MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 20)
Thinh Quang
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 96
VẤN: Cụ Đỗ Đức Hồng,
Tam Khổ Cam. Cập Tân Hàm. Thử Ngũ Vị, Khẩu Sở Hàm. Thiên Tiên Hướng. Cập Tinh Hư. Thử Ngũ Xú. Tị Sở Khứu.
Bà cụ dịch từng chữ và luôn cả ý của các câu trên. Luôn tiện xin cụ kể về sự tích. Cám ơn bà cụ.
ĐÁP:
Nghĩa của rừng chữ:
Toan: Vị chua.
Khổ: Vị đắng.
Tân: Vị cay.
Hàm: Vị mặn.
Hàm: Ngậm trong miệng.
Khẩu: Cái mồm.
Thiên: Mùi hôi của con dê.
Tiên: Mùi khét, mùi các vật cháy.
Tình: Mùi tanh hôi của thịt cá.
Hủ: Mùi mục nát hay mùi thịt bị ru74a nát.
Xú: Mùi thối.
Khứu: Ngưởi bằng mũi.
Tị: Cái mũi.
Dịch nghĩa: Chua, ngọt, đắng, cay, mặn là năm loại vị mà ta có thể ngậm vào miệng phân biệt ra được.
Còn: hôi, cháy, thơm, tanh, mục nát là năm loại mùi thối mà ta ngửi là phân biệt được.
Chuyện kể:
”Có câu chuyện về sự tích con kiến. Đó là chuyện ngày xửa ngày xưa có một anh chàng rất lười biếng hay ăn mà không chịu làm việc. Hắn thích ăn đồ ngọt, lại có cái mũi rất thính. Một viên kẹo nhỏ rơi bất cứ ở đâu hắn cũng có thể ngửi thấy và tìm ra dễ dàng. Vì tính hay ăn, biếng làm, nên ruộng vườn đều bị bỏ hoang.
Thấy vậy, một hôm người vợ bèn nói với hắn là bây giờ còn trẻ, còn có sức lực, nên ra ngoài học hỏi người ta để tìm học lấy được nghề mà giữ thân cũng như nuôi dưỡng vơ con sau này.
Nghe vợ nói vậy, hắn liền thu xếp ra đi. Trên đường anh ngang qua một vườn rau, thấy một con ngỗng rơi xuống hố phân lên không được. Không cần lưu ý, hắn cứ tiếp tục đi, một lát sau thấy một số dân làng chạy ra, như tìm một vật gì. Đám người này gặp anh hỏi có trông thấy con ngỗng trắng không? Anh ta sực nhớ và nói với dân làng là: ”Tôi có thể dùng cái mũi của tôi để đánh hơi và tìm hộ cho”. Thế rồi, hắn bèn làm ra vẻ ngửi chỗ này rồi ngửi chỗ kia. Cứ thế mà hắn dẫn đám dân làng đi dần đến cái hố phân trong vườn rau kia và bảo với đám người này hãy cứu lấy con ngỗng mà làm phúc.
Từ đó dân làng rất tín nhiệm hắn và đặt cho hắn cái tên là “Hiếu Tị Sư”. Tên đó truyền đến tai vua. Một hôm, triều đình bị mất cái ngọc tỉ, tức là cái dấu ấn của vua, bèn cho gọi hắn lên để tìm kẻ gian. Hắn vô tình và cũng nhờ may mắn tìm ra được kẻ ăn trộm ngọc tỷ. Vua bèn ban cho hắn bất cứ vật gì hắn muốn. Vì hắn thích ăn đồ ngọt mà lại nghe nói đồ ngọt trên Thiên Đình còn ngon hơn ở dưới trần gian hàng trăm ngàn lần. Hắn mới yêu cầu nhà vua làm cho hắn một cái thang mầu nhiệm để hắn có thể leo lên đất nhà trời mà ăn đồ ngọt. Khi hắn leo tới nửa chừng, không ngờ gặp phải ông thần Sấm Sét liền đánh một nhát chí mạng làm hắn ngã từ trên trời xuống đất. Khi rơi xuống mặt đất thân xác hắn vỡ tan ra hàng trăm ngàn mảnh, liền biến thành một đàn kiến nhỏ, đi đến đâu ngửi đến đó. Cũng từ dạo ấy trần gian mới sinh ra đủ loại kiến, từ kiến đỏ đến kiến đen, kiến vàng, kiến riện, kiến bù nhọt, kiến vương… xuất hiện khắp mọi nơi để tìm…vật ngọt”.
VẤN: Cụ Võ Trình (LA). Trong bài văn tế của Đặng Đức Siêu, có câu: “Mối nghĩa sánh duyên gác tía, bước gian truân từng cậy dạ khuông phù; màn kinh giúp sức cung xanh, công mông dưỡng, đã đành lòng úy kỵ. Câu này có mấy chữ “sánh duyên gác tía”, và “màn kinh” có nghĩa như thế nào? Xin cụ giúp cho.
Đáp:
’Sánh duyên gác tía nói về chỗ ở của công chúa. Có tích nói về ông Vũ Tinh lấy Ngọc Du công chúa, tức bào muội của vua Gia Long. Còn “màn kinh” là màn của ông thầy ngồi giảng sách.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 97
VẤN: Ông Lâm Linh Tòng (
ĐÁP:
Trung Quốc có nhiều giai thoại vê sâm. Có loại số tuổi đến cả ngàn năm, chỉ đứng sau Đại Hàn. Sau khi hấp thụ đầy đủ linh khí của trời đất, loại sâm này biến thành hình người và phát sinh ra linh khiếu vô cùng mầu nhiệm. Vì vậy mà người Trung Quốc cũng như Hàn Quốc gọi là “nhân sâm”.
Vào gần cuối thế kỷ 20 một nông dân ở Trung Hoa đã may mắn tìm được cặp “Linh Chi Thảo Nhân”, giống hệt như hình dạng con người có đầy đủ mặt mày, tay chân. Cặp nhân sâm này được xác nhận có niên kỷ bản sinh hơn cả ngàn năm. Đây là loại sâm có dược tính trị liệu vô cùng linh diệu.
Linh chi thảo nhân chính là một loại nấm lâu năm biến hóa thành thần mộc. Ngoài ra, Trung Hoa cũng có những loại sâm thiên nhiên được chế biến và xem như các loại sâm quí, như sau:
1. Nhâm Sâm Bách Chi: Sâm này đầy nhánh rể chằng chịt trị các chứng bệnh về thận và gan. Người ta thường dùng để nấu canh hoặc sắc lấy nước uống.
2. Sâm Hồng Tu: Hình dạng nhỏ như rau, màu nâu đỏ, vị đắng thường dùng hầm với gà ác chữa được các bệnh hen suyễn.
3. Sâm Y Long: Loại sâm này còn có tên là Y Truật, màu vàng có vằn đen, củ giống cà rốt. Đây là loại sâm dây giống Hà Thủ Ô, có lõi, thường được các Đông Y Sĩ khuyên chỉ nên dùng phần bì bên ngoài phơi khô hợp chung với các phương dược khác tùy theo chứng bệnh và do thầy thuốc kê toa.
4. Diền Sâm, cũng có tên là Huyền Sâm. Sâm này màu đen, vị nhạt dùng để nấu canh hoặc phương dược.
5. Sâm Bạch Trụ: Sâm này khác với các loại sâm ta thường thấy. Thạch Trụ Sâm có mùi vị tanh và nhạt nhẽo, hình thẻ có nhiều phần giống sâm Cao Ly, dược tính duy nhất là để giúp ăn ngon, chữa trị các bệnh miệng đắng, bao tử yếu v.v…
VẤN: Cháu Hồ Văn Kim,
ĐÁP:
Nhà sưu khảo Đào Đức Nhuận có loạt bài như cháu hỏi như sau:
Bồng em đi dạo vườn cà
Trái non bỏ mắm, trái già làm dưa.
Làm dưa ba bữa dưa chua
Để dành ăn cấy, khỏi mua tốn tiền.
* * *
Củ lang Đồng Ngỗ
Đỗ phụng Đồng Dinh
Chồng bòn, thiếp mót để chung một gùi.
Nói về việc sản xuất trong hoàn cảnh lạc hậu:
Ai về Cà Đó
Chịu khó xách ki
Chân đi lòm khòm.
Nói về đặc sản:
Nem chả Hòa Vang
Bánh tổ Hội An
Khoai lang Trà Kiệu
Thơm rượu Tam Kỳ.
Đặc sản Khánh Hòa:
Yến sào Hòn Nội
Vịt lội Ninh Hòa
Tôm hùm Bình Kha
Nai khô Diên Khánh.
Quảng Ngãi:
Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Thi Phổ.
Cũng như nhớ cái mùi cá kho thi vị ở xứ Núi Ấn Sông Trà:
Anh đi, anh nhớ quê nhà
Nhớ món cá bống sông Trà kho tiêu.
Tuy vậy tất cả đều nhường bước cho tô don Vạn Tượng:
Cô gái lòng son
Không bằng tô don Vạn Tượng
Hay câu:
Có nghèo có khó cũng lấy con vợ bán don
Lỡ khi nó chết cũng còn cặp ui. v.v…
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 98
VẤN: Bà Vũ Hồng Uyên (
1. Kê hoa hoán áp hoa,
Hoán lai hoán khứ sai bất đa.
2. Khiếu tiểu tể vô nhục.
3. Kiến Văn Vương thi lễ nhạc,
Kiến Trụ Vương động can qua.
ĐÁP:
Câu thứ 1:
Ổ gà đổi ổ vịt,
Đổi qua đổi lại cũng y hệt.
Câu thứ 2:
Chim hót thịt không ngon.
Việt
Đẹp như cái tép kho tương,
Kho đi kho lại nó trương phềnh phềnh.
(Ý noi kẻ nịnh hót lòng dạ thường quỉ quyệt.)
Câu thứ 3:
Gặp Văn Vương thì thi lễ nhạc,
Gặp Trụ Vương dáo mát giở ra.
Ta cũng có câu:
Đi với Bụt mặc áo cà sa
Đi với ma mặc áo giấy.
VẤN: Ông Trần Đệ
ĐÁP:
Trong Kinh Thi có đề cập đến thực phẩm của thời Tây Chu gồm có đến 130 loại thực vật, 200 loại động vật. Dưới thời đại này chủ ý đến vấn đề âm thực, do đó mới có câu: ”Muốn ăn cá, phải là “cá phương” dưới sông” hay là “Muốn ăn cá phải là “cá chép” dưới sông. Qua thời Xuân Thu vấn đề ẩm thực lại càng phong phú hơn, nhiều đến nỗi Đức Khổng Tử phải đề ra điều “Thất bất thực” để răn đe cảnh cáo. Thất bất thực có nghĩa bảy điều không nên ăn.
Công thức nấu ăn đời Hán thường dùng muối, giấm để nấu thức ăn, thêm mật, đường, tỏi làm gia vị. Về hương liệu ngoài gừng, quế còn có cả rau thơm. Sở dĩ có các vị cay đắng là nhờ Trương Tiến lúc bấy giờ bắt chước theo người Tây Vực. Các món ăn của người Tây Vực còn có dưa hấu, dưa chuột, bồ đào, thạch lựu v.v…
Đời nhà Hán thích ăn thịt chó, do đó mà có nhiều người hành nghề giết chó. Ngoài ra, nghề làm bánh cũng thịnh hành, nhất là bánh ngày Tết.
Đời nhà Tống chú tâm vào loại bánh “nguyên tiêu” hay bánh “huynh đồn”. Huynh đồn là loại bánh có hình tròn, nhân thịt hệt như “bánh tét” của Việt
Qua thờ Bắc Tống có bánh bao “Vương Lâu Mai Hoa”, bánh thịt “Tào Phu Nhân”, quán cơm thịt dê “Xẩm Ngũ”, canh huyết nhà họ Vương.
Vua Gia Khánh nhà Thanh trong một buổi đại yến đãi các hàng các quan khách, các Sứ Thần ngoại quốc và trong nước đã tập trung đến 1.500 hỏa lò đề nấu nướng 326 loại món ăn thuần cao lương mỹ vị khác nhau. Có thể nói là có đa số là các món được xem là kỳ diệu làm say mê thực khách. Tất nhiên là việc đãi đằn này kéo dài đến 10 ngày đêm…có lịch trình ấn định. Về thời gian tiệc tùng và giờ giấc nghỉ ngơi, bảo vệ sức khỏe cho quan khách. Nói khôn cùng. Kể khôn xiết. Quả đúng như lời truyền tụng khắp năm châu bốn bể: “Ăn Cơm Tàu…”, cho mãi đến ngày nay cũng vẫn chưa có quốc gia nào đánh bại được cung cách nấu nướng ăn uống của người Trung Hoa.
VẤN: Cụ Vương Hà Đạo (
ĐÁP:
Lạc Tân Vương người đất Ly Châu, có khiếu văn chương. Ông biết làm thi phú từ năm lên 7. Ví như bài “Đế kinh phú” được xem là một trong các bài thơ kiệt tác. Không những vậy mà biền văn của ông còn vượt hơn cả thi ca của ông nữa. Người đương thời ca tụng không tiếc lời bài “Thảo Võ Chiếu Hich”. Bài “Dịch Thủy” của ông như sau:
Thử biệt biệt Yên Đan,
Tráng sĩ phác xung quan,
Tích thời nhân dĩ một
Kim nhật thủy do hàn.
Có nghĩa:
Đây là nơi chốn giã biệt thái tử Đan. Tóc của người tráng sĩ dựng cả lên chạm phải cái mũ đang đội trên đầu. Người xưa, (ý chỉ thái tử Đan) không còn nữa, nhưng dòng nước ngày nay vẫn còn lạnh như ngày nào…
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 99
VẤN: Ông Nguyễn Cao,
ĐÁP:
Bài Cảm Ngộ của Trần Tử Ngang như sau:
“Lan nhược tự xuân hạ,
Thiên uất hà thanh thanh.
U độc không lâm sắc
Trì trì bạch nhật vãn,
Niểu niểu thu phong sinh.
Tuế hoa tận dao lạc,
Phương ý cánh hà thành!”
Bản dịch của Thinh Quang:
Xuân qua hạ đến buồn sao
Khóm lan chòm nhược một màu xanh xanh.
Hoa đâu trơ trọi một mình
Khoe màu đỏ thắm trên cành tím tươi.
Nặng nề ngày trắng dần trôi
Gió thu hiu hắt ven trời lân la.
Ua tàn hết cả mùa hoa
Ý thơm rốt lại còn ra trò gì!
Vấn: Bà La Thành Vũ (
1. Bà cụ có biết có câu tục ngữ nào cùng nghĩa với câu “Môn đăng hộ đối” không?
2. Ta có câu “Chín người mười ý”, tục ngữ Trung Hoa có câu nào tương tự không?
3. Xin giải nghĩa hộ câu “Bạch khinh dạ trọng, bất tảo trị một mệnh”
ĐÁP:
1. Cùng một nghĩa với “Môn đăng hộ đối”:
“Ba môn đối ba môn, bản môn đối bản môn”.
Có nghĩa:
Cửa phên đối với cửa phên
Cửa gỗ đối với cửa gỗ”. (Ý nói sự cân xứng với nhau.)
2. Trung Hoa cũng có câu tương tự với câu “Chín người mười ý” như câu:
“Bách nhân bách tính, nhất bách cá tâm”.
Có nghĩa:
Trăm người trăm họ, một trăm lòng.
3. “Bạch khinh dạ trọng, bất tảo trị một mệnh”.
Có nghĩa:
“Bệnh sớm nhẹ tối nặng, không trị mau ắt bỏ mạng.”
VẤN: Ông Văn Trần Dallas: Người xưa chia ngày đêm theo từng giai đoạn để đặt ra cách danh xưng, cũng như chia từng bữa ăn trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi tối. Xin bà cụ nhắc cho.
ĐÁP:
Cổ nhân căn cứ vào con bóng và sắc trời mà phân định “Ngày và Đêm”.
Ví như:
Trời sắp sáng thì gọi là “Muội sảng. Nhưng khi trời sáng hẳn thì gọi là “Bình Đán” hay “Bình Sóc”. Lúc mặt trời mọc thì gọi là “Đán” hoặc gọi là “Tảo Triêu” hay “Thần”. Mặt trời lên đến đỉnh đầu thì gọi là “Nhật Trung” hay “Nhật Cực”, còn gọi là “Chánh Ngọ”, “Trung Ngọ” hoặc “Thời Trung”. Tưởng cũng nên biết khi mặt trời sắp đến đỉnh đầu gọi là “Ngưng Trung”. Mặt trời ngã về Tây gọi là “Nhật Trắc”. Mặt trời sắp lặn gọi là “Nhật Luân” hay “Ngật Nhập”. Còn dùng từ “Mộ” là nói về sau khi mặt trời lặn, như thời gian đầu gọi là “Hoàng Hôn” hay “Ngân Định”. Ban đêm gọi là “Tiêu” hay “Tịnh”. Nửa đêm là “Tí Dạ” tức là giờ Tí giữa đêm.
Tên gọi từng bữa ăn:
Bữa ăn sáng gọi là “Triêu Thực” còn gọi là “Ưng”. 9 giờ sáng gọi là “Thực Thời” hoặc “Tảo Thực” Ăn bữa tối gọi là “Tôn”.
VẤN: Ông Bùi Tất Đạt (Philadelphia): Trước kia tôi còn nhớ đầy đủ về bài cổ thi “Đông Môn Chi Phần”, nhưng bây giờ thì câu nhớ câu không. Xin bà cụ nhắc hộ và luôn cả nghĩa của bài thơ này.
ĐÁP:
Bài cổ thi đó như sau:
Đông môn chi phần
Uyển khâu chi hứa
Tử trọng chi tử
Bà sa kỳ hạ.
Cốc cán ư sai,
Bất tích kỳ ma,
Thị dã bà sa.
Nghĩa:
Ngoài cửa đông có một cây phần, bên dưới gò Uyển có cây hứa góp phần xanh tươi. Đám con cái nhà Tử Trọng vui chơi, thường xuyên nhảy múa dưới các cội cây vui vầy, mong chọ được ngày tốt lành, đàn con họ Nguyên ở tận phương nam, bỏ bê việc dệt gai, cùng nhau vui chơi trò nhảy múa.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 100
VẤN:
ĐÁP:
Căn cứ vào một nguồn tin được loan tải trong mục “Khoa Học và Đời Sống” về chất tạo nên con người các nhà khoa học vừa tìm thấy một hợp chất cơ bản của sự sống trong bụi thiên thạch. Theo nguyên văn, đây là bắng chứng mới nhất về khả năng sinh vật sống tồn tại ở bên ngoài trái đất.
Tàu vũ trụ Stardust của Mỹ thu được bụi và khí từ sao chổi Wild 2 vào năm 2004. Sau khi phân tích, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện trong bụi và khí có dấu vết của glycine amino axit. Điều này khiến ngưới ta càng tin vào giả thuyết về sự tồn tại của sự sống ở một nơi nào đó trong vũ trụ.
“Dấu vết của glycine trong sao chổi giúp chúng tôi có thêm bằng chứng về việc các chất tạo nên sự sống tồn tại trong vũ trụ. Có lẽ những thiên thể có sự sống không hiếm như chúng ta tưởng”, Carl Elsila một nhà sinh học thiên văn của NASA phát biểu.
Jamie Elsila, trưởng nhóm nghiên cứu, phỏng đoán rằng những hợp chất cơ bản tạo nên con người có thể tới từ vũ trụ.
-“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ giả thuyết về việc một số nguyên liệu của sự sống đã hình thành trong không gian. Sau đó các sao chổi và thiên thạch đã đưa chúng xuống trái đất”, Elsila nói.
20 loại amino axit được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau để tạo nên hàng triệu protein. Những protein này sản xuất mọi thứ trên cơ thể sinh vật từ lông đến enzyme.
Elsila cho rằng địa cầu không phải là thiên thể duy nhất có amino axit.
-“Chúng tôi nhận thấy glycine trên sao chổi có đồng vị carbon mà chúng ta chưa từng biết. Điều đó chứng tỏ amino axit có nguôn gốc từ sao chổi đó.” Esila phát biểu.
VẤN: Bà Nguyễn Như Ái Hoa,
ĐÁP:
Tôi chỉ nói ở Đông phương mình từ xưa nay người đàn bà hầu hết đều cam phận nhường bước cho chồng, tôi không dám nói đến câu “chồng chúa vợ tôi”. Tuy nhiên, cũng chẳng phải là không có…như bài thơ chua của Tú Lắc…để diễn tả về thân phận của đấng mày râu đối với những cánh hoa hồng. Tôi xin ghi lại bài thơ “ĐÀN BÀ” của Tú Lắc đăng trên tạp chí Thằng Mõ Nam Cali bên dưới để bà cụ suy gẫm:
Tạo hóa vốn cực kỳ tinh xảo
Sinh đàn bà để báo đàn ông
Nếu không má phấn môi hồng
Thì đâu có chuyện anh hùng mỹ nhân
Bởi vì có Văn Quân tuyệt sắc
Nên Tương Như gieo khúc Phụng cầu
Mặt hoa sánh với hoa đào
Cho tim Thôi Hộ dạt dào ý thơ
Thúy Kiều dạo cung tơ mấy khúc
Khiến chàng Kim ruột đứt gan bào
Trích Tiên Lý Bạch thi hào
Trầm hương nhác thấy xiêm bào ngẩn ngơ
Vung bút vẫy vần thơ tuyệt diệu
Khuc xưa Thanh bình điệu còn truyền
Chim sa cá lặn Điêu Thuyền
Xui cho chàng Lữ Phụng Tiên mê hồn
Tây Thi, Trữ La thôn giặt lụa
Đã làm cho Phạm Lãi say hoa
Tú Xương chừa rượu chừa trà
Nhưng không chừa được đàn bà. Nhất ông!
Nếu không có khách má hồng
Thế gian rặt những đàn ông, chán phèo!
Cũng phải có vòng eo, vòng ngực
Để quàng vai dìu bước Slow
Kề tai thủ thỉ nhỏ to
Cho căng nhựa sống cho đời nở hoa
Muôn Năm, Vạn Tuế: Đàn Bà
Phải không quý vị bạn già của tôi?
Đàn Bà là Nhất Trên Đời
Ai không “Nhất Trí” là người loại “Gay”.
VẤN: Ông Diệp Năng Đạo, LA. Tại sao người ta lại thích uống trà? Uống trà có lý thú gì không? Bà cụ có nghe qua về phương cách chế biến trà không?
ĐÁP:
Trà là một thức uống có lợi ích cho đời sống con người. Nó vừa giải khát vừa làm tăng trưởng cho sức khỏe và tạo cho tinh thần được minh mẩn thoải mái. Đã vậy, trà lại còn có “tính dược”, tiêu trừ được các loại bệnh nhất là được trường thọ. Biết được sự lợi ích và sự lý thú uống trà, thì danh từ “Trà Nghệ” bắt đầu xuất hiện.
“Lục Vũ Trà Kinh” là tác phẩm đầu tiên khảo luận về trà. Tập sách quý giá này được phát hành cùng khắp kể cả các quốc gia châu Á, dần dà truyền đến các nước phương Tây, Mỹ Châu và luôn cả Úc Châu…
Trà đảm nhận một vai trò quan trọng trong đời sống con người. Người xưa dùng trà vừa để thưởng thức mùi vị thơm ngon của nó, vừa làm vị thuốc duy trì sức khỏe, nhưng đặc biệt để cho những người con mượn chung trà dâng lên cho cha mẹ mỗi buổi sáng để tỏ lòng hiếu thảo.
Trà còn ảnh hưởng đến sự sinh hoạt hàng ngày để bảo đảm cho đời sống, còn ảnh hưởng cả đến tâm hồn của các nhà thơ đời Đường. Trong bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị có đoạn nói về trà:
“Thương nhân trọng lợi khinh biệt ly
Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ
Khứ lưu Giang Khẩu thủ không thuyền
Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thùy hàn”.
Dich thơ:
Chuyện ly cách sá chi phải bận
Bán buốn “Trà” lận đận ngàn khơi.
Dẫu cho ai chẳng đoái hoài
Bên thuyền trăng vẫn trải dài với sông.
(Thinh Quang)
Các loại trà và cung cách chế biến:
“Trà là do lá trà non chế biến. Nó tùy thuộc vào độ lên men của là trà trong không khí và nhiệt độ “sao trà” là thế nào cho trà có màu sắc và hương vị đặc biệt của nó. Ngoài ra trà còn ướp với các loại mùi thơm của hoa. Một vài đặc điểm dễ nhận thấy khi nhìn thấy nước trà xanh mà ngã màu vàng chứng tỏ là độ lên men ít. Độ men lên càng nhiều thì nước trà càng đỏ. Có điều nên nhớ độ lên men ít thì mùi vị trà gần với thiên nhiên, và có “tính hàn”. Trà sao độ càng cao thì nước trà càng loãng…
Dưới đây là các loại ta thường gặp trong các tiệm bán trà, như:
1. Trà tự nhiên không lên men gồm: Lục trà, Long tỉnh, Bích La Xuân và Tiễn trà.
2. Lên men chỉ một nửa thì loại Ô Long.
3. Độ lên men nhẹ: có Thanh Trà, Hoa Trà và Lục Trà.
4. Độ lên men trung bình có: Đống Đỉnh, Thiết Quan Âm, Thủy Tiên, Vũ Di, Thiên Lư Trà và Hồng Trà.
5. Độ lên men cao có: Bạch Hào, Ô Long, Bành Phong Trà…
6. Lên men toàn bộ có: Hồng Trà.
Sự khác biệt giữa Lục Trà và Hồng Trà còn tùy ở quá trình chế biến. Khi chế biến cần phải nghiền cho nát vụn, lá trà ép để loại bỏ nước trước khi “đem lên men”. Lúc cho trà lên men thì chất diệp lục bị phá hoại, chất toan trong trà bị “oxy” hóa biến thành chất “oxyt” màu đỏ, nên khi pha nước ta thấy có màu hồng, gọi là Hồng Trà, tiếng Quảng thường gọi “Hùng Xà”, Mỹ gọi Black Tea v.v…
Cách uống trà:
-Uống một mình dùng loại ấm pha trà “Độc Ẩm”
- Cho hai người uống, dùng oại ấm trà “Song Ẩm”
- Cho ba người trở lên thì dùng “Quần Ẩm”…
Còn tiếp
THINH QUANG