Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 17, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Y học & đời sống
CÁCH CHỮA BONG GÂN (Lương y Nguyễn Tấn Xuân)
TẤN XUÂN


Bong gân là những tổn thương dây chằng do cử động quá mức của khớp hoặc do va chạm mạnh làm cho khớp sưng, đau nhức nhưng vẫn cử động được.

Bất cứ khớp xương nào trong cơ thể cũng đều có thể bị bong gân nhưng thường gặp nhất là khớp cổ chân, cổ tay, khớp vai, khớp gối. Nhất là trong tập luyện thể dục thể thao và võ thuật.

Có 3 dạng bong gân:

1. Bong gân nhẹ: Dây chằng chỉ căn dản chứ không đứt rách.

2. Bong gân vừa: Dây chằng đứt rách một phần.

3. Bong gân nặng: Nhiều dây chằng cùng bị đứt rách hoặc bao khớp bị rách hoặc một số cơ bị đứt rách.

Điều trị bong gân bằng Y học cổ truyền dùng thủ thuật là chính. Vì vậy Thầy thuốc phải dùng thuốc xoa nơi đau để huyết mạch lưu thông dễ dàng, cơ gân bớt căng thẳng rồi dùng đôi tay xoa bóp (An ma pháp), mằn mò (Mạc pháp), nắn sắp lại (Thôi nã pháp) cho đúng nguyên vị rồi đắp bó thuốc, cho uống thuốc hoặc châm cứu.

1. KINH NGHIỆM DÂN GIAN

a. THUỐC RỬA

- Lá Trầu không tươi 40g, đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút. Để nguội cho Phèn phi vào lọc để rửa vết thương.

b. THUỐC UỐNG

- Giấm nấu với gừng già, gạo rang, đậu rang và cải bẹ xanh lấy nước uống.
- Nấm mèo chưng rượu, ăn
- Lá sen khô đốt tồn tính, tán bột uống với đồng tiện
- Đậu đen sao đen tồn tính, giã nát ngâm với rượu, uống.
- Mật gấu pha với rượu trắng uống và xoa ngoài rất hiệu quả.

c. THUỐC ĐẮP

- Nghệ giã nát đắp lên vết thương
- Ngò tàu giã nát đắp lên vết thương.

2. CHÂM CỨU CHỮA BONG GÂN

Nếu chỗ bong gân bị tụ máu, sưng bầm thì ta dùng kim tam lăng (kim 3 cạnh) chích huyết 1, 2 chỗ để máu ứ thoát ra giảm đau nhức. Sau đó nắn sửa gân khớp về nguyên trạng rồi châm theo phương huyệt sau:

- Huyệt A thị: Lấy điểm đau nhất của vùng đau làm huyệt, huyệt này có thể nằm trong đường kinh hoặc ngoài đường kinh.
 

Nếu vùng đau lớn: Châm 1 kim chỗ đau nhất, bốn bên châm 4 kim xiên vào kim giữa (Dương thích).

Nếu vùng đau nhỏ: Châm 1 kim chỗ đau nhất, hai bên châm 2 kim xiên vào kim giữa (Tề thích).

- Huyệt lân cận: Châm quanh huyệt A thị từ 2 - 4 kim.
- Huyệt tuần kinh: Châm huyệt đầu (huyệt tỉnh) nằm trên đường kunh đi qua chỗ bong gân, sai khớp.
- Huyệt hổ trợ: Đại trữ (chủ về xương).

Dương lăng tuyền (chủ về gân).

Uỷ trung (đặc hiệu chữa bong gân, sai khớp – chích nặn máu).

Thủ thuật: Châm tả vê kim mạnh kích thích các huyệt trên cho đắc khí. Châm xong dùng điếu ngải hoặc 4 - 5 cây nhang chụm lại làm một mà cứu vào huyệt cho da đỏ lên để thông kinh mạch, hết sưng đau.

Vị trí huyệt sử dụng:

Đại trữ: Cách đường giữa lưng 1,5 thốn, trên đương ngang qua bờ dưới mõm gai đốt sống lưng 1. 

 

Dương lăng tuyền: Chỗ lõm phía trước v dưới đầu xương mc, dưới đầu gối 1 thốn.

 


Uỷ trung: Ở giữa nếp lằn khoeo chân.
 

 

Lương y Nguyễn Tấn Xuân

* * *

Xem các bài khác cùng tác giả tại đây
Trở về homepage www.nuiansongtra.net  
Xem bài liên hệ tại đây và thêm tại đây  


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh