Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 66)
THINH QUANG


VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 66)
Thinh Quang

* * *


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 326

VẤN: Cụ Vương Văn Hàm, San Jose: Trong lịch sử ta có giặc Cờ Đen từng giết chết các tướng Pháp , bà cụ có nhớ về giai đoạn này không?

ĐÁP: Quân Cờ Đen dưới sự lãnh đạo của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích giết chết Francis Garnier vào năm 1873 tại ngay trên Cầu Giấy và đến năm 1883 hạ sát Henri Rivière ở phủ Hoài Đức gần thành Hà Nội. Quân Cờ Đen được quân đội Mãn Thanh chiêu dụ hợp tác kéo đi đánh phá Lạng Sơn và luôn cả vùng biên giới kể từ sau hiệp ước Patenôtre vào năm 1884. Về sau các cuộc chiến lan rộng giữa Pháp với triều đình Mãn Thanh trên bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông luôn cả Đài Loan, nên Lý Hồng Chương – tướng của nhà Mãn chịu thỏa thuận cùng Pháp giao thương thôi không còn tấn công vào các đồn bót của Pháp. Quân Thanh rút quân đội về biên giới thôi không còn yểm trợ quân Cờ Đen nữa. Pháp trả lại các vùng đất đã chiếm luôn cả đảo Đài Loan, cho người Hoa được phép sinh sống tại Việt Nam. Đặc biệt, hai bên Trung Hoa và Pháp phân định rõ ràng về đường biên giới Hoa Việt.

VẤN: Bà cụ Đỗ Thị Hoa, Rosemead: Tôi nghe có toa thuốc trị dứt được “Bán Thân Bất Toại”, chẳng biết có như vậy chăng?

ĐÁP: Một phương thuốc gia truyền được Bản Tin Của Tạp Chí Dân Vận loan tải chuyên trị bệnh tê bại toàn thân, hay bán thân bất toại, luôn cả đau nhức cột xướng sống, hoặc thấp khớp,nhức mỏi…Đây là toa thuốc gia truyền của ông bà Hồ Tấn Quyền đã từng chữa trị có kết quả rõ rệt như ý. Toa thuốc này bốc tại nhà thuốc bắc giá vào khoảng 5 dollars.
 

Xin ghi lại toa thuốc dùng để ngâm rượu trị các bệnh như đã ghi bên trên:

Ngâm với một lít rượu trắng 37 độ, một lít nước suối không có ga hoặc 2 lit rượu vang, 200 gr đường phèn. Ngâm độ 2 tuần hay lâu hơn càng tốt. Khi dùng nhớ quậy đều lên, uống sau bữa ăn trưa và tối. Mỗi lần chỉ dùng một liquer nhớ. Uống mấy thang cũng được. Nếu không uống rượu thì sắc 4 chén còn lại một chén. 
 

 

MỘNG TUYỀN VẤN ÐÁP SAO LỤC 327

VẤN: Ông Cao Văn Hà Tiên, Virginia: Nước nào sử dụng tiền tệ sớm nhất trên thế giới? Xin bà cụ cho biết về hình thức của các loại tiền đầu tiên này? Cám ơn bà cụ.

ÐÁP:

Nước biết sử dụng tiền sớm nhất trên thế giới là Trung Quốc. Loại tiền đầu tiên, là hải bối xác, tức là vỏ sò biển, cũng còn gọi là “hóa bối”. Theo lịch sử Trung Hoa vào cuối thời kỳ xã hội nguyên thủy, người ta đã đào lên tìm thấy một số được chôn theo người chết ở mộ tháp. Ðó là ngôi mộ táng từ thời nhà Thương, có nhiều loại tiền song đa phần là vỏ sò gọi là bối tệ. Sau này. Các nhà khảo cổ còn khai quật được tại các ngôi mộ cổ của các nhà quí tộc người Diên tại Vân Nam thời Chiến Quốc, được vô số sò biển chứa đựng trong các họp làm bằng đồng xanh rất tinh xảo.

Cuối đời Thương người ta bắt đầu đúc tiền bằng kim loại. Tiền này gọi là đồng bối. Loại tiền đồng này tìm thấy tại ngôi mộ thôn Ðại Tư Không ở An Dương, Hà Nam. Lịch sử thế giới xác nhận tiền đồng Trung Hoa được đúc sớm nhất trên hoàn vũ. Tóm lại, Trung Hoa lúc bấy gờ còn nhiều loại tiền khác nữa dùng theo từng vùng. Ví như thời Xuân Thu, Chiến Quốc các nước chư hầu cũng đúc tiền, nên có lắm loại khác nhau như hình “xẻng” gọi là “bố tệ”, hình “dao” gọi “dao tệ”, hình vuông là “xung kim”, hình bầu dục, hình tròn v.v…

Ðến đời Tần, đất nước thống nhất, nhà vua ra lệnh bải bỏ các loại tiền “dao, bố, sò” rồi ban lệnh thống nhất chế độ tiền tệ. Chế độ thống nhất qui định “Vàng” là “thượng tệ” chỉ cho giá trị cao nhất. Thứ đến tiền đồng gọi là “hạ tệ”.

Ðến đời Hán tiền tệ có pháp định rõ ràng Vàng là thượng còn Ðồng là hạ, chia ra nhiều loại cân lượng mà tính giá trị của nó để trao đổi theo giá trị của các mặt hàng v.v..

VẤN: Cụ Trương Như Tấn, San Jose: Trong thơ Quốc Phong tôi muốn nhắc lại một số như Quan thư ngũ chương của Chu Nam hay Thiên Hành lộ tam chương của của Thiệu Nam. Bà cụ nhắc hộ cho một số. Cảm ơn bà cụ nhiều.

ÐÁP:

Quan thư ngũ chương:

Quan quan thư cưu,
Tại hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu.

Tản Ðà dịch:

Quan quan cái con thư cưu,
Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài.
Dịu dàng thục nữ như ai,
Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.

Một bài khác:

Sâm si hạnh thái,
Tả hữu lưu chi.
Yểu điệu thục nữ,
Ngụ my cầu chi.

Tạ Quang Phát dịch:

So le rau hạnh lơ thơ
Hái theo dòng nước ven bờ đôi bên
U nhan thục nữ chính chuyên
Nhớ khi thức ngủ triền miên không rời.

Còn rất nhiều bài khác nữa


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 328

VẤN: Cụ Hoàng Hà, San Jose: Bà cụ còn nhớ trong Vệ Phong có Thiên Thạc nhân tả vẻ đẹp của Vệ Trang Khương không? Bài thơ này xuất xứ từ đâu? Nếu bà cụ còn nhớ xin làm ơn nhắc hộ. Cám ơn bà cụ nhiều.

ĐÁP:

Kinh Thi có lắm viên ngọc quý được ghi nhận trong 300 bài thơ. Theo Văn Học Sử Trung Hoa thì thi ca Trung Hoa lúc bấy giờ như một vườn hoa muôn màu muôn sắc. Ví như thơ Chu Nam thì có thơ vịnh cảnh tình đẹp duyên ưa, Thiệu Nam thì có Hành lộ ghi lời thống thiết của người oán phụ tự vịnh cho mình, Bội Phong có thơ Bách Chu nói lên lời tự thán của người vợ thủ tiết thờ chồng, Dung Phong thì có thơ Đế đống bông đùa với đôi trai gái yêu đương lãng mạng v.v..

Bài thơ ông cụ hỏi trong Thiên Thạc Nhân tứ chương như sau:

Thạc nhân kỳ kỳ,
Ý cẩm cảnh ý.
Tề hầu chi tử,
Vệ hầu chi thê,
Đông cung chi muội,
Hình hầu chi di,
Đàm công duy tư.

Dịch thơ:

Nàng Trang Khương vóc người cao lớn,
Ao gấm bên ngoài phủ trọn áo tơ
Vốn là công chúa nước Tề
Ap yêu vua Vệ yên bề thất gia.
Nàng cùng thái tử đâu xa
Vợ Hình hầu lại vốn là chị em.
Còn thêm chị vợ họ Đàm.
(TQ dịch)

VẤN: Ông Lê Hữu Phúc, Reseda: Tôi từng nghe lý luận của của hai vị thánh nhân Lão Tử và Trang Tử. Một bên Lão Tử nói về “Lời Nói”. Một bên Trang Tử nói về cái “Biết”. Bà cụ còn nhớ không? Xin nhắc lại hộ. Cảm ơn bà cụ.

ĐÁP:

Cả hai vị thánh nhân đều thuộc phái Đạo gia. Lão Tử lý luận về “Lời Nói”. Một hôm có người xin Lão Tử giảng giải cho thế nào là lời nói đáng được suy gẫm? Lão Tử đáp:

“Lời nói đáng tin,không hay; lời nói hay; không đáng tin; người tốt, không biện bạch, người biện bạch, không tốt”

Còn về Trang Tử đáp lại một người hỏi về cái “Biết”:

- Thế nào gọi là biết?

Trang Tử nói:

-“Người biết, không nói, người nói, không biết. Trang Tử bảo rằng thường nhìn 5 sắc thì mắt bị loạn, phàm loạn mắt thì trông thấy không rõ, nghe năm âm thanh cùng lúc thì loạn tai, tai nghe không tường..

Ý của Lão Tử bảo: ”Phàm âm lớn thì ít có thanh”.

Còn Trang Tử bảo: ”Người biện luận giỏi không nói”.


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 329

VẤN: Cụ Văn Thành Đạt, Virginia: Thế nào gọi là “Phù Chú”? Và sao gọi là Phương thuật? Bà cụ giải giúp cho.

ĐÁP:

Tôi được đọc bản dịch của Duy Đạo có đề cập đến cái nghĩa của Phù Chú, nó bao gồm hai loại “Phù lục và Chú ngữ”. Phù chú là một phần của Vu thuật, giữ một vai trò được xem là rất quan trọng đối với văn học sử Trung Hoa.

Còn về Phương thuật của người Đạo sĩ thì có Tứ Bảo. Đó là Phù lục, Kinh giới, Phục nhĩ và Phòng trung thuật. Phương thuật có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Trung Hoa, đủ mọi giai cấp từ giới thượng lưu đến giới dân giả ở nông thôn. Các sách nói về ma thuật xuất bản từ thời Minh, Thanh đều có đưa các phù chú tức là các lá bùa vào, điều này làm ảnh hưởng trong dân chúng không ít.

VẤN: Bà Huỳnh Hồng Nhan, Monterey Park: Nghe nói Trung Hoa có nhiều chuyện thần thoại, như chuyện bốn phương trời bỗng dưng sụp đỗ, khiến cho người người gặp cảnh bi thương, nươc bỗng dưng tràn ngập mênh mông cứ dâng mãi không dừng. Lại có chuyện lửa trời bùng cháy khắp nơi tỏa ra sức nóng hừng hực làm cho muôn vật đều chịu sức nóng nung chín cả người…Bà cụ có biết qua chuyện này không?

ĐÁP:

Chuyện thần thoại thì quốc gia nào cũng có, dân tộc nào không nhiều thì ít cũng có. Trong thế kỷ thứ IV đến thứ II tr.CN, đọc tác phẩm Sơn hải kinh thấy có ghi nhiều chuyện thần thoại cổ đại. Sách này không thấy đề tên tác giả sưu tập. Có sách ghi lại một chuyện thật hay như sau:

“Thuở xưa, bốn phương trời bị sụp lở, còn chín châu thì đất đai nứt nẻ, trời không che được hết, đất không đỡ được hết. Nhìn lên núi thì thấy lửa cháy rừnG rực, cháy mãi không tắt, ngó xuống dưới bình nguyên thì nhìn thấy nước láng lai tràn ngập, dâng mãi không ngừng. Chung quanh thì thú dữ ăn thịt dân lành, ác điểu thì tha đi người già yếu…Lúc bấy giờ có bà Nữ Oa luyện đá ngũ sắc để vá trời xanh, bà chặt bốn chân con thần qui dùng làm bốn cây cột thần chống bốn phương trời. Bà ra tay giết được con hắc long để giải cứu miền Ký Châu, bà tích trữ cây lau để be bờ ngăn nước ngập. Bà phóng người lên tận trời xanh vá lành các nơi rách, còn bốn góc trời bà chống cho thật vững vàng. Bà lại khiến cho nước khô cạn, làm cho đất Ký Châu yên lành, bà tiêu diệt trùng độc không còn sống sót con nào…Đoạn bà ngẩng mặt nhìn trời cầu xin cho dân lành yên ổn.”

Đó là một trong rất nhiều chuyện thần thoại, như chuyện miêu tả nơi mặt trời lặn là Dương Cốc, Phù Tang, tả việc Hi Hòa đánh xe cho thần mặt trời tuần hành khắp nơi trong vũ trụ v.v…Lại nữa kể về các anh hùng trong truyện thần thoại như Hoàng đế, Nghệ, Nghiêu, Thuấn, Cổn, Vũ v.v…nói thât vô cùng, người nghe nghe mãi như không bao giờ hết…


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 330

VẤN: Cụ Chu Mộng, Alhambra, LA. Xin bà cụ nhắc hộ cho lai lịch của Lão Tử. Tại sao ông lại được người đới kính trọng như vậy? Cám ơn nhiều bà cụ.

ĐÁP:

Lão Tử họ Lý tên là Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, còn gọi là Lão Đam. Ông gốc người huyện Khổ, Hưng Lệ thuộc xã Khúc Nhân, miền Nam tỉnh Hà Nam. Ông được cử giữ chức cai quản kho sách, có trách nhiệm tàng trữ thất sử nhà Chu. Ông là tác giả của tập Đại Đức Kinh gồm 81 chương. Chia hai chương Thượng và Hạ.

Nói về triết học thi Lão Tử đúng là một hiện tưiợng lạ ảnh hưởng cả khắp vùng Đông Á. Người ta sắp Lão Tử ngang hàng với Đức Khổng Tử. Ngay cả ngày nay, chẳng những dân tộc Trung Hoa mà khắp cả thế giới cũng nễ vì kính trọng.

Có một giai thoại giữa Khổng Tử và Lão Tử được nhiều người biết đến. Khi gặp Lão Tử, Khổng Tử hỏi:

- Thế nào là người quân tử?

Lão Tử đáp:

- Người quân tử nếu gặp được thời thì ngồi xe, không gặp thời thì đội nón lá, đi chân không.

- Còn người buôn giỏi thì sao?

- Tôi nghe nói, người buôn giỏi thì giấu đi kỷ vật kín, coi bề ngoài như chẳng có gì.

- Còn người quân tử cũng vậy hay sao?

- Không. Người quân tử đức dày hơn, cao hơn, dung mạo coi như người ngu độn.

- Vậy ông khuyên ta phải làm sao để được cái phong thái ngu đần đó?

- Cái kiêu căng, cái lòng dục, cái vẻ hàm hồ với lại cái khí quá hăng đi…những cái đó đâu có ích gì cho ông đâu. Muốn được cái khí thái của người quân tư, ta khuyên ông hãy làm những gì ta vừa nói.

VẤN: Bà cụ Nguyễn Hằng Nga, San Jose: Ông nhà tôi chẳng may bị bệnh tê liệt toàn thân, bà cụ có biết có phương thuốc nào trị được, ngoại trừ Y học Tây phương, vì nhà tôi chữa trị mãi vẫn không thể nào lành được.

ĐÁP:

Tôi đọc được bản tin của tạp Chí Dan Van (Danvan Magazine) thấy có toa thuốc Gia Truyền trị đủ các bệnh từ tê bại toàn thân, đến bán thân hay đau nhức cột xương sống hoặc thấp khớp, nhức mỏi… Chỉ cần đến tiệm thuốc Bắc bốc thang thuốc gồm các vị sau đây rồi mang về ngâm rượu uống:

 


Cách làm:

Ngâm với 1 lit rượu trắng 37 độ, 1 lit nước suối không có gas (hoặc2 lit rượu vang nếu không muốn pha nước suối) Khi uống nhớ quậy đều.

Còn tiếp
THINH QUANG

Xem Phần 65, click vào đây.
Đọc các Bài cùng tác giả tại đây.
Trở về website www.nuiansongtra.com  


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh