Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 68)
THINH QUANG


VĂN HỌC VẤN ĐÁP SAO LỤC (Phần 68)
Thinh Quang


MỘNG TUYỀN VẤN ĐÁP SAO LỤC 336

VẤN: Cụ Hồng Văn Hạnh, San Jose: Thưa cụ bà, sau ngày Giáng Sinh là đến Tết Dương lịch ta thường nôm na gọi là Tết Tây, và sau Tết Tây theo người Á Ðông ta thì có Tết Aâm lịch. Tôi muốn biết thế nào là âm lịch. Bà cụ giải thích hộ cho. Cám ơn bà cụ.

ÐÁP:

Tết Aâm lịch xuất phát từ Trung Quốc – là một đất nước nông nghiệp, thường căn cứ vào thời kỳ sinh trưởng thành thục về ruộng lúa, lấy đó làm tiêu chuển. Theo Thuyết văn chép đại khái là “Năm” là một chu kỳ của “lúa” rộ chín - nhằm chỉ cho sự tương ứng của trái đất xoay quanh mặt trời một vòng. Theo lịch sách Trung Quốc căn cứ vào mặt trăng, còn tây lịch theo chu kỳ mặt trời tức Dương lịch – tính theo chu kỳ hồi quy.

Tính theo âm lịch một năm có 354 ngày – năm thường – còn dương lịch có 365 ngày chỉ về năm nhuận – chênh lệch nay 11 ngày. Tây lịch, nhuận ngày còn âm lịch nhuận tháng. Vì vậy ta có 13 tháng trong năm nhuận. Cứ 5 năm ta nhuận 2 lần. Vì tính ra chưa được chính xác nên cuối cùng nhà làm lịch nghiên cứu lại và xác quyết 19 năm hồi quy nhuận 7 lần.

Theo lịch nhà Hạ bắt đầu lấy tháng “Kiến Dần” tức là tháng có tiết Lập Xuân ta thườg gọi là tháng Giêng. Nhưng đời nhà Aân thì lấy tháng kiến Sửu tức là tháng 12 nông lịch làm đầu năm v.v…Nhưng các triều đại về sau các nhà làm lịch lấy lại tháng Giêng tức kiến Dần làm tháng đầu năm dẫn thẳng đến ngày nay. Lấy đó ta có thể tính biết:

Tháng Giêng kiến Dần
Tháng 2 kiến Mão
Tháng 3 kiến Thìn
Tháng tư kiến Tị
Tháng 5 kiến Ngọ
Tháng 6 kiến Mùi
Tháng 7 kiến Thân
Tháng 8 kiến Dậu
Tháng 9 kiến Tuất
Tháng 10 kiến Hợi
Tháng 11 kiến Tý
Tháng 12 kiến Sửu.

VẤN: Ông Lê Hồng Sơn, LA.: Tôi nhớ trong Hồng Ðức Quốc Âm Thi Tập có mấy bài thơ cùng nhau xướng họa trong dịp Xuân về. Bà cụ nhắc hộ lại cho.

ÐÁP: Tôi còn nhớ mấy bài như sau:

NGUYÊN ÐÁN

Âm dương hái mặc xoay vần,
Nếu quả thờ đông đến tiết xuân.
Chân ngựa dong khi tuyết lạnh
Hàng loan sắp thuở canh phân.
Chín trùng chễm chễm ngôi hoàng cực
Năm phúc hây hây dưới thứ dân.
Mây hợp đền nam chầu chực sớm
Bên tai nhường mảng tiếng thiều quân.

BÀI HỌA 1

Ba dương đã gặp thuở thời vần,
Bốn bể đều mừng một chút Xuân.
Nức ngai vàng, hương mấy hộc
Trang cửa phượng, ngọc mười phân.
Trời lộng lộng hay lòng thành.
Gió hây hây khắp muôn dân.
Nhờ bóng nhân khi bênh bóng nắng,
Ước dâng muôn tuổi chúc ngô quân.

BÀI HỌA 2

Khắp bốn mùa đều tạo hóa vần,
Cuối đông mừng đã lại đầu xuân.
Tiết ba dương thịnh hây hây mở,
Aân chín trùng nhiều mãi mãi phân.
Vây họp đại căn về một chốn,
Ðặt yên chân chiếu khắp muôn dân.
Hội lành đã gặp gồm năm –phúc,
Trỏ non Nam chúc thánh quân.


MỘNG TUYỀN VẤN ÐÁP SAO LỤC 337

VẤN: Bùi Thúc Ngọ, San Jose: Năm này là Nhâm Thìn, tức là năm con rồng. Chẳng ai mà chẳng thích có rồng ở trong nhà. Nhiều người tin tưởng năm này người trong nhà có ai sinh ra con trai mang tuổi con rồng thì đứa bé sau này sẽ vẻ vang nếu không có danh gì với núi sông thì cũng là một trong những nhà trọc phú.
Chẳng biết thực hư thế nào về tuổi tác, song tôi muốn biết là Có Rồng thật hay không? Xưa nay ít nghe nói có người nào đã trông thấy rồng và hồ nghi đó là chuyện thần thoại. Bà cụ nghĩ thế nào?

ÐÁP:

Có chẳng ít người hồ nghi và cho chuyện có rồng là huyền thoại. Chuyện và hình ảnh rồng được vẽ hoặc khắc trong các triều đình người Trung Hoa cũng nhu Việt Nam ta từ hàng bao nhiêu ngàn năm về trước. Cách đây không bao lâu vào khoảng 1968 theo lời thuật lại của hai phi công người Nga thuộc Liên Xô đang bay bỗng phát hiện một con quái vật khổng lồ trông giống hệt như thân con rắn. Họ không phải là người duy nhất nhìn thấy “Rồng Biển” – một loài vật đã được những nhà khảo cứu xác nhận từ thế kỷ 13. Tuy nhiên, sự phát hiện của các nhà khoa học Tây phương còn thua kém xa đối với các nhà động vật học Trung Hoa từ hàng bao nhiêu ngàn năm về trước. Chính các nhà họa sĩ đã vẽ hình dáng con rồng biển và được các nhà viết sử thời xa xưa công nhận là có đúng như vậy.

Theo Sience & Health ghi lại trong chuyến vượt Ðại Tây Dương năm 1843, thủy thủ người Tây Ban Nha Roberto Garcia khẳng định thấy một con rồng đen dài chừng 10m xuất hiện vào một buổi chiều biển động dữ dội. Thủy thủ người Anh Charlie Hoose khi qua Ấn Ðộ Dưiơng vào một ngày sóng gió năm 1901 cũng thấy một quái vật khổng lồ hình giống rắn. Cả đoàn thủy thủ tàu Paulina thì cam đoan ngày 13/7/1858, họ đã chứng kiến cảnh rồng biển đánh nhau với cá voi.

Ngày 6-8-1848 các thủy thủ chiến hạm Anh Doedolus nhìn thấy ở khoảng giữa mũi Hảo Vọng và đảo Elena một con vật rất lớn hình rằn, bơi lướt trên mặt biển, đầu ngóc hẳn lên trên mặt nước. Bảy năm trước đó vào cuối năm 1841, gần Oporto, nhóm sĩ quan tàu chiến Anh Plumper đã vẽ lại một con vật lạ và khi so sánh các bức vẽ của đoàn thủy thủ, người ta trông thấy giống nhau. Sau đó các năm 1856 của tàu Emogen và năm 1858 ở tàu Princess cũng vậy.

Cuối cuộc chiến thế giới thứ nhất, một chiến hạm Ðức bắn chìm chiếc tàu Anh Liberian ở phía Bắc Ðại Tây Dương. Theo lời viên chỉ huy và các thủy thủ Ðức, sau khi tàu Anh nổ chìm dưới mặt nước, cùng với mảnh xác tàu nổi lên là con vật hình rắn rất lớn, nó vùng vẫy nổi lên mãnh liệt trong khoảng 12 đến 15 giây rồi lặn mất tăm. Năm 1947 chiếc tàu MỹSanta Clara cũng gặp quái vật tương tự. Năm 1951, ngư dân vịnh Herios chứng kiến một con vật hình rắn dài hơn 12 m, màu xanh xám, lưng có vảy nhọn như vây cá tuyêt và bơi rất nhanh.

Tại Ấn Ðộ Dương ngày 2-12 năm 1968, khi bay ở độ cao 30m cách mặt biển, hai phi công Liên Xô Ivan Djouss và Fedor Dolienko bỗng thấy một con quái vật khổng lồ dài hơn 10m, đường kính thân hình nó gần 1m đang bơi ngoằn ngoèo. Vài phút sau họ lại nhìn thấy con quái vật thứ nhì có hình dáng tương tự.

Vào một buổi sáng đẹp trời tháng 1/1984, một kỹ sư máy tàu ở gần Vancouver (Canada) đột nhiên cách tàu anh chừng 60m, nổi lên một con vật hình rắn dài chừng 8 m, mồm đen nhãn, tai to, trên đầu có những chiếc sừng khá đẹp. Con vật nhìn anh giây lát rồi nhào lộn rất nhanh xuống nước.”

Chắc chắn những con quái vật là hình ảnh của con rồng. Tôi sẽ trở lại chuyện rồng vào kỳ tới để đáp lại một độc giả khác cần tìm hiểu như ông.

VẤN: Bà Nguyễn Hồng Ðào, Virginia: Nghe nói có một mẹo vặt để chữa côn trùng chui vào tai, bà cụ có nghe thấy chăng?

Ðáp:

Khi côn trùng chui vào tai, không gì nhanh chóng khỏi bằng cách hướng tai mình vào ánh đèn sáng,vì côn trùng dễ bị thu hút ra ngoài bởi ánh sáng.


MỘNG TUYỀN VẤN ÐÁP SAO LỤC 338

VẤN: Ông Ðổng Trọng Huỳnh, Maryland: Năm này là năm con rồng, tôi và bà nhà tôi cũng đồng năm con rồng, có điều bà nhà tôi nhỏ hơn một giáp. Vì vậy tôi muốn biết con rồng mà hầu hết mọi người đều cho là hiếm quí. Chẳng biết rồng có thật không hay chỉ là huyền thoại? Xin bà cụ cho biết.

ÐÁP:

Có lẽ kỳ rồi ông đã đọc lời giải bày của tôi cho một độc giả. Cũng thật là khó nói rồng có thật hay chỉ là chuyện huyền thoại do óc tưởng tượng của người Trung Quốc và do sự ảnh hưởng của dân tộc ta đối với rồng. Tuy nhiên, như ông đã đọc được các nhà hàng hải cũng như các thủy thủ các quốc gia Tây phương trong thời cận đại đã nhìn thấy hình ảnh của các con thủy quái xuất hiện trên bể cả, trông gần giống như các con rồng được vẽ trên các bức tranh cũng như điêu khắc trên các cây cột nơi cung đình của nhà vua tại TQ hay tại triều đình ta ở Việt Nam. Không phải rồng chỉ xuất hiện ở các thế kỷ gần đây mà các nhà khảo cổ thế giới theo sử sách cho rằng nó có từ thế kỷ thứ 13, có nghĩa từ 800 năm trước.

Theo báo chí phổ biến thì tại biển Cát Bà dân chúng đã phát hiện các quái vật giống như mãng xà cỡ lớn. Tin này được phát xuất từ các thủy thủ, nhà buôn, ngư dân v.v…quả quyết là chính mắt họ được nhìn thấy.

Theo lời đồn đãi thì con quái vật chỉ cần một cái quẫy mạnh của cái đuôi của nó là có thể đánh đắm các con tàu cỡ lớn. Các người được may mắn trông thấy đều bảo mắt nó to và rực sáng hệt như ánh sáng của ngọn đèn pha, răng lớn và nhọn hệt trông hệt như răng khủng long.

Một lão ngư phủ trong vùng cho biết ông ta đã từng gặp quái vật này và đoan quyết là có một số đông cùng ông nhìn thấy, nhưng số người này đã chết hiện nay chỉ còn ông và một người đàn bà cùng ở xóm Ngoài, thuộc xã Phù Long và là chứng nhân nhìn tận mắt con khủng long này. Cứ theo lời thuật lại của lão ngư phủ này thì hồi thập kỷ 80 thuộc thế kỷ 20 ông cùng một số ngư dân trong vùng đi đánh bắt cá ở biển Răng Le hôm ấy đúng 9 giờ sáng trong lúc tàu chậm chạp chạy về hướng núi đảo Ðại Thành thì bỗng có tiếng la thất thanh của viên thuyền trưởng ra lệnh tránh ngay đảo ngầm mới mọc lên giữa lòng khơi biển. Các thủy thủ trên thuyền đều ngạc nhiên vì vốn xưa nay chưa hề có chuyện đảo ngầm xuất hiện bao giờ. Nhưng, khi mọi người hướng mắt về nơi viên thuyền trường phát giác đều sảng sốt thốt kêu lên quả nhiên có chuyện hòn đảo ngầm đang sừng sững mọc lên trước mắt. Sau khi rẽ trái đưa thuyền sang bên nhìn lại thì lạ lùng thay cái đảo ngầm to lớn kia lại chuyển động y như một sinh vật nằm khoanh tròn ở biển cả. Lúc bấy giờ mờ mới biết đích xác đó là thân hình của con thủy quái.

Theo lời lão ngư phủ thuật lại cho biết lưng của con quái vật nhô khỏi mặt nước lối 1 mét, thân rất dài có thể đến cả 10 mét. Trên lưng phủ một lớp vẫy dày. Mỗi chiếc vẫy lớn bằng chiếc mâm đồng nhỏ có màu vàng nhạt. Nhìn xuyên qua nước biển thấy đầu con quái vật như đầu con cá heo, đôi mắt to hệt như hai cái bát lớn. Nó có nhiều chân như chân rắn mối nhưng mỗi chân lớn hơn cả chậu kiểng trồng hoa. Con quái vật chỉ quần thảo vài phút ý chừng như đe dọa, rồi thoắt chốc sải đi lối 5 mét đoạn lặn xuống biến mất dạng.

VẤN: Cụ Hoàng Khải Hoài, LA. Nghe nói người La Mã tin về phong thủy. Có vậy không?

ÐÁP:

Theo MT trích trong Discovery cho biết những người La Mã cổ đại dựng nên các thị trấn của mình dựa theo đường đi của các thiên thể trên bầu trời.
Theo các người cổ đại La Mã họ phát hiện những thị trấn này được dựng lên không phải là ngẫu nhiên. Ngược lại chúng được cẩn thận quy hoạch dựa theo những biểu tượng tâm linh. Họ cho rằng mọi qui hoạch đều theo đúng biểu tượng tâm linh tức là tất cả đều liên quan tới thiên văn học.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hướng của 38 thị trấn ở Ý Ðại Lợi. Theo Giulio Magli, tại khoa toán Ðại học Bách Khoa Milan ở Ý tuyên bố như vậy.

Họ cho biết đã kiểm tra hướng của khoảng 38 thị trấn, các tác giả La Mã cổ đại,bao gồm Ovid và Plutarch, cũng đã nói đến việc các thị trấn La Mã được dựng lên thông qua đường chim bay và các mối liên hệ thiên văn học như thế nào v.v…


MỘNG TUYỀN VẤN ÐÁP SAO LỤC 339

VẤN: Ông Hà Thành Nhân, Orange County: Thật sự từ bao nhiêu lâu nay tôi vẫn nghĩ rằng “Rồng” là một con vật trong thần thoại Trung Hoa, cho dù được các cung đình tại Trung Hoa cũng như Việt Nam đều khắc hình ảnh của rồng tại nơi cung đình cũng như các nơi thờ phượng v.v… Tôi đã có dịp được đọc trong mục “1001 Chuyện nhớ quên” thấy bà cụ có đáp lại lời yêu cầu của một độc giả, nhưng tôi muốn được biết thêm một cách căn kẽ hơn.
1. Rồng xuất hiện từ bao giờ?
2. Các nhà khoa học đã nói gì về con quái vật này?
Xin bà cụ chỉ giáo cho.

ÐÁP:

Từ đầu thế kỷ 13 đã có nhiều người tìm hiểu và nghiên cứu về con quái vật mà họ cho là hiện tượng con rồng biển. Tuy nhiên cho mãi đến thế kỷ thế kỷ 19 mới thật sự mang tính khoa học. Ðầu tiên là nhà bác học Jzlo Oudamans – ủy viên của Hội Ðộng vật học Hà Lan. Ông đã mô tả con hải quái này trong một tác phẩm với tựa đề Con Hải “Quái Khổng Lồ Trên Bể Cả” dày 600 trang xuất bản năm 1892. Sách này công bố 350 bài viết dưới dạng khảo cứu.

Năm 1899 một chiếc tàu Anh trên đường đi đến đảo Sawa bắt gặp một xác của con hải quái hình rắn, chiều dài lối 18 m, nặng ước chừng 30 tấn. Sách này mô tả con hải quái có chiếc đầu trông hệt như đầu ngựa, răng nhọn chỉa ra khỏi miệng, râu xám dày và cứng.

Ngày 13-1-1903 Hội Ðộng Vật Học của Pháp họp nghe báo cáo của các nhà khoa học Emilio Racovitza về rồng hiện diện từ bao nhiêu lâu nay trên biển cả là có thực.

Năm 1968 nhà động vật học Bernard Evenmal phát hành tập “Những Con Thuồng Luồng Trên Bể Cả” được quốc tế cho là hiện tượng của rồng biển đáng tin cậy. Ông đã dẫn ra 500 trường hợp nhìn tận mắt được quáu vật này. Ông tỉ mỉ chia thành 3 nhóm với 9 loại, trong đó một nhóm được coi là “rồng biển” mà người Trung Hoa gọi là “hải long” gồm có 4 loại mẫu như loại đầu bờm, loại như hình dáng con lươn vàng và một loại hệt con thằn lằn nước.

Từ đó nhiều người không còn nghĩ rằng rồng là một hiện tượng xuất xứ từ thần thoại, mà là một con vật có thật. Nhưng, cho đến nay vẫn còn một số người còn chưa tin và cho rằng đó chỉ là những con vật sống dưới biển hệt như các loại quái ngư, còn rồng thì trong đầu óc tưởng tượng của con người mà thôi.

VẤN: Ông Vũ Ðình, Virginia: Tôi muốn biết Thiền có bao nhiêu môn phái và tu tập Thiền học đem lại sự lợi ích gì? Xin bà cụ giải hộ.

ÐÁP:

Nói về Thiền có nhiều môn phái như Thiền Tông Phật Giáo, Hội Pháp Hoa, phái Thiền Nguyễn Văn Sự, phái Khất sĩ Giác Nhiên, phái Ô Tám Lương Sĩ Hằng do cụ Ðỗ Thuần Hậu học ở núi Thất Sơn (Châu Ðốc) truyền lại. Trước năm 1975 tại đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn có đến hàng chục Thiền đường, số người quy tụ về mỗi Chúa Nhật để được hướng dẫn tu tập lên đến hàng chục ngàn người. Tất nhiên ngày nay thì rất khó khăn, tất cả đều bị chính quyền Cộng sản cấm hoạt động.

Các loại sách Thiền hiện đang được sử dụng như Thiền Tông, Yoga, Thông Thiên Học và được cho là kết quả rõ ràng như sức khỏe tăng cường, xa rời bệnh hoạn. Tất nhiên khi bệnh hoạn được chận đứng thì con người sống thọ. Kể về thời gian hai mươi năm cuối thế kỷ 20 Ngài Hư Vấn Thiền Sư ở Phúc Kiến Trung Hoa thọ đến 120 tuổi mới thị tịch. Hoặc giả như cụ Tưởng Duy Kiều (Ðài Loan), thường xuyên ốm yếu bệnh hoạn, bị các nghiệt chứng hành hạ, đã quyết tâm tu tập Thiền Tịnh Quán chỉ trong vòng 2 năm dứt hẳn mọi chứng bệnh ngặt nghèo, kéo dài tuổi thọ đến hơn 90, v.v…

Con người ngoài phần xương thịt, lục phủ ngũ tạng do ngũ quan nhận biết được còn có các thể vô hình như “thể Phách, thể Vía, thể Trí…” mà mắt con ngươi không thể nhìn thấy được. Các bậc đại hiền triết thời cổ đại Ấn Ðộ, các đấng siêu phàm đã thoát vòng sinh tử đến nay các Ngài còn sống trên dãy Hy Mã Lạp Sơn v.v…

Muốn tu tập Thiền cho có kết quả phải biết theo đường lối do người hướng dẫn chỉ giáo. Nên nhớ rằng tu thiền phải cần đến dinh dưỡng. Dùng thức ăn nào tạo cho ta có tinh thần thanh khiết. Khí lực trong thân thể ta đều do các món ăn tạo ra. Tránh sát sanh, vọng ngữ, trộm cướp, tà dâm, không uống rượu, không dùng các loại ma túy v.v… Tốt hơn là ông nên đến các Thiền Viện, nơi đây sẽ có người sẵn sàng hướng dẫn một cách rõ ràng hơn.


MỘNG TUYỀN VẤN ÐÁP SAO LỤC 340

VẤN: Ông Trần Trọng, Philadelphia: Tôi có thấy một câu thành ngữ: “Phần thư khanh nho” nhưng không biết sự tích của câu này. Nhờ bà cụ giải thích hộ. Cám ơn bà cụ nhiều.

ÐÁP:

“Phần thư khanh nho” có nghĩa là “đốt sách chôn nhà Nho”. Câu thành ngữ này có từ sự tích như sau: Ðời Tần, lục kinh từng gặp phải tai họa lớn. Nguyên là Tần Thủy Hoàng thứ 34, xảy ra khoảng 4 năm trước khi Tần bị sụp đổ.

Khi Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt sách, con cháu của Ðức Khổng Tử và luôn cả Phục Thăng – người Tế Nam liền mang sách cất giấu trong vách tường. Trong Hán Thư thiên Nghệ văn chỉ, chép:

-”Cuối triều Võ đế, Lỗ Công Vương dở nhà Khổng Tử để mở rộng cung điện, tình cờ tìm thấy các sách cổ văn gồm Thượng Thư, Lễ ký. Luận ngữ, Hiếu kinh, cả thảy mấy mươi bộ toàn viết bằng cổ tự. Theo Sử ký thiên Nho lâm liệt truyện chép: “Thời Tần đốt sách, Phục Sinh giấu trong vách, sau binh đao nổi lên, ông bỏ đi lưu vong. Ðến khi Hán lên, ông trở về tìm lại sách thấy mất mấy mươi bộ, chỉ còn lại 29 bộ mang đi dạy ở vùng Tề Lỗ”.

VẤN: Cụ Bành Chu Ân, San Jose: Tôi có nghe thời cổ đại lấy võ sò làm tiền để dân chúng dùng hoán đổi cho nhau trong việc mua bán. Tôi muốn biết sự tích của loại tiền này. Bà chị chỉ giáo cho.

ÐÁP:

Ðời Nhà Thương dùng vỏ sò làm “tiền” và gọi đó là “bối tệ”. Các nhà khảo cổ đã phát giác loại tiền vỏ sò khi đào thấy được từ ngôi mộ táng đời nhà Thương. Về sau vào cuối đời nhà Thương tiền được đúc bằng đồng và gọi là “đồng bối” tại thôn Ðại Tư Không thuộc An Dương, tỉnh Hà Nam và được xem là đồng tiền kim loại sớm nhất thế giới, trước cả tiền đúc của Lutia mà trước đó các nhà khảo cổ cho là quốc gia biết đúc tiền đầu tiên, thật ra Trung Quốc đã có từ mấy thế kỷ trước.

Thời Xuân Thu, các quốc gia chư hầu đều tự đúc tiền. Có nhiều dạng tiền khác nhau về hình thức, như tiền “hình xẻng” gọi là “bố tệ”, hình lưỡi dao gọi là “đao tệ”, hình vuông gọi là “xương kim”, hình bầu dục gọi là “nghị tị tiền”. Ðến đời Nhà Tần ra lệnh bỏ các loại tiền trên mà quy định dùng bằng vàng, gọi là “Thượng Tệ”. Ðơn vị của Thượng Tệ là “Dật”. Một “Dật” là 20 lạng. Ðồng là “Hạ Tệ”, đơn vị Hạ Tệ là nửa lạng.

VẤN: Cụ Ông Như Hà, LA.: Tôi có đọc và biết sơ về khoa phong thủy, tuy nhiên không được tường tận lắm. Ví như chẳng biết khoa phong thủy có dùng các ký hiệu từ các vì tinh tú trên trời để đoán biết sự kiết hung không? Bà cụ làm ơn giải thích về đại cương của khoa địa lý này. Xin cám ơn bà cụ.

ÐÁP:

Có như cụ đề cập đến là Khoa Phong Thủy dùng các ký hiệu tượng trưng cho tinh tú trên trên trời theo vị thế Bát Quái để giúp cho việc giải đoán. Phương thức này cũng giống nhau các luồng sóng từ trường hoặc phóng xạ từ vũ trụ mà khoa học hiện tại đã đề cập đến những ảnh hưởng của nó trên các sinh vật ở trái đất. Hiện nay các học giả Âu Mỹ bắt đầu lưu ý đến các công trình nghiên cưu tương tự.

Từ “Phong Thủy” có nghĩa là “Gió” và “Nước” – là một môn học cổ truyền Trung Hoa về môi trường tự nhiên. Khoa Phong Thủy có thể xác định cho mỗi cá nhân những vị trí tối hảo hay thuận lợi nhất và những vị trí bất lợi nhất ở bất cứ môi trường nào. Khoa Phong Thủy xác định được những vị trí tốt xấu căn cứ vào năm sinh, năm sinh và môi trường mà người đó sinh sống và sự vận chuyển của Thái dương hệ. Qua tiến trình lịch sử lâu dài của Khoa Phong Thủy, các nhà nghiên cứu Phong Thủy và các thầy địa lý đã thu thập được nhiều kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này. Tới nay, Khoa Phong Thủy đã tiến triển thành một bộ môn đúng đắn về lý thuyết cũng như thực hành.

Còn tiếp
THINH QUANG

* * *

Xem Phần 67, click vào đây.
Đọc các Bài cùng tác giả tại đây.
Trở về website www.nuiansongtra.com  


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh