Tìm hiểu nền văn-hóa Trung Hoa:
TỪ ÔNG BÀN CỔ ĐẾN TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ
Thinh Quang
Nền văn hóa cổ đại của Trung Quốc vừa mang tính huyền bí vừa mang tính biểu tượng của nền văn minh tinh thần từ ngàn xưa lưu lại. Có những bí ẩn ngay ở Địa Cầu của chúng ta đến nay vẫn còn là những ẩn số không thể nào giải thích được.
Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ đời nhà Hạ, xuất hiện kể từ thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên. Ngược dòng lịch sử thì trước nhà Hạ là thời kỳ xã hội nguyên thủy. Các truyền thuyết đưa ra như thời tối cổ đó gốc gác của người Trung Hoa là con cháu của ông Bàn Cổ, rồi Tam hoàng, Ngũ đế. Tam hoàng thì có Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng. Cứ theo sách Thượng thư thì Tam hoàng gồm có Toại Nhân, người phát minh ra lửa, hay có thể nói là người có công làm một cuộc cách mạng “lửa” giải thoát con người ra khỏi vòng mê muội. Có lửa từ đó mới tập ăn dần các thức ăn chín, đổi lốt con người từ chỗ như con vật hai chân đến con vật người thoát xác, có nền văn hóa... Nền văn hóa Trung Quốc phát sinh ra từ đó. Rồi đến họ Phục Hi là họ Thần Nông – tổ của nghề trồng trọt cày cấy v.v... Bắt nguồn từ đó nền văn hóa Trung Hoa tiến dần lên đến biết chế biến những vật dụng cho nhu cầu trong đời sống v.v...
Chung quanh Trung Quốc là những quốc gia có nền văn minh cổ đại mang tính huyền bí...và nặng về tinh thần tôn giáo. Các nhà thám hiểm vừa khám phá một loạt các hang động mà bên trong đo được trang trí bời các tác phẩm nghệ thuật, như tranh tượng Phật Giáo thuộc thời cổ đại được loan tải trên báo chí trong những ngày gần đây, đã làm sôi nổi không ít trong các giới lãnh đạo tôn giáo. Các hang động này nằm ngay nơi mõm đá trên dải núi Hy Mã Lạp Sơn về phía bắc Nepal.
Nghệ thuật Phật Giáo xưa nay vốn được nhiều người ngưỡng mộ. Lối điêu khắc của các công trình nghệ thuật Phật Giáo luôn luôn được các nhà làm nghệ thuật thế giới chú trọng và thừa nhận nó vượt ra ngoài tầm phê phán. Như Sanchi là một trong các cụm di tích lịch sử độc đáo gắn bó với đời sống của vị vua A Dục tức Asoka – là vị vua đã mang đạo Phật truyền bá ra bên ngoài biên cương Ấn Độ.
Sanshi là một trong các ngôi đại tháp cổ nhất của Phật giáo. Chính ngôi tháp Sanchi được xây dựng đúng theo tinh thần Phật giáo tiêu biểu mô hình của buổi ban đầucho nền nghệ thuật thuộc hàng siêu việt.
Kho Tàng Phật Giáo này đã được một nhóm quốc tế gồm đủ các thành phần từ các nhà học giả, các nhà khảo cổ, các nhà leo núi và thám hiểm đã khảo sát ít nhất 12 khu hang động, theo nguồn tin loan tải có độ cao đến 14.000 feet tức 4.300 thước Tây gần Manthang – một thành phố có các vách cổ thời trung cổ tại huyện Mustang, Nepal, khoảng 125 cây số tức 80 miles phía Tây Bắc Khathmandu.
Đặc biệt trong các hang động này người ta tìm thấy có các bức tranh xưa cổ đại vào thời thế kỷ thứ 13, cũng như các bản văn tiếng Tây Tạng viết bằng loại mực, bạc và vàng cùng các mảnh vỡ đồ gốm từ thời trước Công Nguyên.
Họ – những nhà thám hiểm từ Mỹ, từ Ý và Nepal phải dùng đến các loại búa móc để đục vào núi làm bậc cho chân bám vào và dùng dây để leo trèo. Muốn đi khắp các khu hang động phải mất tới nhiều giờ. Mỗi khu hang động có đến 20 lối vào và nhiều cửa nối nhau bằng các lối đi thẳng đến các bậc để chân và bậc để bám tay thô sơ nhưng đòi hỏi phài biết nghề leo núi mới vào được.
Đặc biệt ngôi Đại Tháp Sanchi có nhiều kiệt tác điêu khắc tuyệt mỹ. Đại Tháp với bốn chiếc cổng tạo nên trên các mặt thành đá được điêu khắc các hình chạm trổ mang ý nghĩa của từng các chủ đề biểu tượng cứ theo Phật giáo, như cỏ cây, hoa lá, chim thú hoang dã, Thần linh v.v...
Khu đền thờ nổi tiếng thuộc hàng bậc nhất của Ấn Độ giáo - được xây dựng ngay dòng sông Palar ven vịnh Bengal. Đây là đền thờ nổi tiếng vào hàng bậc nhất xứ sở Ấn Độ. Khu đền này là Mahabalipuram – là cụm Thánh Tích nổi tiếng gồm những ngôi đền to có, nhỏ có khác nhau được tạc ngay vào vách núi các “thiên xa” (ratha) và một đền thờ mang tên là “Đền Ven Biển”...Các thiên xa đều được trang trí bằng những phù điêu...Bên cạnh của các đền này còn có các hình tượng voi, sư tử và luôn cả đàn bò...đứng bên ngoài đền.
Đặc điểm Mahabalipuram gồm có nhiều ngôi đền độc đáo. Những ngôi đền này có nhiều phù điêu khổng lồ được xem là điều kỳ diệu tiêu biều cho nền nghệ thuật miền nam đất Ấn.
Ngoài ra, Ấn Độ còn có những kho báu nghệ thuật khác như kho báu cổ đại Ajanta. Kho kho báu này được khám phá ra bởi một đứa bé chăn dê. Đó là những hang động nằm bên trong vách núi ven giòng sông nhỏ đầy thơ mộng được gọi là giòng sông Hồ thuộc thành phố Aranggabat bang Maharastra.
Nhờ chú bé chăn dê này mà các nhà khảo cổ khám phá ra được một di tích văn hóa nghệ thuật cổ đại của Phật giáo độc nhất của Ấn Độ. Người ta gọi đây là khu Chùa Hang được đặt tên là Ajanta và nổi tiếng trên thế giới nhờ có những tác phẩm điêu khắc thật tuyệt kỹ và kỳ diệu. Nội dung của các bức tranh điêu khắc trong tường núi cuộc sống trên nhung lụa của các vương giả, cùng cảnh những kẻ thuộc giai cấp tiện nhân đi lang thang hành khất trên khắp các nẻo đường... Các hình ảnh mô tả không những thế giới trần tục đầy tang tóc đau thương đến cảnh của thế giới Thần tiên của những vị Bồ tát và luôn cả những hình ảnh của Dạ xoa, Quỷ dữ...
Ấn Độ – đất nước có cả hàng ngàn hang động mang một công trình nghệ thuật điêu khắc tinh vi khó tìm thấy ở các quốc gia khác trên thế giới.
Việt Nam nặng về tín ngưỡng Thiên động các nhà khảo cổ người phương Tây khám phá mộ hạt Bắc Ninh theo họ gọi là tín ngưỡng Grotte-Ciel, hàm ý trong lòng hòn núi lớn có hang động, vòm hang tượng trưng cho bầu trời và mặt bằng chân đứng là biểu trưng cho đất. Đứng bên trong hang đá nhìn ra bên ngoài, cửa là lằn ranh ngăn cách giữa thế giới vật chất - tức thế giới nhân gian bên ngoài với thế giới siêu nhiên ở trong Hang động.
Đối với Đạo giáo thì núi non là nẽo của Thần Tiên – nơi mà các vì tiên trường sinh bất tử. Như vậy thì tại Đông phương có hòn Tuyết Sơn cao vút lưng trời phối hợp với ngọn Olympe của Hy Lạp... Bên trong các ngọn núi cao hùng vĩ đó là các hang động. Hang động đá chẳng những đối với con người, nó vừa là thế giới siêu nhiên vừa đóng một vai trò trọng đại trong tín ngưỡng Đạo giáo. Riêng với Phật giáo các hình ảnh bên trong hang động là tác phẩm tuyệt vời của Phật giáo. Với Tây phương là thành phần trong tín ngưỡng trong dân gian có liên quan mật thiết với đời sống của sinh linh. Tại Đông phương người Trung Hoa, người Việt, Ấn Độ v.v...đều có cùng quan niệm sùng bái hang động.
Tại Việt Nam, tuy một đất nước có một diện tích khiêm nhường, nhưng lại là nơi có lắm tác phẩm thiên nhiên – kho tàng huyền diệu của Đạo giáo. Gần đây tại làng cổ Đông Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa – tỉnh địa đầu của Trung Việt - huyện Đông Sơn nay là phường Hàm Rồng. Đây là một làng cổ nổi tiếng không chỉ Thanh Hóa mà địa danh Đông Sơn nhiều nhà khoa học phương Tây đã từng đặt chân đến từ thế kỷ trước.
Theo một tờ báo của tỉnh này: Đông Sơn là một làng nhỏ bên bờ Nam sông Mã, nơi hội tụ những yếu tố đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống. Tại đây có ruộng sâu, ruộng cạn, có đất đồi, dất bãi có núi đá, có hang động...
Đông Sơn dựa vào núi Rồng. Trước mặt làng là một cánh đồng rộng mênh mông, mầu mỡ. Chung quanh ba phía của làng là các dãi núi đá nhỏ xen kẽ các đồi đá có hình dáng kỳ dị hệt như thân của hai con rồng uốn khúc, có người hình dung như thể là cảnh lưỡng long tranh châu. Người dân địa phương nhìn hình ảnh của cảnh này mà đặt tên cho từng cụm núi. Do đó mới có Núi Rồng, Núi Phương, Núi Voi với Núi Cánh Tiên...Theo người dân trong vùng thì nơi đây có đến 99 ngọn núi hình con Phượng Hoàng.
Phía Đông của làng là hệ thống Núi Đất kéo dài từ Ngã Ba – nơi sông Chu gặp sông Mã. Qua hành trình không nắn ngủi mà một cuộc hành trình dài lê thê đến cả vạn dặm, giòng nước của con sông Mã trước khi trở về bể cả đã để lại ở đây một cảnh trí vô cùng ngoạn mục...Cảnh trí ngoạn mục đó là Hàm Rồng.
THINH QUANG
* * *
Xem bài khác cùng tác giả: click vào đây
Xem bài khác cùng chủ đề: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net