Năm ngoái tôi đa có dịp đuợc tâm sự cùng các bạn (click vào đây), nhưng vì giới hạn của tập Đặc San nên tôi muốn dành một phần cho năm nay. Bởi lẽ chuyện già thì còn dài dòng nhiêu khê lắm, mỗi nguời một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau nói sao cho hết.
Muốn sống lâu thì phải già, già đâu phải là cái bệnh, nhưng già thì có bệnh cũng là chuyện bình thuờng, Điều quan trọng là chúng ta biết làm thế nào giữ cho bệnh ít xảy ra nghia là phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Thế mà có những nguời nghe đến già là sợ, thấy đời sao thê thảm quá, ngay cả những ý nghĩ đó cũng sinh ra cho chúng ta nhiều bệnh rồi. Máy móc dù có tốt cho mấy dùng lâu cũng phải hư, phải tu sửa, Có những nguời thú chơi xe cũ năm, bảy chục năm hay trăm năm, họ bỏ ra biết bao nhiêu tiền để tu bổ sửa sang xe như mới. Sao chúng ta không lo cho thân già của mình mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc, đẹp lão mà đi than thân trách phận. Điều quan trọng là chúng ta phải chấp nhận già là điều tất yếu của vòng đời như những mùa Xuân Hạ Thu Đông, để chúng ta tích cực chủ động sửa soạn cho tuổi gìa của chúng ta đuợc an nhiên tự tại. Có thế chúng ta mới sẵn sàng “Già ơi…Chào bạn“ như Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói trong một cuốn sách của ông.
Thực ra già cũng có nhiều kiểu già có nguời già từ từ, có nguời già cái rụp sau cơn bạo bệnh đột ngột, có nguời già háp như trái cây chín héo, như bị giú ép, có nguời già phương phi đẹp lão. Quan niệm sống, kiểu cách sống cũng làm cho nguời ta già nhanh hay già chậm, cùng một hoàn cảnh, cùng một tình huống nguời thì cuời xuề xòa vui vẻ, kẻ lại bực dọc khó chịu. Nguời già nuớc này khác với nguời già nuớc kia tùy theo văn hóa của nuớc họ. Ta hãy xem bài “Già Tây già Ta“ của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc:
-“Già Tây nhìn khó biết. Hỏi tuổi là một điều tối kỵ, nhất là hỏi tuổi phụ nữ. Nói chung già Tây trang điểm thật khéo (cả đàn bà lẫn đàn ông), ăn mặc đúng mốt và dáng dấp cử chỉ luôn có vẻ nhanh nhẹn không thua một nguời trẻ, không để cho đám trẻ nhận ra mình già. Chỗ mỡ thừa nếu có thì họ đa nhanh chóng lóc bỏ… Già Ta thì khác. Già Ta hay làm bộ già hon tuổi thật của mình, thuờng xưng tuổi, so tuổi, hỏi tuổi của nhau (kể cả phụ nữ), khi tính tuổi còn cộng thêm tuổi nằm trong bụng mẹ gọi là tuổi Ta, hơn tuổi Tây một tuổi. Già Ta ít trang điểm, ít làm dáng, ăn mặc xuề xòa sao cũng đuợc và nếu là đàn ông thuờng để bộ râu vuốt tới vuốt lui, đi đứng đuờng bệ, nói năng chậm rãi, tằng hắng ho hen đôi ba tiếng cho có vẻ… già làng, lão làng, cho tụi nhỏ nể nang ở chỗ đông nguời.
Hình ảnh già Tây dễ sợ. Già như cái gì đó gớm ghiếc, xấu xa…Già Ta thì nguợc lại, hình ảnh thuờng là tiên phong đạo cốt, đuờng bệ uy nghi. Phúc Lộc luôn đi đôi với Thọ, luôn là hình ảnh râu tóc bạc phơ, cháu con đầy đàn, tuợng trung cho hạnh phúc.
Già Tây kể như hết thời bởi vì ở đó xã hội tôn trọng tuổi trẻ, sức mạnh, nhan sắc. Già cũng ráng làm bộ trẻ. Trừ những nguời giàu có, còn thì phải sống cách ly với con cháu, thuờng đuợc gởi vào nhà nuôi nguời già, thỉnh thoảng con cháu ghé thăm mà thuờng thì bỏ quên…Già Ta thì đuợc xã hội tôn trọng, với tập quán “kính lão đắc thọ“, nên chưa già lắm cũng làm bộ già. Tục ngữ có câu ”kính già già để của cho…” của đây không hẳn là tiền của mà là những kinh nghiệm quý báu. “Ra đuờng hỏi già về nhà hỏi trẻ“ là vậy. Già Ta thuờng sống chung với con cháu, đôi khi cả ba bốn thế hệ cùng chung sống duới một mái nhà (tứ đại đồng đuờng), hàng ngày nguời già đuợc chơi đùa với trẻ con, đuợc thấy những mầm non vươn lên. Già Ta tuy có bận bịu, vất vả nhung vui, thấy mình có ích”.
Đó là ông Ngọc nói về Già Ta ở Việt Nam nhất là ở nhà quê xa nơi thị thành. Nhưng chúng ta đang ở Hoa Kỳ một nuớc có nền văn hóa khác với chúng ta tất nhiên chúng ta phải thay đổi và uyển chuyển quan niệm sống của chúng ta cho phù hợp với cuộc sống hiện tại. Đối với con cái, cha mẹ già nếu vẫn giữ quan niệm cũ, nếp sống cũ thì sẽ dễ tủi thân, sẽ khổ sở vì những thay đổi. Nguời càng già thì càng nhớ về di vãng nên nhiều khi sinh ra cố chấp, đòi hỏi những cái này, cái nọ không thể nào phù hợp đuợc nữa. Điều quan trọng là chúng ta làm thế nào cho cuộc sống cuối đời đuợc an nhiên tự tại và thật nhiều hạnh phúc.
Đúng ra thì về già chúng ta sẽ rất hạnh phúc vì chúng ta đã buông bỏ mọi ràng buộc trong kỷ luật, giờ giấc, trách nhiệm ở sở làm. Chúng ta có nhiều thì giờ để làm những gì chúng ta thích, huởng những gì chúng ta muốn. Chúng ta có những mối quan tâm chung, những cách giải trí, sở thích giống nhau thời trai trẻ thì khi về hưu chúng ta có cơ hội sống lại với những điều ấy nhiều hơn. Khi về già phần đông các con của chúng ta đã thành đạt do đó chúng ta không phải bận tâm gì cho chúng. Các con cũng như những con chim khi đủ lông đủ cánh thì ra đi để tìm tổ mới, do đó vợ chồng già cảm thấy cô đơn, hiu quạnh, thừa thải, vô vị …nhất là các bà mẹ. Nhưng đó lại là điều hạnh phúc.
Có gì vui thích bằng khi hai vợ chồng già tình cờ nghe đuợc một bản nhạc mà ngày xưa cũng nhờ bản nhạc đó mà hai nguời quen biết nhau rồi nên vợ thành chồng. Còn gì vui suớng hơn khi hai vợ chồng già nhìn đôi trẻ đang yêu nhau mà nhớ lại những kỷ niệm thơ mộng thời xa xưa của mình. Nói thì nghe cũng suớng thật nhưng mấy ai đuợc cái diễm phúc ấy. Văn hóa ở Mỹ nguời đàn bà đuợc coi trọng do đó có nhiều bà cũng tự phong cho mình nào là thiếu tá, trung tá cho có vẻ là nguời cấp trên. Khi về già các bà như cẩm thạch lên nuớc, giá chót chắc là cũng là thiếu tuớng. Do đó có những cặp vợ chồng về già thuờng cải nhau, có nguời cho là các ông về già đổi tính, khó chịu. Phần đông các bà thuờng nghĩ những điều mình làm đều đúng nên nhiều khi tiết kiệm lời khen cho ông chồng. Thế mới có chuyện, có nguời cho là khắc khẩu, muốn cho trong ấm ngoài êm thì cách hay nhất là tịnh khẩu hay chín bỏ làm muời vậy. Thật ra tạo hóa cũng hay khi về già thì tai nghe nghểnh ngảng, mắt thì lờ mờ để bớt thấy những điều chuớng tai gai mắt.
Có một chuyện vui là cặp vợ chồng già nọ cả hai đều bị lảng tai, ông nói gà bà tuởng vịt thế mà êm đẹp hạnh phúc. Mấy nguời con có hiếu mua tặng cho cha mẹ mỗi nguời một cái máy trợ nhỉ. Khổ nỗi, từ đó ông bà sinh cải nhau suốt ngày, cuối cùng ông bà quyết định liệng những máy trợ nhỉ đó vào thùng rác để đuợc có hạnh phúc trở lại. Tôi có mấy ông bạn than về các bà nội tuớng, nguời thì nói bây giờ bả cứng đầu quá, kẻ thì nói nhà tôi chuớng lắm cái gì cũng biết hết. Phần thua thiệt về các ông nên nguời thì tìm cách ra khỏi nhà nào là đi chợ, đi thăm bạn bè lai rai, kẹt quá thì xin tị nạn chính trị…miễn sao ít gặp mặt thiếu tuớng càng tốt, đối diện bất tương phùng thì có gì vui đâu. Kẻ thì ôm nguời tình, máy điện tử, nguời thì suốt ngày lo sửa xe lúc nào cũng nằm duới gầm xe cho chắc ăn. Người nào có mảnh vườn nho nhỏ trồng hoa, trong rau thơm, bầu bí thì nhân cơ hội này mà ra vườn tỉa cây, bón phân tưới nước. Đó là cái thú vì đối với cây cỏ hình như mình cũng sai khiến nó theo ý mình, mình muốn nó xanh tốt hơn, nhiều trái… nó cũng chiều ý mình, còn với các bà thì không dễ đâu. Chuyện đó thì tùy hoàn cảnh, tùy truờng hợp mà quý vị xuất chiêu miễn sao cho trong ấm ngoài êm.
Tôi có ông bạn có biệt hiệu là Amota trong QuangNgai.net, hiện ở San Jose, đã ngoài tuổi cổ lai hy, lúc nào cũng hài hước coi đời như một trò chơi. Người mà tôi cũng thuờng nhắc đến trong những bài viết của tôi khi có dịp, ông rất sung suớng, hạnh phúc vì các con của ông đã nên gia thất. Về tài chánh thì đã có tiền hưu, có nơi ăn chốn ở độc lập với một nguời tình cái gì cũng biết hết đó là máy điện tử. Sướng thiệt!
Cũng mong rằng như André Maurois nói:
-“Cuộc đời đôi lứa cũng như những dòng sông, đầu nguồn nhiều ghềnh thác, càng ra gần biển cả càng trở nên hiền hòa trong trẻo…Tình yêu nguời già có sự trong sáng của tình bạn, lại có sự chăm sóc nhau nồng ấm”.
Phước ai nấy nhờ, Trời cho ai nấy hưởng.
Nói đến hạnh phúc tuổi già thì cũng tùy quan niệm mỗi nguời không ai giống ai. Nguời ta đặt ra nhiều tiêu chuẩn, nhiều điều kiện nhưng tựu trung có 4 điều kiện căn bản là: sức khỏe, nơi ăn chốn ở, tài chánh và hoạt động tất cả phải độc lập và tự do.
Về sức khỏe một phần do tiên thiên nghĩa là do bẩm sinh do di truyền, gene của ông bà, cha mẹ để lại, một phần hậu thiên do sự tập luyện và bồi bổ cho cơ thể của chúng ta. Về sự tập luyện như các bạn biết hiện nay có rất nhiều phương pháp như yoga, thiền, đi bộ, dịch cân kinh, khí công, càn khôn thập linh…tùy mỗi nguời thấy phương pháp nào hợp với cơ thể và sức khỏe của minh thì tập. Theo tôi tốt nhất là đi bộ ai cũng làm đuợc và thở. Nên tập hơi thở cho êm, sâu, chậm và đều thì tâm sẽ đuợc bình tỉnh, lắng đọng, bớt đi những vọng động, giận dữ, lo lắng, ưu phiền. Về ăn uống để bồi bổ cho cơ thể chúng ta nên ăn nhiều rau đậu, hoa quả, nhiều chất xơ để tránh bệnh ung thư, cũng như ăn ít muối và ít đuờng để tránh bệnh cao áp huyết và tiểu đuờng. Thực ra điều này cũng không có gì mới lạ, nguời xưa cũng đã biết. Như ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống đến 95 tuổi thời đó thật hiếm có đã nói:
“Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao”.
Mỗi mùa một thức ăn, măng trúc có nhiều chất xơ, giá thì có nhiều vitamin. Mùa Xuân, mùa Hạ tắm ao hồ, vận động để tăng tính linh hoạt của các khớp xương và giúp cho các cơ duy trì sự dẻo dai để tránh bị bệnh loãng xương.
Cũng như Tôn tử Mạc, thầy thuốc nguời Trung Quốc ở thế kỷ thứ 6 có nói:
-“Là thầy thuốc thì truớc hết phải tìm nguyên nhân bệnh, biết nguyên nhân bệnh rồi, truớc hết phải trị bằng thực phẩm, nếu không hết thì sau mới dùng đến thuốc”.
Về nơi ăn chốn ở nếu may mắn chúng ta có chỗ ở độc lập không phụ thuộc vào con cháu dù nhỏ hay lớn thì suớng biết bao. Nguời ta thuờng nói nhà của cha mẹ là nhà của con nhưng không có định lý đảo nghĩa là nhà của con không phải là nhà của cha mẹ. Khó lắm các bạn dù con mình có hiếu đi nữa cũng còn có dâu, có rễ. Ở Mỹ đuợc may mắn nếu mình là vô sản thì chúng ta có thể xin nhà housing trả với giá tuợng trưng. Không gì hạnh phúc hơn “một túp lều tranh hai quả tim già”, nếu không may mà chỉ có một quả tim già thì cũng tốt thôi, số mạng cả mà.
Về tài chánh với những nguời có công ăn việc làm tốt họ đã chuẩn bị cho tuổi về hưu thì không lo gì. Còn những ai không đuợc may mắn như vậy thì cũng không sao ở Mỹ chúng ta có tiền già, tiền hưu tuy không dư giả gì nhưng “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, phải không các bạn? Tri túc thuờng lạc mà.
Về sự hoạt động thì tùy cá tính mỗi nguời, nguời thích huớng ngoại hoạt động năng nổ tham gia mọi sinh hoạt của hội đoàn, cộng đồng…nhưng cũng có nguời trầm lặng không thích đến chỗ đông nguời.
Các mối quan hệ với xã hội rất quan trọng vì giúp cho chúng ta không thấy cô đơn. Chúng ta là con nguời của xã hội, không thể sống biệt lập, chúng ta nên chủ động tham gia bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ cho công ích, cho việc từ thiện…đó là cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc. Một trong những bí quyết sống lâu là có nhiều bạn bè. Căn cứ theo nhóm khoa học gia của Đại học Flinders ở Úc phát hiện thì bạn bè có thể giúp nguời già kéo dài tuổi thọ hơn là con cháu hay nguời thân. Đó là kết quả thu thập đuợc sau 10 năm nghiên cứu, dựa trên các nhân tố như tình dục, tuổi tác, sức khỏe và tình trạng hút thuốc trên hơn 1500 nguời già đã buớc qua tuổi 70.
Theo các nhà khoa học này, các mối quan hệ xã hội tốt như có nhiều bạn bè thân thiết có thể giúp nguời già có một lối sống lành mạnh như không hút thuốc hay uống ruợu quá nhiều. Ngoài ra những tình bạn gắn bó lâu dài có thể tạo những hiệu quả tích cực đến tâm sinh lý của những nguời lớn tuổi. Ở Mỹ có nhóm nguời cựu chiến binh Hoa kỳ trong thế chiến thứ hai hình như ở San Francisco có lập một hội khoảng 20 nguời. Quy uớc của hội là mỗi nguời nộp một chai ruợu mạnh có ghi tên của mình, nếu nguời nào qua đời thì những nguời còn lại đem chai ruợu của nguời đó cùng uống để tiển đưa nguời bạn đó về nơi an nghỉ cuối cùng. Tình bạn thật cao quý, nhưng khổ cho nguời thứ 19, thứ 20, khi nguời thứ 18 mất thì 2 nguời còn lại phải uống hết chai ruợu, đến nguời thứ 19 mất thì nguời cuối cùng phải uống cả hai chai ruợu, một chai tiễn nguời bạn, một chai tự tiễn mình truớc.
Ngoài ra yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng, như những nguời già ở nhà quê tuy ít học, thiếu thốn về vật chất nhưng thấy nguời ta già ngon lành, tiên phong đạo cốt. Chắc hẳn là họ có một nguồn sinh lực từ bên trong, biết uyển chuyển cho phù hợp với hiện tại để có cuộc sống hạnh phúc.
Theo Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thì bà Hélene Barrène trong Hiệp hội Claude Bernard đã nêu lên bốn yếu tố tâm lý của một tuổi già hạnh phúc. Thứ nhất là có niềm tin vào chính mình, một sự kiểm soát từ bên trong, giống như cái tâm an lạc của Đông phương ta vậy. Thứ hai là khả năng thích ứng tốt để tự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Thứ ba là giữ đuợc mối quan hệ về tình cảm và tâm lý xã hội với những nguời xung quanh. Thứ tư là làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn vì nguời vì đời hơn là chỉ tập trung vào bản thân mình.
Trong cuốn sách “Biết tự chăm sóc để có một tuổi già khỏe mạnh“ của nhóm bác sĩ bên Pháp có viết:
-“Năm tháng không có nghĩa lý gì. Nó chỉ là yếu tố phụ. Có những nguời già lúc 20 tuổi vì không có niềm tin, không hy vọng và những nguời ngoài 80 tuổi còn trẻ vì đầy ấp những niềm tin và hy vọng, những kế hoạch không những chỉ cho năm sau, tháng sau mà còn cho ngày mai, ngày mốt”. Và họ khẳng định
-“Tâm hồn không bao giờ già, nó trẻ vinh viễn“.
Ông Bertrand Russel, một nhà toán học, một triết gia, một nhà đấu tranh cho hòa bình, năm ông 90 tuổi mới gặp đuợc bà Edith nguời yêu lý tuởng. Ông có làm bài thơ có lẽ là bài thơ tình hay nhất đã được Bác sĩ Đổ Hồng Ngọc dịch:
Gởi Edith
Đã bao tháng năm dài
Anh luôn luôn tìm kiếm
Nào đâu nổi bình an
Nào đâu niềm thanh thản
Chỉ có suớng khoái thôi
Và đớn đau vô hạn
Chỉ có quạnh hiu thôi
Và những con điên loạn
Giờ đây tuổi đã già
Cuộc đời như sắp cạn
Anh mới tìm thấy em
Anh mới tìm đuợc em
Và hạnh phúc vô biên
Và bình an thanh thản
Và tình yêu cuộc sống
Mới vỡ òa trong anh
Anh biết mình sẽ thôi
Sẽ không còn tìm kiếm
Giấc ngủ sẽ tràn đầy
Em,
Bình an.
Thanh thản.
(Thơ Bertrand Russel, bản dich Đỗ Hồng Ngọc)
Đó là chuyện bên Mỹ. Ở Tàu, Ông Lâm Ngữ Đuờng trong cuốn “Một quan niệm về Sống Đẹp“ mà ông Nguyễn Hiến Lê dich có kể lại chuyện một danh họa thời Nguyên là Triệu Mạnh Phú, về già, muốn cuới một nguời thiếp. Bà vợ của ông có viết mấy câu thơ:
…Lấy một nắm đất sét
Nặn thành hình anh
Đắp thành hình em
Rồi đập phá cả hai, nhào chung lại.
Lại nắn thành hình anh
Lại đắp thành hình em
Trong chất đất của em có anh
Trong chất đất của anh có em…
Đọc xong bài thơ, ông thôi không cuới nguời thiếp nữa.
Còn ở Việt Nam, cụ Nguyễn Công Trứ năm 73 tuổi nạp một nguời thiếp đương độ thanh xuân, tối tân hôn ông cao hứng làm bài hát có những câu hài hước sảng khoái:
Trẻ tạo hóa ngẩn ngơ lắm việc
Già Nguyệt ông cắc cớ trêu nhau
Kìa những nguời mái tuyết đã phau phau
Run rẩy kẻ đào tơ còn mảnh mảnh.
Trong truớng gấm ngọn đèn hoa lấp lánh.
Nhất tọa lê hoa áp hải đuờng.
Từ đây đã tạc đá ghi vàng.
Bởi đâu truớc lựa tơ chắp chỉ.
Tân nhân dục vấn lang niên kỷ
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam!
Tình đã chung, lứa cũng phải vam
Suốt kim cổ lấy làm vận sự
Trong trần thế duyên duyên nợ nợ
Duyên cũng đành mà nợ cũng đành.
Xưa nay mấy kẻ đa tình
Lão Trần là một, với mình là hai !
Càng già, càng dẻo, càng dai…
(Theo Giai Thoại Làng Nho, tác giả Lãng Nhân)
Trong Câu Chuyện Nuớc Mỹ do Lan Phuong phụ trách mời quí vị nghe tuờng trình một luật sư tên Jack Borden ở tại Weatherford, tiểu bang Texas vẫn còn đang hành nghề vừa mừng sinh nhật 101 tuổi vào ngày 5-8-2009. Không những thế Cụ còn đuợc vinh danh là nguời làm việc lâu nhất tại Hoa Kỳ.
Khi đuợc hỏi là bí quyết gì giúp cho cụ đạt đến tuổi thọ cao như vậy, cụ nói:
-“Tôi không biết, tôi là nguời tin tuởng chắc chắn đấng thuợng đế toàn năng đã sắp đặt mọi chuyện rồi và rằng ngài để cho tôi ở đây cũng có một lý do, có thể lý do đó là chuyện vừa xảy ra, đó là tôi vừa đuợc chọn là nguời làm việc xuất sắc và lớn tuổi nhất trên toàn nuớc Mỹ“.
Cụ xuất thân từ một gia đinh nông dân nghèo nên phải nghỉ học một thời gian, cụ tốt nghiệp nghành luật tại Đại học Texas năm 1939. Cụ luôn luôn theo sát lối sống lành mạnh, điều độ và tôn trọng quí mến mọi nguời. Ngoài công việc của một luật sư, truớc đây cụ cũng được bầu vào các chức vụ công cử 4 lần và một lần được bầu làm thị truởng thành phố Weatherford trong thập niên 1960.
Cụ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, với người vợ hơn cụ một tuổi, cũng tốt nghiệp đại học, trong 66 năm và cụ luôn luôn ca ngợi bà là người phụ nữ thông minh nhất. Cụ bà qua đời cách đây 3 năm. Cụ Borden tâm sự:
-“Tôi hành nghề luật 74 năm rồi. Sự kiện tôi vẫn còn hành nghề có thể không còn sắc bén như ba, bốn chục năm về truớc, nhưng tôi vẫn làm việc giỏi về các văn kiện di chúc và địa ốc. Đi làm, tôi có cơ hội nói chuyện với khách hàng, cho họ lời khuyên, giúp họ hoạch định, đó là điều tôi vẫn làm. Nếu tôi nghỉ ở nhà có lẽ tôi sẽ chết trong vòng 6 tháng.”
Bà Lynn Adler, sáng lập viên của tổ chức Natinal Centenarian Awareness Projet chuyên làm việc với những vị cao niên còn khỏe mạnh đã trên duới 100 tuổi, bà nhận xét:
“Các cụ trăm tuổi là một nhóm nguời hết sức tuyệt diệu, rất độc đáo và có cá tính riêng“.
Với kinh nghiệm làm việc với các cụ trăm tuổi hạc, bà cho biết nhiều cụ vẫn còn làm việc, có cụ trên trăm tuổi vẫn còn lái xe. Có cụ yêu cầu mua máy vi tính để học cách sử dụng dù cụ đã 104 tuổi. Các cụ vẫn vui huởng những sở thích như đọc sách, xem truyền hình, thích sống trong không khí gia đinh với con cháu.
Bà còn cho biết có những truờng hợp rất hiếm hoi là có cặp, cụ ông 104 tuổi nhu đã nói trên và cụ bà 102 tuổi. Có nhiều truờng hợp các cụ sống lâu trên duới trăm tuổi, góa vợ, đã tái hôn với các cụ bà trong hạn tuổi từ 80 đến 90 tuổi.
Đó là nói chuyện nguời Mỹ chứ nguời Việt Nam của mình đâu có thua ai. Như cụ Nguyễn Vỹ nguời Quảng Ngãi nguyên là Hiệu truởng truờng trung hoc Lê Khiết tại Quảng Ngãi năm 1946. Cụ sống ở Nha Trang rất khỏe mạnh và minh mẫn, cụ mất cách đây 3 năm thọ 104 tuổi. Bà quả phụ Nguyễn Hữu Hiến nhũ danh là Hồ Thị Cưu thuờng đuợc gọi là bà Bang Hiến, cũng nguời Quảng Ngãi gia đình ở núi Thiên Bút hiện ở Nam California vừa qua đời thọ 103 tuổi, đặc biệt cụ rất khỏe và minh mẫn, dù mổ tim đôi ba lần. Cụ thích xem phim bộ và tự làm những công việc cho cá nhân cụ. Trong Hội Đồng Hương Quảng Ngãi chúng ta cũng thường đọc những bài thơ văn của Cụ Phan Quang Đại năm nay cũng đã 96 tuổi vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh và làm thơ, cũng như cụ Trúc Nam Trần Thiện Bích năm nay chắc cũng gần 100 tuổi, tuy cụ sức khỏe không tốt lắm nhưng vẫn minh mẫn, chỉ đôi khi hay quên cũng là chuyện thường của người già. Tuổi thọ trên 100 đang chờ các cụ.
Nói đến 100 tuổi thọ tôi lại nhớ đến ông cụ người Huế ở Sàigòn chuyện con tôi kể lại khi nó còn ở Việt Nam. Một hôm nó cùng một số bạn đến thăm gia đình người bạn có ông Cụ đẹp lão, phương phi đang ngồi trên ghế xích đu đọc báo, một người trong nhóm bạn đến kính cẩn lễ phép chào Cụ và chúc Cụ sống lâu trăm tuổi nhân dịp năm mới. Như thế là đúng quá rồi chứ gì nhưng không phải vậy. Ông Cụ cũng khó tính, không trả lời gì cả chỉ hứ một cái. Người cháu đến xin lỗi người bạn ấy và nói Ông Cụ mình không vui vì năm nay Cụ đã 100 tuổi rồi, ông Cụ cũng mong sống thêm năm, mười năm nữa mà vui với con cháu, mà thật năm đó Cụ mất thọ 100 tuổi, số mạng cả mà. Ngoài ra còn biết bao nhiêu nguời sống trên trăm tuổi nhất là ở nhà quê Việt Nam chắc các bạn cũng biết hay nghe nói đến.
Một tin vui cho tất cả chúng ta là tờ US News & World Report đa mách nuớc cho những ai muốn có đuợc trăm năm tuổi thọ như sau:
- Chớ bao giờ thực sự nghỉ hưu. Có những bằng chứng cho thấy là sau khi nghỉ làm việc, bệnh mập phì và các bệnh trầm kha khác sẽ tăng cao. Vậy sau khi nghỉ hưu các cụ nên tìm một hoạt động nào khác để giữ cho cơ thể đuợc khỏe mạnh như làm vuờn, làm việc thiện nguyện trong các truờng học, bệnh viện, hội từ thiện…
- Nhớ giữ hàm răng cho thật sạch. Một cuộc khảo cứu của đại học New York cho biết luợng vi trùng quá nhiều trong miệng có thể lọt vào trong máu và làm sưng động mạch, một nguy cơ gây bệnh tim.
- Năng hoạt động, tập thể dục. Thể dục là dòng suối truờng sinh, nó giúp cho cơ thể vận hành tốt, trí tuệ minh mẩn, tâm tư thoải mái.
- Ăn nhiều chất sợi, các loại hạt nguyên cả màng bao như gạo lức chẳng hạn nhất là vào buổi sáng để duy trì một luợng đường đều đặn trong máu cho cả ngày. Những nguời theo lối ẩm thực như vậy ít gặp nguy cơ tiểu đuờng.
- Ngủ ít nhất 6 giờ một ngày. Những nguời đạt đến tuổi thọ 100 thuờng coi giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu.
- Hãy ăn uống những thức ăn tươi như rau cỏ, trái cây có màu xanh lục, vàng cam, đỏ, đó là những loại rau quả chứa nhiều vitamin thiên nhiên, đừng lệ thuộc vào các viên vitamin quá nhiều. Tránh những thức ăn nhiều tinh bột như gạo trắng, bánh mì, bánh ngọt, đuờng
- Đừng có để cho những bực bội, lo nghĩ lẩn quẩn trong tâm trí suốt ngày, nên có óc hài huớc. Xin thêm, hài huớc có thể biến một sự khó chịu, khổ đau thành sự dễ chịu và giúp họ có khả năng thích nghi rất tốt và như vậy họ càng dễ có hạnh phúc hơn.
- Nên giữ thói quen tốt. Các cụ sống lâu đến trăm tuổi thuờng rất điều độ, ăn uống rất kỹ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Đối với những nguời lớn tuổi, lối sống thất thuờng khiến họ khó có thể lấy lại quân bình cho cơ thể và dễ bị nhiễm trùng hay cảm cúm.
- Nên có niềm tin tôn giáo và theo lời dạy của Chúa, Phật hay Thuợng đế và một trong những lời dạy là bảo trọng co thể, có thể hiểu là không nghiện ruợu, không hút thuốc lá hay cần sa, ma túy.
- Cần có thân nhân, bạn bè, xóm giềng để giao du hầu tránh tình trạng hiu quạnh dễ sinh buồn rầu, trầm cảm. Giữ mối liên lạc gia đinh, bạn bè mật thiết còn có điều tốt ở chỗ họ sẽ canh chừng các cụ và nếu như họ có nhận xét gì thấy các cụ có vấn đề về sức khỏe thì chính họ sẽ thúc giục các cụ đi gặp bác sĩ khám nghiệm xem sao.
Xin chào và chúc các bạn hãy tận nhân lực để có cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.
Massachusetts, cuối Thu năm 2009.
Lê Quang Chuởng.