VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 63)
Thinh Quang
* * *
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 311
VẤN: Cháu Hoàng Đình Châu, Los Angeles: Thành ngữ Trung Hoa có câu:
“Bóng đêm là thiên đường của ma quỉ và linh hồn thì bất diệt”. Chẳng biết có đúng như vậy chăng?
ĐÁP:
Cựu Ước có câu: ”Ma quỉ sợ ánh sáng của Mặt Trời”. Gần đây có bài viết về các hiện tượng huyền hoặc khác thường xuất hiện từ bóng đêm. Xét ra câu thành ngữ của Trung Hoa không phải là sai trái. Bóng đêm chính là mảnh đất thích hợp cho ma quỉ. Bản nghiên cứu về lĩnh vực khoa học viết:
-”Thường ở khúc quanh tốt nhất, lớn nhất và có tần cao nhất thì những cảm giác kỳ lạ lại xuất hiện nhiều nhất.”
Có thể đó là những khu vực mà chúng ta cảm thấy nhỏ bé và vô nghĩa lại là nơi mà trò chơi của “Bóng Tối” phát huy nhiều nhất. Đó là lời bình luận của nhà khoa học Richard Wiseman. Ông đã kết luận bằng lời chứng minh một căn phòng có bầu không khí u ám, khẳng định “Chính cảnh u ám của một căn phòng đã tạo sự thuận lợi cho việc xuất hiện của các bóng ma”.
Không phải nhà khoa học nào cũng đưa ra cùng một luận điệu chứng minh về các hiện tượng ma quái như vậy. Có những nhà bác học tự cho là mình hiểu biết tất cả về các hiện tượng ma quái và tuyên bố là không chấp nhận những hình ảnh mang tính huyền bí như vậy.
Các nhà khoa học bảo thủ này cho rằng hình ảnh có tính huyền bí mà một số người nhìn thấy chỉ là ảo ảnh mà thôi. Nhưng ông Richard Wiseman khẳng định:
-”Có lắm lúc ta nhắm nghiền mắt lại, vận dụng bằng cảm xúc, ta có thể biết một cách rõ ràng là có những hình ảnh nào đó đang ở cạnh ta“.
Và, ông quả quyết một cách tuyệt đối:
-”Đó là sự thật. Không phải bất cứ sinh vật nào cũng phải nhìn bằng mắt. Có những giống vật như một số cá đủ các hình dạng, có những con như quả bóng, không mắt, không mang, không vi, không vảy và cũng chẳng có miệng, ấy thế mà chúng vẫn sống, vẫn bơi lội nhởn nhơ giữa dòng nước. Chúng ăn được các thực vật, tránh được mọi chướng ngại chung quanh mình. Có những loại khác thường, mới thoáng nhìn thấy trông nó chẳng phải là một sinh vật, nghĩ rằng đó một vật nào đó lơ lửng trôi… nhưng thật ra đó là một sinh vật, một giống cá dị hình”.
Hiện có không ít các nhà khoa học đã khám phá trong quá trình tiến hóa sinh giới, cho ta biết là không phải loại sinh vật nào cũng có mắt. Loài cá lưỡng tiêm chỉ bằng cái lưỡi dao nhỏ thường sống ở lòng sông hoặc giữa lòng đại dương. Chúng đâu có mắt mũi gì nhưng chúng vẫn sống thong dong để tìm những con mồi ở chung quanh bằng vào cảm quan do thần kinh báo trước. Giống cá này có đôi mắt trong sáng như thủy tinh, ánh sáng mặt trời dễ dàng xuyên vào giúp phân biệt được bóng đêm và ánh sáng. Nhà khoa học Richard Wiuseman kết luận:
-”Linh hồn chẳng bao giờ bị tiêu diệt. Nó là nguyên tắc của đời sống và cũng là nguyên nhân của cảnh giác. Vũ trụ là một sức mạnh phi thường, nó vừa là hiện thực mà cũng vừa là vô hình,vô ảnh. Nó ngự trị ngay trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta, gắn bó mãi cho đến khi cái xác thân ta bị mục nát, nhưng phần thiêng liêng thì mãi mãi trường tồn”.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 312
VẤN: Bà Phan Chánh Đào, Maryland: Nghe nói bị nghẽn mạch máu gây nên chứng tai biến mạch máu não. Hình như Đông phương chúng ta có một số thực vật có thể ăn hay uống vào đề phòng vô cùng hiệu nghiệm. Chẳng biết bà cụ có nghe thấy điều này chăng?
ĐÁP:
Tôi có nghe có một sồ thực vật có thể đề phòng được tai nạn hiểm nghèo này. Gần đây ông Đức Trần nghiên cứu về các thực vật mà ta thường dùng hàng ngày có nhiều loại chận đứng được vấn đề “đông máu” nhất là đối với các cụ cao niên. Theo ông:
-”Muốn không bị máu đông, vốn cục thì tốt hơn hàng ngày nên dùng các loại thực vật như sau:
1. Một thìa dầu Olive.
2. Hoặc một viên Omega.
3: Hay một viên Vitamin E.
4: Dùng lá rau má, nếu là đàn ông thì 7 lá, trường hợp đàn bà 9 lá bỏ vào miệng nhai nuốt cả xác lẫn nước.
5: Cũng có thể ăn một chút nghệ cari.
6: Hoặc dùng thức uống như nước chanh, kiwi và uống cho đủ nước thì các chất này sẽ làm trơn các hồng huyết cầu, nhờ vậy mà máu không bị kết dính vào nhau thành cục được.
Và ngược lại, nếu quý vị thích ăn mỡ động vật thì sẽ không tránh khỏi làm máu đông thành cục. Máu cục sẽ tác hại ngay vì mỡ động vật có chất dính. Khi mà máu kết hợp với chất ngọt của đường công nghiệp nó sẽ trở thành chất siêu dính… khó lòng mà tránh khỏi gặp cảnh đột quị.
VẤN: Cụ Hà Huyền, San Jose: Bà cụ nhắc hộ về lịch sử của Phú Vân Lâu ở Huế. Xin vô cùng cám ơn bà cụ.
ĐÁP:
Phu Vân Lai là tòa lâu đài khiêm nhường nằm ven theo giòng sông Hương đối diện với kinh thành Huế. Có người cho rằng đọc Phú Văn Lâu là sai mà phải đọc là “PHU VĂN LAI mới đúng theo chữ viết danh xưng của tòa tiểu lâu đài này. Thật ra xưa nay mọi người đều đọc là PHÚ VÂN LÂU quả không bị coi đó là sai trái. Theo ngôn ngữ học lắm từ nhiều khi phải đọc theo âm điệu của cung nhạc. Nó chỉ có tính “đồng âm dị tự”.
Phú Vân Lâu là nơi để niêm yết các văn bản của triều đình, Pháp gọi là Le Pavillion des Edits (Bulletin des Amis du Vieux Hue 1915. Đại Nam Thống Nhất Chí có câu:
“Phú Vân Lâu tại kinh thành ngoại Nam quách, chính trung, nam hướng. Lâu nhị tầng, phùng hữu chiêu thư cập đình. Hội thi bảng giai vu thử huyền quải. Cưu hiếu bảng Đình.
Gia Long thập bát niên thủy kiên lâu.”
Có nghĩa: “Phú Vân Lâu nằm ở chính Nam ngoài kinh thành, mặt hướng về phía Nam. Lầu hai tầng, khi có chiếu chỉ của Nhà Vua và bảng kết quả của các khoa thi Đình, thi Hội thì mang treo nơi đó. Tên trước của Phủ Vân Lâu là Bảng Đình. Đến năm Gia Long thứ 18 (1819) mới cất lầu. Về sau vua Thành Thái cho tu sửa có khắc tấm hoành phi ba chữ PHU VÂN LÂU bằng từ Hán-Việt cùng hai hàng chữ nhỏ…
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 313
VẤN: Cụ Ngô Hữu Sở, Virginia: Có hai điều tôi muồn được nhắc lại:
1. Ý nghĩa của trường Đông Kinh Nghĩa Thục trước kia ở Hà Nội.
2. Ai đã dựng nên trường Quảng Ngãi Nghĩa Thục, và sự hoạt động của trường này có liên hệ với Đông Kinh Nghĩa Thục ngày xưa không? Vô cùng cám ơn bà cụ.
ĐÁP:
1. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội do các nhà cách mạng dựng lên từ tháng 3-1907, mục đích xúc tiến mở mang dân trí, phát triển dân sinh, và cuối cùng giải phóng dân tộc lấy lại nền độc lập cho đất nước. Nhà lãnh đạo cho chủ trương này là cụ Lương Văn Can, tiếp đến là cụ huấn đạo Nguyễn Quyền. Ngoài ra còn có cụ Đào Nguyên Phổ, và các cụ Lê Đại, Nguyễn Phan Lãng, Phan Đình Đối, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Hạo v.v… Chương trình dạy học ở trường gồm có các khoa địa lý, toán học và khoa học…Các sách vở đều do nhà trường của các cụ soạn thảo như “Văn Minh Tân Học Sách”, “Quốc Dân Độc Bản”, “Luân Lý Giáo Khoa” phát không cho học sinh…Lúc bấy giờ có đến hàng ngàn học sinh đăng ký theo học. Nhà trường không lấy học phí và giúp đỡ học sinh nghèo xa nhà được ăn ở tại ký túc xá…
Nhưng không bao lâu trường bị thực dân Pháp đóng cửa vào tháng 11 năm 1907 sau 9 tháng hoạt động, bắt giam và đưa đi an trí các nhà lãnh đạo của cơ sở giáo dục Đông Kinh Nghĩa Thục. Kể từ đó Đông Kinh Nghĩa Thục không còn cơ hội hoạt động nữa.
2. Quảng Ngãi Nghĩa Thục là một cơ sở giáo dục tư thục nổi tiếng do nhà hoạt động yêu nước Nguyễn Liệu tại Quảng Ngãi dựng lên từ năm 1970.
Cơ sở Quảng Ngãi Nghĩa Thục – do sự khéo léo và khôn ngoan của nhà hoạt động chính trị Nguyễn Liệu dựng lên với hai bàn tay trắng. Đúng là nước lả khuấy nên hồ. Ông quyết chí tìm cách mở trường cho các con em nghèo được tiếp tục theo đuổi việc học hành, nâng cao tầm kiến thức, khai hóa dân trí. Ông âm thầm bàn thảo với các bạn có cùng một xu hướng như Nguyễn Văn Minh, Lê Vĩnh Thiều, giáo sư Nguyễn Cao Can… soạn kế hoạch tìm sự giúp đỡ của từng cá nhân trong đám bằng hữu, hoặc các nhà quan tâm đến nền giáo dục v.v… Ông nhận từng những viên gạch, từng xe cát…từng công sức của thợ góp phần bằng mồ hôi nước mắt. Cuối cùng Quảng Ngãi Nghĩa Thục – được dựng lên trên khu đất khoáng đãng… đối diện với Thiên Bút Phê Vân - một trong 12 thắng cảnh của xứ sở Quảng Ngãi. Một bức tượng lớn của cụ Lương Văn Can – nhà lãnh đạo Đông Kinh Nghĩa Thục – dựng lên sừng sững trước mặt nhà trường.
Ông đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng, tuyên bố miễn học phí cho tất cả học sinh của trường. Mỗi khóa học có đến 1200 học sinh đủ các lớp (kể từ lớp đệ thất đến lớp 12.) Đặc biệt có hàng trăm giáo sư dạy ở các trường trong tỉnh hợp tác tình nguyện chia nhau dạy và không nhận bất cứ khoản thù lao nào.
Quảng Ngãi Nghĩa Thục hoạt động được 5 năm, kể từ 1970 mãi đến ngày mất nước. Hiện nay ngôi trường được xem là có tầm vóc vĩ đại này đã bị nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi lấy làm trường Đại Học của tỉnh mang tên trường Đại Học Phạm Văn Đồng.
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 314
VẤN: Cụ Hồng Huỳnh Điểu, Orange County: Xin bà cụ giải thích hộ hai lĩnh vực về Đông Á và Đông Nam Á có gì khác biệt chăng?
ĐÁP:
Đông Á là một dải đất thuộc lục địa của Châu Á. Châu lục này giáp giới với Thái Bình Dương, khí hậu thuộc vùng ôn đới cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ngoài thềm lục địa còn gồm cả các quần đảo Kerrini, Sakhalin, Nhật Bản và Đảo Đài Loan. Đông Á thuộc thuộc nền lục địa thường được gọi là Uấn Nếp Trung Sinh. Núi non không cao chỉ trung bình, có đồng bằng Liêu Hà, Hoa Bắc, lòng chảo Tứ Xuyên song song với thung lũng Tây Giang.
Nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ có bán đảo Đông Dương, Trung Hoa về phía Bắc, Ấn Độ phía Tây, phía Đông là Biển Đông tức vùng biển Thái Bình Dương, có eo biển Malaysia thẳng sang Andaman cùng vịnh Bangar – vịnh này thuộc Ấn Độ dương – có các dải núi Arakan, Ténaserim, Trường Sơn Kra v.v… diện tích khoảng 2 triệu rưỠi Km2.
Miền đồng bằng Đông Á có nhiều gỗ quý như lim, sến, táo, cẩm xa, cẩm lai…và còn nhiều loại gỗ quý giá khác nữa. Đông Á có mõ khoáng lớn tìm thấy được như thiếc, vonfram, dầu khí, than, sắt…Cây thực phẩm trồng chủ yếu như lúa, cây công nghệ cao su, café, chè. Các quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương là Việt, Miên, Lào, MalaySia, Myanma…
2. Đông Nam Á là khu vực gồm các dải như bán đảo Đông Dương, quần đảo Phi Luật Tân và quần đảo Malaysia có diện tích 4 triệu rưỡi Km2. Dân số Đông Nam Á vào khoảng 444.132 triệu. Quần đảo Mã Lai mưa quanh năm thuộc vùng xích đạo. Phi Luật Tân mùa Hạ thường bị bão táp. Phần lớn của quốc gia này được khai thác trồng lúa nước. Ngoài ra còn có nhiều miền trồng cây nông nghiệp nhiệt đới rất tốt, nhất là café, cao su.
Đông Nam Á, gồm có các quốc gia Brunei, Campuchea, Lào, Việt Nam, Mã Lai, Indonesia, Phi Luật Tân, Thái Lan và Singapore…
VẤN: Ông Nguyễn Trọng Quát, Los Angeles: Tôi nghe nói lễ Thánh Thọ, nhưng không biết là lễ gì? Xin bà cụ nhắc cho.
ĐÁP:
Bát Thọ trong các ngày lễ gồm có lễ Vạn Thọ, Thánh Thọ và Tiên Thọ. Lễ này xuất phát từ điệu vũ có tên “Bát Tiên Hiến Thọ”. Điệu múa gồm có tám vị tiên dâng trái cây và thuốc trường thọ.
Tám tiên ông gồm có: 1. Hán Chung Ly; 2. Trương Quả Lão; 3. Hán Tương Tử; 4. Lam Thái Hòa; 5. Tào Quốc Cửu; 6. Lã Động Tiên; 7. Lý Thiết Quải & 8. Hà Tiên Cô…
MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 315
VẤN: Cụ ông Trương Ngọc Phú, Maryland: Trước Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản là một cường quốc tại Á Châu ôm đại mộng cùng Đức, Ý chia ba thiên hạ hầu làm bá chủ thế giới. Nhưng, đại mộng không thành …sau những năm tháng lặn ngụp trong khói lửa, Nhật phải buông súng đầu hàng vô điều kiện. Bà cụ có biết qua lịch trình qua một thời oanh liệt của đảo quốc Phù Tang từng gây nên trận đói không tiền khoáng hậu cho dân tộc Việt Nam ta không? Nếu được bà cụ cho biết về đất nước Phù Tang này đã từng gây nên cảnh chết chóc một thời cho dân tộc ta. Xin cảm ơn bà cụ.
ĐÁP:
Trước kia, Nhật cũng chỉ là một quốc gia nhược tiểu. Nhưng về sau đã tìm cách tiếp thu và học hỏi các kỹ thuật Âu Tây, theo chính sách phát triển của nền công nghiệp, phát triển manh mẽ theo truyền thống phong kiến.
Năm 1895 tự lượng được sức mình có thể trở thành một cường quốc đi xâm lăng các lục địa láng giềng, mà Trung Hoa là mảnh đất màu mỡ có thể đưa nước Nhật trở thành thịnh vượng, phú cường.
Anh Quốc nhìn thấy được ý đồ của Nhật, nên năm 1902 ký hiệp ước liên minh với đảo quốc Phù Tang chống với Nga ở Châu Âu, mục đích bảo vệ quyền lợi trong khu vực biển Trung Hoa. Từ hiệp ước liên minh này bắt đầu xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Nhật, mở đường cho chủ nghĩa dân tộc của Nhật vào năm 1905. Trong cuộc chiến này, Nhật đã chiến thắng Nga – một quốc gia khổng lồ, không phải ở lục địa mà luôn cả trên biển cả. Nhật nổi tiếng từ đó. Và theo đà chiến thắng được Nga, Nhật bắt đầu yêu cầu Trung Hoa chấp nhận 21 điều khoản của họ đưa ra, nhưng đã bị Mỹ lúc bấy giờ phản đối, không cho phép đế quốc mới này khai thác các quyền lực của Trung Hoa – được coi là có khả năng khuyến khích cho tham vọng chủ nghĩa đế quốc của Nhật.
Nhận thấy chủ nghĩa đế quốc ở Âu Châu bắt đầu suy yếu Nhật Bản bắt tay ngay công việc là xây dựng một đế quốc tân thuộc địa tại Á Châu. Nhật Bản là một đất nước nhỏ bé mà dân số cứ liên tục tăng trưởng đến độ không thể nào chận đứng được!
Nền công nghiệp của Nhật hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài về nguyên vật liệu như dầu lửa và những sản phẩm để đối phó với nhu cầu. Điều này chỉ có Trung Hoa lục địa mới cung cấp phần lớn nguồn lực và thị trường tiêu thụ mà Nhật cần đến…
Chiến tranh thứ 1, Nhật được nguồn tiếp tế từ Đài Loan. Chiến tranh thứ 2 là Triều Tiên. Sau Đệ Nhất thế chiến dân chúng Nhật lâm cảnh khốn đốn, nhóm quân phiệt trước kia bị mất tin tưởng nay quay trở lại nắm chính quyền hầu biến đất nước Phù Tang trở thành một đại cường ở Á Đông.
Năm 1931 Nhật xâm chiếm Mãn Châu, thành lập một quôc gia gọi là Mãn Châu Quốc. Dần dà thâm nhập sâu hơn, ngoài những hòn đảo thừa kế của Đức còn chiếm cứ luôn các đảo khác ở Thái Bình Dương. Trận chiến Lư Câu Kiều bùng nổ năm 1937, biến thành một cuộc chiến đại quy mô và cuối cùng là cuộc đại chiến thứ 2. Mỹ chống lại sách lược của Nhật đối với Trung Hoa và buộc hoàn trả lại bán đảo Sơn Đông.
Trong cuộc chiến thứ 2, năm 1943 Nhật xâm chiếm Việt Nam, thành lập nội các Trần Trọng Kim, áp lực Pháp thu mua tất cả lúa thóc chở về nước đồng thời đưa sang Trung Hoa để nuôi quân đội xâm lược Nhật. Ngoài ra, đạo quân của Thiên Hoàng còn ra lệnh cho Pháp buộc dân chúng Việt trồng cây kỹ nghệ (cây đay và bông vải) thay vì cho lúa thóc để mang về nước. Dưới chế độ Nhật trị, dân chúng Việt có cả hàng triệu người lâm vào thảm cảnh chết chóc vì bị đói khát.
Còn tiếp
THINH QUANG
Xem Phần 62, click vào đây.
Đọc các Bài cùng tác giả tại đây.
Trở về website www.nuiansongtra.com