Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 52)
THINH QUANG


VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 52)
Thinh Quang

 

MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 256

VẤN: Cụ Võ Hưng Phát, Ohio hỏi:
1. Có lần đi du lịch sang Trung Quốc đến Bảo Tàng Viện tại Nam Kinh nhìn thấy một cái đỉnh đồng xanh cổ xưa, cao và trông rât bề thế. Bà cụ có từng nghe nói đến không?
2. Tôi muốn được biết văn tự Trung Quốc xuất hiện từ bao lâu rồi?

ĐÁP:

1. Theo lịch sử Trung Hoa ghi lại thì căn cứ vào Văn Giáp Cổ khai quật được di chỉ nhà Ân ghi khắc cho biết nền nông nghiệp lúc bấy giờ đã phát triển có thể nói là quy mô lớn sản xuất gồm nhiều chủng loại nông sản. Chẳng những về nông nghiệp mà luôn cả nền công nghiệp cũng đạt đến chỗ tinh xảo, luôn cả nghề thuộc da, nghề làm đồ bằng da thú, nghề dệt và nghề chạm trổ đá quý. Nhất là nghề đúc đồ đồng xanh, chứng tỏ đời nhà Ân đã có sự phát triển quan trọng về kiến tạo “di khí”. Có rất nhiều “di khí” đào được, có cái nặng đến 875 ký gọi là Đỉnh Tư Vô Mậu, có chiều cao đến 1.33 mét. Tóm lại “di khí” này trông thật hùng vĩ, hiện đang được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Nam Kinh.

2. Về văn tự Trung Hoa hiện nay vẫn còn chưa biết được xuất hiện từ thời nào. Lịch sử chỉ ghi nhận là chữ viết của Trung Hoa xuất hiện từ đời Bàn Canh của triều đại Nhà Thương. Các nhà khảo cổ không tin theo như truyền thuyết cho rằng Trương Hiệt là ông tổ đặt ra văn tự.

VẤN: Cụ Vũ Văn Rosemead: Tôi từng đọc Kinh Dịch, và biết đó là một pho kinh tối cố, khó lòng mà thông suốt được. Nghe rằng có rất nhiều môn phái sử dụng về pho kinh tối cổ này để làm lý thuyết để hoạt động. Chẳng biết bà cụ nhận thấy có như vậy chăng?

ĐÁP:

Kinh Dịch có từ mấy ngàn năm, điều này chẳng ai có thể chối cải được. Ta có thể nói Kinh Dịch là một kho tàng triết lý. Riêng về người Đông phương có nhiều môn phái lấy Kinh Dịch để luận giải và sử dụng pho kinh tối cổ này. Như:

- Theo Nho giáo thì đây là bộ Sách để bói toán tìm sự kiết hung.

- Theo Phật giáo thì đây là bộ Kinh soi sáng thêm vào đời sống con người với vũ trụ.

- Theo Mật Tông thì Kinh Dịch là bộ Kinh dành cho sự nghiên cứu về sự vận chuyển của các từ lực giữa con người với các đối thể hiện hữu chung quanh mình.

- Theo Tân Gia Mặc Pháp thì đây là bộ Kinh tôi luyện tư tường áp dụng để khắc chế thiên nhiên.

- Đối với các nhà tư tưởng Tây phương thì xem đây là một bộ triết học uyên bác có khả năng chuyển cải tư tưởng bất thuần động của nhân loại.

Tóm lại, với khái niệm của các môn phái cũng như tư tưởng của các nhà triết học Tây phương tùy theo quan điểm, tôn giáo, quốc gia, dân tộc, hoàn cảnh địa phương mà lý giải. Chẳng hạn như các môn võ phái, võ thuật cũng có những khái luận khác nhau về Kinh Dịch làm thay đổi các tư tưởng võ thuật.

Ví như: Phái Võ Đang với môn huy là thái cực, dùng Kinh Dịch để lập thành chiêu thế như:

- Thái cực đại tâm quyền
- Càn khôn kiếm
- Hỏa muội phong sơn côn v.v

VẤN: Ông Bùi Trinh Nguyên, Santa Ana: Bà cụ nhắc lại cho bài Than Thân của Trần Tế Xương.

ĐÁP:

THAN THÂN

Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi,
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi.
Mấy khoa hương thí không đâu cả
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi.
Gạo cứ lệ ăn đong bữa một
Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.
Bắc thang lên hỏi ông trời nhẻ
Trêu ghẹo người ta thế nữa thôi?

VẤN: Ông Bùi Đắc Đạm, Maryland: Tôi có hai điều muốn được rõ:
1. Tại sao lại nói nước ta có nền văn hoa Bắc Sơn và Hòa Bình?
2. Chủ nghĩa “Nhị đầu vũ trụ quan” là thế nào? Xin bà cụ giải đáp cho. Cám ơn bà cụ nhiều.

ĐÁP:

1. Nền “Văn hóa Bắc Sơn và Hòa Bình” là tên của hai tỉnh ở tại Bắc Việt Nam – nơi mà các nhà khảo cổ tìm ra các vật dụng làm bằng đá trong thời kỳ Trung thạch. Có điểm đặc biệt đồ dùng bằng đá chỉ mài một bên mà thôi. Ngoài ra người ta còn tìm thấy các chén bát làm bằng xương hoặc đồ gốm.

2. Chủ nghĩa “Nhị Đầu Vũ Trụ Quan”: có nghĩa hai đối cực.

a. Như Núi chống với Biển. Chuyện huyền thoại “Sơn tinh, Thủy tinh” được truyền bá trong dân gian.
Như người Sơn lâm chống người Miền Duyên hải, người ở ven sông chống người ở thung lũng. Còn kẻ khác thì sống ở nội địa hay sườn núi…


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 257

VẤN: Cháu Bạch Doãn Hành, Virginia: Trên thế giới này thường xảy ra những chuyện buồn vui lẫn lộn. Đời sống từ nghèo khổ đến giàu sang có. Bằng an có. Chiến tranh có. Lắm lúc cũng có xảy chuyện cười ra nước mắt hay các câu chuyên làm cho lòng người đảo điên cũng có. Bà cụ chắc biết nhiều chuyện như vậy không hiếm. Xin bà cụ nhắc lại cho một số chuyện vui cũng được mà không vui cũng được.

ĐÁP:

Trên đời này quả lắm chuyện, như cháu đã nói vui buồn lẫn lộn. Kể ra khôn xiết. Vậy xin nói ra câu chyện vui nho nhỏ để cháu thư giản tinh thần trong chốc lát. Có mấy nguồn tin khá lý thú mà lại vui vẻ nữa, các mẫu chuyện vừa xảy ra được đăng tải trên tờ nhật báo Việt Herald, xin chép lại gửi cháu:

1. Cáo Bắn Thợ Săn:

Belarus: Một thợ săn tại vùng Grodno phát hiện con cáo trong lúc đi săn trong rừng. Anh từ khoảng cách xa khiến con vật bị thương. Sau đó người thợ săn đuổi theo con cáo và tóm được nó. Tuy nhiên con vật chống cự nên người thợ săn đánh nó bằng báng súng. Đột nhiên con cáo đưa một chân trước lên cò súng và giật mạnh khiến viên đạn găm vào chân của anh thợ săn này. Trong lúc người thợ săn vẫn còn sửng sốt và đau đớn, con cáo thừa cơ chạy mất.

2. Hắt Xì Ra Viên Đạn:

Italy: Darco Sangermano 28 tuổi bị trúng một viên đạn lạc vào thái dương khi anh đang đi dạo cùng bạn gái tại Naples – một thành phố Italy nổi tiếng với những màn ăn mừng năm mới đầy bạo lực có dùng đến pháo mạnh và rượu.

Viên đạn bay xuyên qua phần bên phải đầu, phía sau hóc mắt, và lọt vào khoang mũi nhưng điều kỳ diệu là nó không gây tổn thương nghiêm trọng gì cho mắt.

Anh được đưa cấp cứu vào bệnh viện ngay trong đêm với máu chảy ròng ròng. Nhưng trong khi đang chờ bác sĩ thì anh bị hắt hơi và viên đạn bắn thẳng ra khỏi lỗ mũi. Sau cuộc phẫu thuật, Sangemano được bác sĩ cho xuất viện và trở về quê nhà.
3. Bị chuột cắn…”của quý” Tù nhân đệ đơn kiện:

Chuyện xảy ra ở Mỹ. Một người đàn ông đã đâm kiện các quan chức quận Nassau nằm gần thành phố New York sau khi bị một con chuột cắn vào “của quý” trong lúc bị bắt giam. Peter Solomon tuyên bố rằng phát cắn của con vật đã khiến ông phải tiêm phòng vì các nhân viên nhà tù lo ngại ông có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ loài động vật gặm nhấm và điều trị tâm lý.

Thẩm phán quận Nassau đã chấp nhận đơn kiện chính quyền địa phương của ông Solomon. Ông ta còn tố cáo các quan chức tại nhà tù là cẩu thả và ông bị ngược đãi vì ông là người da màu.

VẤN: Ông Lê Quý Hữu, Reseda: Lúc còn ở Việt Nam, tôi được nghe các cụ Đồ giảng giải các câu răn dạy của thánh hiền, về lối sống đạo nghĩa của con người. Bà cụ có còn nhớ xin nhắc lại cho. Cám ơn bà cụ vô vàn.

ĐÁP:

1.

Tôi còn nhớ đại khái một số giáo huấn của Đức Khổng Tử như bài:

Dục nhị bất thân
Uy nhi bất mãnh.
Thắng nhi bất kiêu
Lao nhi bất oán.

Có nghĩa:

Cái “Dục” không nên quá độ, chạy theo khát vọng mà làm điều phi nhân phi nghĩa.
Khi có cái “Uy” thì không nên để cái oai đó trở thành dữ dằn hung bạo.
 

Khi đã là kẻ chiến thắng rồi, chớ nên kiêu căng ngạo mạn.
 

Phải nhớ rằng ”Thắng không kiêu, bại không nản” là khí phách của người quân tử.
Ví dù gặp cảnh lao đao khốn khổ, cũng không nên oán hận mạng vận của mình. (Khổng Tử)

2.

“Phàm sự lưu nhất tuyến
Nhật hậu hảo tương kiến.”

Có nghĩa:

Phàm làm việc gì ở trên đời đều phải lưu lại chút “nhân tình”, hầu để ngày sau có cuộc tương phùng cũng không có gì phải bẽ bàng ân hận.

3.

Vô bệnh đệ nhất lợi,
Tri túc đệ nhất phú.
Thiền hữu đệ nhất thân,
Vô vi đệ nhất an.

Có nghĩa:

Không có bệnh hoạn, chẳng có gì qui bằng. (Sức khỏe quí hơn vàng.)
Biết cái có của bản thân hiện hữu là đủ, (tri túc) đó mới chính là sự giàu sang nhất trong đời mình.
 

Chẳng có gì quí hóa bằng được một người “bằng hữu” chí thiết thân còn hơn tình anh em ruột thịt. Đó chính là người bạn vàng – người bạn khó kiếm được trên cõi đời này.

Chẳng gì hơn được bằng cái “thản nhiên như nhiên” tạo cho mình sự bằng an từ cuộc sống cho đến tâm hồn. Hạp với đạo.

Không vất vả. Không phiền muộn. Chẳng khác nào sống trong cuộc sống “Vô Vi” như thời Ngũ Đế: Vui với cái vui của Phục Hi, của Thần Nông,của Hoàng Đế và trải rộng lòng hãi hà trên khắp và thiên hạ như Đế Nghiêu, Đế Thuấn.

VẤN: Cụ Đỗ Như Vấn, Los Angles: Nghe rằng: Muốn tu tâm thì phải tìm cái Hư Tĩnh. Vậy cái hư ở đâu và cái tĩnh ở chỗ nào? Bà cụ biết không?

ĐÁP:

Theo Quản Tử thì cái HƯ, cái TĨNH thuộc về phần tinh túy của đạo gia. Muốn giữ được cái ĐẠO thì phải giữ lòng cho thanh tịnh, hư vô, không bận tâm trong đường danh lợi.

Muốn được vậy thì làm sao tẩy sạch lòng dục vọng. Phải tiêu trừ hết các nhơ bẩn để cho thần thái được yên ổn. Hãy vứt cái trí khôn của mình ra trùng khơi bể cả. Đừng ưu tư. Cái trí khôn đó không mất, mặc dù kẻ đi tìm nó không bao giờ thấy được mà người một chỗ lại dễ dàng nhận ra nó, nếu giữ được thái độ hư vô khôn bến khôn bờ. Tại sao? Bởi Trời là Hư, Đất là Tĩnh. Hãy rửa sạch cung thất cho không còn bụi nhơ. Hãy rộng mở cửa ngỏ, cho đường đi được thênh thang, cho gió lành mát mẻ thổi vào nhà, dứt bỏ tư tà thần minh sẽ tồn tại… Đừng để ngoại vật làm cho ngũ quan ta bị rối loạn, cũng đừng để vì cái ngũ quan mà làm loạn cái tâm của ta.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 258

VẤN: Cụ Lê Văn Lương, Philadelphia: Gần đây những người bị mắc chứng bệnh ngặt nghèo, nhất là các loại bệnh ung thư đến bệnh viện chữa trị, nhưng chẳng mấy ai chữa lành được. Tôi là một trong những người bạc phước này. Bà cụ có biết hoặc nghe có làm cách nào để chữa được các bệnh nan y này không?

Đáp:

Tôi có thấy một bài viết của ông Nguyễn Thăng thuật lại về căn bệnh ung thư phổi của bà cụ thân mẫu ông đã đến giai đoạn 3 uống thuốc hóa trị do một bác sĩ chuyên khoa trị liệu:

“Mẹ tôi đã dùng nước sinh tố “măng tây”, sáng 4 muỗng súp và tối cũng uống như vậy đều đặn trong vòng một tháng. Nhận thấy bà cụ như không còn đau đớn gì nữa, bèn đưa đến vị bác sĩ đang điều trị xin khám nghiệm lại, cho biết số lượng tế bào ung thư của bà cụ từ 380 xuống còn 125. Vị bác sĩ chuyên khoa chúc lành cho bà cụ tôi và bảo:

-”Không cần đưa bà cụ đến thường xuyên như xưa nay, mà chỉ đến gặp ông ta trong vòng 3 tháng nữa”.

Một câu chuyện khác cũng về “MĂNG TÂY”:

“Tôi gặp được một người bạn trao cho một bản sao của bài báo với tựa đề ”Măng tây cho bệnh ung thư”. Bài này được đăng tải trên tờ “Cancer News Journal” ấn hành tháng 12 năm 1979. Tôi vốn là một nhà hóa sinh chuyên về liên quan giữa chế độ ăn kiêng và sức khỏe trên 50 năm rồi. Từ lâu tôi có biết về sự khám phá của ông Richard R. Vensal, D.D.S, rằng MĂNG TÂY CÓ THỂ CHỮA KHỎI BỆNH UNG THƯ. Từ đó tôi và ông ta hợp tác, thu thập nhiều trường hợp rất triển vọng, như các trường hợp ghi nhận sau đây:

Trường hợp thứ 1: Một người đàn ông bị bệnh Hodgkin – một loại ung thư về mạch bạch huyết, đã hoàn toàn mất hết năng lực. Một năm sau anh được chữa trị bằng liệu pháp măng tây. Chỉ trong vòng thời gian ngăn bệnh anh hoàn toàn biến mất. Các bác sĩ chữa trị cho anh ta không còn tìm thấy một dấu hiệu nào của bệnh ung thư nữa.

Trường hợp thứ 2: Một thương gia ơ tuổi 68 đã bị ung thư bàng quang từ 16 năm rồi. Sau nhiều năm điều trị nhưng không chữa khỏi. Ông chuyển sang chữa bằng măng tây. Sau 3 tháng các xét nghiệm cho thấy khối u trong bàng quang đã biến mất và thận của ông hoạt động lại bình thường.

