VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 44)
Thinh Quang
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 216
VẤN: Cụ Nguyễn Độ, Brookhurst, Orange County: Tôi có ha điều muốn được nhắc lại như sau:
1. Người xưa chia thời gian ra từng giai đoạn để đặt ra danh xưng. Như thế nào?
2. Cũng như các buổi ăn cũng đều có danh xưng của nó…và:
3. Hình như người phương Đông có đồng hồ từ hàng ngàn năm?
Có đúng như vậy không? Bà cụ nhắc hộ cho.
ĐÁP:
1. Người xưa căn cứ vào con bóng và sắc trời mà phân định như:
- Trời sắp sáng thì gọi là MUỘI ĐÁN hay MUỘI SẢNG.
- Khi nhìn thấy trời đã sáng hẵn thì gọi là BÌNH ĐÁN hay BÌNH SÓC. Nên nhớ là lúc mặt trời mọc gọi là ĐÁN cũng còn gọi là TẢO TRIÊU hay THẦN.
- Khi mặt trời lên đế đỉnh đầu gọi là NHẬT TRUNG hay NHẬT CỰC, nhưng cũng có người gọi là CHÁNH NGỌ hoặc TRUNG NGỌ. Nên nhớ lúc sắp đến Nhật Trung thì gọi là NGƯNG TRUNG.
- Mặt trời ngã về hướng Tây gọi là NHẬT TRẮC.
- Mặt trời sắp lặn thì gọi là NHẬT LUÂN hay NHẬT NHẬP.
- Mộ là sau khi mặt trời lặn. Gai đoạn đầu thì gọi là HOÀNG HÔN hay NGÂN ĐỊNH.
- Ban đêm gọi là TIÊU hoặc TỊNH.
- Còn nửa đêm gọi TÍ DẠ. Tí là giờ Tí, Dạ là Đêm. Có nghĩa là nửa đêm.
2. Tên gọi của những bữa ăn được chia ra và gọi như sau:
- TRIÊU THỰC là bữa ăn sáng, cũng còn gọi là ỦNG.
- Trước Ngưng Trung vào khoảng 9 giờ sáng gọi là THỰC THỜI cũng còn gọi là TẢO THỰC.
- Bữa ăn tối gọi là TÔN.
3. Ngày xưa muốn biết thời gian để phân địnnh sự sinh hoạt hàng ngày như sau:
Tiên khởi thủy dùng NHẬT QUỸ để đo lường thời gian. Họ đặt một cái mâm tròn nghiêng về hướng tây, chính giữa thì dựng NHẤT THỐN CHÂN, có nghĩa “Kim Một Thốn, còn gọi là BIỂU. Vòng quanh cái mâm đánh dấu khắc ra 12 giờ 96 khắc…
Nhìn vào nó tợ như mặt đồng hồ ngày nay. Người ta căn cứ vào cái bóng của cây kim do mặt trời rọi vào mà xác định được giờ giấc. Dụng cụ Nhật Quỳ này hiện trưng bày tại đài Thiên Văn Bắc Kinh.
Tuy nhiên đến đời Chu thì không còn sử dụng Nhật Quỳ nữa mà lại là sử dụng LẬU HỒ KẾ THỜI KHÍ, có nghĩa cái đo giờ bằng bình nước rò. Các dụng cụ chế ra đồng hồ xưa nhất từ đời nhà Hán, bên trên là một bình nước rò, dưới có một thùng hứng nước, trong thùng có một con thuyền nhỏ cắm mũi tên tre, nhìn nơi thân của mũi tên có khắc những những nét sâu đậm xuống để chỉ giờ. Nước trong bình rò nhỏ xuống đều đặn, mực nước nơi thùng hứng thì cao dần lên, thân của mũi tên cũng theo đó mà lên cao dần cho đến một thời khắc nhất định. “Lậu Hồ” có nghĩa là thìng rò, lúc mới chế biến chỉ có một cái, về sau chế thành nhiều cái để đáp ứng theo nhu cầu. Về sau dụng cụ làm bằng “Đồng”, vì vậy mới có tên ĐỒNG HỒ TRÍCH LẬU, có nghĩa là ĐỒNG HỒ NHỎ GIỌT. Cái đồng hồ cổ kính này hiện trưng bày tại Trung Hòa Cố Cung vẫn còn hoạt động.
Tóm lại, đời nhà Hán còn rất nhiều dụng cụ máy móc khác như các loại lịch hoạt động do Trương Hành đời Đông Hán chế. Loại lịch này gọi là THỤY KIỀN MINH GIÁP v.v…
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 217
VẤN: Ông Duy Thứ, Virginia: Trong Kinh Thi có nói về việc ăn uống, tiệc tùng vào thời Tây Chu, bà cụ có nhớ về tập tục này không?
ĐÁP:
Trong Kinh Thi có đề cập đến thực phẩm của thời Tây Chu tính ra có đến 130 loại thực vật, 200 loại động vật. Thời đại này thường chăm chú đến vấn đề ẩm thực. Do đó mới có câu: ”muốn ăn cá phải là cá phương dưới sông”, “muốn ăn cá phải là cá chép dưới sông”.
Qua đến thời Xuân Thu vấn đề ẩm thực càng phong phú hơn nhiều, đến nổi Khổng Tử đề ra điều “Thất Bất Thực”có nghĩa “bảy điều không nên ăn”.
Công thức nấu ăn đời Hán họ dùng muối, dấm để nấu thức ăn, thêm mật, hành tỏi để làm gia vị, còn hương liệu ngoài gừng, quế còn có cả rau thơm…Các gia vị cay đắng nhờ Trương Tiến lúc bấy giờ bắt chước theo người Tây Vực. Như ta thấy, dưa hấu, dưa chuột, bồ đào, thạch lựu v.v…cũng nhờ nhân vật này tìm hiều và bổ sung vào.
Đời nhà Hán thích ăn thịt chó, do đó mà kẻ hành nghề giết chó có rất nhiều người. Đó là chưa nói đến các loại bánh dành cho ngày tết nhứt, nhất là vào đời nhà Tống, các loại bánh “nguyên tiêu”, bánh “huynh đồn” cả hai thứ đều có hình dáng tròn, bên trong có nhân thịt (có thể là cùng loại bánh tét của Việt Nam ngày nay vẫn còn thịnh hành.
Đến Bắc Tống xuất hiện bánh bao có tên “Vương Lâu Mai Hoa” và bánh thịt “Tào Phu Nhân”. Thời này còn có hai thức ăn đặc biệt nữa, đó là “Cơm Thịt Dê Thím Ngô” và “Tiết Canh nhà họ Vương”.
Hai đời Minh Thanh vua Gia Khánh nhà Thanh, trong một lần yến tiệc đãi đằn đã huy động đến 1.500 hỏa lò để nấu 326 loại. Còn và còn nhiều tập tục khác nữa mà người Trung Hoa đã dày công nghiên cứu.
VẤN: Cư sĩ Tịnh Hải Garden Grove: Bà cụ có biềt thuyết “Alaya Duyên Khởi” không, xin chỉ giáo.
ĐÁP:
“Alaya Duyên Khởi” là thế giới quan Duy Thức tông do Huyền Trang sáng lập. Theo phái này cho rằng thế giới chẳng phải là hư không mà có một thứ vĩnh hằng tuyệt đối.
VẤN: Bà Chu Thúy Uyên, Virginia: Tôi có nghe nói có một phương pháp nhất thời về vấn đề về tim như triệu chứng sắp bị đột quị, để tự cưu sống. Có vấn đề này không?
ĐÁP:
Tôi được đọc vấn để này, trên một trang WEB, do ông Nguyễn Hữu Anh đề cập đến, đại khái như sau:
Bạn căng thẳng trong trường hợp đang trên đường lái xe bỗng có cảm giác như bước đầu của sự đột quị (Heart Attach) thình lình cảm thấy CƠN ĐAU TIM RẤT KHỐC LIỆT trong lồng ngực và loan tỏa ra xuống cánh tay, rồi lên đến miệng. Lúc bấy giờ bạn chỉ còn có 5 miles để đi đến bệnh viện gần nhà nhất. Vậy bạn phải làm gì trong cơn nguy khốn này?
Có thể bạn đã được huấn luyện về hô hấp nhân tạo, nhưng người chỉ dẫn không dạy bạn cách làm HÔ HẤP NHÂN TẠO CHO CHÍNH BẠN! CÓ NGHĨA LÀ CHO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.
Vậy làm thế nào để được sống sót qua cơn đau tim khi bạn đơn độc một mình trên tay lái?
Thông thường nhiều người đơn độc trải qua cơn đau tim không người giúp KHI MÀ CÓ NHỊP TIM ĐẬP BẤT THƯỜNG và bắt đầu có cảm giác đau, họ chỉ có 10 giây tỉnh táo trước khi mất đi nhận thức.
BẠN PHẢI LÀM GÌ?
ĐỪNG HỐT HOẢNG. LÚC NÀY BẠN PHẢI TỰ BẮT ĐẦU HO LIÊN TỤC VÀ HO THẬT MẠNH LÊN. Nhớ là hít thật sâu trước khi ho. Ho phát ra thật mạnh và kéo dài, như bạn đã từng bị ho đến nổi nước giải từ sâu trong lồng ngực chảy ra.
Hơi thở và ho phải liên tục được lặp lại với khoảng cách 2 giây cho đến lúc có người săn sóc, hay cho đến lúc có cảm giác tim đập lại bình thường.
Hơi thở sâu nhận Oxygen vào lồng ngực và chuyển động của ho ép trái tim và làm cho máu lưu thông. Sự nén áp suất trên trái tim còn giúp tim lấy lại nhịp đập bình thường. Trong trường hợp này, nạn nhân của cơn đau tim có thể đến được bệnh viện an toàn để được chữa trị.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 218
VẤN: Bà Hồng Hạnh Mai, Los Angeles: Đọc nhật báo Sàigon Nhỏ số 572 ngày thứ Bảy 6-11-10, nơi mục những điều nên nói là một số lớn các cử tri đã dồn phiếu cho các ứng cử viên của đảng Cộng Hòa để tỏ thái độ không đồng ý với chiều hường lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ của ông Tổng Thống Dân Chủ Obama. Nghĩ lại mà coi mới chỉ chưa đầy hai năm mà trí nhớ của người dân Hoa Kỳ đã quên rằng những vấn đề ông Obama chưa giải quyết được là DO VỊ TỔNG THỐNG CỘNG HÒA TIỀN NHIỆM GEORGE W. BUSH GÂY RA. Như đã nói ông Obama phải có phép thần thông của Tề Thiên Đại Thánh mới có thể đem công ăn việc làm ngay một sớm một chiều cho những người lao động.
Tôi nhận thấy bà Đào Nương nói đúng. Vị tiền nhiệm Bush con của đảng Cộng Hòa trước khi ra đi đã để đống rác tợ như núi Thái Sơn thì mang đi đổ cũng ít nhất là cả một nhiệm kỳ chưa hẳn đã hốt cho sạch. Thật là oan cho vị Tổng Thống đương nhiệm. Bà cụ nghĩ như thế nào?
Lại nữa bà Đào Nương cũng lôi ra lối chơi chữ của mấy ông dành cho các nữ ứng cử viên, khởi đầu là nữ ứng cử viên Sharron Angle nêu lên việc ông Reid sống như nhà triệu phú ở khách sạn hạng nhất Rizt tại Hoa Thịnh Đốn…khiến đấng nam nhi này phải “chơi chữ” cho bỏ ghét, ngoài ra còn nhiều lời lẽ như vây…được các ông tung ra để trả đòn… Bà cụ nghĩ thế nào?
ĐÁP:
Bà Đào Nương nói không sai, người tiền nhiệm của ông Obama, đã để lại cả một núi toàn rác là rác rồi…ra đi, để mặc cho người kế nhiệm mình nai lưng ra mà mang đi đỗ. Còn ông bây giờ như đã rủ sạch cả … đống rác lại sau lưng rồi…Chẳng phải bận tâm nữa
Thật chẳng có gì bất công bằng, xả đầy rác rưởi rồi cùng nhau chê trách làm chậm như rùa, trong khi đó chưa tròn 24 tháng. Thật ra người dân Mỹ mình chóng quên ai đã làm cho nền kinh tế tồi tệ đến nỗi hầu như bị tê liệt hết, từ đâu mà ra?! Bà Đào Nương đâu có sai khi đề cập đến chuyện oan khúc này!
Về điều thứ hai bà Đào Nương kể về những điều khiến cho bà đáng buồn mà giới nam nhi Hoa Kỳ dành cho các nữ ứng cử viên trong đó có bà Whitman. Như trường hợp ông Jerry Brown gọi bà Whitman là con đượi - a whore. Còn ông Reid khi bị bà Angle lôi ra chuyện mình sống như một triệu phú gia và ông tấn công ngay lại bà bằng câu thành ngữ là một “kind of low blow” nó có cái nghĩa là – đòn hạ bộ. Chẳng phải chỉ mỗi một cậu thế này để tấn công nhau mà còn lôi ra nhiều lời lẽ những câu hóc búa khác cũng từ miệng mồm các đấng tu mi dùng để răn he cho đả cơn giận, như lời lẽ của bà Đào Nương viết: “ Tại các tiệm “đồ chơi” người lớn một búp bê “truổng…cời” giống như bà Sarah Palin được đem ra trình hàng kèm theo hàng chữ “Đây không phải là Sarah Palin – this is not Sarah Palin” với lời căn dặn về cách sử dụng. (instruction manual) là hãy để cho cô ta “nhịp” – let her pound your gevel over and over v.v…Thật các ông cũng khéo mồm khéo miệng trong lĩnh vực của nền văn hóa dân gian…như ta vậy.
Tôi đọc vậy nhớ vậy, xin ghi lại để bà chiêm nghiệm cho vui. Thế thôi. Còn điều này đúng hay sai thì tôi không tường tận.
VẤN: Cháu Lư Hành Đạo, Virginia: Tôi muốn được biết chim uyên ương là loại chim nào? Nghe nói chim bồ câu là thủy chung có phải vậy chăng?
ĐÁP:
Chim uyên ương thường là những con vẹt săc sỡ màu sắc. Người ta thường thấy các con vẹt đẹp xuất hiện ở châu Phi. Chúng được gọi là chim uyên ương bởi lẽ chúng thường đứng sánh đôi cạnh bên nhau.
Người ta cho rằng bồ câu là loại chim yêu thích của thần Vệ Nữ. Chúng thường chung sống với người bạn đời của mình suốt cả cuộc đời. Cả chim trống và chim mái đều chăm sóc cho những đứa con của mình. Bởi vì chim bồ câu biểu tượng của sự thủy chung và tình yêu nên người ta cũng xem chúng như là hình ảnh của ngày Tình Yêu.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 219
VẤN: Cụ Hà Văn Học, San Jose: Tôi băn khoăn chẳng biết khoa Phong Thủy mà người Trung Hoa, cả người Việt Nam và một số không nhỏ các quốc gia Á Châu đều tin tưởng, chẳng biết có đúng không?
ĐÁP:
Danh từ Phong Thủy trong cộng đồng người Trung Hoa mang đầy tính huyền bí. Không phải riêng một giai tầng nào đó trong xã hội đất nước này mà gần như hầu hết mọi thành phần trong xã hội đều tin tưởng mà còn hăng say nữa khi bàn đến những giai thoại về khoa địa lý.
Tại Đài Loan và Hương Cảng, đều được dân chúng và luôn cả các chính giới, thương gia, giới kỹ nghệ cũng đều tin tưởng và áp dụng khoa phong thủy. Đừng tưởng những thành phần Vô Thần như các giới chính trị Trung Hoa Cộng Sản phản đối sự tin tưởng có tính mê tín hoang đường này, trái lại họ lại còn nồng nhiệt hơn nữa. Tại các quốc gia như Nhật Bản, Đại Hàn, Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia v.v…đều hoàn toàn tin tưởng nhất là các giới thuộc về giới thượng lưu. Ngày nay, kể từ các thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, Hoa Kỳ cũng bắt đầu tin tưởng vào khoa địa lý đã xuất phát lâu đời ở đất nước Trung Hoa.
Nhất là trong những năm gần đây, số lượng di dần đông đảo từ Trung Quốc tới Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã mang khoa phong thủy đến phổ biến trong các quốc gia được gọi là có nền văn minh tiền tiến này. Các nhà nghiên cứu người Hoa Kỳ cũng như người Gia Nã Đại đăng tải các bài bình luận hoặc viết thành những tác phẩm nói về khoa địa lý mà khoa học ngày nay không thể nào bác bỏ được. Sở dĩ trước kia ít ngừoi biết đến sự huyền nhiệm của khoa phong thủy vì vốn bản chất “dấu nghề” của người Trung Hoa cổ đại nên không được lưu truyền rộng rãi nên chẳng mấy ai bết đến nhiều vì bản chất “Dấu Nghề” nên chẳng mấy ai biết đến bao nhiêu.
Từ ngày khoa phong thủy xâm nhập ra thế giới bên ngoài, các nhà khoa học mới bắt đầu phân tích và đưa ra quan điểm khoa học rõ ràng về khoa Phong Thủy cho rằng:
-”Tất cả mọi sinh vật trong vũ trụ đều bị môi trường chung quanh chi phối.”
Đó là một dữ kiện khoa học được mọi người công nhận. Nếu ta nghiên cứu Khoa Địa Lý cổ truyền Trung Quốc theo quan điểm khoa học, thì sẽ thấy ngay ý niệm quan trọng nhất là “KHÍ”, Thật vậy, “Khí” có nghĩa là “KHÍ LỰC” hoặc “NĂNG LỰC” hoặc “khí” như trong võ thuật công phu. Cái “khí” này nếu được hướng theo đúng cách, có thể tạo nên sự hòa hợp, giữa sự thịnh vượng, sức khỏe an khang và kéo dài thêm tuổi thọ. Các nhà địa lý cổ xưa đã thu thập được nhiều kiến thức quý báu qua hàng bao nhiêu thế kỷ, đã tìm ra được nhiều công thức tính toán, và quan sát các luật địa lý tự nhiên, đã thấy rằng SỰ VẬN CHUYỂN CỦA KHÍ THÀNH GIÓ ĐI KHẮP NƠI, và sự vận chuyển của khí BỊ CHẶN LẠI KHI GẶP MẶT NƯỚC. Bằng vào khối óc thông mnh cũng như nhờ kinh nghiệm qua bao nhiêu thời gian năm tháng đã đưa Khoa Phong Thủy Trung Hoa phát triển LÊN đến hàng tột đỉnh.
VẤN: Ông Bùi Kiện, Orange County: Xin bà cụ vui lòng giải hộ mấy câu tục ngữ xuất phát từ chữ Hán như sau:
1. Thiếu thị Quan Âm.
2. Thiếu niên hưu tiếu bạch đầu ông
Hoa khai năng hữu kỷ thời hồng
3. Thỉnh khách bất như tống khách.
ĐÁP:
Câu thứ 1:
Trẻ trung là Quan Âm. Già lão là Con Khỉ.
Ta có câu:
Già chẳng trót đời, già mang áo tơi mà chết.
Câu thứ 2:
Trẻ trung khoan diễu lão ông
Hoa kia nở thắm sắc hồng bao lăm.
Ta cũng có câu:
Còn đời ngươi đấy ngươi ơi
Nào ngươi đã bảy tám mươi ngươi già.
Cây thứ 3:
Mời khách không khó bằng tiễn khách
Ta có câu:
Thờ thì dễ, thủ lễ mới khó.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 220
VẤN: Cô Hồng Hạnh Los Angeles: Lúc nhỏ tôi sợ ma lắm. Nhưng đến lớn cũng vẫn như thời ấu thơ. Có nghĩa tôi cũng còn sợ ma, sợ một cách kinh khủng bởi nhiều lý do mà bản thân tôi cảm nhận, không tiện nói ra. Bà cụ có nghĩ là quả có “MA” hay không?
ĐÁP:
Có. Cá nhân tôi khẳng định như vậy, vì chính bản thân tôi đã không ít lần nhận thấy có “Ma” thật sự. Có điều, mỗi lần như vậy, chỉ một thời gian ngắn một vài ngày sau đó tôi…lưỡng lự rồi quên đi, đến khi sực nhớ lại thì lại không tin chính mình đã cảm nhận các sự kiện “Ma” như cô hỏi.
Vậy Ma là gì? Theo tài liệu tôi bắt gặp trong trang Web. thì danh từ Ma trong kinh sách nhà Phật là do chữ Phạn “MÂRA”. Còn tiếng Tây Tạng gọi là Bdud, Nhật gọi là Ma hay HATJUN còn tiếng Hán là MO hay MÓ. Trung Hoa dịch MA LA từ chữ Mâra của tiếng Phạn mà ra.
Theo định nghĩa Mâra là Quỉ tức là loại MA CÁM DỖ. Đó là thứ QUỈ TINH RANH.
Theo Phổ Diệu Kinh (Latitavis Tara) kể lại cuộc đời của Đức Phật thì Ma đã từng dùng mọi xảo thuật ma quái để quấy nhiễu và cản trở không để cho Vị Phật Tương Lai là Đức Thích Ca Mâu Ni đạt được Giác Ngộ.
Trong một đêm trước khi Ngài thành chánh quả, MA dẫn ba con Ma Nữ đến quyến rủ Ngài, lại đưa đoàn quân Ma đến để ném đá như mưa vào Đức Phật. Con ma Cám Dỗ này đòi Đức Phật phải nhường ngôi lại cho hắn và hắn nhất định bảo rằng chẳng có chứng cớ gì chứng thực là Ngài đã thành Phật. Lúc bấy giờ Nhà Phật liền dùng chân dậm xuống mặt đất tức thì mặt đất rung chuyển vang lên tiếng ầm ầm. Khiến cả đàn ma kia bỏ chạy tán loạn rồi biến mất.
Ngoài ra, trong đám Ma Quân thì có MA VƯƠNG cầm đầu là vua của Thiên Vương tức vua của THIÊN MA (Savartin) ngụ ở cảnh Trời Thứ Sáu trong Cõi Dục Giới v.v…
Trên thế giới hầu hết các dân tộc đều tin tưởng là có Ma, và nhiều chuyện Ma từ ngàn xưa xảy ra và được ghi chép còn lưu truyền đến ngày nay.
VẤN: Ông Vũ Văn, Philadelphia: Tôi nghe nói về “Học Thuyết Quản Tử”, vậy thế nào là học thuyết của nhà triết học này? Bà cụ giải hộ cho.
ĐÁP:
Theo sách Quản Tử thì Học Thuyết Quản Tử là một kho tàng đầy đủ bao hàm nhiều học thuyết khác mà không thiên về một môn phái nào.
Học thuyết Quản Tử nhằm vào nền tảng Đạo Đức, Nhân Nghĩa của Nho Gia, có đường hướng chính sách về kinh tế khiến cho dân giàu nước mạnh.
Theo thiên 10 Ngũ Phụ, Ngài bảo:
Những đài tạ đối nghịch nhau kia là những cơ sở của một nước diệt vong. Những cỗ xe dong ruổi khắp nước là những đàn ngựa vời giặc đến, những thanh gươm, những đồ phục sức bằng châu ngọc kia là những rìu búa giết người, những cái đẹp phù hoa, những đồ thêu dệt kia là những lò đốt bao nhiêu sinh mệnh, phá hủy bao nhiêu công trình đã tốn bao nhiêu công trình xây dựng v.v…Còn rất nhiều thiên khác nữa. Đại khái triết thuyết của Quản Tử là như vậy.
Còn tiếp
THINH QUANG
Xem Phần 43 tại đây.
Trở về Trang chính