Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 21, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
SỰ PHI LÝ MANG TÊN FED (Vinh Thu)
Webmaster
Các bài liên quan:
    TẠI SAO FED CÓ THỂ LÀM CHO TIỀN BIẾN MẤT?
    FED TĂNG LÃI SUẤT GIÚP GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG Ở MỸ
    HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
    CẦN CÔNG NHẬN FED LÀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THẾ GIỚI KHÔNG?
    CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI VÀ RỦI RO TỪ VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT
    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT
    FED TĂNG LÃI SUẤT: LÝ DO, TÁC ĐỘNG VÀ KỲ VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG
    KHI HOA KỲ TĂNG LÃI SUẤT

 

"Tột đỉnh của sự ngạo mạn. Họ không hề có ý định giải thích, họ đã làm gì với hai ngàn tỷ USD của những người đóng thuế" - Nghị sỹ Quốc hội Mỹ Ron Paul đã phản ứng như vậy với thái độ của Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang (FED), Ngân hàng trung ương Mỹ.

Sếp của FED, Ben Bernanke đã từ chối yêu cầu công bố những tổ chức tài chính và điều kiện để được cung cấp khoản tín dụng trong khuôn khổ kế hoạch giải cứu ngành tài chính Mỹ.

Đến đầu quý I năm nay người ta mới công bố biên bản các phiên họp của Fed từ những năm 90, thế kỷ trước - sau giai đoạn nhiệm kỳ 5 năm. Đến năm 1994 Ngân hàng Trung ương Mỹ thậm chí không công bố chính thức quyết định về thay đổi tỷ lệ lãi suất. Sự thiếu minh bạch không phải là cá biệt, mà là quy luật hoạy động của Fed. Thí dụ 10 năm trước, Fed đã từ chối công bố điều kiện cho Hàn Quốc vay 1,7 tỷ USD liên quan đến cái gọi là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Các thành viên Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang không hề chịu sự kiểm soát cũng như không hề có trách nhiệm phải giải thích những quyết định chi tiền Nhà nước.

-"Không phải CIA, mà chính Fed là cơ quan nhà nước hoạt động mờ ám nhất ở Mỹ" - GS Murray N. Rothbard, nhà kinh tế (đã qua đời), một trong số những nhà lý luận chính của trường phái Kinh tế Australia từng khẳng định.

Thực tế càng kỳ lạ hơn, khi biết rằng, chính tổng thống đề cử và Thượng viện thông qua danh sách 7 thành viên Hội đồng quản trị Fed, nhiệm kỳ 14 năm. Thủ tục tương tự cũng quy định đối với chức danh sếp Fed, tức Chủ tịch của Hội đồng trên (có điều với nhiệm kỳ 4 năm).

Nhìn dưới góc độ vai trò của Fed to lớn thế nào đối với sự hình thành nền chính trị Mỹ, việc các nhà chính trị chấp nhận cho Ngân hàng Trung ương quyền tự trị rộng lớn như thế là điều thực sự khó hiểu. Đó là cái giá mà các nhà chính trị gia phải trả, để Fed hoạt động vì quyền lợi của họ. Cục Dự trữ in ra tiền, để mua lại giấy tờ có giá trị. Năm 1921, Fed có tín phiếu chính phủ trị giá 400 triệu USD; năm 1981 đã tăng lên 140 tỷ USD; năm 2008 - giá trị của chúng vượt con số 515 tỷ USD.

Số tiền mà chính phủ nhận được từ Ngân hàng Trung ương trả cho tín phiếu tuồn ra thị trường, làm mất giá đồng tiền đã nằm trong lưu thông. Tức làm trầm trọng thêm lạm phát. Chính phủ sắm vai viên cảnh sát tồi để dẫn đến tình hình lạm phát, còn Fed - sắm vai viên cảnh sát nghiêm túc đấu tranh chống lạm phát. Sự thực mục đích cả của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương là duy trì lạm phát, bởi lạm phát mang cho họ lợi nhuận.

Ngân hàng Trung ương đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1694 tại Vương quốc Anh. Vua Wilhelm III Oranski cần tiền để chinh phục thuộc địa mới. Lái buôn xứ Xcốtlen William Paterson đã đến gặp nhà Vua và đề xuất phương án sẽ cho in tiền giấy và sau đó để nhà Vua sử dụng. Ngân hàng Vương quốc Anh do Paterson lập ra đã in số tiền tổng mệnh giá 569 ngàn bảng nhưng thực sự chỉ có 36 ngàn bảng được đảm bảo bằng vàng.

Khi nhà Vua phân phát tiền cho quân đội và thuộc hạ của mình, mọi người nhận ra rằng, số tiền có trong lưu thông quá nhiều đến mức đáng ngờ. E ngại đồng tiền ngày càng mất giá họ đua nhau đến ngân hàng đổi lấy vàng. Về mặt lý thuyết Ngân hàng Vương quốc Anh khi ấy đã phải tuyên bố phá sản. Thế nhưng nhà Vua lại thích với nguồn tiền "trên trời rơi xuống" này và công bố Ngân hàng này có thể ngừng việc đổi tiền lấy vàng để tiếp tục hoạt động. Các nhà chế độ quân chủ châu Âu khác cũng nhanh chóng chớp lấy ý tưởng này.

Mỹ là quốc gia lớn cuối cùng cho phép xuất hiện Ngân hàng Trung ương. Người Mỹ ý thức được rằng, tổ chức tài chính này chủ yếu phục vụ lợi ích các nhà chính trị. Thế nhưng thế lực này lại lôi kéo được đồng minh hùng mạnh trong cuộc chiến thành lập ngân hàng trung ương. Đó là thế lực vây cánh nhà băng.

Trong thế kỷ XIX tại Mỹ tồn tại hai nhóm tài phiệt mạnh nhất tập trung quanh gia đình Morgan và gia đình Rockefeller (trong nhóm này bao gồm cả gia đình Harriman, Kutny và Loeby). Đứng đầu các nhà tài phiệt là John Pierpout Morgan (qua đời năm 1913) và John Davison Rockefeller (qua đời năm 1937). Họ cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt, chỉ thống nhất lực lượng duy nhất một lần - để thành lập ngân hàng Trung ương. Bởi họ cho rằng, ngân hàng trung ương sẽ là cỗ máy in tiền nhiều đến mức: Đủ để cho tất cả phe cánh.

Ngân hàng trung ương quan trọng nhất thế giới xuất hiện như tổ chức nửa tư nhân của hai gia đình Rockefeller và Morgan.

Bằng cách nào gia đình nhà Rockefeller và Morgan tạo ra ngân hàng Trung ương? Suốt phần lớn thời gian thế kỷ XIX tồn tại cái gọi là ngành ngân hàng tự do, mỗi ngân hàng phát hành đồng tiền riêng của mình dựa trên cơ sở dự trữ vàng trong kho. Số lượng tiền giấy phát hành ngày càng nhiều so với dự trữ vàng trong kho, sác xuất phá sản ngày càng lớn - trường hợp khách hàng ồ ạt đòi đổi tiền lấy vàng.

Đó từng là cơ chế răn đe ý đồ phát hành tiền giấy quá mức giá trị thực tự nhiên (nhờ thế thời ấy suốt thời gian dài thực tế không có lạm phát). Thế nên các chủ ngân hàng lớn đi đến kết luận: Một khi xuất hiện ngân hàng trung ương - tổ chức đứng ra bảo vệ họ trước mối đe dọa bùng nổ cơn sốt khách hàng, họ có thể in ra số lượng tiền giấy lớn hơn nhiều số vàng dự trữ và nhờ thế có thể thu về lợi nhuận lớn gấp nhiều lần.

Ngay từ năm 1986, người ta đã thực hiện những bước đi đầu tiên để tạo ra ngân hàng trung ương thông qua việc khởi động chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ. Mục đích tuyên truyền là hình thành cảm giác như ý tưởng bắt nguồn từ các doanh nghiệp. Giới tài phiệt nhà băng đã đạo diễn để Hugh Henry Hanna, chủ tịch hãng Atlas Engine Works ở Indianapolis xuất hiện trước công chúng luận như tác giả của ý tưởng.

Ông này đã gửi thư ngỏ kêu gọi Tổng thống William McKinley thành lập ngân hàng Trung ương, để tạo điều kiện giúp giới doanh nhân tiếp cận các khoản tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Những kẻ làm thuê cho gia đình Rockefeller đã gửi các phiếu thăm dò đến các nhà kinh tế nổi tiếng có mối quan hệ tốt và sau đó công bố như ý kiến đại diện của giới chuyên gia độc lập. Tháng 9/1909 nhật báo có uy tín "The Wall Street Journal" bắt đầu đăng tải những bài bình luận (tổng cộng 14 bài) không ký tên tác giả, khẩn thiết kêu gọi thành lập nhanh ngân hàng trung ương (sau này mới biết, tác giả bài viết đó là Charles A. Conant, cộng sự thân cận của Rockefeller).

Khi các chủ nhà băng cho rằng dư luận xã hội "đã chín", họ lập tức bắt tay soạn thảo sắc luật về ngân hàng trung ương.

Ngày 22/11/1910, các đại diện và cộng sự của gia đình Morgan và Rockefeller xuất hiện tại các câu lạc bộ Jeckyll Island (John P. Morgan là đồng chủ nhân). Trong số quan khách có thượng nghị sỹ Nelson Aldrich, thông gia của John P. Morgan; Henry P. Davison, Fank A. Vanderlip, Phó chủ tịch Ngân hàng National City of New York của Rockefeller. Họ đến đó với họ tên giả, đi xe hơi thuê và nói dối vợ con là đi săn vịt trời. Trong sáu ngày họ đã viết xong sắc luật ngân hàng - tài liệu sau đó được thượng nghi sỹ Aldrich giới thiệu trước Quốc hội với một vài sửa đổi nhỏ trên cơ sở đó, năm 1913 Cục Dự trữ Liên bang (ngân hàng trung ương Mỹ) FED đã được khai sinh.

Một trong những quyết định đầu tiên của Fed là tăng gấp đôi lượng tiền giấy lưu hành trên thị trường. Như vậy họ đã làm giảm thiểu được một nửa giá trị dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại (trước đó ngân hàng buộc phải có lượng tiền mặt để trả cho khách hàng tối thiểu 20% giá trị tiền gửi với mọi yêu cầu; sau những thay đổi mới tỷ lệ này tụt xuống mức 10%). Vậy nên các ngân hàng có thể cấp lượng tín dụng gấp đôi dự trữ vàng thực có. Thông qua việc kiểm soát các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, gia đình nhà Morgan và Rockefeller chớp nhoáng nhân lên nhiều lần tài sản của mình. Những người Mỹ bình thường đã phải trả giá cho sự giàu có của hai gai đình đó, bởi sự gia tăng cung cấp tiền mặt làm cho giá trị tiết kiệm của đồng tiền giảm một nửa (lạm phát khi ấy tăng đến 100%).

Không phải CIA, mà Cục Dự trữ Liên bang là cơ quan nhà nước hoạt động mờ ám nhất ở Mỹ

Cho đến nay ảnh hưởng kín đáo của những người thừa kế gia tài nhà Morgan và Rockefeller vẫn không thể che đậy. Trước khi trở thành sếp FED, Alan Greenspan từng là thành viên ủy ban điều hành Morgan Guarantee Strust Company, ngân hàng chính của gia đình Morgan, Paul Volcker, người tiền nhiệm của Greenspan từng nhiều năm là cố vấn kinh tế của tập đoàn dầu lửa Exxon và ngân hàng Chase Manhattan của gia đình Rockefeller.

Các thành viên của Hội đồng quản trị Cục Dự dữ Liên bang khẳng định rằng, ý thức trách nhiệm trước các nhà chính trị có thể làm suy yếu vị thế của Ngân hàng trung ương. Thế nhưng theo phân tích của chuyên gia kinh tế Mỹ nổi tiếng, GS Murray N. Rothbard, tình trạng lạm phát cao sẽ phục vụ lợi ích của Fed.

Lạm phát cao là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng thương mại, bởi nó buộc phải hạ thấp tỷ lệ lãi suất, tức khiến cho vay rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn - đồng nghĩa với lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng. Trong khi các thành viên Hội đồng quản trị Fed nhìn chung đều xuất xứ từ các ngân hàng thương mại và quay về chúng sau thời gian kết thúc sự nghiệp tại Ngân hàng trung ương. Vả lại, mãi đến khi xuất hiện Fed lạm phát mới trở thành vấn đề của nền kinh tế Mỹ.

Không có gì ngạc nhiên về khía cạnh này, khi các lãnh đạo Cục dự trữ Liên bang tìm mọi cách che giấu những gì diễn ra sau lưng họ. Năm 1993, thượng nghị sỹ đảng Dân chủ của Texas là Henry B. Gonzales đã đưa ra Quốc hội trưng cầu ý kiến về dự luật, theo đó sẽ thực hiện một số công việc nhằm làm lành mạnh hóa hoạt động của Fed, trong đó có kiểm toán độc lập Cục Dự trữ Liên bang và nghĩa vụ ghi lại hình tất cả các phiên họp của Hội đồng Quản trị Fed. Dự luật đã bị số đông bác bỏ, vị Tổng thống thời đó là Bill Cliton đã viện lý do:

-"Việc chấp nhận đạo luật như thế có thể làm suy giảm lòng tin của thị trường đối với Cục Dự trữ Liên bang"(?!).

Ben Bernanke từng là một trong những người ủng hộ hăng hái nhất chủ trương minh bạch hơn hoạt động của Fed, nhưng chỉ trong thời gian ông còn giảng dạy tại Đại học Priceton với tư cách giáo sư kinh tế. Từ ngày trở thành sếp Ngân hàng trung ương (2007), tức một bộ phận của giới chức sắc nhà băng, ngài giáo sư kinh tế ngay lập tức quay ngoắt 180 độ quan điểm của mình.

Đã có lần GS Murray N. Rothbard nói rằng, không khó nhận ra thực tế các chính trị gia câu kết với các chủ nhà băng đã tạo ra Ngân hàng trung ương vì quyền lực của chính mình.

Vinh Thu

12/06/2009

 

*  *  *

Xem các bài liên hệ tại đây tại đây
Xem các bài khác cùng chủ đề tại đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính www.nuiansongtra.net  
 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh