Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 17)
THINH QUANG


VĂN HOC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 17)
Thinh Quang

MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 81

VẤN: Lý Thành Thái, Orange County: Nhân dịp Xuân về, kính chúc bà cụ được an khang, trường thọ. Và cũng nhân dịp này chúng tôi muốn được biết một số tục lệ vào những ngày đầu Xuân. Ví dụ như ngày hội tế thần, ngày các nam thanh nữ tú trong làng mạc có những trò chơi gì được xem là lý thú v.v…

ĐÁP:
Từ ngàn xưa người Việt ta đã có những tục lệ cúng tế, lễ bái, nhất là ở miền Bắc Việt. Như trong bài sưu khảo “Nói Về Những Tâp TụC” của ông Thinh Quang viết trong tờ báo THẰNG MÕ Xuân Canh Dần có đoạn nói về nhiều tục lệ có tính sùng bái thần thánh xuất hiện tại Miền Bắc Việt Nam như các vùng Lũng Giang, Lũng Sơn gay tại Tiêu, Viền, Nưa, Bịu…mở hội ở núi Hồng Vân quanh năm bao phủ màu hồng trông chẳng khác nào như hình ảnh chốn Non Bồng Nước Nhược. Đó là một trong năm tầng của dảy Phật Tích tại làng Lim. Những ngày hội lớn các nam thanh nữ tú ngày xưa của các bộ lạc kéo nhau tụ họp tại vùng này để cùng ca gát, nhảy múa. Theo Cổ Văn Học Sử của Nguyễn Đổng Chi đã viết:

-”Vào những ngày hội hoặc ngày tế thần thường là mùa Xuân, xa ngày cấy hái, trai gái các bộ lạc thôn ấp tụ tập lại một nơi đặt ra lời ví hát ghẹo nhau, trong khi gẩy đàn, thổi sáo, đánh trống, múa nhảy hay bày các trò chơi vui như lối hát quan họ ở hội Lim v.v…)

Thường các lời lẽ hát đó như sau:

“Anh xin em
Cho tay cầm tay,
Cho vai kề vai.
Hãy xích lại đây,
Hãy sát lại dây,
Dù anh chẳng được hơn người,
Để cho Sa Nhân mọc cạnh cánh gừng,
Hỡi người thục nữ,
Xin đừng lánh xa ra
Trước khi em xuất gia…”

Rồi bên nữ đáp lại:

“Hỡi chàng quân tử của em ơi,
Nay em sàm sỡ
Sợ làng nước chê cười em trăng hoa v.v…

Những hội hè ấy mà văng thiếu thì mùa màng không tốt, lúa không mọc…

VẤN: Cụ Hà Thành Đạo, Virginia: Quốc gia nào tìm thấy mùa Xuân?

ĐÁP: Mùa Xuân là của chung, nên quốc gia nào cũng nhìn thấy mùa Xuân. Tuy nhiên, người Trung Hoa cổ đại thì cho rằng Mùa Xuân có trước thời Thương Chu căn cứ vào cách tính lịch pháp lúc bấy giờ một năm chỉ có hai mùa Xuân và Thu. Nhưng về sao theo Mặc Tử – Thiên chí và Quân tử – Âu Quan Đồ tính thêm được hai mùa Đông, Hạ. Kể từ đó mới đủ bốn mùa Xuân, Đông, Thu, Hạ. Tuy nhiên sau đó căn cứ vào sự chuyển vận thời tiết của đất trời các nhà làm lịch pháp phân ra rõ ràng là Xuân, Hạ, Thu, Đông, gọi là tứ quí hay tứ thời. Bốn mùa xoay chuyển là điều hệ trọng đối với vấn đề canh tác. Từng mùa vụ đều có ý nghĩa riêng biệt. Ví như mùa Xuân thì cây cối đâm chồi nẩy lộc, mùa Hạ thì cây cối lớn lên, mùa Thu thì gặt hái, còn mùa Đông thì tàng trữ. Bởi vậy mới có bốn câu: “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng”.

VẤN: Ông Vũ Tài Hành, Los Angeles: Tôi có điều muốn được bà cụ nhắc lại hộ: Bà cụ có nhớ phong trào đòi cải cách thơ mới, nhằm vào lúc cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát từ năm 1930 kéo dài đến hơn 5 năm, nghe nói lúc bấy giờ có một số nhà thơ mới lấy đề tài này đăng lên các báo nói lên cảnh đói khổ trong dân chúng.. Bà cụ có nhớ bài thơ nào thuộc thể thơ mới lúc đó xin ghi lại cho. Thành kính cám ơn bà cụ..

ĐÁP:
Tờ Phụ Nữ Tân Văn đề ra việc cãi cách thơ mới được nhiều sự ủng hộ song cũng không ít người chống đối. Trong số thơ mới nói về cảnh thất nghiệp bởi cuộc khủng hoảng kinh thế toàn cầu, bài “Con Nhà Thất Nghiệp” của Hồ Văn Hảo” đăng tải trên Phụ Nữ Tân Văn số 208 ra ngày 20-7-33 làm xôn xao dư luận trong làng thơ cả hai phái cũ và mới không ít. Bài thơ đó như sau:

Ngọn đèn leo lét
Xác xơ một nóc nhà tranh
Trên chiếu tan tành
Một trẻ thơ nằm im, xanh mét
……………
Ngoài trời mưa xào xạc
Gió tạt
Vào vách thưa
Mấy hạt mưa
Mảnh mùng tơi tác
……………
Lạnh lùng đứa bé
Cựa mình cất tiếng ho rtan
Người mẹ vội vàng
Vuốt ve rằng: nín đi con nhé
……………
Cha con gần về tới.

Cha nó đi đâu mà gần về tới? Cha nó túng quá,liều đi ăn trộm,nhưng không rành nghề,mới chui vào nhà,chủ nhà đã hô ăn trộm! Nếu không mau chân thì đã bị bắt rồi!

Thôi bây giờ tiền đâu mua thuốc
Cho con. Chết nỗi đi trời
Túng quá mới ra nghề nhơ nhuốc
Chắc mai đây nhịn đói lắm, mình ơi!
Hồi làm cu li
Đến mua, tiệm còn bán chịu
Nay sở đã đuổi ra, thì
Một đồng điếu
Họ cũng bảo đi!

Hai vợ chồng anh thất nghiệp ngồi thở ra, chỉ còn có chếch lưỡi, lắc đầu buồn bã:

Ngoài, vẫn mưa xào xạc
Trong, đứa nhỏ ho ran
Ngọn đèn tàn
Hết dầu nên lưu lạc.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 82

VẤN: Tôi muốn biết hàng bao nhiêu thế kỷ xa xưa, họ “Nguyễn” đã từng là bậc đưa ra cái “Đạo” để đối đầu với Tư Mã người chủ trương thuyết “danh giáo”. Có điều không rõ người họ Nguyễn đó là ai? Có liên quan với tộc họ Nguyễn ta ngày nay không? Nếu được bà cụ giảng giải thì quí hóa vô cùng.

ĐÁP:
Người họ Nguyễn mà ông muốn biết đó chính là NGUYỄN TỊCH, tuy không ngang tàng song đầy khí tiết. Nguyễn Tịch tự Tự Tông,người đất Úy thi,Trấn Lưu hiện nay là huyện Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam. Thân phụ ông là NGUYỄN VŨ thuộc cánh của Tào Tháo. Do sự quan hệ đó khiến họ Nguyễn ở vào thế đối lập với Tư Mã đương thời.

Họ Tư Mã lấy lễ giáo làm công cụ thống trị. Còn Nguyễn Tịch cũng như Kê Khang thì chủ trương đưa ra đạo “Tự Nhiên” hầu làm phương châm đối đầu với tập đoàn Tư Mã. Nguyễn Tịch khẳng định lập trường của mình: “Lễ có đặt ra cho ta đâu” . Ong đã thẳng thắn bác bỏ tận gốc rễ học thuyết Nho gia chẳng những chê Thang,Vũ mà còn khinh cả Chu,Khổng.

Nguyên Tịch thích uống rượu chơi đàn, nghiên cứu Lão Trang,ẩn cư trong rừng trúc huyện Sơn Dương suốt 20 năm trường. Cuối cùng ông bị Tư Mã ám hại , chết vào năm 40 tuổi.

Về sự nghiệp văn chương ông được xem là một trong hàng “Thất Tử” Kiến An. Tác phẩm của ông được ca tụng là tám mươi hai bài “Vịnh Hoài Thi”. Các thi phẩm này không phải sáng tác trong một lần mà suốt cả thời gian dài trong cuộc đời làm theo tùy hứng.
Họ Nguyễn của dòng dỏi Nguyễn Vũ (thân phụ ông) là một tộc trong bá tính, chẳng khác gì với họ Nguyễn thuộc tộc Bách Việt .Dưới đây là bài thơ thứ ba trong Vịnh Hoài Thi:

Đào lý ở vườn đông
Ngửa nghiêng bóng lối mòn.
Gió thu, bay mùi cỏ,
Rơi khắp nẻo quan san.
Có tươi gì cũng héo
Gai gốc phủ đầy nhà
Rong ngựa phi nước đại
Phi thẳng mé non Tây,
Giữ mình đã không trọn,
Huống hồ nói vợ con…
Sương sa đồng ướt sủng,
Năm tàn vẫn thế chăng?

VẤN: Có phải Vương Duy chẳng những thơ hay mà còn là một nhà hội họa tài ba xuất chúng. Bà cụ cho biết về nhân vật từ xưa này.

ĐÁP: Vương Duy (701-761) tự Ma Cật,nguyên quán Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây. Chẳng những ông nổi tiếng về thơ mà còn sành về âm nhạc,giỏi về thư pháp và luôn cả hội họa. Ong đậu Tiến sĩ, làm đến chức Thượng thư hữu thừa.

Vương Duy được xem là nhà thơ “phong thủy” nổi tiếng trong thiên hạ. Tô Thức - nhà văn học khét tiếng đã phải thốt lên lời khen tặng: “Đọc thơ Ma Cật thấy trong thơ có họa, nhìn họa của Ma Cật thấy trong họa có thơ”

Thơ ông nhuốm tư tưởng Phật giáo, nên người trong làng văn thơ gọi ông là Thi Phật.
Bài thơ “Tương Tư” của ông bên dưới:

Hồng đậu sinh Nam quốc
Xuân lai phát ý chi ?
Nguyện quân đa thái biệt
Thử vật tối tương tư.
Thơ dịch của Nguyễn Hữu Bổng:
Đậu hồng sinh ở miền Nam,
Đến xuân này lại nở thêm mấy cành?
Lượm về nhiều nhé hỡi anh,
Giếng này mới thật nặng tình tương tư!


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 83

VẤN: Cụa Nguyễn Văn Hạnh Maryland: Hiện nay toàn thể thế giới đang lâm đại nạn về kinh tế, tôi sực nhớ lại cuộc kinh tế khủng hoảng vào những năm 1930 cho đến năm 1937 khiến dân chúng khắp mọi nơi trên thế giới phải khốn đốn trăm bề. Chẳng biết lúc bấy giờ báo chí trong nước ta có phản ứng gì khônhg?

ĐÁP: Vào thời kỳ này làng báo Sài Gon tuy số lượnhg chưa có là bao, song tất cả đều phản ảnh đời sống bi thảm của dân chúng lúc bấy giờ như lâm vào nạn thất nghiệp,đói khát.
Ví như: Tờ báo đầu tiên gióng lên ttiếng nói trước cảnh của một người đàn bà nhảy sông tự vẩn chỉ vì lâm cảnh khốn cùng vì cuộc kinh tế khủng hoảng. Tờ báo mở đầu gióng lên tiếng đầu tiên nói lên thảm cảnh điển hình của một trong các gia đình cùng khốn phải đi tìm cái chết để khỏi nhìn cảnh đàn con thơ nheo nhóc cơm không có ăn, đau không có thuốc uồng:

Nhât báo Sài Gòn: phát hành ngày 10-3-1932 đã viết:
“Mới rồi,người ta thấy một người đàn bà trạc 35 tuổi nhảy xuống sông toan tự tử. Được vớt lên han hỏi, chị ta không nói tên gì và ở đâu. Hỏi vì sao tự tử chị ta trả lời:”vì hoàn cảnh nghèo khổ quá, đã bốn tháng rồi chồng bi sở bớt,không làm gì có tiền mà nuôi thân,phần thì con 4,5 đứa phải nhịn đói nhịn khát, chị không nở ngồi nhìn cảnh đau thương,nên tự tử cho khuất mặt.”

Công Nông Thương Báo xuất bản ngày 25-12-1932:

“Thầuy giáo Phan Văn Lược sau 32 năm làm việc cho chính phủ thì được lệnh về vườn. Trông thấy cái cảnh ba đứa con thơ nheo nhóc, mà vợ cũng không kế sinh nhai, thầy Lược đâm buồn. Thừa lúc nhà vắng người,thầy đã dùng dao đâm vào họng tự sát. Người nhà cứu không kịp thầy Lược đã chết rồi.”

Trước tin đau thương này báo Công Luận đã đưa ra câu hỏi với chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giờ:” “Tin người bị chính chính quyền đuổi việc, đã mất sở rồi còn mất nhà, con thơ nheo nhóc đói, vợ cũng lâm cảnh không nơi chốn để tìm việc làm, còn trông cây vào ai?

Báo Công Luận đã đặt câu hỏi: “Trông mong vào các ông hội đồng chăng? Thì họ la rằng họ còn mắc bận biết bao nhiêu việc mà họ cho là quan trọngh hơn việc giúp anh em. Từ ngày xảy ra nạn trhất nghiệp đến nay,các ông có biết bao nhiêu người phải chết đói chưa? Tuy mắt các ông chưa được thấy cái thảm trạng này,nhưng thường ngày coi báo,các ông đã thấy người chết đường, già có, trẻ có, đàn ông có, đàn bà có. Viện tang chứng, lời kết luận, bài báo nào cũng nói họ chết vbì đói cơm.Những tin đó các ông chớ lầm tưởng là nhà báo bịa đặt. Bịa đặt thì sở liêm phóng, ty kiểm duyệt khi nào lại dung túng cho đâu.”

Báo La Dépêche – một tờ báo Pháp xuất bản tại Sài Gòn, phát hành ngày 10-12-34 trước cảnh bi đát của người dân bản xứ đúng là sự thật của hoàn cảnh bi đát trước cuộc khủng hoảng kinh tế. Tờ báo này viết:

“Những kẻ không cơm,không nhà,chết đói,chết nghèo,thật là đáng tội nghiệp. Tên Nguyễn Văn Lang,nghề làm bồi,không nhà không việc,hôm qua nằm ở đường Espagne rồi không dậy nữa”
Còn nhiều tờ báo khác lúc bấy giờ thảy đều lên tiếng hoặc đăng tin,hoặc bình luận các cái chết vì cuộc kinh tế khủng hoảng…

VẤN: Ong Nguyễn Anh Tuấn Philadelphia: Xin bà cụ giải hộ cho các câu tục ngữ như sau:
Các nhân ngật phạn các nhân bão
Các nhân sinh tử các nhân liễu
2. Canh điền bất kiến điểu,
Hoa thục điểu phi lai
3. Cần canh bố chủng ban ban hữu
Lãn tác sinh nhai sự sự không.

ĐÁP:
Câu 1: Các nhân ngật phạn các nhân bão
Các nhân sinh tử các nhân liễu

Có nghĩa:
“Ai ăn, no bụng bụng nấy
Ai chết, nấy xong đời

Câu 2: Canh điền bất kiến điểu,
Hoa thục điểu phi lai.

Có nghĩa:
“Lúc cấy chẳng thấy chim đâu
Đến khi lúa chín,chim bâu hàng bầy.

Cũng có câu:

Lúc nghèo thì chẳng ai nhìn
Đến khi đễ trạng chín nghìn anh em.

Câu 3: Cần canjh bố chủng ban ban hữu
Lãn tác sinh nhai sự sự không

Có nghĩa:
Siêng cầy trồng tỉa,luôn luôn có
Nhác việc làm ăn ắt rỗng không.

Ta cũng có câu:
Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ…

Bà Phgan Thị Liễu, Orange County: Bà cụ còn nhớ bài “Trung thần, nghĩa sĩ” của ai không? Đồng thời xin bà cụ chép hộ cho bài này.

ĐÁP:
Bài Bài Trung thần, nghĩa sĩ của cụ Nguyễn Đình Chiểu:

Làm người trung nghĩa đáng bia son,
Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn.
Cơm áo đền rồi ơn đất nước
Râu mày giữ vẹn phận tôi con.
Tinh thần hai chữ phơi sương tuyết
Khí phách ngàn thu rỡ núi non.
Gẫm chuyện ngựa Hồ, chim Việt cũ
Lòng đây tưởng đó mất như còn.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 84

VẤN: Ông Bùi Bằng, Cagona Park:
1. Tôi được nghe Valentine là ngày Tình Yêu, nguyên thủy khởi xướng ra ơ Tây phương. Và, ngày nay đã lan tràn khắp nơi, trở thành phong tục chung của quốc tế. Tại sao lại có có tập tục lễ này?
2. Ở Đông phương ta ngày xưa có truyền thống này không? Bà cụ giải thích hộ.

ĐÁP:
1. Ngày lễ Valentine tức lễ Tình Yêu – đúng là một tục lệ đầy thơ mộng mà mọi quốc gia trên thế giới ngày nay đều thừa nhận như vậy. Nguyên do vào thế kỷ thứ ba dưới thời đại Đại Đế Claudius Đệ Nhị của đế quốc La Mã xét thấy rằng người lính độc thân bao giờ cũng hăng say trong cuộc chiến hơn là những binh sĩ đã lập gia đình. Lý do này đã khiến cho vị Hoàng đế La Mã Đệ Nhị này xuống chiếu chỉ không còn cho phép các thanh niên lúc bấy giờ được phép kết hôn nữa, với mục đích là bảo vệ sức mạnh cho quân đội. Thanh niên La Mã cảm thấy thật bất công nhưng không dám phản ứng, đành im lặng khuất phục nhìn nhà vua thì cứ tiếp tục chọn các mỹ nữ đưa vào cung điện. Mặc lệnh cấm của nhà vua linh mục Valentine vẫn làm phép hôn phối cho các cặp tình nhân đến xin ngài tác hợp trước mặt Thiên Chúa, bất chấp sự cấm cản của Đại Đế Claudius Đệ Nhị. Tất nhiên là vị linh mục này bị bắt tống giam vào ngục chờ ngày xử tử.
Có truyền thuyết lúc ở trong ngục tù, linh mục Valentine quen với một cô gái đẹp tuyệt vời, nhưng lại bị đui mù. Nàng là con của người quản ngục. Hai người yêu nhau. Tình yêu của cô gái đui mù tỏ ra thiết tha không kém gì vị linh mục. Nhưng có điều người tu sĩ thì… cảm thấy mối tình của mình bảng bạc thăng hoa và hoàn toàn tinh khiết trước Đấng Tối Cao. Thế rồi ngày tháng trôi qua, cô gái bỗng nhiên cảm thấy mình được thánh hóa…và đôi mắt hoàn toàn bị bóng đen bao phủ kia bất giác thấy bừng sáng…Ngay sau đó nàng đọc được một bức thư gửi lại cho cô, dòng chữ đầu tiên đập vào mắt nàng: “Thư Gửi Từ Valentine” Là thư này chính là của người tử tù linh mục Valentine gửi đến cho nàng trước khi thản nhiên đi vào cõi chết. Ôi! Đẹp làm sao một mối tình hoàn toàn tinh khiết…
Và, từ đó có ngày Valentine – đó là ngày lễ tình yêu đều thơ mộng…

2. Trong Tam Tự Kinh có mấy hàng: “Viết Hỷ Nộ. Viết Ai Cụ. Ai Ố Dục. Thất Tình Cụ. Thanh Xích Hoàng. Cập Hắc Bạch, Thử Ngũ Sắc. Mục Sở Thức”
Có nghĩa: ”Nói đến vui mừng, tức giận, đau thương, sợ hãi, yêu thích, chán, ghét và sự ham muốn là bảy loại tình cảm mà con người sinh ra đã có đầy đủ.
Màu xanh lá cây, màu đỏ, màu vàng, màu đen và màu trắng, là loại màu mà con mắt ta dễ dàng nhận biết được.

Chuyện kể rằng: ”Bảy loại tình cảm là bẩm sinh của con người, ta không thể cố tình mà che dấu, đè nén, sẽ sinh ra những chuyện không hay.

Ví như:

“Đời nhà Tùy cách nay khoảng nghìn năm. Trong thành Trường An, có một anh chàng con nhà giàu có, tên là Đỗ Tử Xuân. Anh chàng này sinh hoạt xa xỉ, tiêu xài hoang phí. Sau khi cha mẹ chết, chàng đã đem gia tài của cha mẹ tiêu tan hết sạch. Sau trở thành người ăn xin trên đường. Một hôm, có ông Đạo sĩ đi qua, thấy TỬ Xuân có huệ căn bèn đem về Vân Đài Phong trên núi Hoa Sơn. Đạo sĩ nói với chàng là ”Nay ta đi luyện thuốc, ngươi ở tại đây tu luyện. Từ nay trở đi, bất cứ nhìn thấy cái gì, nghe thấy điều gì, đều không được mở miệng nói lấy một câu, dù là các loại yêu tinh ma quái. Cha mẹ vợ con bị làm sao đều không được động lòng. Nếu ngươi qua được những thử thách đó thì sẽ đạt được chính quả.

Sau khi Đạo sĩ đi rồi, quả nhiên Đỗ Tử Xuân bắt đầu thấy các loại quái vật đến dọa nạt, các loại yêu tinh đến dụ dỗ. Lại thấy mình đi xuống Am Phủ, nhìn thấy các loại tà ma, lại thấy vợ mình thân xác bị xay thành bột, nghe thấy cha mẹ gọi, còn con thì khóc gọi cha, nhưng Đỗ Tử Xuân đã không khóc, không kêu hỏi, không trả lời, mà cũng không sợ hãi, Sau lại thấy ông Diêm Vương cho đi đầu thai vào nhà họ Vương làm thân con gái. Khi lớn lên tự thấy mình vô cùng xinh đẹp, trông như tiên nữ giáng trần, nhưng có điều TỪ NHỎ, KHÔNGKHÓC, KHÔNG CƯỜI, KHÔNG NÓI ĐƯỢC MỘT TIẾNG. Khi đến tuổi trưởng thành, có một vị tiến sĩ tên là Lư Khê đã không chế sự im lặng của nàng và đã cưới nàng về làm vợ. Vài năm sau, nàng sinh hạ cho một đứa con trai rất khôi ngô. Nhưng nàng vẫn không mở miệng nói ra một tiếng. Lư Khê thấy vậy tưởng là mình bị nàng khinh miệt nên không còn chịu nổi nữa liền ôm đứa bé ném vào cột nhà làm cho vỡ sọ, máu chảy ra lai láng. Tử Xuân sợ quá thất thanh kêu lên…

Đột nhiên, một tiếng nổ như long trời lỡ đất, người Đạo sĩ bất thần xuất hiện, liền bảo với Từ Xuân: ”Người đã quên đi được VUI, GIẬN, BUỒN, SỢ, GHÉT, MUỐN chỉ còn một cái tình cảm là YÊU mà ngươi không thể quên đi được. Thật đáng tiếc. Nếu ngươi không mở miệng thì linh dược ta đã có thể luyện thành và ngươi cũng có thể tu được thành Tiên. Thôi thì, đành vậy, nhà ngươi hãy trở về lại với trần gian tiếp tục sống kiếp người phàm tục.” Nói xong vị Đạo sĩ biến mất.”

Từ câu chuyện trên, ta thấy tình cảm của con người là bẩm sinh, không thể đè nén được. Thánh hiền, tình cảm của họ xuất phát từ sự chính đáng vô tư. Phàm phu tục tử, tình cảm thì xuất phát từ sự ích kỷ, tự tư, tự lợi. Còn loại người gian tà thì lợi dụng tình cảm, gây đau thương cho người hầu thỏa mãn dục vọng của mình.

Do đó, con người ta phải có con mắt sáng suốt để nhìn rõ và nhận biết được những sự việc đầy muôn màu muôn sắc trong cuộc sống. Làm được như vậy con người mới xử lý được những tình cảm phức tạp một cách ổn thỏa, cuộc sống mới có thể yên vui.

Linh mục Valentine đã đem tình yêu tinh khiết của Thượng Đế để cứu người và thánh hóa cô gái đang sống trong cảnh đui mù khốn khổ có được niềm tin trọn vẹn.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 85

VẤN: Cô Thanh Hương, Monterey Park LA, Thời xưa có chuyện lễ Tình Yêu như lễ Valentine ngày nay không? Xin bà cụ giải cho.

ĐÁP:
Tình yêu thì thời đại nào cũng có. Thời cổ đại thì tình yêu kín đáo hơn, nam nữ không có đủ quyền vượt ra ngoài vòng lễ nghi. Tình yêu ngày xưa thường thể hiện qua hôn lễ. Đa phần không biết nhau nhưng vẫn vui vẻ cùng nhau tác hợp do sự lựa chọn của cha mẹ. Có đôi lứa cưới nhau rồi mới yêu và yêu một cách tha thiết nếu tâm đầu ý hợp… Cũng có trường hợp thiếu tâm đầu ý hợp nhưng vẫn vui sống đến răng long đầu bạc là vì nghĩa v.v…Theo sách Thiên sĩ hôn lễ, thì người xưa đã có qui định, như tuổi kết hôn dưới thời nhà Chu “Trai ba mươi mới có quyền lấy vợ, gái hai mươi mới được ra lấy chồng”.

Ngày nay trai gái yêu nhau, tìm hiểu nhau trước khi chính thức bước lên xe hoa, nhưng thời cổ đại thì mọi việc đều do gia đình hai bên quyết định. Muốn tiến đến chuyện hôn nhân nhà trai phải nhờ mối lái mang con “chim nhạn” đến nhà gái dọ dẫm cầu hôn. Người xưa gọi đó là “nạp thái”. Người mối lái hỏi tên họ tuổi tác người con gái, gọi đó là “vấn danh”. Khi bên nhà trai biết được tuổi tác, tên họ của cô gái rồi thì mang đi …nhờ thầy bói xem tuổi tác của đôi trai gái có hạp nhau không? Đôi trai gái này ăn ở có được bách niên giai lão không? Nếu thầy bói cho là điềm lành thì nhà trai lại nhờ người mai dong ôm con “chim nhạn” làm lễ vật báo cho nhà gái biết. Lễ này gọi là “nạp cát”. Thế là hai bên làm “hôn ước”, nhà trai phải mang lễ vật “năm tấm tơ lụa đen”, năm cuộn lụa màu nâu nhạt cọng với hai tấm da hươu…mang sang nhà gái. Lễ này được gọi là “nạp trung. Và cuối cùng là ngày xin đón dâu. Đúng ngày tháng ước hẹn chú rễ đơn thân độc mã đưa xe đến nhà cha mẹ vợ đón dâu…Thân phụ cô dâu đưa con gái ra ngoài cửa giao tận tay cho chú rể. Khi về đến nhà gia đình đàng trai tổ chức tiệc tùng. Xong xuôi, chú rễ đưa cô dâu vào phòng làm lễ “hợp cẩn” v.v…Đa phần, kể từ sau ngày cưới đôi vợ chồng mới bắt đầu cho nhau “Tình Yêu” thầm kín nhưng mặn nồng. Tình yêu của ngưới xưa là vậy. Không được tỏ tình “tặng hoa” cho nhau, tìm hiểu nhau như ngày nay…

VẤN: Cụ Đồ Linh Uẩn, Santa Ana: Ngày xưa có quan niệm rõ ràng về “ngày trước, ngày sau vả luôn cả thời gian liên tiếp sau đó. Ví như hôm nay, hôm qua, hôm kia v.v…Tôi muốn được nhớ lại. Bà cụ giúp cho.

ĐÁP: Đúng như cụ bảo. Người xua có khái niệm thật rõ ràng về cách gọi từng ngày của thời gian. Ví như “Hôm Nay” thì gọi là “Kim nhật”. Hôm qua là “Tộ” hay “Tác nhật” hoặc mai thì gọi là Dực nhật – hiện giờ gọi “Minh Nhật” “Minh Thiên”. “Buổi sáng hôm sau” gọi là Cật Triều. “Tiền Nhật” tức trước đó 3 hôm. Để chỉ về “thời gian đã qua là thì gọi là “Tích”, hay tích giả hoặc năng giả…Còn từ “Hậu Nhật” chỉ về thời gian sau 3 ngày còn ngoài một tuần gọi là Lai nhật v.v…

Ngoài ra người xưa còn quy định một số ngày được xem là quan trọng như ngày Mong Một Tết gọi là Nguyên Đán. Ngày này được xem là rất quan trọng, chúc mừng nhau, cúng kiến, yến tiệc.. gọi là “Ăn Tết”. Ngày xưa ăn tết gọi là “quá niên”, nhưng ngày nay thì gọi là Xuân tiết.

Người xưa còn đưa ra những ngày quan trọng cho con người và thú vật. Như: Mồng Một tháng Giêng gọi là Kê nhật. Mồng 2 là Cẩu nhật. Mồng 3 là Trư nhật. Mồng 4 là Dương nhật. Mồng 5 là Ngưu nhật. Mồng 6 là Mã nhật và Mồng Bảy thì gọi Nhận nhật.

Còn tiếp
THINH QUANG


 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh