VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 60)
Thinh Quang
* * *
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 296
VẤN: Bà Đổng Lạc Hoa, Los Angeles: Tôi thật sự bị lâm vào hoàn cảnh thất nghiệp, tiền lãnh trợ cấp cũng sắp chấm dưt, tìm việc vẫn chưa ra. Chẳng còn sự lựa chọn nào dễ dàng hơn là đi học nghề làm nail, nhưng lại bị một số bạn cho rằng nghề làm móng tay vô cùng nguy hiểm. Hãy tìm nghề khác an toàn hơn. Chẳng biết lời khuyên này có đúng như vậy hay không? Xin bà cụ chỉ giáo. Cám ơn nhiều.
ĐÁP:
Tôi cũng thường nghe như vậy. Quả làm nghề nail có sự nguy hiểm cho sức khỏe, khi phải hằng ngày trực tiếp hít thở các loại hóa chất độc hại này. Theo Karen Trinh viết về người bạn từ Việt Nam sang khó tìm được việc làm, nhiều người khuyên nên học nghề NAIL. Cô bạn hỏi:
-”Liệu có nguy hiểm về hóa chất độc hại không? Tôi đang mang thai được vài tháng.”
Trước hoàn cảnh thiếu thốn của cô, chẳng biết phải khuyên làm sao cho phải, nên chỉ nói lên những sự thật mà cô bạn của tôi phải đương đầu.
Ý thức được tầm quan trọng của sự nguy hiểm của nghề nghiệp này nên cần phải ngăn ngừa hầu tránh được phần nào rủi ro do nghề nghiệp gây nên.
Nghề làm móng tay là nghề phải đối mặt với các loại hóa chất mỗi ngày mà chúng chính là những sát thủ thầm lặng.
Thợ móng tay phải hít thở các hóa chất độc hại này trải qua một thời gian dài, nguy cơ ung thư và những căn bệnh liên hệ tới phổi gia tăng, có ngày ắt lâm nguy đến tính mệnh.
Momo Chang – tác giả của một bài viết trên báo Hyphen Magazine đã thuật lời kể của Uyên Nguyên là chủ một tiệm nail sự thật của nghề này. Câu chuyện như sau:
“Một bà nọ có một cô em dâu đã hành nghề trong tiệm của bà trên 15 năm. Bỗng một ngày kia, cô em dâu khám phá cái thai 8 tháng bị tử phúc trung, có nghĩa là đã chết trong bụng. Cô em dâu này tin rằng mình đã hít phải quá nhiều hóa chất do cô đã làm móng giả cho khách hàng mà hít phải.
Năm 2007, báo TIMES đã gọi nghề Nail là một trong NHỮNG NGHỀ TỆ HẠI NHẤT ở Hoa Kỳ, vì những sản phẩm hóa chất được dùng trong tiệm. Những người thợ làm móng đã hít phải các hóa chất này liên tục suốt ngày trong nhiều giờ liên tục.
Theo một bản nghiên cứu của đại học University Massachusetts trong vùng Boston, người ta khám phá ra những người thợ Nail đa số thường mắc các chứng bệnh như khó thở, nhức đầu, ngứa ngáy và đau nhức các khớp xương, gân cốt hay các bắp thịt… Theo Coraroelofs, mặc dù chính phủ đặt ra luật lệ hầu bảo vệ độ an toàn bảo vệ cho những người này cũng chẳng giúp ích gì được.
Một trong những hóa chất độc hại nhất tìm thấy trong những tiệm nail là chất Carlinogen Formaldehyde, và những chất khác là Toluene & Disbutylph Thalate. Những chất này tạo nên quái thai và hại thai.
Ngoài ra, còn có nhiều căn bệnh phát sinh ra bởi nghề nail như UNG THƯ DƯỚI LƯỠI. Bác sĩ chuyên khoa phải xé đùi của cô bạn này lấy thịt để vá vào. Đau đớn khôn kể xiết. Trường hợp cô bạn này xui xẻo vì bị người bác sĩ bỏ thịt đùi nhiều quá khiến cô ta không còn nói chuyện được. Thế là phải tái giải phẫu, lấy bớt thịt ra làm cho cô ta đau đớn biết là bao! Từ đó chị bị chứng trầm cảm phải uống thuốc an thần để giảm đau. Lắm lúc cô ta cảm thấy toàn thân mình như có kiến bò không thể nào chịu nổi. Hai năm sau, phổi bắt đầu mọc nhiều mụn ung thư nhỏ, lan dần ra đầy phổi không thể giải phẫu được.
Trong một bài báo của American Journal of Epidemiology có một báo cáo về y tế được thực hiện ngày 21-5-2010, trong số 325,228 thợ móng tay có đến 9.044 trường hợp bị mắc chứng ung thư. Tỷ lệ UNG THƯ PHỔI là 1.21% tức cứ 100 người thợ có 1.21 người mắc bệnh ung thư phổi. Đây là một sự thật của giới thợ nail phải gánh chịu”.
VẤN: Cụ Nguyễn Vi Anh, Orange County: Bà cụ chuyển dịch hộ câu tục ngữ Hán tự “Nhân đa tửu loạn, long đa tựu hạn”. Xin cám ơn bà cụ.
ĐÁP:
“Người nhiều chỉ tổ loạn, rồng nhiều chỉ tổ hạn”.
Ta cũng có câu:
Lắm thầy thối ma.
Lắm người ta thối đất.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 297
VẤN: Bà Lê Hằng Nga, Maryland: Tôi thường nghe trong các gia vị thực phẩm, có nhiều chất độc gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Chẳng biết có như vậy chăng?
ĐÁP:
Điều này quả nhiên là có xin liệt kê các thực phẩm có gia vị mà ta thường dùng như sau:
1. Các món chả lụa, bánh phở, hủ tiếu, bánh phồng tôm, dưa chua… có rất nhiều độc tố do người làm pha thêm gia vị tăng mùi vị cho thơm ngon để lôi cuốn thực khách. Chả lụa là món ăn xưa nay được xem thuộc hàng siêu đẳng, làm bằng thịt nạc loại đắc tiền. Hãy xem chừng nếu ăn nhiều và ăn dài ngày chắc chắn là không tốt cho sức khỏe. Lý do, vì muốn cho chả lụa dòn, các nhà sản xuất phải dùng một lượng HÀN THE tục gọi phèn chua không phải là ít mới đủ túc số làm cho chả lụa dòn và dai. Ngoài ra, các nhà sản xuất muốn cho chả trắng tinh để cuốn hút mắt người dùng, bèn cho thêm chất hóa học gọi là dioxintitan vào. Chất này không phải là thức ăn dùng pha chế cho thực phẩm, nên không gì tai hại bằng.
Nên biết chẳng những chất dioxintitan tẩy trắng thức ăn để ta có cảm giác thực phẩm vệ sinh, mà luôn cả “hàn the” cũng vô cùng tai hại. Các gia vị này làm cho bộ máy tiêu hóa không thể loại bỏ cho theo phân hay nước tiểu hoặc mồ hôi hầu đào thải ra ngoài, nó tích lũy lại làm cho gan suy, thận yếu, trẻ em chậm lớn, người lớn thì suy sụp dần đi và sắc diện không còn hồng hoạt nữa.
Nói tóm lại hàn the ngoài việc dùng cho chả lụa mà còn mang sử dụng vào pha chế các thực phẩm khác, cũng không ngoài làm các thức ăn như Bánh Phở, Hủ Tiếu, Bánh Phồng Tôm, Dưa Chua các loại thơm ngon hơn.
2. Các loại “dăm bông, xúc xích, lạp xưởng…”, thường có màu đỏ đẹp của thịt tươi trông rất hấp dẫn. Thật ra các nhà sản xuất dùng chất Muối Diêm tức Diêm Tiêu tên khoa học là Nitrat Kalium. Chất Nitrat vào dạ dày sẽ được phân hóa rồi biến thành Nitrosamin – chất này có thể gây ung thư đường tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều thường bị ngô độc. Người cảm thấy ngon miệng với chất Nitrat coi chừng, sẽ bị chứng methemogobin, ta gọi là chứng đỏ tím môi. Chứng bệnh này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Độc tố Nitrat này có thể dễ dàng ngụy tạo biến cá ươn thành cá tươi, có thể làm cho cá đỏ thịt, đỏ mang. Người bán cá thường dùng muối diêm tức diêm tiêu vào cá…nhìn vào trông hệt như cá còn sống vừa lưới từ lòng sông biển lên. Đã có vài trường hợp gây ngộ độc chết người.
3. Thức ăn chiên thường hút từ 30 đến 40% dầu mỡ để cho thức ăn này vừa dòn vừa thơm ngon. Ăn nhiều chất béo de bị mập phì, tăng cholesterol,dễ dàng làm xơ mỡ động mạch, béo phì và…cả ung thư nữa.
Chiên rán ở mức độ cao khiến thức ăn bị cháy khét, làm chất béo chẳng những mất bổ dưỡng mà còn biến thành chất độc như Acrolein – chất này gây ra ung thư.
4. Trong kỹ nghệ thực phẩm muốn thức ăn có chất béo không bị hôi mùi dầu, người ta dùng kỹ thuật hidrogen hóa làm mất acid béo trong dầu mỡ. Đó là kỹ thuật làm Shortening, margarine ở mỳ ăn liền, bánh phồng tôm loại vô bao để lâu ngày được chiên bằng shortening. Nhưng hãy coi chừng nếu chúng ta ăn nhiều và thường xuyên có các chất béo hydrogen hóa này thì sẽ bị thiếu acid béo thiết yếu, sẽ bị mập phì tăng cholesterol trong máu dễ bị tim mạch hơn là ăn dầu bơ tự nhiên.
5. Mỳ ăn liền và các thức ăn chế biến sẵn, thường có quá nhiều bột ngọt và muối ăn, chất bảo quản sẽ dẫn đến rối loạn dinh dưỡng và chức năng thần kinh.
6. Bánh mứt kẹo, thường làm bằng đường hóa học và màu mùi bảo quản độc hại.
7. Nước giải khát, nước trái cây vô chai, đóng hộp, thường chứa saccharin và chất màu, mùi, chất bảo quản độc hại.
Muốn bảo vệ sức khỏe nên dùng nhiều thức ăn làm từ rau quả, thịt, trứng tươi…
VẤN: Cụ Vũ Kỳ, Virginia: Tôi muốn biết về nguồn gốc tiếng Việt ta, xin bà cụ vui lòng nhắc hộ.
ĐÁP:
Ngôn ngữ Việt là một trong bảy nhóm ngôn ngữ tại vùng Đông Nam Á, gồm có năm ngôn ngữ chính và hai ngôn ngữ phụ.
1. Nhóm được xem là chính được các cư dân trong vùng sử dụng trong việc giao dịch hàng ngày. Các nhà ngôn ngữ học tìm thấy các quốc gia như Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, họ nói các ngôn ngữ được xem là quan trọng nhất trong nhóm Nam Đảo. Không riêng gì các nước trên các quốc gia như Việt Nam, Campuchea và luôn cả nước Chiêm Thành cũng có một nhóm nói về loại ngôn ngữ này.
2. Thứ hai, là nhóm ngôn ngữ Sintibetain gồm hai tiểu loại là Sino (Hán) và Tibetain (Tạng Miến). Các giống người Miến, người Chin, người Cachin thuộc vùng Đông Nam Á. Còn các sắc dân người Miêu, người Dao ở Hoa Nam Trung Hoa, ở Bắc Việt Nam, Việt Nam thuộc loại Hán Tạng.
3. Nhóm thứ ba là ngôn ngữ Tày, Thái đa phần sống ở vùng Quí Châu, Quảng Tây, Vân Nam hay Hải Nam, Người Tày người Nùng luôn cả người Thái, Lào…
4. Nhóm thứ tư tìm thấy ở người Munda thuộc bang Assam của Ấn Độ, người Môn (Miến Điện), người Xá (Thái Lan), người Khú, Bắc Việt. Tại Lào có người Kha, Campuchea thì có người Khmer luôn cả Miền Tây thuộc Nam Phần Việt Nam.
5. Thứ 5 là nhóm Việt Mường, nhóm này có thể là người Việt ban đầu đồng hóa với các nhóm di cư kết họp và pha trộn tạo thành tiếng Việt ngày nay v.v…
Nói về ngôn ngữ Việt, tuy không hẳn thuộc nhóm Hán Tạng, nhưng vì nằm sát cạnh Trung Hoa một nước láng giềng khổng lồ, tất nhiên phải bị ảnh hưởng sâu đậm với nền văn hóa của đất nước này. Như ta thấy căn cứ lối phát âm ở Miền Bắc Việt Nam, ví dụ; “Một” theo Hán Việt đọc “Nhất”, thì người Trung Hoa phát âm là “Dách”, “Nhì” là "Dì”, “Tam” là “Xám”, “Tứ” là “Xi” v.v...hay “Nhà” tiếng Quảng đọc là "Cá”, “Lực” là sức mạnh, người Quảng cũng cùng một phất âm như vậy…Rất nhiều tiếng Hán Việt có lối phát âm trài trại hoặc đọc cùng một âm thanh như nhau.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 298
VẤN: Lê Đình Anh, San Jose: Cháu được nghe một người bạn đồng lớp nói về hiện tượng lạ trong năm 2011, mà chẳng biết hàng bao nhiêu đời người mới có được một lần bắt gặp. Tiếc rằng người bạn này đã chia tay sau ngày tan trường khó lòng tái hội. Bà cụ có nghe hiện tượng này không?
ĐÁP:
Có thể đó là một chuyện lạ mà người ta nhìn thấy trong lịch năm 2011. Xin ghi lại “Hiện Tượng Lịch Tháng Bảy năm 2011 như sau:
Điều này tính ra chỉ xuất hiện một lần trong 823 năm. Nó được gọi là BỊ CHỨA TIỀN. Nếu mail cho bạn bè trong vòng 4 ngày thì sẽ…phát tài.
LẠI CÒN CÓ NHỮNG NGÀY ĐẶC BIỆT
Trong lịch 2011 này có những con số NGÀY/ THÁNG/ NĂM khá hãn hữu như sau:
1/1/ 11 – 1/11/11 - 11/1/11 – 11/11/11
LẠI MỘT CHUYỆN KHÔNG KÉM LY KỲ
Lấy 2 con số cuối của năm sinh mình, ví dụ: Sinh năm 1980 thì lấy số 80 cộng với số tuối của năm này là 31, cọng lại :
80 + 31 = 111 (ba con số 1)
VẤN: Cụ Hoàng Ai Khanh, Orange County: Tôi bị bệnh thống phong gần như kinh niên, uống nhiều thuốc không khỏi. Nghe gần đây có nhiều tin loan truyền có các toa thuốc Nam trị được gần như có hiệu nghiệm đáng kể, Chẳng biết tin này như thế nào, xin cụ giúp cho.
ĐÁP:
Rất nhiều người đưa ra các loại thuốc Nam trị bệnh GOUT tức bệnh thống phong như bà chị hỏi. Thống phong là một chứng phong thấp với những cơn viêm – theo Bác sĩ Phạm Anh Dũng ở Santa Maria – là do sự tích đọng của tinh thể chất URIC trong khớp xương. Khớp xương hay bị thống phong nhất la góc của ngón chân cái. Bệnh gout đàn ong nhiều hơn đàn bà.
Nên tránh các thức ăn có nhiều chất purine như gan,óc, cá sardine. Nên uống nhiều nước, mỗi ngày khoảng 12 ly nước lọc.
THUỐC TRỊ RẤT ĐƠN GIẢN
Mua chai nước BLACK CHERRY (Concentrate) – nước trái cây. Loại nước trái cây này cũng có thứ nhãn hiệu trắng 100%. Có chai in chữ đỏ Lake Wood:Pure Blak Cherry.
Một chai Black Cherry có thể pha với 5 chai nước lọc.
THUỐC NAM
1. BỘT NGHỆ: Lấy một muỗng cafe. Bột Nghệ cho vào một ly nước sôi để nguội, lượng nước bằng một lon coca uống vào khi no bụng.
2. Có thể uống cùng vói Black Cherry hay Bleu Cherry trộn chung lại uống.
3. Dùng nước CẢI XANH. Nấu như canh ăn càng tốt. Người ta thường xem nó là loại thần dược đối với bệnh thống phong.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 299
VẤN: Cụ bà Lê Thanh Hoa, San Jose: Tại sao người ta gọi tư tưởng Nho học là tư tưởng Khổng Mạnh? Xin bà cụ giải thích điều này cho. Vô cùng cảm ơn bà cụ.
ĐÁP:
Trong Mạnh Mẫu tam thiên có ghi rõ:
-”Mạnh Tử là một nhà Thánh Hiền, được người đời coi là bậc hiền tài thuộc hàng thâm nho uyên bác. Ngài thấm nhuần được tư tưởng của Đức Khổng Tử một cách toàn diện, phát huy khắp cùng trong thiên hạ. Vì vậy sau này người đời gọi tư tưởng Nho học là tư tưởng Khổng Mạnh. Thật ra, điều này hoàn toàn là do công lao của người ngừoi mẹ vĩ đại của Đức Mạnh Tử”.
Câu chuyện vĩ đại được văn học sử ghi lại như sau:
-“Lúc Mạnh Tử còn nhỏ, nhà ở cạnh nghĩa trang xế bên nhà quàn, ngày nào cũng có đám tang, và nhiều tiếng khóc than thương tiếc. Lúc bấy giờ Mạnh Tử thường giao du với đám trẻ trong khu nghĩa địa cùng nhau bắt chước làm đám tang giả, cũng khóc than thảm thiết đưa linh cửu đến cửa huyệt v.v… Bà Mạnh Mẫu biết được sợ con bị hư hỏng bèn quyết định dời chỗ ở.
Lần này dọn đến một thị trấn ở không ngờ bên cạnh nhà lại là lò mỗ lợn, ngày đêm chứng kiến ông hàng xóm hành nghề Bảy Đáp cầm dao chọc tiết lợn. Mạnh Tử cũng bắt chước học cầm dao tìm một đứa bé giả làm heo thịt rồi theo cung cách chọc vào cổ lợn mang thịt ra chợ bày bán. Bà Mạnh Mẫu thấy vậy biết mình chọn sai nơi ăn ở, có thể ảnh hưởng tai hại cho con bèn dời nhà đi lần nữa.
Lần này, bà Mạnh Mẫu quyết định tìm đến một nơi cạnh trường học để ở. Quả nhiên, bà thấy Mạnh Tư cũng theo các học sinh căp sách đi học, cũng ghi lại các điều răn bảo của nhà trường học lấy nằm lòng. Bà Mạnh Mẫu thấy vậy mừng thầm trong bụng.
Một hôm Mạnh Mẫu đang dệt vải, thấy Mạnh Tử về sớm, biết là con mình đã trốn học. Mạnh Mẫu bèn dùng dao cắt đứt luôn xấp vải đang dệt dở, rồi lên tiếng gọi Mạnh Tử buồn bã nói:
-“Việc học hành của con cũng như mẹ dệt vải cần phải chăm chỉ từng sợi, từng sợi, không thể lơ là dù chỉ là một nháy mắt mới mong có thể dệt thành tấm vải tốt được. Cũng như việc học hành của con vậy. Hôm nay con đã trốn học chẳng khác nào như tấm vải mẹ đang dệt đã cắt đứt, tất cả công lao của mẹ thức khuya dậy sớm, cố gắng đều như công dã tràng cả”.
Từ đó, Mạnh Tử thấm nhuần lời mẹ dạy, ngày ngày đều cố gắng học tập. Quả nhiên sau này trở nên người tài được tôn vinh là bậc thánh hiền.
Tích này được lấy ra trong Tam Tự Kinh, phiên âm Việt nguyên văn chữ Hán như sau:
TÍCH MẠNH TỬ, TRẠNH LÂN XỨ, TỬ BẤT HỌC, ĐOẠN CƠ TRỮ.
ĐẬU YẾN SƠN, HỮU NGHĨA PHƯƠNG, GIÁP NGŨ TƯ, DANH CÂN DƯƠNG.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 300
VẤN: Cụ Hồng Văn Hoạnh, Maryland: uống trà có thể bảo vệ được sức khỏe không? Xin bà cụ cho biết.
ĐÁP:
Trà là một trong các loại thuộc loại thảo mộc giúp cho ta có thể bảo vệ được sức khỏe.
1. Mỗi sáng sớm ta nên uống môt tách trà xanh. Điều quan trọng là nó giúp cho hạ được huyết áp.
2. Sau bữa ăn nên pha một ly trà đậm để cho sự tiêu hóa dễ dàng hơn và làm cho dạ dày dễ chịu hơn.
3. Như ta biết, ăn mặn không được tốt, song nếu ăn bữa cơm mặn thì nên nhanh chóng uống trà để được lợi tiểu, giúp dễ dàng cho sự tiêu hóa. Nên nhớ là uống loại trà xanh.
4. Làm việc cật lực ra nhiều mồ hôi nên uống trà mục đích bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự mệt mỏi của các bắp thịt.
5. Làm việc trong hoàn cảnh bức xạ nên uống trà. Nhất là những người va chạm thường xuyên quang tuyến, ắt gặp phải bức xạ nhiều nên uống trà. Nhờ uống trà mới có tác dụng chống lại bức xạ, Uống thường xuyên có lợi cho việc phòng bệnh.
6. Những người làm việc bằng trí óc hoặc làm việc về ban đêm cần phải uống trà. Trong trà có chất caffein giúp cho đầu óc được minh mẩn.
7. Những người thuộc hàng nghề nghiệp ca xướng, hay các MC nên uống trà đề phòng bị đổi giọng khàn, và tránh bị viêm họng.
8.Người nào hút thuốc nên uống trà, bởi giảm được nguy cơ ung thư phổi. Trà còn chống bạch nội chướng và bảo vệ khỏi bị bệnh mắt nước.
9. Người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống trà.
10. Khi bị tháo dạ nên uống trà. Như ta biết người bị tiêu chảy thường thiếu nước, nên uống nhiều trà đậm.
11. Trong Y Học Cổ Truyền Trung Hoa còn có vị thuốc HƯƠNG THẢO. Vị thuốc này chỉ là cánh hoa HƯỜNG tức HỒNG HOA. Cánh hoa hồng này được trồng tại một khu rừng sâu, những người làm Đông Y thường mua về sấy khô làm thành vị thuốc chuyên chữa trị bệnh đái đường, bệnh cao mở… Uống vào thấy vị chua màu nước hồng đỏ tươi.
12. Tại Việt Nam có nhiều “Race” trà Shan, Assam Manipur… đó là sáu giống trà Shan Trấn Ninh, Shan Pakha. Shan Makomen, Shan Hoàng Su Phi, Shan Bắc Quang và Shan Bầm Vé… Ngoài ra còn có giống Trà Cành. Các loại trà này được trồng ở Bảo Lộc nhiều loại còn có tác dụng hơn cả Trà Tàu, trị được các bệnh đái đường hoạc cao mỡ trong máu…
VẤN: Cư sĩ Tịnh Hải, Orange County: Bà chị từng nghiên cứu về Thiền, tôi không dám hỏi về Thiền mà chỉ muốn biết Huệ Năng là ai? Bà chị chỉ giúp cho.
ĐÁP:
Huệ Năng là ngọn đuốc soi đường của Thiền Học Trung Hoa. Xuất thân là một người không hề học qua một chữ, mà chỉ là một người tiều phu. Ông quê người đất Lĩnh Nam, xứ Tân Châu. Tiếng nói của ông líu lo của người man di. Lần đầu tiên đến bái yết Ngũ Tố ở Hoàng Mai được Tổ hỏi:
-”Nhà ngươi là người thuộc hàng Mường Mán, có thể nào được thành Phật ư?”
Huệ Năng bèn nói:
-“Bạch Hòa Thượng, người thì ở khắp nơi, có kẻ Nam người Bắc. Thân Mường Mán này mặc dù không giống được như Hòa Thượng ở hình hài, nhưng còn Phật Tính thì đâu có khác gì nhau?”
Ngũ Tố thấy Huệ Năng trả lời lanh lợi vượt hơn cả những bộ óc khác thường bèn bảo xuống làm việc nhà bếp. Huệ Năng trước khi bái lạy vâng lời nhưng còn chần chờ đưa mắt nhìn Sư Tổ hỏi lại:
-“Bạch Hòa Thượng, chính tại tâm con thường sinh trí tuệ, tự tính ấy chẳng hề di dời, ấy là phúc điền. Vậy chẳng hay con được dạy phải làm việc gì dưới nhà bếp?”.
Ngũ Tố nghe lời hỏi của Huệ Năng cảm thấy lòng tràn niềm hoan lạc bảo:
-”Trông cái thằng Mường Mán này sao mà linh lợi thông minh như vậy. Hãy đi xay lúa giả gạo, không được hỏi nữa”.
Đáp xong Sư Tổ phát lên cười dài.
Còn tiếp
THINH QUANG
Xem Phần 59, click vào đây
Đọc các Bài cùng tác giả tại đây
Trở về website www.nuiansongtra.com