Trường hợp thứ 3: Một ông bị ung thư phổi. Vào ngày 5 tháng 3 năm 1971, được đưa lên bàn mổ, nhưng căn bệnh quá nặng không thể giải phẫu được, không còn chút nào hy vọng. Vào ngày 5 tháng 4, ông chuyển qua uống liệu pháp măng tây. Tháng 8 cùng năm, các phim quang tuyến cho thấy tất cả dấu hiệu bệnh ung thư của ông biến mất.

Trường hợp thứ 4: Một phụ nữ bị bệnh ung thư da từ nhiều năm. Sau căn bệnh này lại biến chứng ra nhiều hình thức un thư khác. Các bác si chuyên khoa cho là trầm trọng quá rồi. Sau 3 tháng dùng măng tây, một bác sĩ chuyên khoa cho rằng da bà trở nên rất tốt, không còn dấu vết gì tổn thương nữa. Bà này còn cho biết liệu pháp măng tây còn chữa căn bệnh thận của bà mắc phải từ năm 1949. Bà đã từng trải qua 10 lần giải phẩu lấy sạn thận. Cuối cùng liệu pháp măng tây chữa bà khỏi thêm căn bệnh không kém ngặt nghèo này.

Theo “Các yếu tố về Material Medica” được xuất bản vào năm 1854 do một Giáo sư của trường Đại học Pennsylvania, nói rõ “măng tây” là một phương thuốc dân gian để làm tan các sỏi thận.

(Măng Tây còn chữa trị hữu hiệu cho niệu khoa, có thể chữa trị dễ dàng cho các bệnh đường tiểu)

CÁCH CHỮA TRỊ: Tốt nhất mua măng tây đóng hộp của GIANT và STOKELY (rất tốt). Bỏ các cộng măng tây vào máy xay sinh tố xay cho nhừ, sau đó cất vào trong tủ lạnh. Bệnh nhân uống 2 lần, sáng và chiều, mỗi lần 4 muỗng súp. Thường thì sau 2 đến 4 tuần người bệnh thấy sức khỏe được cải thiện. Có thể pha loãng trong nước nóng hoặc nước lạnh để uống. (Những người không bệnh cũng có thể uống để phòng).
 

Nói tóm lại MĂNG TÂY chữa ung thư rất hữu hiệu, vừa là món uống thơm ngon vừa là loại tuốc thần vậy.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 259

VẤN: ông Hàn Nguyên, LA: Nghe nói tại vùng Đông Nam Á có giống mọi có đuôi ăn thịt người. Ngoài ra trên các hòn đảo xa xôi trong vùng có giống dân gọi là người “Chăn Chắc”. Bà cụ có nghe về các dân tộc này hay không?

ĐÁP:

Theo nhà Địa dư học Claudius Pto Lémée nói về vùng Tam Đảo Satyrol cũng như vùng Thập Đảo Mantolai có giống mọi ăn thịt người là có thật. Các giống mọi này là cư dân ở vùng Đất Bạc, Đất Vàng. Ngoài ra, còn có 5 đảo nhỏ trong Quần đảo Barousai và ba đảo Sabadeibai là nơi cư trú của giống mọi ăn thịt người. Thời cổ đại những thuyền bè qua lại đều lo sợ khi ngang qua các quần đảo đầy rủi ro không phải vì hiểm trở hay đá ngầm mà vì sự hiện diện của giống mọi có đuôi!

Người “Chăn Chắc” theo truyền thuyết thì giống người này bé nhỏ hiện diện lâu đời trên vùng ba hòn đảo Satycol cũng như trên 10 hòn đảo Montolai. Giống mọi này được gọi là Người Chăn Chắt. Đây là giống mọi nhỏ bé, chiều cao không đầy một thước trông như các bé nhi đồng, không ăn thịt người, sống trên các cây cổ thụ để tránh thú dữ tấn công đồng thời tránh các giống mọi có đuôi bắt ăn thịt. Vào thế kỷ thứ nhất TL. Dân du mục Yuch-Chi nắm được quyền kiểm soát Bactria, sau năm 100 tr TL không lâu có cuộc Nam tiến dưới sự điều khiển của Kushana dần dần tiến về đồng bằng sông Hằng Hà, lãnh tụ của họ lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Kanishha – đánh đuổi người Chăn Chắc ra khỏi vùng. Từ đó giống dân này biến mất.

VẤN: Ông Lý Hiền, San Diego: Bà cụ có biết ai là thủ phạm gây nên nạn đói kinh khủng cho Việt Nam ta trong những ngày tàn trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 không?

ĐÁP:

Cuộc đói này do thiên nhiên một phần vì thời tiết bão lụt, nhưng chính là do hai tác nhân là Pháp và Nhật. Hai tác nhân này cố tình thu mua với giá rẻ mạt, nhất là Nhật một mặt mang về nước, một mặt nuôi quân Nhật ở Trung Hoa.

Ngoài ra, Nhật Bản còn áp lực Pháp ra lệnh buộc các nông dân Việt Nam phải thay đổi cách canh tác trồng các cây kỹ nghệ như trồng bông vải, đay gai để cung ứng cho thị trường Nhật. Trận đói này gây sự chết chóc tang thương cho dân tộc Việt không thể nào kể xiết, thủ phạm chính là quân phiệt Nhật.

VẤN: Bà Ngô Công Hàm, Virginia: Nghe nói ăn “gà ác” là đại bổ. Vậy nó bổ về gì? Làm thế nào để làm món ăn này? Bà cụ biết chỉ giáo cho.

ĐÁP:

Gà ác có tính bổ dưỡng và lành. Nó là nguồn protid rất tốt, không bị dị ứng. Người ta thường dùng hạt sen để hầm. Nên nhớ rằng hạt sen có tác dụng vào các kinh tâm, tỳ, thận. Nó là thuốc dưỡng tâm, bổ tì, cố tinh, dùng trị mất ngủ, suy nhược…Ngoài ra, còn có đại táo. Vị này có tên khoa học Zizyphus sativa. Đại táo có vị ngọt ích khí, an thần, sinh tân dịch, tiêu viêm v.v…Cần phải có “Hoài Sơn” (mua ở tiệm thuốc Bắc) tên khoa học là Dioscorea persimilis, có vị ngọt nhạt, tính bình, đi vào các kinh bình tỳ, vị, phế, thận. Thanh nhiệt, bổ hư, ích thận v.v… Nhớ thêm đậu ván trắng hay bạch biển đậu, tên khoa học là Lablab vulgaris. Đậu ván vị ngọt nhạt đi vào hai kinh tì, vị, sinh tân dịch, giải nhiệt…hòa trung, chỉ tả dùng đề trị cảm nắng, miệng khát, nôn mửa, biếng ăn, giải độc. Và thêm một vị nữa là nấm mèo giúp ích khí và cường khí.

Tóm lại món ăn này phối họp các chất bổ dưỡng, mạnh tì vị, giúp ăn ngon, sinh tân dịch, làm cho người suy nhược mau lại sức. Nên dùng cho người mới khỏi bệnh và các bà mới sinh. Đây là môn thuốc đủ “Quân, Thần, Tả, Sứ”.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 260

VẤN: Cụ Lê Văn Tiếp, Reseda: Chẳng biết các quyển tự vị đầu tiên của Việt Nam ta là những quyển tự điển nào? Bà cụ biết xin nhắc lại cho.

ĐÁP:

Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19, khi đã có chữ quốc ngữ ra đời, thì cũng là thời gian bắt đầu có báo chí và có tự vị được ấn hành. Đây là thời kỳ chữ quốc ngữ phát triển. Các tự điển lúc ban đầu có tự điển song ngữ do học giả Trương Vĩnh Ký cũng như của Génibriel, nhưng tự điển được xem là quan trọng nhất lúc bấy giờ là Đại Nam Quốc Am Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của.

Trong bài tiểu luận của giáo sư Nguyễn Văn Y viết:

-”Trước khi quyển tự điển của Huỳnh Tịnh Của ra đời, nước ta chưa có có quyển tự điển nào giải bằng tiếng Việt ra tiếng Việt…”

Quyển Việt Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của quyển thứ 1 ấn hành từ năm 1895, gồm 608 trang quyển thứ nhì in năm 1896 có 596 trang. Tự Điển này được xem như là một kho tàng thành ngữ và tục ngữ gồm 500 câu mà không thấy có trong sách Tục ngữ, phong dao của Nguyễn Văn Ngọc cũng như Tự Điển Việt Nam của Nguyễn Văn Đức. (Trong Văn Hóa Đông Phương của Thinh Quang ấn hành năm 1943 có ghi điều này).

Còn một đặc điểm nữa là Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của còn ghi các loại thảo mộc cũng như các loài cầm thú của đất nước ta. Đặc biệt Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có ghi các danh từ của ngôn ngữ Miên, Trung Hoa và Pháp…đã được Việt hóa nên xem như là ngôn ngữ Việt.

Đây là quyển tự vị được xem là công phu và đầy đủ nhất mở màn cho một loạt các quyển tự điển Việt Nam sau này.

VẤN: Bà Đinh Lệ Hoa, San Jose: Tôi thường ăn “nấm rơm” nhưng nghe nhiều người nói ăn nấm rơm có thể gặp nấm độc chết người. Có như vậy không? Tôi thật sự ưu tư, vì ông nhà tôi lại thích loại ăn nấm này. Xin bà cụ cho biết có thật như vậy không?.

ĐÁP:

Có như vậy. Nếu muốn không phải ăn nhằm nấm độc thì phải biết nấm rơm hoặc trồng lấy mà ăn bằng không thì chết. Theo lời ông Nguyễn Cao Thăng đọc được trên mạng thì chuyện ăn nấm xảy ra ở Oregon, có người Việt vô rừng hái nấm về ăn. Kết quả hai cha con vô nhà thương rửa ruột. Bố chết. Con ngoắc ngoải. Nấm nào ăn cũng được. Chẳng những nấm thuộc loại thức ăn ngon mà còn có tác dụng như:

“Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng được ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừng các gốc tự do và chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch.

CHỌN NẤM: Mỗi loại nấm thường xuất hiện theo mùa, có hương vị đặc trưng và có công dụng khác nhau.

MỘT SỐ NẤM LÀM LẪU:

Nấm Hương: Có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, phòng sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa…

Nấm Rơm: Tốt cho những người có áp huyết cao, rối loạn máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và bệnh lý mạch vành tim.

Nấm Mỡ: Mũ tròn, thân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư.

Nấm Kim Châm: Màu trắng, thân dài, khoảng 20 cm, mũ nhỏ. Nấm này chứa nhiều vitamin, acid amin. Đặc biệt giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ trẻ em.

Nấm bào ngư: Mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa, phục hồi chức năng của gan.

CHẾ BIẾN: Tìm mua nấm tươi ngon, nhiều loại càng tốt. Loại nấm tươi như nấm Thủy Tiên, nấm hương tươi, nấm rơm, nấm mỡ, kim châm, bào ngư, hay nấm tràm, nấm thong thì cắt chân rễ, cạo sạch bụi đất toàn thể tai nấm. Nấm khô như mộc nhĩ, đông cô thì ngâm nước, xé đôi ra. Nấu chung với đùi gà…

Nước lẫu nấm chế biến từ các loại thuốc Bắc, thảo dược như Táo đỏ, hạt, Kỷ tử, rễ sâm cắt khúc (làm cho chất bổ cao hơn, dễ tiêu hóa…

Bát nước chấm: dùng các loại nguyên liệu: Vừng, Lạc, Gừng, Ớt, Hành, Tỏi v.v… chế biến.

(Còn tiếp)
THINH QUANG


Xem Phần 51, click vào đây.
Đọc các Bài cùng tác giả tại đây.
Trở về website www.nuiansongtra.com  
 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh