GIỜ GREENWHICH MEAN TIME, GIỜ ARABIA STANDARD TIME
Từ lâu nay, người ta gọi “giờ Greenwhich Mean Time” (giờ GMT), {còn gọi là “Zulu time” hay Universal Time (UT)}, để chỉ giờ chuẩn quốc tế. Kinh tuyến Greenwhich được quy ước là kinh độ 0 (longtitude zero), còn gọi là “kinh tuyến gốc”, chạy ngang qua thủ đô Luân Đôn của Anh quốc, được quy định từ lâu, được cả thế giới công nhận.
Đồng hổ đặt trên tháp Big Ben tại Westminster, England.
Trước cửa ra vào của Đài Thiên Văn Hoàng gia Greenwhich tại London có treo một thanh đồng nhỏ, là biểu tượng của “kinh tuyến gốc”. Từ cả thế kỷ qua, giờ GMT là niềm tự hào của dân Anh quốc (cùng với: Hải Quân Hoàng gia Anh (Royal Navy), BBC World Service, Met Office…) và đây cũng là điều làm cho các nước khác ghen tỵ, chống đối và luôn tìm cơ hội “lật đổ”.
Anh quốc đã xây một tháp đồng hồ Big Ben (bắt đầu chạy vào ngày 31-5-1859, có câu bằng chữ Latin: "DOMINE SALVAM FAC REGINAM NOSTRAM VICTORIAM PRIMAM"; có nghĩa: "O Lord, keep safe our Queen Victoria the First!"), tháp có chiều cao 96 mét, một công trình nổi tiếng từ đó đến nay.
Toàn cảnh, tháp Big Ben nằm bên phải
Từ ngày GMT được công nhận, Pháp là nước luôn ganh tị và muốn lật đổ hơn ai hết. Năm 1667, người Pháp định lấy kinh tuyến Paris để cạnh tranh với kinh tuyến Greenwhich, đã vận động các nước khác nhất là các nước “được Pháp bảo hộ” ủng hộ nhưng bất thành. Tại Hội Nghị quốc tế “International Meridian Conference” tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) vào năm 1884 đã quyết định chọn Kinh tuyến Greenwhich làm kinh tuyến gốc. Khi đó Pháp không tham dự sau khi biết mục đích cuộc họp và đoán chắc rằng ước muốn của họ sẽ không được các nước tham dự hội nghị sẽ không đồng lòng với họ.
Tháp Big Ben.
Bị tự ái và xấu hổ vì kinh tuyến Paris không được chọn làm kinh tuyến chuẩn gốc, từ đó mãi đến năm 1911, cả nước Pháp vẫn gọi giờ GMT là “giờ Anger”. Anger là một địa danh thuộc Pháp, nằm cùng giờ với kinh tuyến Greenwhich. Điều nầy, chỉ riêng nước Pháp gọi như vậy. Việc làm nầy giống như họ mong muốn lấy Pháp ngữ làm ngôn ngữ chính cho cả thế giới để giao thiệp và dùng chữ Pháp trong các văn tự chung có tính cách quốc tế thay cho Anh ngữ như hiện tại và họ đã không làm được.
Toán chuyên viên lau chùi đồng hồ tại tháp Big Ben.
Tuy nhiên, hiện nay, giờ GMT đang đối mặt với một “thế lực mới”, một thách thức mới, đó là Arabia Standard Time (giờ Chuẩn Á Rập), được thành hình và được công bố vào ngày 12-8-2010 tại Mecca, Saudi Arabia. Giờ AST đi trước 3 giờ so với giờ GMT.
Thế giới Hồi giáo cùng nhau đồng ý (cùng với sự biểu đồng tình, sự hả hê của người Pháp) lập một đơn vị thời gian cho họ, qua việc dựng lên tháp đồng hồ Burj Khailafa tại thánh địa Mecca. Với tiền bạc dồi dào từ nguồn lợi dầu hỏa, Saudi Arabia và thế giới Hồi giáo cho dựng lên tháp đồng hồ Burj Khailafa, có 4 mặt, mỗi mặt đồng hồ có đường kính 46 mét, được dát đầy vàng y, được đặt trên một tháp cao 609 mét. Tháp nầy được trang hoàng bằng 2 triệu bóng đèn điện rọi sáng dòng chữ “Nhân danh thánh Allah” ghi trên 4 mặt của đồng hồ.
Để nhắc nhỡ tín đồ Hồi giáo cầu nguyện hàng ngày, từ trên đỉnh tháp, 21 ngàn bóng đèn điện màu xanh và trắng rọi chiếu sáng 5 lần mỗi ngày, trong phạm vi 30 km đều có thể nhìn thấy.
Tháp Burj Khailafa ở Dubai.
Người Hồi giáo muốn “lật đổ” những “cái nhất” của “thế giới không phải Hồi giáo” nhờ vào sự giàu có do thiên nhiên mang lại cho họ, trong ý thức cực đoan ngông cuồng. Điển hình, họ xây công trình cao nhất thế giới là tháp Burj Khailafa tại Dubai, với nhiều kỷ lục thế giới, qua vài con số thống kê: cao nhất (828 m = 2,717 ft), số tầng nhiều nhất (160 tầng), hồ tắm cao nhất (ở tầng thứ 76), thang máy chạy nhanh nhất (64 km/h = 40 mph hay 18 m/s = 59 ft/s), giáo đường (mosque) cao nhất [ở tầng thứ 158],… khởi công vào ngày 21-9-2004 hoàn tất vào ngày 01-10-2009, phí tổn là 1 tỷ rưỡi Đô la} cùng những cao ốc sang trọng khác tại Dubai, biến vùng cát đất khô cằn thành những nơi ăn chơi, mua sắm sang trọng với những kiến trúc quái gỡ, khác thường.
Họ đã làm được những điều đó mà không đắn-đo bởi vì tiền bạc mà họ có không phải do từ trí tuệ, từ sức lực con người, từ sự cần cù làm việc hay những phát minh phát kiến, những sáng tạo từ những bàn tay con người làm nên.
Lê Chánh Thiêm.