vang.

"Cam Bốt quá cần các nhà đầu tư Trung Cộng đến và đầu tư vào các nhà máy phát điện càng nhiều càng tốt," ông Hun Sen nói tại một buổi họp báo vừa qua ở Nam Vang.

Trong 40 năm qua, một tỷ đô la đã được đổ vào dòng nước đục ngầu của sông Cửu Long cho những bản báo cáo môi sinh, hàng loạt các dự tính đề nghị cho các hạ tầng cơ sở và không biết bao nhiêu các cuộc nghiên cứu về sự quản lý ngành đánh cá. Một số các nhà quan sát dòng sông Cửu Long nói nếu quý vị mang tất cả các bản tường trình, báo cáo và những số trang đó đem đổ xuống dòng sông, chúng sẽ làm nghẽn dòng nước.

Keo Mohamat, 60 tuổi, sống dọc dòng sông Cửu Long trong thủ đô Cam Bốt, Nam Vang, trên một chiếc thuyền độc mộc 7 thước dột nát sương gió (thuyền đánh cá bằng gỗ). Ông Keo chưa bao giờ thấy bất cứ đồng tiền đó được tiêu cho dòng sông, hay chưa bao giờ đọc bất cứ bản báo cáo nào thật tốn tiền, được đưa ra. Gia đình ông gồm 7 người hãy còn sống với lợi tức ít hơn một đô la mỗi ngày từ những con cá đánh được và bán ở khu chợ gần đó.

"Trước đây, chỉ với tay không, tôi có thể bắt được rất nhiều cá, nhưng bi giờ thì mọi việc đều thay đổi. Cá ít chưa bao giờ từng thấy, và dòng sông có vẻ như đang thay đổi," ông Mohamat nói, một người ngư phủ với nét "chamese" (người Hồi Giáo Cam Bốt).

Cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần hai chấm dứt vào tháng Tư năm 1975, và những người Thái, người Lào, người Cam Bốt và người Việt Nam đã thấy họ cùng sống dưới một mái nhà, cùng sống bên bờ của cùng con sông, dòng Cửu Long, đã uốn khúc qua quốc gia của họ, dính kết họ với nhau như anh chị em một nhà trong thời chiến và thời bình.

Vào năm 1975, chai đá vì việc thất trận trong cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ đã bỏ rơi không những chỉ nước Việt Nam mà cả nước Lào và Cam Bốt, một chính sách duy trì từ thời các chính phủ Gerald Ford, Jimmy Carter và Ronald Reagan và hoàn toàn ủng hộ bởi Quốc Hội hay, trong lúc đó, đã bắt buộc phải như vậy. Điều này đã được cơ sở hóa khi Quốc Hội thông qua Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc năm 1976, một đạo luật đã ngăn chặn một cách hữu hiệu bất cứ khoản viện trợ trực tiếp nào tới ba quốc gia này.

"Nguồn gốc của Ủy Ban Cửu Long Giang bắt đầu từ năm 1957 khi mà Ủy Ban Điều Hợp Nghiên Cứu Vùng Hạ Lưu (Ủy Ban Cửu Long) đã được thành lập để đảm bảo đầy đủ việc sử dụng hợp lý những tài nguyên của sông Cửu Long," ông Khy Tainglim, Bộ Trưởng Công Chánh của Cam Bốt và là Chủ Tịch MRC, cho biết.

Tháng Tư năm 1965 trong một bài diễn văn của Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson ở Viện Đại Học Johns Hopkins, tiểu bang Baltimore, cho biết rằng Hoa Kỳ đã đưa ra một đề nghị lớn lao để chi phí cho Dự Án Cửu Long với một giá vang rền là 1 tỷ đô la. Bài diễn văn này và những ảnh hưởng sau đó, sau khi đã được hàng loạt các báo chí quốc tế đăng tải, đã bị ngưng ngang bởi tiến trình đưa quân vào Việt Nam của Hoa Kỳ do sự xung đột ngày càng lên cao. Và mặc dù nó đã không làm thay đổi cuộc chiến, đề nghị của Dự Án Cửu Long đã để lại một nét in đậm trên vùng Đông Nam Á.

Hoa Kỳ đã không thể giữ lời hứa của mình với Cam Bốt và các quốc gia khác dọc theo bờ sông. Viễn kiến của ông Johnson là một lý tưởng cao đẹp trong sự cống gắng để chứng tỏ Hoa Kỳ có khả năng làm những hành động xây dựng, không khác chi với tiến trình xây dựng quốc gia A Phú Hãn ngày nay. Dự định vĩ đại của ông LBJ cho dòng Cửu Long, giống như Dự Án Tennessee Valley Authority cho người Á Châu, đã thu hút người đàn ông gốc sông Texas này. Ông ta mong mỏi con sông Cửu Long chẩy như một dòng sông hòa bình, nhất là khi các nhóm phản chiến ở Hoa Kỳ đang diễn hành một cách cao độ ở Hoa Thịnh Đốn, đòi hỏi chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Trong khi các dự án sông Cửu Long bắt đầu hình thành trong suốt cuộc chiến của thập niên 60 và 70 dưới dạng nhiều mục đích, nhắm vào việc sản xuất điện lực, dẫn thủy nhập điền, ngăn ngừa lũ lụt và hàng hải, thì những bản báo cáo và những sắc định đã được điều chỉnh của thập niên 90 lại hầu như chỉ có nhấn mạnh hoàn toàn trong việc sản xuất thủy điện để bán cho Thái Lan. Trong lúc đó, Thái Lan là nước đủ tân tiến duy nhất cần điện sản xuất bởi những đập nước này và là nước gần chúng nhất để tiếp nhận.

Theo Ủy Ban Thế Giới về Các Đập Nước, tổn phí cho các đập nước thuộc loại lớn mà được xây cất trong 50 năm vừa qua giá đã lên tới 42 tỷ đô. Với hơn 45 ngàn đập nước trên thế giới, một phần ba trên tổng số các nước dựa trên dạng thủy điện tới hơn một nửa phần điện lực cung cấp cho nước của họ, và những đập nước lớn cung cấp một nửa điện lực trên tổng số. Nhưng rõ ràng là trong 40 năm qua đã cho thấy một sự thẩm định nghiêm trọng hơn về ảnh hưởng của những đập nước lớn trên lãnh vực môi sinh và xã hội. Việc khai thác điện qua dòng nước đã ngăn khúc và thay đổi hệ thống của dòng sông. Một số các lượng định tầm mức toàn cầu cho thấy khoảng 40 triệu tới 80 triệu người đã bị dời chỗ ở từ những căn làng truyền thống chỉ bởi những hồ chứa nước.

Dự Án Đại Đập Hẻm Núi (Great Gorge Dam Project) của Trung Cộng trên con sông Yangtze (Hoàng Hà) được coi là dự án hạ tầng cơ sở lớn nhất từ trước tới nay với giá tổn phí gần 30 tỷ đô la và ngày càng gia tăng. Sau khi hoàn tất, đập nước này sẽ di chuyển, đuổi hàng triệu người nông dân nghèo khó ra chỗ khác ở.

Từ năm 1994 tới năm 2001, những bản tường trình hàng năm của Ủy Ban Cửu Long Giang phản ảnh số tiền tặng tổng cộng gần 80 triệu đô la. Đan Mạch là nước viện trợ đứng đầu trên danh sách MRC với số tiền ,294,062 đô la giữa năm 1994 và 1998. Người Đan Mạch có truyền thống cho khoảng một phần trăm trên tổng sản lượng quốc gia của họ để viện trợ ngoại quốc, khoảng gần .8 tỷ đô mỗi năm.

Việc tài trợ của Đan Mạch tới Cam Bốt trực thẳng tới MRC qua một chương trình gọi là Đan Mạch Viện Trợ Phát Triển Quốc Tế (Danish International Development Assistance (DANIDA). Cơ quan này của Đan Mạch tương đương như Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế của Hoa Kỳ (United States Agency for International Development - USAID).

Với sự quan tâm này với MRC, đây không phải là một điều ngẫu nhiên mà một trong những công ty tham vấn khoa công trình hàng đầu của Đan Mạch, COWI, với hơn 2000 nhân viên, đã ký kế uớc với nhiều dự án tham vấn khoa công trình và nôi sinh hậu hĩ ở vùng Đông Nam Á. Michael Davidsen, người đại diện của COWI ở Hoa Thịnh Đốn cho biết ông ta luôn luôn "tìm các cơ hội và Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Công Ty Cho Vay Mượn Quốc Tế (International Finance Corp - IFC) hãy còn chú tâm đến việc khả năng xây dựng Vùng Đông Nam Á".

COWI vừa trúng một dự án đa ngành rất lớn ở Việt Nam và một cái khác ở Lào.

"Một trong những sức mạnh của COWI là khả năng đa ngành của mình, cùng với khả năng thiết kế và khả thi những giải pháp đa ngành. Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc chúng tôi được chọn để làm những dự án này," theo lời của người trưởng ban COWI, Jacob Ulrich.

Như là một phần cam kết của chính quyền Đan Mạch trong sự phát triển Cam Bốt, công ty tham vấn Đan Mạch, Carl Bro, cũng đã vừa mới đây trúng một cuộc thầu trong việc phát triển khả năng của bố bộ tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả Bộ Môi Sinh, để cải thiện các hoạt động điều hợp môi sinh và chọn lọc những tài nguyên thiên nhiên và những dự án hỗ trợ môi sinh.

Nước Nhật, cũng là một nước tài trợ đáng kể cho vùng phụ lưu sông Cửu Long, đã thay đổi chính sách ngân khoản ngoại giao từ những dự án to lớn như thủy điện, vì khoản viện trợ phát triển chính thức đã bị cắt giảm 10 phần trăm. Một viên chức Nhật cho hay văn phòng ODA của chính quyền đang nhấn mạnh nhiều trên các vấn đề toàn cầu và bảo vệ môi sinh.

Ngân Hàng Thế Giới vừa mới chuẩn thuận một tài trợ triệu đô la cho môi sinh hoàn vũ để giúp quảng cáo MRC và cải tiến việc quản lý nước trong khu vực lưu vận sông Cửu Long, và bảo vệ môi sinh, đời sống thủy sản và cân bằng sinh thái trong vùng.

Thêm vào đó, Ngân hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank (ADB) đã đổ vào triệu đô la trong việc tài trợ và 0 triệu đô cho vay trong khu vực phụ lưu sông Cửu Long tới những dự án hạ tầng cơ sở nhắm vào việc điều hành các mậu dịch.

Những con số này rất cách biệt với những cư dân sống ở dòng sông Cửu Long, hầu hết là những nông dân và ngư phủ. Họ đã sống sót qua các trận lụt thiên nhiên, chẳng phải chỉ một thập niên hay một thế kỷ mà cho hàng ngàn năm với không một dự án chuyển nước hay đập nước nào. Đời sống của họ đã hoàn toàn tuỳ thuộc vào dòng sông, và chu kỳ lũ lụt-hạn hán hàng năm trong suốt chiều dài lịch sử hiện hữu của họ. Bên dưới dòng Thác Khone là Hồ Tonle Sap và vùng đồng bằng, một vùng bằng phẳng thấy rõ mà thường được gọi là Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Hồ Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất vùng Đông Nam Á, bao gồm 27,000 mẫu tây trong mùa khô và 150,000 mẫu tây trong suốt mùa mưa. Sông Tonle sap chẩy ngược dòng của nó theo mùa và hoạt động như một nơi chứa nước để điều hành dòng nước chẩy của sông Cửu Long. Cá từ hồ Tonel Sap đi vào dòng sông Cửu Long đã bù lại, giúp ngành công nghệ cá ở mãi nơi xa sôi thượng nguồn như tỉnh Yunnan của Trung Cộng.

Bộ Du Lịch của Cam Bốt sợ rằng người láng giềng đói năng năng lượng ở thượng nguồn của dòng sông nước mình có thể làm nguy hại đến sông Cửu Long vì nó là hệ thống sông ngòi lý tưởng cho việc sinh thái và du lịch. Cam Bốt đã thấy ngành du lịch gia tăng 25% trong năm 2000, và năm 2001 ở Siem Reap đã có hơn 470,000 du khách viếng thăm. Dòng sông là lộ nước để đi đến Angkor Wat, và là lý do có tính thuyết phục để có một chương trình quản lý dòng nước và môi sinh.

Ông Tỉnh Trưởng duyên dáng và đầy quyền năng Nam Vang, Chea Sophara, đã gia nhập vào số các viên chức cao cấp quan tâm đến việc bảo vệ hệ thống dòng sông, không để ô nhiễm. "Giữ dòng sông sạch sẽ cho nhân dân là điều ưu tiên," ông ta nói.

Ngân hàng ADB trong năm 1998 đã bị áp lực nặng nề từ bên ngoài của nhiều nhóm môi sinh khác nhau, và đã bị buộc trong việc thành lập một ủy ban đặc biệt của chính họ để coi xét những ảnh hưởng môi sinh tiêu cực gây ra bởi đập nước Theun Hinboun xây ở vùng Trung Lào. Cái đập này, làm chủ bởi một trong những công ty điện lực lớn nhất thế giới, Statkraft của Na Uy và Vattenfall của Thụy Điển (Nordic Hydropower), cùng với công ty điện Lào và Thái, đã lấy đi nước của dân chúng một cách có hệ thống mà không cả có sự đồng ý của họ, và đã gây tai hại tới ngành công nghệ cá.

Không một người nào tranh luận về số tiền đã cho Ủy Ban Cửu Long Giang. Nhưng hiện tại nhiều người quan sát dòng sông Cửu Long đang hỏi ai là người đang nắm quyền chế ngự việc xúc tiến và lịch trình của sự phát triển sông Cửu Long.

Trên bề mặt, những ủy viên của ủy ban gồm nhiều người quan tâm rất sâu xa về tương lai của hệ thống lộ nước và muốn bao gồm cả Trung Cộng như một thành viên góp phần vào. Những tiếng nói không được nghe đến là của hàng trăm ngàn người dân làng và ngư phủ mà đời sống hàng ngày của họ tuỳ thuộc vào việc đánh được cá gì và phù sa bồi đắp đất đai ra làm sao.

Một điều đáng để ý ở đây là người dân sống dọc bờ sông Cửu Long đã có một quá trình lịch sử trong việc bảo vệ cá qua cách thức riêng của họ. Hầu hết những người ngư phủ nghèo nàn này có thể nhìn thấy trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ chở những chiếc bẫy bằng tre phủ đầy lá, rẽ sóng một cách chậm chạp lên vùng thượng nguồn để đến điểm đánh cá quý báu. Ở đó, họ chỉ bắt những con cá nhỏ để ăn và không bao giờ đánh cá nhiều quá độ trong vùng sâu trong rừng, nơi mà cá đẻ.

"Thủy điện từ hệ thống dòng sông nên được xem như là một cơ hội tốt, nhưng hiện giờ điều được xem nghiêm trọng hơn cả là việc ảnh hưởng của nó," theo lời ông Joern Christensen, Chủ Tịch điều hành MRC.

Ủy ban MRC biết rằng Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam có cùng chung một mục đích, đó là phát triển kinh tế, nhưng mỗi nước thì đang ở trong giai đoạn phát triển của mình, với cách riêng của mỗi nước tuỳ thuộc vào những tài nguyên của dòng Cửu Long. Tình trạng địa dư chính trị giờ đây phải kể cả Trung Cộng. Những chiếc đập nước sẽ tiếp tục xây cất và không thể quay lùi lại được lực phát triển.

"Tập trung trên những phát triển hạ tầng cơ sở vĩ đại và những khuyết điểm của chúng mang theo với nó điều rủi ro qua việc không để ý đến những vấn đề căn bản xã hội và chính trị của những nước trong vùng lưu vực sông Cửu Long," viết trong cuốn sách của mình, "Dòng Cửu Long", của ông Milton Osborne.

Dòng sông chính nó tiếp tục là một hệ thống sinh thái mỏng manh, bị thách đố mỗi ngày bởi việc phát triển và đô thị hóa, nơi mà hơn 50 triệu người sinh sống và hàng hà sa số các thủy sản sống ở dòng sông và những vùng bãi lầy, không phải lúc nào cũng hòa hợp với người láng giềng của họ, nhưng luôn luôn hòa nhịp cùng dòng sông.

Dòng Cửu Long với những sinh hoạt sống động - những chiếc sà lan chở hàng hóa, những chiếc phà chở người dân làng từ bờ này sang bờ kia, những người phụ nữ giặt giũ quần áo dọc theo bờ sông, các trẻ bơi lội nô đùa, những người phụ nữ lớn tuổi hàng ngày trưng bầy những rau quả từ mảnh vườn của mình trên những khu chợ nổi và những đứa bé sơ sinh ngủ say sưa trên những chiếc thuyền đưa đẩy nhẹ nhàng trên dòng nước.

Mặc dù nó có thể xem là một tín điều khi xây dựng một quốc gia, có nghĩa đang tạo lập một nền dân chủ phương Tây, những bóng đen quá khứ hãy còn kéo dài trên đất nước Cam Bốt. trong khi nhiều người Cam Bốt bỏ phiếu một cách hăng hái cho các hứa hẹn của những ứng cử viên địa phương của mình cách đây nhiều tháng trong cuộc bầu cử ở công xã hay ngoại ô của mình, vẫn không rõ ràng lắm về những hội đồng được đắc cử mới mẻ này sẽ được quyền làm những gì. Phân quyền trở thành một cuộc cải cách chính trị theo thời trên thế giới, và những nỗ lực của Cam Bốt để đưa quyền hành xuống ở các cấp địa phương đã khiến họ trở thành một trong những quốc gia mới nhất gia nhập phong trào.

Cho tới khi có những buổi họp mặt để cho những người ngư dân nghèo nàn này gióng lên tiếng nói và mối quan tâm của mình, dòng sông phải là thông điệp của họ. Dòng sông thủ thỉ với các ngư dân như Sok Lim và Meas Eng mỗi ngày trong quá khứ và tiếp tục trong tương lai, dòng sông thủ thỉ về những chu kỳ thiên nhiên tiếp tục xẩy ra mãi và không dứt, về sự sống còn, về những dòng nước cuộc đời chẩy nổi một cách bí ẩn và gây thương tâm ở mỗi khúc của dòng sông.

Không ai hiểu rõ hơn hiệp hội gỗ của Cam Bốt rằng những cánh rừng của đất nước là tài sản quốc gia. Rốt cuộc, những công ty gỗ kiếm cả hàng chục triệu đô trong những chi nhập hàng năm, trong khi gửi cho một số tiền nhỏ tới căn làng địa phương.

Đốn gỗ bất hợp pháp và phá rừng đã là kết quả trong việc giảm thiểu rộng lớn số lượng rừng quý giá của Cam Bốt. Khoảng 2.6 triệu mẫu tây rừng đã biến mất trong vòng hai thập niên qua, theo những con số của các viên chức Bộ Nông Lâm Hải.

"Chúng tôi nhận biết những tài nguyên thiên nhiên quý giá này và giờ đây đang làm những việc phải làm mặc dù đã có chỉ thị yêu cầu phải kiểm soát những công ty vô hạnh kiểm này," theo lời của ông Chủ Tịch Hiệp Hội Gỗ Cam Bốt, Henry Kong.

Trong bất cứ sự phát triển kinh tế nào, thường mất nhiều năm, ngay cho dù với những nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và hàng ngàn các công dân quan tâm, để gây việc thay đổi. tất cả các dữ kiện chưa xong, nhưng hiệp hội gỗ nhận biết vấn đề: gần 50% rừng của Cam Bốt đã bị đốn lấy gỗ. Dù một số gỗ bị đốn bởi dân làng để làm củi, dựng nhà, và trồng cấy để nuôi số dân ngày càng tăng mạnh, nhưng các công ty gỗ phải lãnh trách nhiệm trong việc làm tiêu tan phần nhiều cây cối dọc dòng sông Cửu Long.

Cách đây một tháng, Quốc Hội Cam Bốt đã ban hành một luật mới về kiểm lâm, cấm không cho được chặt cây bên ngoài các vùng rừng nhượng, các công viên quốc gia, những khu vực dành cho muôn thú và những vùng khác đã được chỉ định. Cơ quan lập pháp phạt rất nặng, lên đến 10 năm tù và phạt vạ 0 triệu đồng riel (khoảng ,000 đô la) nếu đốn cây lậu.

Luật cũng đã thiết lập một ngày trồng cây truyền thống, ngày 9 tháng 7, được gọi là ngày lễ Arbor và khuyến khích các cặp vợ chồng mới cưới trồng hai cây trước khi nộp đơn xin giấy hôn thú.

"Nó là điều quan trọng để đảm bảo sự việc duy trì những di sản quý giá thiên nhiên của chúng ta," Bộ Trưởng Nông Nghiệp Chan Sarun nói về việc chuẩn thuận đạo luật.

Trước khi luật này ra đời, Global Witness, hội môi sinh và nhân quyền mà bản doanh tại Anh, đã vận động chống việc đốn gỗ phá rừng từ năm 1996, cho biết đã có 18 nơi phá rừng lấy gỗ ở Cam Bốt, chiếm khoảng 7 triệu mẫu tây, hay gần 45% đất của quốc gia.

Các cơ quan NGO đã bầy tỏ sự quan tâm hàng nhiều năm trước đây về việc nhượng một số đất to lớn ở Cam Bốt để phá rừng, và hiện giờ đang bực mình khó chịu về những liên đới môi sinh qua việc xây dựng một nhà máy làm giấy ở ngay trong vùng Đại Hồ Tonle Sap.

Glen Barry, một nhà sinh học bảo thủ và là chủ tịch của hội lâm nghiệp, miêu tả tình trạng cải thiện trong kỹ nghệ gỗ ở Cam Bốt như sau:
-"Có hai điều phát triển rất tích cực liên quan đến việc bảo toàn rừng nhiệt đới của Cam Bốt. Một khu vực rộng lớn đến 1 triệu mẫu (0.4 mẫu tây) đã được thiết lập như khu vực bảo vệ, và một điều cam kết khác đã được thi hành để kiểm soát việc đốn gỗ trái phép," ông Barry nói.

Giống như các nhà môi sinh khác, ông Barry biết rằng những cánh rừng của Cam Bốt hãy còn trong vòng nguy hiểm, nhưng ông ta tin tưởng rằng quốc gia này đang trên con đường cải cách và nó vẫn chưa quá chậm trong việc bảo toàn những cánh rừng.

Năm 1999, Cam Bốt nổi tiếng là quốc gia phá rừng tàn tệ nhất, cắt hàng loạt các vạt rừng rộng lớn để bán cho ngoại quốc hay các nước láng giềng, gồm cả Việt Nam. Năm đó, nhiều quốc gia viện trợ cho Cam Bốt, bao gồm cả World Bank, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và ADB, ra điều kiện khoảng .5 tỷ đô la của họ viện trợ phải liên quan đến sự cải thiện lớn lao trong việc bảo toàn rừng. Một phần lớn của việc thương lượng đó bảo đảm hội Global Witness được dùng như hội kiểm soát môi sinh độc lập.

Cam Bốt chủ động các nỗ lực để định hướng lại nền kinh tế của mình giữa thập niên 80 sau một bống tối lâu dài bao trùm đất nước và người dân Cam Bốt. Thế giới đã theo dõi một cách thích thú khi quốc gia nghèo nàn này chậm chạp từng bước trèo ra khỏi hố sâu đen tối để vào vùng ánh sáng qua sự tự do kinh tế và những cuộc cải cách nhiều khó khăn và đau đớn. Mặc dù công việc còn dang dở, tiến trình này đã mang lại một vai trò mới cho cả hai khu vực nhà nước và tư nhân.

Những cải cách đất nước di chuyển ở tốc độ sên bò, phần nhiều là tại nền kinh tế đồng quê và dựa trên nông nghiệp. Đừng hỏi tại sao một số quá đáng đã xẩy ra trong việc thay đổi dân chủ này. Ngân Hàng Thế Giới đã nói rõ ràng rằng công thức bảo toàn và phát triển là điều cần thiết để duy trì việc quản lý những cánh rừng của đất nước. Nhưng với những sự khó khăn gia tăng trong việc đầu tư, Cam Bốt cần phải tự mình điều hành và chống giữ kỹ nghệ gỗ.

"Vì chẳng bao giờ có làn ranh cả, nhiều công ty đốn gỗ mà không thèm để ý đến tương lai," ở tại văn phòng hiệp hội gỗ ở Nam Vang của mình, ông Kong cho biết. Là một phát ngôn viên khéo léo của nền kỹ nghệ này, ông Kong ngầm nói rằng hiệp hội 17 thành viên công ty của ông muốn trở thành những người giải quyết vấn đề hơn là những người tạo ra vấn đề.

Một vấn đề tranh tụng bao quanh luật là một phương thức cho phép hàng năm để giúp những hãng nhỏ đốn cây hoạt động ở những cánh rừng đã gần như trần trụi ở Cam Bốt. Tuy nhiên, các nhà môi sinh hy vọng rằng một sắc lệnh phụ sẽ chỉ định và bảo vệ khu rừng núi Cardamom, bao gồm một con đường nước chẩy, với những con suối và sông chẩy vào hồ Tonle Sap và sông Cửu Long.

Độ tuổi trung bình của các gỗ cứng ở Cam Bốt là khoảng 150 năm và có giá thị trường 0.00 đô la một thước. Một xưởng gỗ ở trên vùng thượng nguồ có gần 3000 nhân công và bao gồm cả một ban yểm trợ tham mưu gần 800 người. Mức lương trung bình hàng tháng thì ở khoảng tới 0 đô la. Có 14 hãng đang hoạt động ở dưới vùng hạ lưu để làm ván ép và "veneer".

Hơn 17 công ty gỗ, tất cả đều nhận thức và sẵn sàng công nhận rằng việc đốn gỗ trong quá khứ xung quang hồ Tonle Sap đã làm nguy kịch nền công nghệ cá. Dĩ nhiên, việc một cách đốn gỗ quy mô rộng lớn dọc sông Cửu Long đã góp phần vào sự giảm thiểu trong ngành cá quan trọng và nhiều người cho rằng có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng lũ lụt. Đốn gỗ một cách thường xuyên đã soi mòn bờ sông Cửu Long, ở những chỗ mà tai họa lũ lụt là điều chắc chắn; những lụt năm vừa rồi ở Cam Bốt và Việt Nam đã gây tử vong 500 người và đã quét sạch gia súc, hoa lợi và các vườn trái cây.

Trên vùng thượng nguồn ở nước láng giềng là Lào, các cây cối đều biến mất khi những cái đập được xây, và điều đó cũng đã ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái mỏng manh của sông Cửu Long và những nhánh sông của nó.

Nhiều công ty gỗ của người Cam Bốt đã chấp nhận thực tại bởi những áp lực gia tăng từ những nhóm môi sinh như nhóm Global Witness. "Dĩ nhiên là các thành viên của hiệp hội thừa nhận trách nhiệm của mình và việc a tòng trong khi đốn cây từ những cánh rừng nhiệt đới của đất nước và chúng tôi giờ đây cam kết tuân thủ và ủng hộ những cải cách chủ yếu trong lâm nghiệp," ông Kong nói.

Nó là điều đúng khi những công ty gỗ đã cung cấp một số các bổng lợi kinh tế tới những dân làng được mướn bởi vài công ty với những nhân nhượng đúng luật lệ. Theo Phong Trào Rừng Nhiệt Đới Trên Thế Giới, các công ty gỗ của Cam Bốt từ năm 1994 tới năm 2000 đã thu khoảng 95 triệu đô la.

Như là một kết quả trực tiếp từ áp lực của các quốc gia viện trợ và để trình bầy việc buôn bán bất hợp pháp ngày càng rộng lớn, Thủ Tướng Hun Sen, đầu năm, đã ban sắc lệnh cấm đốn cây.

"Chúng tôi đã thành công trong sự cải cách lâm nghiệp hay hơn bất cứ một nước nào khác ở Á Châu," theo lời ông Ty Sokhum, giám đốc Văn Phòng lâm Nghiệp của Bộ Nông nghiệp. Ông ta nói nghe khá thuyết phục rằng không có một quốc gia nào trong vùng có thể ngang bằng với mức độ cải cách lâm nghiệp của Cam Bốt, bao gồm cả kế hoạch chính để phát triển.

Những nhà quan sát cho thấy rằng đây là một năm khó khăn cho những công ty gỗ. Thực ra, quyết định của ông Hun Sen ban hành một sắc lệnh phần lớn là để đáp lại việc đốn gỗ đã gây ra những điều kiện gây lụt tai hại năm vừa qua, tốn phí trong việc sửa đường, sửa cầu nhiều hơn là số tiền thu vào dưới dạng tiền bản quyền đốn gỗ.

Ông Grainne Ryder của Probe International ở Toronto và là người hiệu đính cuốn sách "Cửu Long Hiện Tại", nói "Nó thường được hiểu rằng việc phá rừng gia tăng khối lượng và vận tốc nước chẩy, có thể đưa đến những trận lụt tổn hại nặng nề hơn."

Các viên chức chính phủ đồng ý rằng các thành viên công ty của Hiệp Hội Gỗ Cam Bốt đang tuân thủ với điều yêu cầu của Nam Vang để có những kế hoạch quản lý. "Chúng ta hãy đối diện với sự thật: kỹ nghệ gỗ của chúng ta có thể tham dự trong việc phát triển duy trì chỉ nếu chúng ta có một mô thức duy trì kinh doanh hữu hiệu," ông Kong nhấn mạnh.

Một vài công ty gỗ vẫn tiếp tục đốn cây trong việc khai thác một kẽ hở của sắc lệnh. Trong khi việc đốn gỗ bị cấm ở nhừng khu rừng nhượng, sắc lệnh không có nói đến những vùng đất nhượng mà nhiều công ty làm chủ.

Những khu rừng của Cam Bốt và phần dòng sông Cửu Long của họ hãy còn gặp nhiều thách đố bởi nền kinh tế nghèo đói, những chính sách bóc lột, và những công ty tham vấn môi sinh của các nước tài trợ, tất cả đều đồng giảng bài phúc âm "duy trì sự phát triển".

Sự tranh đấu giữa con người và môi sinh hãy còn là câu hỏi lâu dài. Nó có vẻ như trong thời bình này, Cam Bốt có nhiều sự rủi ro hơn là trong suốt những ngày đen tối của chiến tranh. Những người "Cam Bốt mới" này nhất định đòi lại đời sống và những môi sinh quý giá của họ từ cái bóng đen dài ném ra bởi Pol Pot.

Nguyễn Phượng Hoàng

(Xem bài viết bằng Anh ngữ trong "Trang Anh ngữ")

Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh