Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 09, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
JDAM
Hình ảnh
Sơ đồ cấu tạo JDAM
#1
Bấm vào hình
để phóng to
LÊ CHÁNH THIÊM
The lady in my life-Michael Jackson.

JDAM

The Joint Direct Attack Munition, gọi tắt tà JDAM, là một loại bom “thông-minh” của quân-đội Mỹ được điều khiển qua vệ tinh. JDAM gồm 4 loại bom sau đây: GBU-29, GBU-30, GBU-31 và GBU-32.

Trước đây, quân-đội Hoa kỳ có các loại bom:

1/ Được điều khiển bằng tia laser, với các loại GBU-10, GBU-12, GBU-16, GBU-24, GBU-27, GBU-28. Các loại bom nầy gắn ở các dàn phóng đặt dưới đất và trên các loại máy bay A-10, B-52, B-1B, B-2, F-15, F-16, F-117, F-14, F-18. Riêng loại GBU-28 có sức công-phá mạnh nhất, chuyên phá các công-sự, hầm hố kiên cố kiên-cố.

2/ Được điều khiển bằng hệ thống TV/IR với kiểu GBU-15 gắn trên phản-lực cơ F-15.

3/ Được điều-khiển bằng GPS (Global Positioning System: hệ thống định vị toàn cầu) với các loại GBU-15, GBU- 24 E/B.

Với loại bom mang tên JDAM được đề cập trong bài nầy có 4 loại: GBU-29 MK 81 mỗi trái nặng nặng 250lbs; loại GBU-30 MK 82 nặng 500lbs; loại GBU-31 MK 83 nặng 1,000lbs và GBU-32 MK 84 nặng 2,000lbs.

JDAM được hãng Lockheed Martin và Boeing (McDonald Douglas) sáng chế, trang-bị cho các căn cứ dưới đất cùng hầu hết các phi-cơ oanh-tạc và chiến đấu bao gồm: B-1, B-2, B-52, F-15E, F-16, F-22, F-117 và F/A18E, F/A 18 F, AV-8B, P-3, S-3 của Không quân và Hải quân Hoa-Kỳ.

Với các loại bom thông thường, trong cuộc chiến vùng Vịnh vào năm 1991, các phi-cơ oanh kích của Hoa-Kỳ phải quay trở lại căn cứ mà không thể thả bom xuống trận địa do mây và khói từ các giếng dầu bao phủ nên hệ thống hướng dẫn bằng tia laser không thể nhìn thấy mục-tiêu. Từ trở ngại nầy, ý tưởng “cần phải chế tạo ra loại bom thông minh” của Tướng McPeak được các chuyên gia quân sự Mỹ nghiên cứu. Quả bom đầu tiên được sáng chế vào năm 1997 và được thí-nghiệm trong 2 năm liền với hơn 450 quả bom được phóng thí-nghiệm, kết quả hữu hiệu: 95% với độ chính xác là 9,6 mét. Sau kết quả đó, Boeing sản xuất hàng loạt bom JDAM.

JDAM là một loại bom thông minh, được điều khiển qua vệ tinh khắc-phục được những nhược điểm của các loại bom cũ cho dù gió mưa, giông bão, sương mù, băng tuyết.

Phi công Mỹ thích xử dụng loại bom JDAM hơn dùng bom định vị bằng tia laser. Ném bom định vị bằng laser, phi công phải hạ thấp độ cao để xác-định mục tiêu (tối thiểu là 5.000m cách mặt đất), sau đó chiếu luồng laser để hướng dẫn trái bom đến mục tiêu. Bay thấp rất nguy hiểm lớn, hơn nữa, tia laser có thể bị lệch đi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Do vậy, trái bom có thể không trúng đích như mong muốn.

Với bom JDAM, phi-công chỉ cần nhấn nút và ung dung bay trở về, chắc chắn rằng nhiệm vụ đã hoàn thành bởi vì trái bom sẽ phối hợp với hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) tìm diệt mục tiêu. Bộ “não” của bom là một thiết bị nhận tín hiệu GPS và thi hành theo lệnh. Ngoài ra, còn có thiết-bị điều chỉnh hướng bay với các cánh trên đuôi quả bom, theo các dữ liệu về toạ độ mục-tiêu được vệ tinh cung cấp. Bom định vị bằng laser dễ đi lạc nếu có khói, sương mù, mưa gió hay bão, nhưng với tín hiệu GPS, bom JDAM hoạt động rất hữu-hiệu ngay cả trong thời tiết xấu nên còn được gọi là “bom thông minh”.

Ngoài ra, bom JDAM được gắn đuôi định hướng nên biết đường bay đến mục do máy bay hay hệ thống định vị toàn cầu cung cấp nên chính xác. Các chuyên gia muốn thiết kế độ chính xác chỉ trong vòng 3 thước của các mục tiêu nên còn được gọi là “bom chính xác” ngoại trừ trường hợp mục-tiêu định sẵn lúc ban đầu bị sai. Một Tướng Không quân Mỹ cho biết:
- “Trong cuộc chiến ở A-Phú-Hãn, loại bom JDAM đã được cải tiến nên có thể dội bom xuống khoảng 3 thước của mục tiêu. Thậm chí nếu kẻ thù cố làm cho hệ thống định vị toàn cầu của vệ tinh giảm tác dụng đi, JDAM vẫn hoạt động chính xác”.

Những chiếc đuôi của bom được hãng chế tạo máy bay Boeing sản xuất trong một cơ xưởng ở thành-phố St. Louis, Missouri.

JDAM không đòi hỏi phi công phải xác định mục tiêu trước khi ném bom, máy bay được phép thả bom từ độ cao an toàn tuyệt đối (11.000 m) và thời gian phóng ngắn hơn. Trung Tá James Dunn thuộc Không Quân Mỹ nhận định:

-“Nếu như phi công phóng một hỏa tiễn tự điều khiển đường bay (cruise missile) anh ta cần phải mất đến 1 tiếng đồng hồ. Trong khi phóng một quả bom JDAM chỉ mất 10 phút”.

Trong chiến tranh với Iraq năm 1991, Hoa-Kỳ sử dụng khoảng 7% loại bom thông minh, trong cuộc xung đột tại Kosovo, con số gia tăng đến 30%, trong cuộc chiến ở Afghanistan, Mỹ đã sử dụng 60% loại bom này. Trong các cuộc chiến tương lai, có lẽ loại bom này sẽ rất hữu dụng và chắc số xử-dụng sẽ nhiều hơn.

Nhược điểm của JDAM là do dựa vào tín hiệu từ vệ tinh, nếu đối phương dựng đài phát tín hiệu làm nhiễu các tín hiệu GPS, bom JDAM có thể bị đánh lừa. Tuy vậy, muốn thực hiện điều này, đòi hỏi đối phương phải có nhiều tiền, phải có đội ngũ nghiên cứu giỏi, có trình độ kỹ-thuật, công nghệ cao cộng với các điều kiện nghiên cứu khác mà không phải nước nào cũng có thể làm được.

Trong tương lai, nếu xẩy ra chiến tranh, chắc chắn Mỹ sẽ không sử dụng các loại oanh tạc cơ F-117 chỉ thả mỗi lần vài quả bom điều khiển bởi tia laser mà họ sẽ dùng oanh tạc cơ B-2 có thể mang được 16 quả JDAM hay oanh tạc cơ B-1B mang được 24 quả bom JDAM trong một phi vụ. Tướng Tommy Frank, Tham Mưu Trưởng quân đội Mỹ cho biết:
- “Trong cuộc chiến vùng Vịnh, chúng tôi sử dụng 10 oanh tạc cơ để oanh tạc một mục tiêu. Nhưng hiện nay chúng tôi có thể sử dụng một oanh tạc cơ để không tập hai mục tiêu”.

Với lượng dự-trữ chưa đủ cho nhu-cầu 25,496 quả cho Hải-quân và 62,000 quả bom loại JDAM cho Không quân Mỹ, các chiến lược gia Ngũ-Giác-Đài hối thúc hãng Boeing gia tăng sản xuất để cung ứng đủ số cho quân đội Mỹ.

Ngoài JDAM ra, hiện nay các chuyên-gia quân sự Mỹ còn nghiên-cứu, thí nghiệm để sản xuất các loại bom GBU mang tên DSHTW, GAM, ADW, MDBDA, WCMD và MMC. Tuy chưa được công bố nhưng chắc chắn tính năng sẽ rất cao và hữu dụng cho quân đội Mỹ hơn theo các nhu cầu của chiến trường hiện tại và tương lai, nếu Hoa Kỳ tham chiến.

Lê Chánh Thiêm
California, 2003

Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh