VIỆT NAM VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ
Leonard Magruder
Chuyển Dịch: Nguyễn Phượng Hoàng
- - - - - - - - - - - - - - - -
Lời giới thiệu:
Cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do của quân dân miền Nam và Đồng minh chống lại quân xâm lăng Cộng sản mà Bắc Việt theo lệnh Nga Hoa thi hành đã bị nhiều thế lực chính trị bội phản.
Trong loạt bài nầy, ông Leonard Magruder, một người Mỹ, đã thu thập tài liệu và đã đưa ra loạt 10 bài, được ông Nguyễn Phượng Hoàng, Chủ-nhiệm kiêm chủ bút Tạp Chí Cách-Mang chuyển dịch ra Việt Ngữ. Chúng tôi đã được sự cho phép của dịch giả, bài dịch sẽ được đăng sau bài của tác giả viết bằng Anh ngữ (đăng trong "Trang Anh Ngữ" của trang web www.nuiansongtra.net) để độc giả tiện bề theo dõi. Bài dịch được đưa ra đã lâu nên thời gian tính không đúng theo thời gian quý vị đọc, xin quý vị hiểu cho.
Xin cám ơn tác giả, dịch giả. Sau đây là phần trích của bài viết được đăng trong tạp chí Cách Mạng. Mỗi đoạn (paragraph) trong bài dịch sẽ tương ứng với phần viết bằng Anh Ngữ để độc giả dê đối chiếu.
Xin giới thiệu cùng độc giả.
Ban Điều Hành
www.nuiansongtra.net
- - - - - - - - - - -
LTS: Nhân dịp ngày Quốc Hận 30 tháng 4, sau đây là 10 phần của loạt 10 bài viết của Giáo Sư Leonard Magruder về sự thiên vị, cố tình bóp méo sự thật của giới truyền thông Hoa Kỳ cùng với Phong Trào Phản Chiến của các sinh viên và giáo sư thiên tả tại các viện đại học Hoa Kỳ đã góp phần rất lớn trong việc làm mất Miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản.
Loạt bài này dẫn chứng, đưa ra các tài liệu phá vỡ huyền thoại về sức mạnh của quân đội Miền Bắc Việt Nam mà thường được chính họ ca tụng cũng như che dấu sự thật thảm bại của mình.
Phần Kết Luận, phần 10, của một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, và sau trở thành một sử giả, kể lại cuộc chống trả oai hùng của các khoá sinh Thiếu Sinh Quân 12, 13 tuổi trong ngày cuối cùng của Miền Nam Việt Nam khiến người đọc không khỏi bùi ngùi xúc cảm, nhưng vẫn bị dấu nhẹm bởi giới truyền thông Hoa Kỳ.
Văn Khố của cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam cho việc Cải Cách Học Đường (Vietnam Veterans for Academic Reform - V.V.A.R)
Phần 1 - DAN RATHER TỪ CHỐI TRANH LUẬN CÁC VẤN ĐỀ:
Qua việc bê bối cách đây vài tháng liên quan đến ông Dan Rather và vụ gây quỹ của đảng Dân Chủ, chúng tôi quyết định chia sẻ một việc liên quan đến ông ta trong năm 1986. Ông Magruder, Chủ Tịch V.V.A.R, vì từ lâu đã dính dáng đến các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã được Tiến Sĩ Theodore Kennedy, Giáo Sư ngành Khảo Cổ của viện Đại Học New York ở Stony Brook, nhờ giúp đỡ trong việc tổ chức một buổi Hội Luận Chuyên Đề (symposium) lớn nhất từ xưa tới giờ về Việt Nam.
"Là một Điều Hợp Viên Toàn Quốc, ông Magaruder có trách nhiệm giúp soạn thảo chương trình, liên lạc và mời một số những người nổi tiếng trong giai đoạn Việt Nam để thuyết trình." (Lawrence Journal World, Oct. 10, 1986) "Buổi tổ chức đầu tiên trong nước và là một mô thức cho những viện đại học khác" (Newsday, Sept 6, 1986). Đây là một cuộc tổ chức quy mô để kiểm điểm toàn diện và sâu sắc về cả hai cuộc chiến ở Việt Nam và "mặt trận tại hậu phương (home front)", đặc biệt là bởi vì có sự tham dự của gần 800 cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam.
Có khoảng 60 thuyết trình viên từ khắp nơi trong nước, đại diện quân đội, giới truyền thông, giới phản chiến, chính quyền, và học đường. Trong số những người được mời và thuyết trình có ông Bruce Hare, Giáo Sư Triết của Viện Đại Học Stony Brook, ông Kenneth Steadman - Giám Đốc VFW, Tướng William C. Westmoreland, Jan Scruggs - Vietnam Veterans Memorial, Leroi Jones (Baraka) - nhà thơ và là nhà hoạt động chính trị, Florynce Kennedy - đồng Sáng lập Viên, N.O.W, Allen Ginsburg - Nhà thơ và nhà hoạt động chính trị, Nghị Sĩ Eugene McCarthy, David Horowits - đồng Chủ Bút tờ Ramparts, Hồ Văn Hưng - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và William Gibbon - Sư Đoàn Phòng Vệ Quốc Gia.
Đại diện giới truyền thông thiếu vắng khá nhiều. Lúc ban đầu, Tiến Sĩ Kennedy nói qua điện thoại nhiều giờ với những người đại diện giới truyền thông tầm mức quốc gia ở New York, nhấn mạnh sự quan trọng tầm mức quốc gia của cuộc hội thảo chuyên đề này và nhu cầu có mặt của họ. Sau khi thất bại, ông Magruder đã viết một bức thư ngỏ tới ông Dan Rather, ôn lại sự trình chiếu của đài CBS trong thời chiến và thách ông ta tranh luận trong cuộc hội thảo chuyên đề này. Những bản sao của bức thư đã được các sinh viên đưa tận tay tới tất cả giới truyền thông ở New York.
"Kính gửi ông Rather,
Như ông có lẽ đã biết, nhiều cuộc nghiên cứu xã hội đã ghi nhận sự thật là trong suốt thập niên 60 hệ thống truyền hình đã rất thiên vị phe cấp tiến/tả khuynh trong vấn Việt Nam mà các trường đại học đã đào tạo ra các phóng viên.
Cuộc nghiên cứu hay nhất trong các cuộc nghiên cứu này là "Những Bóp Méo Tin Tức" (The News Twisters) của Edith Efron, một cuốn sách mà đài CBS đã cố gắng một cách vô vọng để ngăn chận. Số lượng dữ kiện trong cuộc nghiên cứu này và các cuộc nghiên cứu khác cho thấy rằng hệ thống truyền hình đều đặn thông tin sai lạc và ngay cả nói dối với quần chúng Hoa Kỳ. Những bản tường trình bởi đài CBS, ABC, và NBC trong một thời kỳ dài lâu của năm 1968 cho thấy sự cổ võ thường xuyên của những tiếng nói chống chính quyền, kết hợp lại để đánh phá cuộc chiến.
Chỉ một ít hay hầu như không một ý kiến nào ủng hộ cuộc chiến đã được cho phép nói trên cả ba hệ thống truyền hình ngay mãi tới tháng 10 năm 1969 đa số dân Mỹ, theo thống kê viên Lou Harris, hãy còn ủng hộ một cuộc chiến thắng bằng quân sự ở Việt Nam.
Những dữ kiện cũng cho thấy các hệ thống truyền hình không bao giờ để quan điểm thật sự của phe tân phát xít và những chiến thuật của phe tân tả và phe S.D.S cho mọi người biết, bảo vệ chúng như chúng chỉ là bộ phận của một cơ cấu "vô hại" hay "lý tưởng" của tuổi trẻ, và dùng họ để tô phóng hình ảnh "tuổi trẻ chống đối chiến tranh" và một cách tổng quát đã tích cực giúp đỡ việc đề cao quan điểm Marxist của họ về cuộc chiến.
Các dữ kiện cho thấy, qua sự thiên vị chọn lựa những bài xã luận, quan điểm của giới khuynh tả đã thực sự bóp chặt những ý kiến về cuộc chiến. Thật ra, các phóng viên và quan điểm của kẻ thù đã hình thành một quan điểm của đa số trong việc cổ võ một cuộc ngưng dội bom đơn phương. Trong 37 lời tuyên bố kêu ngưng dội bom, một phần ba là của địch. Theo Nghị Sĩ Margaret Chase Smith thì "Giới báo chí đã trở nên đồng tình với kẻ địch hơn là với chính quyền lợi quốc gia của chúng ta" (Congressional Record, June 16, 1971).
Theo Theodore White, vị tác giả được kính trọng của chương trình "Tạo Nên Một Tổng Thống (The Making of the President)" thì "Có một giới trí thức với quan điểm mới thống trị những cao điểm của truyền thông trong nước và đã khinh bỉ chính dân mình và truyền thống của mình."
Trong vài trường hợp, chẳng hạn như cuộc chiến Việt Nam, các viện đại học và giới truyền thông đã hành động như mình là chính quyền đối kháng không do dân cử, nhất định là chỉ họ biết điều gì hay nhất cho tổ quốc. Nhưng nếu quan điểm của thế giới mà họ thấy thật ra thì gần gũi với những giả định triết lý căn bản của chế độ chuyên chế hơn là của đa số Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo (Judeo-Christian), điều nguy hiểm thì rất rõ ràng, họ có thể thông tin thất thiệt và hướng dẫn sai lạc đất nước.
Vì vậy đó là điều sợ hãi ghê gớm ở khắp nơi trong một nước khi có một cuộc khủng hoảng, các viện đại học và giới truyền thông báo chí, trừ phi đã được cải cách, có thể để bị lợi dụng bởi sự tuyên truyền của kẻ địch một lần nữa hay khai thác cuộc khủng hoảng để phát triển những quyền lợi ý thức hệ có hại đến quyền lợi quốc gia.
Một trong những hậu quả đáng kể nhất của sự xung đột Việt Nam là sự vạch trần điều tan vỡ đã xẩy ra trong giới trí thức và báo chí liên quan đến việc khách quan và sự thật. Sự thật là giới tuyền thông cấp tiến phe tả, đã thông tin những sự kiện xẩy ra trên thế giới trong bản phân tích của mình làm suy thoái các tri giác đạo đức bằng chủ nghĩa thế tục và thù địch với truyền thống đạo đức của dân tộc Hoa Kỳ, và mong muốn Hà Nội thắng cuộc chiến để chứng tỏ những đạo đức đó là sai lầm, giữ lại các thông tin không cho dân Mỹ biết trong suốt cuộc chiến. Thí dụ họ tạo nên một hình ảnh "tai họa" của cuộc Tổng Tấn Công Mậu Thân (15 năm sau đó gây ra một sai lầm trong cuốn Kẻ Địch Không Kể - The Uncounted Enemy của đài CBS) bởi vì nó phục vụ mục đích ý thức hệ, ngay trước cả những tin chiến thắng chuyển về từ bãi chiến trường. Ông Ronald Regan đã phải nói: "Đài CBS trong thời Đệ Nhị Thế Chiến chắc chắn bị kết tội phản quốc".
Triết lý sống rành rành không đếm xỉa đến sự thật thì đầy rẫy khắp nơi trong giới truyền thông ỏ New York và giới học đường ở miền đông. Như Theodore White đã nói trên tờ Newsweek, "Tôi xem khoảng cách ngày gia tăng giữa giáo phái thống trị tư tưởng trí thức ở New York của ngày nay, và thực tại lĩnh hội bởi những người trầm tư ở nơi khác, như là một sự kiện chính trị tối quan trọng và nguy hiểm."
Một phần của vấn đề, chẳng nghi ngờ gì nữa, đã được bà Carolyn Lewis, cựu Phó Khoa Trưởng Khoa Báo Chí của Đại Học Columbia nói đến khi bà ta vừa viết trên tờ Washington Montly rằng "Thiếu căn bản trí thức trong chương trình giảng dậy ngành báo chí của đại học Columbia là sinh viên có thể học qua toàn chương trình mà không cần phải đọc đến một cuốn sách".
Một phần khác của vấn đề được khơi tỏ trong hai cuộc nghiên cứu nổi tiếng của viện đại học Columbia và George Washington cho thấy những người trong giới truyền thông, hầu hết có trình độ đại học và cấp tiến, "không chỉ những khác biệt sâu đậm trên các vấn đề đạo đức với quần chúng, mà còn bãi bỏ tôn giáo và tích cực tìm cách để thay đổi xã hội theo quan niệm của họ".
Viện Nghiên Cứu, trong một cuộc nghiên cứu nổi tiếng về sự quan trọng của tôn giáo trên cơ quan Lập Pháp cho biết "Một yếu tố quan trọng của sự vô ý thức về tôn giáo trên toàn quốc của chúng ta về cơ quan Lập Pháp... là giới báo chí trên toàn quốc. Một đặc tính nổi bật của giới truyền thông thượng lưu là cách nhìn thế tục của họ. Dĩ nhiên, những người phóng viên và những nhà bình luận thì không có khả năng nhận biết được sự ảnh hưởng của tôn giáo khi mà họ thấy điều đó."
Điều này có nghĩa là họ cũng không có khả năng để nhận biết sự nguy hiểm thật sự của một ý thức hệ như là chủ thuyết vô thần Cộng Sản. Đó không phải là một điều ngẫu nhiên mà Howard K. Smith, người đọc tin tức nổi tiếng của đài truyền hình, cảnh báo trong suốt thập niên 60 rằng "giới truyền thông không cho thấy hình ảnh thực sự về Việt Nam", và những phóng viên thì "đặc biệt đần độn về những mưu đồ của Cộng Sản và Hồ Chí Minh". Thiên vị trong giới truyền thông, ông ta nói, thì "rộng lớn" và "chống Mỹ".
Những sự kiện cho thấy rõ ràng. Các hệ thống truyền hình bị thống trị bởi một quan niệm coi thường những truyền thống đạo đức của đa số và họ tích cực tìm cách áp đặt những quan niệm của họ trên toàn nước Mỹ. Khi làm điều này, họ đã phục vụ như một cánh tay tuyên truyền của các cơ sở học đường.
Kết luận, hình như là "cấp tiến" ngày nay có nghĩa vô học thức, không am hiểu và ngây thơ. Trong giới truyền thông, với quyền lực mà họ có, không có một sự hiểu biết về những sự kiện đáng kể hiện đại khiến họ trở nên một lực lượng nguy hiểm trong xã hội Hoa Kỳ và rõ ràng cần được truyền phát vấn đề một cách hoàn toàn.
Tôi hy vọng ông sẽ nhận lời mời của tôi để cùng tôi truyền phát vấn đề này ở Hội Luận Chuyên Đề - Dũng Cảm."
Leonard Magruder.
Ông Rather đã không trả lời bức thư. Và khi Hội Luận Chuyên Đề chấm dứt, bản thông tin báo chí viết bởi ông Magruder tổng kết những nhận định của Hội Luận Chuyên Đề đã bị tất cả giới truyền thông ở New York tẩy chay.