Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Đất nước, con người
BAY NHƯ THIÊN NGA,. . .
TRƯƠNG QUANG
Các bài liên quan:
    FLY LIKE A GOOSE, WORK LIKE A LION...


LỜI GIỚI THIỆU:
Chúng tôi nhận được bản sao một bài viết về ông Nguyễn Thanh Bình đăng trên Đặc San “The Communicator”, Số Mùa Hạ 2011 của Cơ Quan Quản Trị Hợp Đồng thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, tác giả là Martha Bushong.
Ông Nguyễn Thanh Bình, sinh quán tại Quận Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, là trưởng nam của giáo sư Nguyễn Biên, dạy Trung học tại Quảng Ngãi.
Ông Bình từng là phi công trực thăng trong Không Lực VNCH, tham gia chiến đấu bảo vệ tự do, dân chủ cho miền Nam Việt Nam trước hiểm họa xâm lăng của làn sóng đỏ Cộng Sản miền Bắc. Đến Hoa Kỳ, với tinh thần cầu tiến, ông đã gắng công học tập và đã thành đạt.
Khi làm việc, ông không ngừng trau dồi kỹ năng đã có để tiến bộ trong một xã hội lấy khoa học kỹ thuật làm nền tảng. Với tinh thần đó, ông đã đem hết khả năng ra làm việc, áp dụng kỹ thuật để cải tiến các chiến đấu cơ. Ông Bình đã nhận được nhiều bản tuyên dương, nhiều thư khen ngợi từ các tướng lãnh và nhiều cơ quan thuộc Không Quân, Hải Quân và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Ngoài bản copy bằng Anh ngữ đã đăng trên Đặc San Communicator (được uploaded trên “Trang Anh ngữ” trên website nầy), chúng ta sẽ được đọc bản dịch sang Việt ngữ dưới đây của ông Trương Quang.
Qua bài viết, chúng ta sẽ thấy được tuy trong cùng cảnh ngộ như đa số người Việt tỵ nạn Cộng sản khác nhưng người con dân núi Ấn sông Trà nầy đã vượt qua nghịch cảnh như thế nào? vươn đến thành công trong dòng chính mạch tại Hoa-Kỳ ra sao?..., cùng nhiều câu trả lời khác nằm trong bài viết nầy.
Xin giới thiệu đến đồng hương, thân hữu Quảng Ngãi cùng độc giả.
Ban Điều Hành.
- - - - - - - - - - -


BAY NHƯ THIÊN NGA, LÀM VIỆC NHƯ SƯ TỬ, SỐNG NHƯ CHUỒN CHUỒN.
Martha Bushong,
Trương Quang chuyển ngữ
 


(Hình này được dùng với sự đồng thuận của Kerri Farley/Kreations by Kerri) 
 

Ông Nguyễn Thanh Bình là nhân viên thuộc Cơ Quan Quản Trị Hợp Đồng Quốc Phòng trên diện địa và không gian, hầu như cả đời ông trải qua việc phi hành đến phi nghiệp. Là một Kỹ sư ngành Hàng Không tại DCMA Hamilton Sundstrand, ở Windsor Locks, Connecticut, Nguyễn bắt đâu có kinh nghiệm về tàu bay từ khi là một phi công trực thăng của Không lực Miền Nam Việt Nam. Hãy hình dung chuyến bay nổi tiếng, đưa ông thoát ly Việt Nam sau khi Saigon thất thủ và nghề bay còn tiếp tục đeo đuổi nghiệp vụ của ông. Hiện nay, ông là một thành viên thuộc nhóm hỗ trợ cho chương trình chế tạo động cơ F-135. Trước đây, ông là một kỹ sư làm việc trong chương trình NP-2000 giúp chế tạo một hệ thống chong chóng 8 cánh quạt bằng hợp chất không kim loại cho phi cơ. Cho dù kinh nghiệm phi hành đầu tiên của Nguyễn không phải với máy bay với cánh cố định như Hawkeye hay F-35, mà với máy bay trực thăng có cánh bất định quay tròn. Ông nói: “bay trực thăng giống như hầu hết hành trình của cuộc đời tôi. Tôi đã đi nhiều hướng khác nhau và có lúc dừng lại một chỗ. Thỉnh thoảng tôi phải đi lui và những lúc khác tôi phải quyết định nhanh trong khoảnh khắc.”

Một trong những quyết định ấy - là một lần rời bỏ Việt nam - đã hoàn toàn và vĩnh viễn thay đổi cuộc sống của Nguyễn. Nhìn lại quá khứ, ông nói: “Tôi hồi tưởng lại một cách sống động của những ngày rối loạn cuối cùng xảy ra ở đất nước tôi. Tôi được giao phó nhiệm vụ là sĩ quan trực của một phi đoàn trực thăng, tôi đã tốt nghiệp tại Học viện Không Quân VN, là hoa tiêu từ năm 1972. Chúng tôi được báo cáo rằng Saigon đã thất thủ, chúng tôi chưa tin chắc, bởi vì căn cứ của chúng tôi vẫn còn đang bị lực lượng Bắc Việt tấn công dữ dội.”

Thoạt đầu, Nguyễn suy nghĩ là ông muốn ở lại đất nước, ngay cả sau khi Bắc Việt nắm quyền kiểm soát, nhưng khi thời điểm phải quyết định đến, ông quyết tâm ra đi. Ngay đến bây giờ, không gì làm ông thay đổi ý tưởng dứt khoát ấy, mà ông càng vững lòng tiến tới, biệt thích ứng và đổi mới.

“Chúng tôi giữ sự tham vấn với vị Chỉ Huy Trưởng căn cứ để được xác nhận có nên tiếp tục chiến đấu hay là cho bay trực thăng lên trời để phi cơ không bị lọt vào tay quân thù. Khi chúng tôi biết ông ta dùng phi cơ riêng bay đi, chúng tôi quyết định làm theo.”

Nguyễn nói rằng ông bí mật sắp xếp với một sĩ quan bảo trì để đưa một chiếc trực thăng ra khỏi nhà chứa máy bay và đáp xuống gần khu cư xá đã hẹn, như vậy ông sử dụng nó để đào thoát. Ông nói: “Chúng tôi vẫy tay ra hiệu tránh ra, trong khi hàng tá con người bắt đầu leo tràn lên chiếc tàu bay lên thẳng. Ngay cả lúc cất cánh, vài người con đeo bám theo càng trực thăng. Tôi như còn thấy vẻ mặt kinh hãi của họ khi đôi ba người bắt đầu lỏng tay nắm rồi rơi xuống đất”.

Một số người đề nghị là cho trực thăng đáp xuống hòn đảo giữ tù chính trị để lấy thêm xăng. Trực thăng đông nhung nhúc tranh nhau đổ xăng, và lúc này không còn điều hành không lưu, sự hỗn loạn xảy ra không tránh được. Dù vậy, có điều kỳ diệu là không xảy ra tai nạn, Nguyễn nói vậy.

Nguyễn nói: “Chúng tôi có liên lạc với Đệ Thất Hạm đội để xin phép đáp. Cuối cùng, khi được cho phép, tất cả trực thăng đã cất cánh chỉ với lượng xăng có thể bay được 2 giờ rưỡi. Sau một giờ bay, cùng với ba chiếc trực thăng khác, tôi thấy được một hàng không mẫu hạm nhỏ và quyết định đáp xuống thay vì có thể gặp rủi ro nếu đi tìm chiếc lớn hơn. Bốn chiếc trực thăng đã đáp xuống hàng không mẫu hạm Hancock, nó là một thành phần của Hải Quân Đệ Thất Hạm đội giúp di tản trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 - cùng ngày nầy quân Cộng sản Bắc việt chiếm đoạt Nam Việt Nam.

 


Bình Nguyễn, thứ nhì từ phía trái, chụp hình chung với Keith D. Ernst (thứ 3 từ trái), cựu Giám đốc Cơ Quan Quản Trị Hợp Đồng Quốc Phòng và những nhân viên DCMA trước một hệ thống chong chóng 6 cánh quạt cho phi cơ dân sự, tương tợ như thiết kế của NP-2000. (Hình của Bình Nguyễn)


“Tôi thở phào như trút bỏ gánh nặng khi càng trực thăng vừa chạm xuống boong tàu, bởi vì đâu đó dọc đường, tôi đã bốc thêm 10 hay 15 người trội hơn số thiết kế dung nạp của chiếc trực thăng. Một chiếc trực thăng có thể bay chở số người nhiều hơn dung lượng tối đa, nhưng khó khăn hơn lúc cất cánh. Trước tình huống này, tất cả phi công có thể nói là: “Tôi sẽ làm hết mình". Anh không muốn bỏ lại một người nào bởi vì trong mọi lúc thì không thể quay trở lại được.

Nguyễn mô tả tiến trình bay giống như con thiên nga. Nghĩa là chiếc phi cơ phải bay là là, và lướt tới, bay là là và lướt tới, bay là là và lướt tới. Cuối cùng nó đủ đà nâng để cất cánh lên.

“Nguyên do trên hàng không mẫu hạm đã quá đông chật ních người ty nạn, nhân viên cơ khí tháo động cơ ra, rồi xô trực thăng chìm xuống biển cả. Tôi được thấy những hình ảnh ấy trên Newsweek một thời gian ngắn sau đó, hình ảnh này củng cố thêm cảm nhận của tôi rằng may mắn biết bao cho tôi đã đào thoát được.”

“Khi tôi đến lục địa Hoa kỳ, công việc đầu tiên của tôi là làm cho nhà hàng người Tàu ở Providence, R.I. Tôi là người hầu bàn rất khổ sở bởi vì tôi không có kinh nghiệm làm công việc như vậy. Có một hố trở ngại về ngôn ngữ. Tôi làm được một đêm rồi đến hỏi người bảo trợ nếu có thể giúp tôi làm công việc khác. Người bảo trợ của tôi ở Nhà Thờ The Congregational Beneficial Church tại Providence, đã tìm cho tôi công việc ở Công ty Tower Manucfacturing làm việc theo số lượng của sản phẩm (giải thích của người dịch: có nghĩa là làm nhanh và nhiều thành phẩm thì được trả nhiều tiền hơn). Tôi làm ở đó được một năm rưỡi, mỗi tuần kiếm được $70.”

Nguyễn hồi tưởng sâu đậm những ngày ở công ty nầy: “Lúc đó rất là vui sướng, những ngày không phải lo lắng gì cả. Tôi có nhiều bạn hữu. Mùa hè, chúng tôi đi câu cá, nướng cá ngoài sân, và rất thích thú về sự tự do của chúng tôi. Chúng tôi không có nhiều tiền, dĩ nhiên, chúng tôi cũng không có hoá đơn nợ nần gì.”

“Nhưng tôi luôn nghĩ đến việc học vấn. Tôi biết với công việc có bằng cấp đại học sẽ dẫn đến những điều khác hơn, vì vậy một ngày nọ tôi hỏi ông giám thị cho tôi nghỉ việc. Ông ta ngạc nhiên về điều tôi muốn, buồn khi thấy tôi ra đi, nhưng tôi nói với ông là tôi muốn được đi học lại. Tôi chọn University of Rhode Island, nơi đó tôi đã tốt nghiệp ưu hạng Kỹ sư ngành Cơ khí."

"Bay trực thăng giống như hầu hết hành trình của cuộc đời tôi. Tôi đã đi nhiều hướng khác nhau và đôi khi dừng lại một chỗ. Thỉnh thoảng tôi phải đi lui và những lúc khác tôi phải quyết định nhanh trong khoảnh khắc.”

 


Bình Nguyễn trong đồng phục Không quân miền Nam Việt Nam. Sau khi đến Hoa kỳ, ông có ý định gia nhập vào Quân Đội trừ bị, nhưng ông chọn ngành hỗ trợ cho các chiến binh bằng cách phục vụ cho Cơ Quan Quản Trị Hợp Đồng Quốc Phòng, (Hình của Bình Nguyễn)


Nguyễn nói: “Vào năm chót (đại học), tôi có nhiều cơ hội được các công ty lớn phỏng vấn. Tôi quyết định nhận làm việc cho Công ty Hamilton Standard, trước khi tôi tốt nghiệp vào tháng 5 năm 1980. Trong lúc làm việc ở Hamilton Standard, tôi theo đuổi bậc cao học và đã tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Khoa học (MS) về ngành Kỹ sư Cơ khí vào năm 1982 và đạt thêm một bằng Thạc sĩ khác từ trường đại học Rensselaer Polytechnic Institute vào năm 1984.”

Sau này, Nguyễn đã kết hợp sự hiểu biết của ông trong ngành bay và toán học vào sự nghiệp về kỹ thuật không gian. Qua hầu hết ba thập niên, ông đã phục vụ nhân dân Hoa Kỳ và các chiến binh. Đầu tiên, ông làm việc cho Hamilton Standard, nay đổi thành Hamilton Sundstrand, và sau đó làm việc cho Defense Contract Management Agancy (DCMA).

Patrick McMann, người xếp cũ làm việc với Nguyễn hơn 12 năm đã nói: "Bình là một trong những người luôn luôn làm nhiều hơn điều mong đợi. Có những người chỉ thích bơi trong làn ranh của mình, nhưng ông không phải là một trong những người đó. Có một giai đoạn, ông làm hai công việc cùng một lúc. Ông vừa làm công việc của Kỹ sư vừa làm công việc của người thống hợp chương trình. Ông luôn luôn đặt nhu cầu của khách hàng (Lời người dịch: khách hàng ở đây là các đơn vị Hải Lục Không Quân Hoa Kỳ) trước nhu cầu của bản thân.”

Khi Nguyễn diễn tả cái triết lý về việc làm của ông, thì ông nói về cách săn mồi của loài sơn miêu chúa tể . Ông nói: “Cọp đi săn mỗi một mình, nhưng sư tử thì đi săn chung với nhau. Sư tử đi săn với bầy đàn của nó. Tôi thích làm việc như sư tử hơn. Là con người, tôi nghĩ chúng ta mạnh hơn nếu họp thành nhóm, hơn là cá nhân đơn độc. Đối với tôi, càng có sự hợp tác qua lại thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.”

Nguyễn nói: “Một trong những nổi bật trong nghiệp vụ của tôi là đã có cơ hội tiếp xúc với các phi công lái E-2 Haweye và trao đổi với họ về hệ thống 8 cánh quạt mới, chúng tôi đã tham gia chế tạo để thay cho hệ thống 4 cánh quạt trên phi cơ của họ, như một phần của chương trình NP-2000. Tôi rất thích thú được nhìn thấy thành quả của công việc chúng tôi và có được cơ hội gặp gỡ với những người đang sử dụng nó."

Nguyễn hướng về bổn phận hiện tại từ công việc với chương trình NP-2000 tới cơ hội với chương trình mới F-135. Với kinh nghiệm và biệt tài của ông, đã hoàn thiện chương trình NP-2000, ông hy vọng sẽ đóng góp lớn lao cho DCMA trong chương trình mới.

Nguyễn nói: “Tôi không còn bay trực thăng từ khi rời Việt Nam. Tôi đã nghĩ đến việc gia nhập Quân đội trừ bị ngay khi đặt bước chân đầu tiên đến nước này và được phục vụ là một phi công, nhưng đến lúc tôi đã nhập quốc tịch, tôi đã có việc làm trên mặt đất nên không muốn mạo hiểm đi bay nữa. Tất cả những gì trên không gian đều nguy hiểm. Khi tôi còn trẻ, tôi không quan tâm đến điều rủi ro.”

Tàu bay trực thăng rất giống như con chuồn chuồn. Cả hai đều tuyệt diệu trong kỹ thuật bay bổng và cả hai phi công trực thăng và con chuồn chuồn dùng khả năng lạ thường để lẫn tránh đối phương. Trong văn hóa Đông Phương, con chuồn chuồn là “tô-tem” biểu tượng cho sức mạnh, bình an và hài hòa. Chuồn chuồn sống cuộc đời ngắn ngủi, và được biết có khả năng làm được điều tốt nhất dù bất cứ hoàn cảnh nào.

Là một người di dân, Nguyễn biết cách làm cho cuộc sống mới được tuyệt hảo và vẫn luôn luôn làm việc để cải tiến đời sống cho chính mình và những người khác. Những đóng góp của ông cho cộng đồng người Mỹ gốc Á cháu đã đem đến cho ông bằng tưởng thưởng vinh danh của tiểu bang Connecticut.

Trải qua nhiều năm, ông tham gia hoạt động trong các tổ chức sinh hoạt cộng đồng, giúp đỡ các gia đình tìm việc làm, huấn nghệ, y tế và hướng dẫn thi nhập quốc tịch.

Nguyễn nói: “Tôi nói với những người di cư mới đến biết được đất nước này là của cơ hội (thăng tiến). Họ cần hiểu là cuộc sống ở đây có khác biệt và chấp nhận sự thật đây là cuộc sống mới, lối xưa không còn nữa. Chúng ta phải làm việc siêng năng, học hành chăm chỉ và biết giúp đỡ người khác.”


Bình Nguyễn ngồi trong buồng lái trực thăng của Nam Việt Nam. Là phi công của Không lực, ông đã chở những người di tản an toàn đến Đệ Thất Hạm đội của Hải Quân Hoa Kỳ, trong lúc Saigon bị cưỡng chiếm. (Hình của Bình Nguyễn)

Trương Quang dịch.


Xem thêm Bản Anh ngữ tại đây

Xem thêm Bài viết của dịch giả tại đây
Trở về homepage www.nuiansongtra.net
 
 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh