Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 45)
THINH QUANG


VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 45)
Thinh Quang

MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 221

VẤN: Cụ Võ Văn Nhậm, Virginia: Nghe nói loài người chúng ta đã từng bị hăm dọa bị tuyệt chủng từ các thiên niên kỷ xa xưa. Có vậy hay không? Tinh tinh có quan hệ gì với loài người chúng ta chăng?

ĐÁP:

Đúng là vậy. Có thể từ 70.000 năm trước kia, các nhà khảo cổ cho biết chì có lối 2.000 người đi lang thang trên hành tinh này. Các cụ tổ của chúng ta ngày ấy nơm nớp lo sợ bệnh tật, cọng với môi trường và sự xung đột giữa con người và con người, và giữa con người cùng các loài ác thú, cũng như các bệnh tật triền miên gieo rắc đến. Nỗi sợ hãi về các sự cố đó là thật sự đe dọa mạng sống của loài người chúng ta lúc bấy giờ.

Theo cụ hỏi về sự liên hệ giữa loài người và tinh tinh, điều này các nhà khoa học từng phỏng đoán rằng người và tinh tinh tách khỏi một tổ tiên chung từ 5 đến 6 triệu năm về trước – khoảng thời gian đủ dài để hình thành nên những sai biệt gene lớn trong các quần thể người khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế là trái với tinh tinh, tất cả những người hiện đại có bộ mã di truyền gần như đồng nhất, và chỉ một nhóm nhỏ tinh tinh cũng có độ đạng gene lớn hơn tất cả 6 tỷ người chúng ta ngày nay.

Chính sự vắng mặt những khác biệt này đã đưa một số nhà nghiên cứu tới sự phỏng đoán rằng, cách đây không lâu, các quần thể người từng thu hẹp lại rất nhỏ, bằng cách ấy nó triệt tiêu những đa dạng gene giữa các quần thể hiện tại, hay nói cách khác tất cả những người hiện tại ngày nay đều phát sinh từ một nhóm nhỏ các cụ tổ ta trước đó. Vì vậy mới có sự tương đồng. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford và Học Học viện Khoa học Nga đã so sánh 377 microsatelline đánh dấu những đoạn ADN ngắn, có tính chất lặp lại và khác biệt nhỏ giữa các nhóm người trên những bộ mã di truyền thu thập được từ 52 vùng trên khắp thế giới v.v.. Đại khái là vậy.

VẤN: Theo cháu, trong các loại hoa không gì đẹp bằng loại hoa hồng, cũng như trong các loại trái cây ăn trái không trái gì đẹp hơn quả hồng. Quả hồng có làn da hồng lôi cuốn được mắt chúng ta hơn là các loại trái cây khác. Nhưng, cháu nghe người đời thường truyền tụng “coi chừng, cái gì đẹp ắt hẳn là điều có phương hại không ít đối với con người chúng ta. Hoa hồng thì ta ngắm nghía, thưởng thức mùi hương dịu dàng thoang thoảng bay lên làm cho ta cảm thấy thơm tho nhẹ nhõm. Nhưng nhớ là đừng thò tay đến nó thì…bao nhiêu mũi nhọn của gai trong cành cây nó ắt sẽ làm chảy máu tay ta. Còn trái hồng kia, nó đẹp đẽ dường bao khêu gợi sự thèm muốn của ta, thưa bà cụ chẳng biết nó có độc hại gì không khi mình thưởng thức nó? Xin bà cụ chỉ giáo.

ĐÁP:

Cháu có thể thưởng thức vị ngọt của nó, nhưng có điều không nên ăn vào lúc bụng đói. Tôi được đọc một tài liệu của Trần Trọng Nhân phổ biến cho biết là tại sao không cho ta ăn “hồng” vào lúc bụng ta còn trống trơn buổi sáng. Lý do nó có chất “Tannin” hoặc có Mủ = một chất trong vỏ trái cây. Trong trái hồng còn có chất gọi là “Pectin” là một dạng hóa chất. Các chất nói trên có thề tác hợp với ac xit dạ dày (gastric acid) sẽ tạo thành những cục (lumps) lớn nhỏ bám bên trong bao tử, nếu ta không biết sử dụng phép ăn như thế nào để được an toàn.

Bệnh này gọi là SẠN TRÁI HỒNG TRONG DẠ DÀY (Gastric Persimmon Stone), mắc phải loại bệnh “Sạn Trái Hồng” khó lòng mà tống khứ nó được. Tất nhiên là phải chịu giải phẫu. Triệu chứng của nó sẽ làm cho ta đau bụng, ói mửa…

Nhớ không nên ăn luôn vỏ, bởi lớp vỏ có nhiều “tannin. ”

Điều nên cẩn thận là không nên ăn sau bữa cơm có cua tôm, và các thực phẩm có hight protein.

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn hồng bởi độ đường ở loại quả này độ đường cao đến 10.8. Đây là loại đường độc hại làm tăng thêm đường trong máu (Hyperglycemia v.v…)


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 222

VẤN: Cụ Văn Đình Vũ Maryland: Trung Hoa là một trong những quốc gia có nền y học cổ nhất nhân loại có bộ sách luận về Đông Y đầu tiên vậy tên của pho sách đó là gì? Hiện vẫn còn hay đã bị thất truyền? Bà cụ có thể nói khái quát về bộ sách y học cổ truyền này không?

ĐÁP:

Pho sách mà cụ muốn biết đó là “Nội Kinh”. Thời Chiến Quốc có Biển Thước người nước Tề đã nghiên cứu về “kinh mạch”. Từ trước đời Chiến Quốc dân chúng Trung Quốc gặp trường hợp lâm trọng bệnh thường tin vào bọn “vu thuật” tức là bọn pháp sư và đồng cốt để cúng bái cầu xin cho lành bệnh mà xem nhẹ việc chẩn bệnh uống thuốc. Nhưng sau khi Biển Thước ra đời đưa ra phương pháp trị bệnh bằng kinh mạch, coi đám vu thuật là thuộc hàng tà môn…không đúng đắn.

Tưởng cũng nên biết là tại Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam người ta đào được một số lớn tài liệu về y học thời xa xưa chôn cất từ thời cổ đại. Kho tài liệu đó bao gồm trên 600 thanh trúc và danh mộc có ghi chép một số bệnh tật và có lối hơn trăm vị y dược cũng như cả phương pháp châm cứu… Các nhà Y học trong thời Chiến Quốc đã mượn danh của Hoàng Đế soạn thành sách Nội Kinh tất cả 18 quyển, gồm phần Tố Vấn 9 và Linh Khu 9. Bộ sách này được gọi là Hoàng Đế Nội Kinh và Ngoại Kinh. Pho sách quý giá này, là pho sách thuốc đầu tiên của Trung Hoa.

VẤN: Cậu Nguyễn Hà Tiên, San Jose: Cháu muốn biết tục thờ cúng Tổ Tiên xuất phát từ đâu? Nghe nói cùng trong thời gian này còn có tục thờ “sinh thực khí của đàn ông lẫn đàn bà”, chẳng biết có vậy chăng? Lại nữa, cháu nghe nói về ngôn ngữ có nhiều nhóm khác nhau tại vùng Đông Nam Á, có hay không?

ĐÁP:

Tục thờ cúng Tổ Tiên ta gọi nôm na thờ Ông Bà xuất phát từ vùng Đông Nam Á tiền sử. Đây là một tập tục được xem là đặc thù của các sắc dân Đông Nam Á. Trước đó, các sắc dân vùng này thờ thần đất, thần nước, thần núi, thần sông, thần biển và thần lúa…Còn có cả luôn tục thờ “sinh thực khí của nam và luôn cả nữ” mục đích để cầu xin cho mùa màng sung mãn, cho gia súc sinh sản đông đảo đầy đàn…
Về các nhóm ngôn ngữ tại vùng Đông Nam Á quả có như vậy. Theo các bản nghiên cứu sau thời Đệ Nhị Thế Chiến của các nhà sưu khảo Tây phương thì có đế 5 nhóm ngôn ngữ chính, liệt kê như sau:

1. Ngôn ngữ Nam đảo được gọi Austronesien hay còn có tên gọi là Malayo-Polynesien nằm trải dài từ cực đông Hawai đến cực tây Madagascar.

2. Nhóm ngôn ngữ Hán Tạng gọi là Sinotibetain.

3. Nhóm ngôn ngữ Tây Thái gọi là Tai, Daic.

4. Nhóm ngôn ngữ Nam Á gọi là Autroasiatique được xem là nhóm ngôn ngữ thuộc trục chính và vô cùng quan trọng ở vùng Đông Nam Á.

5. Nhóm Việt Mường. Nhóm này có non cả 70 triệu người nói.

Cụ Hà Văn Thục, Reseda: Trong Thiên Thất Nguyệt có bài “THẤT NGUYỆT bát chương (Bân hồng) không? Xin bà cụ nhắc hộ cho.

ĐÁP: Bài thơ này như sau:

Thất nguyệt lưu hỏa,
Cửu nguyệt thọ y.
Nhất chi nhật tất phát
Nhị chi nhật tất liệt.
Vô y vô hạt,
Hà dĩ tốt tuế?
Tam chi nhật vô tử,
Tứ chi nhật cử chỉ,
Đồng ngã phụ tử,
Diệp bỉ Nam mẫu,
Điền tuấn chi hỉ.

Bài này được dịch bởi Tạ Quang Phát:

Tháng bảy mọc thấp sao Đại hỏa,
Tháng chín thì áo đã trao xong,
Tháng mười một rét gió đông,
Tháng mười hai gió lạnh lùng cắt da,
Nếu chẳng áo thô và áo tốt,
Đến cuối năm sống sót được sao?
Tháng giêng nông cụ sửa mau,
Tháng hai cất bước cày sâu ngoài đồng
Với ta đàn bà và con trẻ,
Đến ruộng nam, cơm tẻ dưa ăn,
Khuyến nông bước tới hân hoan.

MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 223

VẤN: Cụ Vũ Hoàng Hà, Virginia: Thưa cụ, biết rằng, cách đây không lâu có vị đã đưa ra ra câu hỏi là Việt Nam ta ngày xưa có chữ viết hay không? Nhưng có điều tôi vẫn còn thắc mắc: Việt Nam là một trong các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, lẽ nào các quốc gia trong vùng đều có chữ viết mà tại sao ta lại không? Xin cụ vui lòng cho biết ý kiến.

ĐÁP:

Đây là cả một vấn đề mà lịch sử ta chưa chứng minh được rõ ràng hoặc để xác minh hoặc để thừa nhận là có hay không có chữ Việt cổ? Phàm một dân tộc khi hình thành một quốc gia có bộ máy cầm quyền chứng minh rằng quốc gia đó đã manh nha hình thành một nền văn minh trong giai đoạn mở đầu cho trang lịch sử. Tiền Hán thư xác nhận điều này, rằng là: ”Ở phương Nam đời Đào Đường có họ Việt Thường có lần gửi sứ thần sang Trung Quốc để biếu một con rùa thần số tuổi dư cả ngàn năm. Rùa thần này trên lưng có những đường vết hệt như con nòng nọc hiện lên, chẳng khác nào như những dòng chữ khắc. Lúc bấy giờ nhằm thời đại vua Nghiêu, bèn sai vị quan trông coi về lịch sử ghi chép lại và gọi đó là “Qui Dịch”.

Việt Thường là tên hiệu của nước Việt cổ, như vậy thì chữ ta trước kia hình thể giống như con nòng nọc khắc trên lưng rùa thần chẳng khác mấy đối với các văn tự của Ấn Độ, Thái Lan, Campuchea, Lào, nhất là chữ Lào – có nguồn gốc từ chữ Pâli – mà hình thể con nòng nọc trên mu rùa thần trông tương tự với dạng chữ này. Nếu đúng như vậy thì chữ ta ngày xưa có nguồn gốc với Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu nền văn minh của các quốc gia Đông Nam Á sau thế chiến 2 vẫn còn hồ nghi về các chữ viết trên trống đồng tìm thấy ở Lũng Cú, mặc dù họ nhận thấy dạng chữ viết này rất có thể của thời Việt Cổ. Nhưng dạng chữ cổ đại này dần dần bị mai một và gần như tuyệt tích sau hơn mười thế kỷ Bắc thuộc. Nước ta dùng chữ Hán làm thành quốc tự cũng như các quốc gia Đông Nam Á dùng chữ sankrist và chữ Pâli Ấn Độ. Về sau này, nước ta dựa vào hình thức chữ Hán làm ra loại chữ “nôm”, ngày nay còn có số người biết rành rẽ như giáo sư Nguyễn Đức Tập và giáo sư Khổng Đức Đinh Tấn Dung hiện ở Sài Gòn và còn đang tiếp tục nghiên cứu về văn học).

VẤN: Ông Vũ Quỳnh, San Diego: Bà cụ có nhớ bài “Tư Mục Qui Đề” trong Thiên Tỉnh nữ tam chương (Bội Phong) trong Kinh Thi không? Xin bà cụ nhắc lại hộ. Nếu có thể cho xin bản dịch của bài thơ này.

ĐÁP:

Bài thơ đó như sau:

Tư mục quy đề,
Tuân mỹ thả dị.
Phỉ nhữ chi vi mỹ,
Mỹ nhân chi di.

Nghĩa:
Nàng (cô gái nước Tề) mang cỏ tranh đến tặng ta. Quả cỏ tranh ấy thật xinh xinh và hiếm có. Ta không nói là sự ưa thích vì vật tặng mà thích vì người đẹp mang đến tặng ta.
Bài dịch:

Cỏ tranh mang đến trao tay
Nhìn qua ta đã biết ngay chí tình.
Vật nàng xinh thật là xinh
Nhưng còn thua chỗ nghĩa mình tặng ta.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 224

VẤN: Ông Nguyễn Hà Sinh, SanJose: Nhà thơ Sầm Than đời Đường gốc gác sinh ở đâu? Xin bà cụ nhắc lại về tiểu sử của nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường và đồng thời xin bà cụ trích cho một bài thơ nào xuất sắc nhất. Nếu được cả bài thơ đã chuyển sang Việt ngữ. Xin cảm ơn bà cụ nhiều.

ĐÁP:

Nhà thơ Sầm Tham người Nam dương, mồ côi từ thuở nhỏ, nhà nghèo khó, đến nổi nhiều lúc thiếu cả cơm ăn. Mặc dù nghèo khó ông vẫn quyết chí ăn học cho thành tài. Cuộc đời ông lắm cảnh gian truân.
Thuở ấu thơ mà luôn cả thời vãn niên ông cũng chẳng sánh tày Cao Thích. Có lẽ định mệnh đã an bài ông luôn luôn lận đận cái nghè vẫn đeo đẳng một bên trong cuộc đời.

Nhưng rồi đến đời Thiên Bảo tam niên ông đăng tiến sĩ đệ. Và ông nhận chức Hữu suất phủ binh tào tham quan tại An Tây từ đó. Sau một thời gian ông chuyển nhậm chức thứ sử Gia Châu được người trong vùng trọng vọng và tôn xưng ông là Sầm Gia Châu.

Ông là vị quan thanh liêm, chính đại, nên khi cáo quan trở về nhà an hưởng tuổi già về ở Kiến An với hai bàn tay trắng. Vì vậy mà ông luôn luôn khốn quẩn cho đến khi buông tay nhắm mắt.

Ông chết đi để lại cho đời 7 tác phẩm mang tên Sầm Gia Châu tập. Thơ của ông được người đời ca tụng, Văn phong đầy khí tiết chẳng khác nào như Cao Thích, song so về tài năng đức độ ông còn vượt bực hơn nhiều.

Thơ của ông có màu sắc đặc biệt đượm màu biên tái. Cuộc đời luân lạc như kẻ giang hồ. Đúng là gót kỳ khu của ông dẵm nát dặm ngàn, nay đây mai đó, từ An Tây đến Gia Châu – nơi đây ông say mê trước cảnh núi rừng của vùng biên tái. Này tỉnh Cam Túc, nọ xứ Tân Cương, sa mạc mênh mông trắng xóa, quanh năm lạnh lẽo hoang vu…Rồi ông đến chốn Gia Châu vùng Tây Xuyên (Gia định). Cảnh tượng nơi nào cũng khiến lòng người tê tái trước cảnh tuyết rơi giá rét, và sau đó ông lặn lội đến cảnh Ngân Sơn nắng cháy…v.v….

Các bài thơ “Thiên sơn tuyết ca”, “Bạch tuyết ca” hay “Tẩu mã xuyên hành” cũng như bài “Luận đài ca” v.v. là những bài thơ đượm màu biên tái được xem là những viên ngọc quý của thời Thịnh Đường.
Bài thơ được xem là tuyệt phẩm của ông:

BẠCH TUYẾT CA TỐNG VÕ PHÁN QUAN QUY diễn tả cảnh hoang tàn lạnh lẽo nơi biến tái, người đọc như vừa run sợ trước cảnh tuyết rơi, gió thốc mà cũng vừa thấy lòng mình lâng lên niềm khoái cảm:

Bắc phong quyển địa bạch thảo chiết,
Hồ thiên bát nguyệt tức phi tuyết.
Hốt như nhất dạ xuân phong lai,
Thiên thọ vạn thọ lê hoa khai.
Tản nhập chu liêm thấp la mạc,
Hồ cừu bất noãn, cẩm khâm bạc.
Tướng quân giác cung bất đắc không,
Đô hộ thiết y lãnh do trước
Hãn hải lan can, bách trượng băng.
Sầu vân thảm đạm vạn lý ngưng.
Trung quân trí tửu ẩm quy khách,
Hồ cầm tỳ bà dữ khương dịch.
Phân phân mộ tuyết hạ viên môn,
Phong xế hồng kỳ, đống bất phiên.
Luân đài đông môn tống quân khứ.
Khứ thời tuyết mãn Thiên sơn lộ.
Sơn hồi lộ chuyển bất kiến quân,
Tuyết thượng không lưu mã hành xứ.

Dịch thơ:

Ngọn bạch thảo gãy rời, cơn gió bức,
Trời đất Hồ tuyết phủ khắp đầy ngay.
Nghe đâu đó gió xuân về run rẩy
Khiến hoa lê rộ nở hàng trăm cây.
Tuyết tản mạn thấm vào trong màn ngọc,
Khiến áo cừu, áo lót cũng bằng không.
Lạnh đến nỗi cung tên rắn như tuyết,
Giáp sắt trên người ngăn không dược rét
Muôn dặm dọc ngang, tung hoành Hãn hải,
Mây buồn ảm đạm, băng tuyết trải dài,
Trướng phủ màn treo tiệc tùng tiễn khách,
Tiếng tỳ bà đàn địch tấu vang lên.
Chiều buông xuống nha quan đầy tuyết phủ,
Gió lộng về mà cờ mà cờ vẫn không lay…
Đưa bạn đi ta ra tận Luân Đài
Chính lúc Thiên sơn trải dài lụa bạch
Đợi bóng bạn xa dần sau núi ngách
Vó ngựa còn in lại vết trên băng…

Còn tiếp
THINH QUANG

Xem Phần 44 tại đây:
Trở về Webpage núi Ấn sông Trà tại đây.

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh