Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 31)
THINH QUANG

(Mở speaker, chick vào mũi tên màu trắng để nghe âm thanh)
BÓNG CHIỀU XƯA
Sáng tác: Dương Thiệu Tước
Nhạc hòa tấu.

VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 31)
Thinh Quang

MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 151

VẤN: Cụ Vương Đình Chiểu, Virginia: Xin cụ cho biết thế nào là người quân tử và thế nào gọi là tiểu nhân?

ĐÁP:

Quân tử và Tiểu nhân chỉ cách biệt nhau ở cái phẩm chất của “Đạo Đức”. Có người cho rằng Quân tử chỉ vào cái vị trí xã hội cao hay thấp. Kẻ có địa vị cao là người quân tử còn kẻ ở địa vị thấp thuộc hạng tiểu nhân. Không phải như vậy. Chức tước quyền quý,giàu có cao sang chẳng phải là hạng người quân tử, nếu để cái đức bị đánh mất đi. Kẻ bố y địa vị thấp hèn,chưa hẳn đã là kẻ đứng vào hàng tiểu nhân hèn hạ.

Đức Khổng Tử từng nói đâu có phải ngựa nào cũng như ngựa nấy. Ngựa cũng có nhiều loại. Trong đó có ngựa “sấu” và ngựa có sức mạnh phi thường. Nhưng đâu phải đó là loài ngựa quý!!! Ngài dạy rằng “Ngựa được xem thuộc hàng loại “ký” là bằng vào cái “Đức” của nó vậy”.

Cảnh Công nước Tề có hàng ngàn cỗ xe tứ mã, hùng mạnh vô song, nhưng đến thời kỳ chúng lần lượt đi vào thiên cổ chẳng thấy có lời khen nào trong dân chúng. Còn Bá Di, Thúc Tề lên núi Thú Dương tuyệt thực cho đến ngày gục ngã mà mãi đến ngày nay vẫn còn được người đời ca tụng.

Muốn là người quân tử phải đạt cho được chín điều:

1. Khi nhìn phải nhìn cho thật rõ ràng.
2. Khi nghe phải nghe cho thấu đáo.
3. Phải điềm nhiên như nhiên lúc nào vẻ mặt cũng bình tĩnh, ôn hòa.
4. Tướng mạo phải thật khiêm cung.
5. Phải giữ điều trung thực trong lời lẽ phát ngôn.
6. Làm việc gì cũng tôn trọng với sự kính cẩn.
7. Nếu có điều còn ngờ vực phải ôn tồn hỏi han, tìm hiểu.
8. Lúc giận không nên tỏ ra thái quá, mà phải nghĩ đến sự hoạn nạn có thể xảy ra.
9. Khi có lợi đưa đến, việc cần thiết phải nghĩ đến điều nghĩa.

Kẻ “tiểu nhân” là tất cả những điều trên đều ngược lại.

VẤN: Cụ Hồng Hạnh, Maryland: Thế nào gọi là “Phù Chú”?

ĐÁP:

Thực ra “Phù Chú” gồm có hai loại. Đó là Phù lục và Chú ngữ. Phù chú là một phần trong Vu Thuật, được xếp vào hàng quan trọng trong Văn học sử Trung Quốc.

Trong giới khoa học quan tâm không ít về Vu Thuật của Trung Quốc. Họ tập trung sự nghiên cứu để tìm hiểu những bí ẩn trong Vu Thuật. Các học giả trên thế giới đều gia tâm chọc thủng màn bi mật của môn khoa học thần bí này. Như năm 1906, học giả Thái Nguyên Bồi đã bỏ công phiên dịch “Yêu quái học giảng nghĩa” của Thỉnh Thượng Viên, Nhật Bản là Tỉnh Thương Viên Liễu. Còn nhóm Kiều Phong tức Chu Kiến Nhân thì cùng nhau biên soạn một tác phẩm huyền bí mang tiêu đề Mê Tín Và Khoa Học. Năm 1926 ngay tại Trung Sơn Đại Học thành lập Dân Tục Học Hội ấn hành tập “Táo Thần khảo” cũng như tập “Phúc Kiến Tam Thần khảo” v.v…

VẤN: Trong ca dao Trung Hoa có bài ĐÔNG MÔN CHI PHẦN, bà cụ nhớ chép hộ cho. Nhân xin bà cụ dịch hộ bài thơ này.

ĐÁP:

Bài “Đông Môn Chi Phần”

Đông môn chi phần,
Uyển khâu chi hứa;
Tử trọng chi tử,
Bà sa kỳ hạ.
Cốc đán ư sai,
Nam phương chi nguyên,
Bất tích kỳ ma,
Thị dã bà sa.

Có nghĩa:

Cửa đông thì có cây phần, dưới gò Uyển có cây hứa, con cháu nhà họ Tử Trọng cùng nhau đến nhảy múa. Chọn được ngày lành tháng tốt, con cháu nhà họ Nguyên ở phương nam bỏ cả việc dệt gai thường nhật chạy đến nơi để cùng nhảy múa...


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 152

VẤN: Ông Đỗ Hồng Hà, Virginia: Tôi có lần nghe một người bạn ngâm một bài thơ “Vọng Cố Hương” của cụ Nguyễn Du. Bà cụ có nhớ bài thơ ấy không?

ĐÁP:

Tôi nghĩ bài thơ “Vọng Cố Hương” của cụ Nguyễn Du mà ông đề cập đến có thể là thời gian cụ được triều đình cử đi sứ sang Tàu. Bài thơ “Vọng Cố Hương” đó như sau:

“Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán
Bạch đầu gia hận tuế thời thiên.

Có nghĩa:

Một trời xuân hứng lạc nhà ai? Đêm nay trăng tròn tại Quỳnh Châu xa xôi muôn dặm. Chốn Hồng Lĩnh không còn nhà cửa, anh em xa lìa tất cả. Đầu bạc rồi thường hay giận dỗi bởi vì năm tháng đã đổi dời.

VẤN: Cháu Nguyễn Liên Hoa, UCLA: Cháu nghe các bậc anh tài lắm khi đặt hết tâm trí để tìm ra một lời giải, một ý tưởng hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng cuối cùng họ lại tìm ra nhờ vào một sự cố nào đó. Chẳng biết có như vậy chăng?

ĐÁP:

Quả như vậy. Chẳng có gì buồn bằng là sự dồn hết tâm trí để tìm ra lời giải đáp theo dòng suy tư của mình trên mọi lĩnh vực triết học, văn học, khoa học nghệ thuật v.v…mà không thể nào tìm ra được, đành chịu buông tay. Nhưng sau giấc ngủ khi tỉnh dậy thì bất giác tìm được lời giải đáp. Hình như mọi hoạt động thực sự sáng tạo đều tùy thuộc ở mức độ nào đó vào những dấu hiệu đến từ tiềm thức.

Chính Mozart nghĩ ra hòa nhạc “ngũ âm” bài “Tiếng Sáo Tiên Cung”. Hoặc như Berlioz khi ngâm mình trong dòng sông thì không hiểu làm sao ông đã ngâm lên khe khẽ một lời nhạc mà lâu nay mình nghĩ mãi không ra. Hoặc như Van Gogh – một họa sĩ tài ba đã nói: ”Lắm khi tôi thấy vô cùng sáng suốt khi đứng trước cảnh tượng của tạo hóa trong niềm vinh quang cực độ. Những ngày ấy tôi gần như không ý thức về mình, các bức tranh tôi vẽ ra như đã đến từ trong giấc mộng.” Nhà triết học Newton sau nỗi tuyệt vọng khôn cùng cũng thu nhận được các thành quả chứng minh về “nghiệm của các phương trình” sau giấc ngủ qua đêm …Nhưng phải mãi cho đến một thế kỷ sau các nhà khoa học mới có thể chứng minh được v.v…

Những phát hiện như vậy từng bừng nở trong tâm thức mà các nhà tâm lý học vẫn không thể nào lý giải được.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 153

VẤN: Ông Văn Thành Đạo, Los Angeles: Tục ngữ ta có câu: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”. Vậy thế nào là “Biết” theo đúng cái nghĩa thật Biết của nó… mà các nhà Thần học thường nói? Tôi muốn biết rõ ràng hơn về cái biết như người xưa đã bảo này. Bà cụ biết xin chia xẻ cho với.

ĐÁP:

Cái BIẾT thật vô cùng. Cái biết thuộc bản năng thú tính của con người chúng ta, ví như biết ăn, biết uống, biết đi, biết đứng v.v…Cái biết này là tranh lấy sự sống để sinh tồn. Chữ Hán Việt gọi “Biết” là “TRI”, cùng nghĩa với “Knowleedge”. Nếu nói về cái khôn ngoan của “biết” theo như lĩnh vực Tâm Linh (heart & Mind) như ông đã đề cập đến ”Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.” Vậy cái “biết” đó là Knowledge “Ignorance is the curse of GOD, Knowledge the wing wherewith we fly to Heaven” mà Montaigne đã nói.

Vậy “TRI là cơ năng (faculty), là năng lực (power) Thượng Đế với nhiều mức độ khác nhau đã trang bị riêng cho sinh vật siêu đẳng “Nhân linh ư vạn vật”. Vậy nói về cái “Biết” ở giữa cuộc đời vật chất này, nếu đem cái “Biết” của mình để làm hại kẻ khác, độc quyền hưởng thụ, ắt sẽ rước cái hại vào thân. Nhưng khờ khạo bị mê hoặc bởi danh lợi, ắt sẽ sa vào vòng bi lụy, rước hại vào thân. Duy chỉ có cái “Biết” không lợi dụng sự hiểu biết của mình làm điều sai trái, biết khoan nhượng và tự chế trước những cái hư danh, phù phiếm, không tối mắt trước cái lợi bất chánh… thì sự sống sẽ an toàn.

Còn cái “Biết” đúng với cái nghĩa “tri thiên bẩm” gồm từ cơ năng siêu hình tức cái Metaphysical faculty cao siêu, hiếm thấy biểu trưng cho cái Lương Tri hay cái Lương Tâm (concience) cho tới năng lực siêu linh cao siêu và huyền diệu chính là sự hiểu biết khôn ngoan, đúng hơn là cái hiểu biết cao đẹp của cái sống đích thực của những người biết sống.

VẤN: Cụ Đồ Gàn, Philadelphia: Kinh Dịch có phải là chìa khóa mở cửa để đi vào Vũ Trụ không?

ĐÁP:

Đúng vậy. Kinh Dịch là chiếc chìa khóa để ta tìm hiểu về mọi biến chuyển của Vũ Trụ. Có thể nói Kinh Dịch là một pho sách triết học Đông Phương, nó ẩn chứa tiềm tàng những điều mà con người muốn khám phá để tìm hiểu những huyền vi của tạo hóa. Kể từ khi có Kinh Dịch xuất hiện, tính có đến bao nhiêu ngàn năm nay, tại Đông phương đã chia ra nhiều môn phái không ngoài mục đích để luận giải và sử dụng bộ kinh tối cổ này, như:

* Theo Nho giáo thì đây là bộ sách bói toán điều kiết hung.
* Theo Phật giáo thì đây là bộ Kinh soi sáng thêm đời sống con người với vũ trụ.
* Theo Mật Tông thì đây là bộ Kinh dành để nghiên cứu về sự vận chuyển các từ lực của con người với các đối thể hiện hữu chung quanh.
* Theo Tân Gia Mặc Pháp thì đây là bộ Kinh tôi luyện tư tưởng và dùng nó để khắc chế thiên nhiên.
* Theo các tư tưởng gia Tây phương gọi là bộ triết học uyên bác có khả năng chuyển cải tư tưởng bất thuần động của nhân loại.

Với khái niệm ấy cho nên tùy mỗi nơi, mỗi tôn giáo, tùy mỗi quốc gia hay địa phương đều áp dụng và nhìn Kinh Dịch với thị nhãn đặc tính theo khái niệm của họ. Chẳng hạn trong các môn phái, võ thuật cũng bị những khái luận khác nhau về Kinh Dịch làm thay đổi các tư tưởng võ thuật v.v…


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 154

VẤN: Cụ Văn Khúc Hà (Westminster): Bà cụ có nhớ bài Dân ca cổ của Hung nô cũng như bài “Kích Nhưỡng Ca” không? Nếu có, xin bà cụ nhắc lại hộ.

ĐÁP:

Bài dân ca cổ “Hung Nô” như sau:

Vọng ngã Yên chi sơn
Sử ngã phụ nữ vô nhan sắc.
Vọng ngã Kỳ liên sơn,
Sử ngã lục súc bất phiền tức.

Có nghĩa:
”Xin đừng làm mất núi Yên chi sơn của chúng tôi,
Khiến cho phụ nữ chúng tôi mất đi nhan sắc!
Xin đừng đánh mất núi Kỳ liên sơn của chúng tôi,
Khiến cho súc vật của chúng tôi phải biến mất dần đi”.

Bài “Kích Nhưỡng Ca”:

“Nhật xuất nhi tác,
Nhật nhập nhi tức,
Tạc tình nhi ẩm,
Canh điền nhi thực,
Đế lực ư ngã,
Hà hữu tai.”

Có nghĩa:
Mặt trời mọc thì làm,
Mặt trời lặn thì nghỉ.
Đào giếng lấy mà uống,
Cày lấy ruộng mà ăn.
Đừng trông vào súc vua giúp ta,
ThÌ không hề có.

Vấn: Ô. Hà Thúc Khải (San Jose): Tôi đang nghiên cứu bước đầu về Dịch Kinh để được biết đại khái về kho tàng quý giá này. Xin bà cụ chỉ giáo.

ĐÁP:

Dịch Kinh là pho kinh tối cổ mênh mông như trời cao bể rộng, thật khó lòng thông suốt được. Đại khái, Dịch là để muôn vật thành được mọi việc, bao trùm đạo lý của con người. Thánh nhân áp dụng đạo dịch là để khai mở hoài bảo của thiên hạ, định được khả nghiệp của thiên hạ và đoán được sự ngờ của thiên hạ.

Có ba bộ kinh tối cổ của nhân loại, như Cựu ước, Dzyan, Dịch Kinh…nhưng chính Dịch Kinh của Đông phương được xem lâu đời nhất. Có thể nói nó là cơ sở phát triển ra văn hóa, lập ra nền luân lý, chỉ ra con đường đạo đúc của người Đông phương.

Dịch Kinh thật huyền bí vi nhiệm đến nỗi Đức Khổng Tử đã phải dành ra nhiều thời gian đem cả tâm lực của mình để hệ thống và lý giải bộ kinh vĩ đại này…mà vẫn không làm hết được; đến nỗi trước khi nhắm mắt ngài đã thảng thốt kêu lên:

-”Gia ngã sở niên, tốt dĩ học dịch, khả dĩ vô đại quá hỉ”.

Câu nói bất hủ này ngày nay được các nhà biên dịch trên thế giới dịch bằng các ngôn ngữ bản xứ những điều ngài đã thốt ra như bên trên. Trong tập “A Philosophical Prophecy I Ching” của Jame F. Simmons đã dịch đăng ngay trang đầu: ”Conficius said: Give me a few more years, so that I may have spent a whole fifty in study (of Iching) and I believe that after that all I should befairly free from error”.

Dịch Kinh nói về lẽ biến hóa của trời đât cùng sự năng hành chuyển động của muôn vật. Ngay trong thời khai minh thượng cổ, Đông phương tin rằng trong trời đất có lẽ Âm Dương, lúc ẩn, lúc hiện, thật khó lòng mà đo lường được.

Vua Phục Hy (4477-4363 tr.CN) chiêm nghiệm Hà Đồ lập ra thành quẻ, chỉ ra cái lẽ Âm Dương. Phục Hy bảo rằng: Dương là “Cơ”, Âm” là “Ngẫu”. Mỗi cái vạch liền gọi là Hào v.v…lập ra Bát Quái như ta thấy có sự ấn định Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn v.v… Sơ lược đại khái như vậy.

VẤN: Cụ Qui Hải (Garden Grove: Bà cụ có nhớ câu thần chú Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm thứ 30 không?

ĐÁP:

Đó là câu: ”Ma Đát Rị Già Noa”.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 155

VẤN: Ông Vũ Đạo Nhân, Orange County: Trong một dịp gần đây tôi được đọc lời dẫn giải của bà cụ nói về cái BIẾT. Giờ tôi muốn biết cặn kẽ thêm về cái “Trí năng” và Trí Lực? Xin bà cụ giải thích giúp cho.

ĐÁP:

TRÍ NĂNG là sự vận dụng toàn bộ cả Trí Óc lẫn Tâm Hồn có nghĩa là thể xác lẫn tâm linh. Cái Trí Năng hay Trí Lực ấy thường xuất hiện nơi các bậc siêu nhân hay nói cách khác là các bậc Thánh nhân, Quân tử. Cổ nhân đã dạy cho chúng ta có ba điều Biết:
Ba cái Trí đó là:
1. Sinh nhi chi TRI
2. Học nhi chi TRI
3. Khốn khổ nhi TRI.
Do đó cái BIẾT ở thế nhân là do ở Trí Thức. Cái Biết của Thánh Nhân hay dù chỉ là một người thường, biết giữ trọn cái ĐẠO làm người, là do ở TRÍ NĂNG.
…Blaise Pascal – một Thần đồng toán học năm lên 8 tuổi đã chứng minh được 32 Định lý của Euclide. 300 năm trước đây ông đã do Linh tri, Linh giác đạt tới một Trí Năng vượt hẳn mọi thế nhân.

VẤN: Ông Đinh Trường Vũ, Santa Clara: Bà nghĩ thế nào về Số Phận có hay không?

ĐÁP:

Số phận hay Số mệnh là một vấn đề đã được mang ra thảo luận từ mấy ngàn năm nay. Theo quan điểm của những người “Mệnh Do Thiên Định”, thì số phận con người hoàn toàn do trời sắp đặt. Mỗi người đều có một số phận riêng và hoàn toàn không do mình chủ động. Còn quan điểm của người “Nhân Định Thắng Thiên”, cho là số phận do tự bản thân mình, không ai có thể sắp sẵn trước cho mình. Tương lai là do mình quyết định.

Giữa hai quan điểm này đến ngày nay vẫn chưa giải thích được. Với những người trải qua bao nhiêu cảnh gian truân, thân phận năm chìm bày nỗi cho đến cuối cuộc đời, ngẫm nghĩ lại thì hình như số phận mình đã có bàn tay nào đó sắp đặt sẵn.

Nhiều người cho rằng, bất kỳ một vấn đề gì hay một hiện tượng gì, nếu thông qua được sự kiểm chứng của khoa học, thì vấn đề đó hay hiện tượng đó là có thật. Còn một vấn đề gì hay một hiện tượng gì mà khoa học chưa kiểm chứng được thì coi như vấn đề đó hay hiện tượng đó là không có, ai không tin bác bỏ cho đó là mê tín, dị đoan.

Vậy ai đã thực sự đo được chính xác nhiệt độ của trung tâm Mặt Trời? Ai đã thực sự chứng minh được sự hình thành của Vũ Trụ, cụ thể hơn là sự hình thành của Hệ Mặt Trời một cách khẳng định? Hay cũng chỉ dừng ở các “giả thuyết”? Vậy, “khoa học” có thực sự tin tưởng được không? Ta thấy “khoa học’ cũng chỉ là tương đối mà không phải là tuyệt đối. Tất cả các Định lý hay Định luật đều xây dựng trên một tiền đề “giả thiết”, mà cái “nghỉa giả thiết” này nhiều cái không thể chứng minh được, mà chỉ phải dùng đến từ “công nhận” mà thôi. Sau khi thuyết Tương Đối ra đời đã làm cuộc cách mạng thay đối về quan niệm “không gian” và “thời gian”. Nhưng thuyết “tương đối” của Einstein cũng xây dựng trên một tiêu đề là “coi như tốc độ ánh sáng là tuyệt đối. Cái thuyết “tương đối” này vẫn đang bị khoa học ngày nay còn đặt nghi vấn, bởi vì khoa học hiện nay đã phát hiện được những hạt có tốc độ nhanh hơn ánh sáng.

Đầu thế kỷ 20 mới có hai nhà bác học lần đầu tiên thành lập được những định luật về chu kỳ cuộc sống con người. Đó là bác sĩ Herman Swoboda là giáo sư trường Đại học Vienne và bác sĩ Wilhem Fliess, cho đến năm 1920 thì giáo sư AlfredTelster lại đóng góp thêm vào lý thuyết về Nhịp sinh học, nhất là về Chu Kỳ Trí Tuệ.

Các nhà khoa học cho rằng trước khi quyết định vấn đề gì cũng phải thật chu đáo. Có hay không có số phận, bà hãy suy gầm. Hiện nay khoa học bắt đầu dân dà đang đi vào lòng đại chúng.

Còn tiếp
THINH QUANG

Xem Phần 30 tại đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh