Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 26, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 2)
NGUYỄN PHƯỢNG HOÀNG
Các bài liên quan:
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN-THÔNG MỸ (Phần chót)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 9)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 8)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 7)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 6)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 5)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 4)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 3)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 1)

VIỆT-NAM VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ

Phần 2: Sự Ngăn Chận Bản Tường Trình Chung Kết Tới Nhân Dân Hoa Kỳ Của Hội Luận Chuyên Đề Lớn Nhất Toàn Quốc Về Việt Nam Ở Viện Đại Học Stony Brook, NY.

Trong phần 1 của loạt bài về cách nào giới truyền thông ngăn chận những câu chuyện liên quan đến Việt Nam, ông Magruder kể lại Dan Rather từ chối lời mời để tranh luận về nhiều vấn đề liên quan đến sự thực hiện của giới truyền thông trong suốt cuộc chiến Việt Nam tại Hội Luận Chuyên Đề Về Việt Nam năm 1986 tại viện đại học Stony Brook.

"Giới truyền thông phớt lờ toàn bộ buổi tổ chức," ông Magruder, người Điều Hợp Viên Toàn Quốc, nói "và khi tôi gửi bản chung kết thông tin báo chí tổng kết những nhận định của buổi Hội Thảo Chuyên Đề, buổi tổ chức lớn nhất từ xưa tới nay, nó hoàn toàn bị giới truyền thông toàn quốc ở New York vờ đi như không biết".

Sau đây là những đoạn trích ra từ bản thông tin báo chí đó:

"Điểm chính thành công của buổi Hội Luận Chuyên Đề là đây là lần đầu tiên hàng trăm các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam và các sinh viên đã được quy tụ với nhau trong một môi trường học hỏi trực tiếp, khích động bởi một thuyết trình đoàn xuất sắc, tất cả 60 người, từ khắp nơi trên toàn quốc đại diện quân đội, giới truyền thông, chính quyền, các hiệp hội cực chiến binh, học đường, và nhừng người phản chiến. Quỹ cho chương trình này đến từ các tư nhân. Hơn ,000 đô được gây quỹ để trả cho những khoản tiền thù lao và thuyết trình.

Mỗi phần của Hội Luận Chuyên Đề, hầu hết với một số thuyết trình viên, nói về những chủ đề liên quan đến cuộc chiến Việt Nam. Bao gồm:

1) Lịch Sử Việt Nam Và Sự Tham Chiến Của Người Mỹ

2) Những Thanh Niên Hoa Kỳ Đáp Lời Gọi Ra Sao

3) Những Quan Điểm Của Các Hiệp Hội Cựu Chiến Binh (VVA,
VFW, American Legion, v.v...)

4) Cuộc Chiến Dưới Cái Nhìn Của Tướng Westmoreland

5) Biểu Tình Và Phản Biểu Tình Tại Hậu Phương

6) Lối Làm Việc Của Giới Truyền Thông

7) Những Điểm Xoay Chiều Của Cuộc Chiến

8) Sự Trở Lại Của Các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tham Chiến Ở Việt Nam

9) Câu Chuyện Về Bức Tường Tưởng Niệm Của Những Người Sáng Lập

10) Sự Điều Chỉnh Và Tái Hòa Đồng Của Các Cựu Chiến Binh

11) Vấn Đề Tù Binh Và Mất Tích POW/MIA

12) Những Quan Điểm Của Miền Nam Việt Nam

13) Những Bài Học Từ Cuộc Chiến

14) Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tham Chiến Tại Việt Nam Trong Vai Trò Lãnh Đạo

Một cách tổng quát, ông Magruder trả lời trong một cuộc phỏng vấn, những đại diện của quân đội và chính quyền không những đáp lời mời tham gia một cách tích cực, tất cả họ đóng góp công sức không lấy một khoản tốn phí nào. Hầu hết những những người phản chiến cũ đều được mời, ông ta kể, một là từ chối hai là đòi tiền thù lao mà trong nhiều trường hợp bị cấm đoán.

Những đại diện của giới truyền thông được mời như Dan Rather, Mike Wallace, Tom Brokaw, Sam Donaldson, Peter Jennings, và Ted Koppel đã không trả lời, khiến giới truyền thông thiếu một cách khác thường.

Những phương diện của cuộc chiến bị lãng quên hàng nhiều năm đã được trình bầy bởi các nhà thuyết trình ở Hội Luận Chuyên Đề bao gồm; sự nhân đạo và những chiều duy tâm của người Mỹ khi tham chiến, những phương diện phá vỡ phong trào "hoà bình" trong nhà trường, những mưu đồ thật sự của Cộng Sản Miền Bắc Việt Nam xâm chiếm toàn vùng Đông Nam Á, những chiến thuật ác độc và mọi rợ của Việt Cộng, sử dụng truyền thông Hoa Kỳ để ảnh hưởng ý kiến quần chúng chống cuộc chiến, sự chống trả không nổi của giới báo chí và trí thức Hoa Kỳ qua tuyên truyền của Hà Nội, lòng quả cảm và những chiến thắng ghi nhận của quân nhân Hoa Kỳ, động lực chân thật cho sự tự do của những người Miền Nam Việt Nam, sự từ bỏ Miền Nam bởi các nghị viên cấp tiến, những quan điểm của các cựu quân nhân về những người phản chiến và giới truyền thông, hiện trạng thật sự của vấn đề tù binh và mất tích POW/MIA.

Khi được hỏi ông ta nghĩ những đề tài nào là đề tài chính nổi bật trong buổi Hội Luận Chuyên Đề, ông Magruder cho biết là dù ông ta không thể nói thay cho Tiến Sĩ Kennedy hay những người cựu chiến binh, và vì là một nhà tâm lý và xã hội học, những đề tài chính mà ông ta thấy trong buổi Hội Thảo Chuyên Đề có vẻ bao gồm những ít nhất năm điểm sau đây:

1) Đa số tất cả các cựu chiến binh hoàn toàn hiểu rằng nhiệm vụ của họ ở Việt Nam là ngăn chặn sự gây hấn của những người Cộng Sản từ Miền Bắc, không xem nhiệm vụ của họ ở Việt Nam là điều "vô đạo đức", có một mức độ kiêu hãnh trong việc hoàn tất trách nhiệm ở chiến trường, và hãnh diện được phục vụ tổ quốc của họ. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với hình ảnh tạo ra ở những học đường và trong giới truyền thông là các cựu chiến binh bị "bịp" bởi "đế quốc" Mỹ, đang chờ được những người phản chiến tới cứu họ.

2) Đa số các cựu chiến binh không xem những kẻ phản chiến là "những kẻ duy tâm" hay "những anh hùng đạo đức", và coi sự diễn dịch của họ về cuộc chiến là ngây thơ, sai lầm, và gây nguy hại đến những nỗ lực của họ. Hầu hết họ nhận biết rằng những kẻ phản chiến đã được vạch ra bởi tư tưởng Marxist và những ý thức hệ khác ở học đường bởi những kẻ theo phe Hà Nội và lợi dụng những học sinh cả tin để dẫn đến việc thủ lợi cho cả hai nhóm.

3) Đa số các cựu chiến binh bầy tỏ lòng quan tâm đến sự kiện nhiều người trốn quân dịch và phản chiến hiện nay giữ những địa vị quan trọng ở học đường và tiếp tục những bài viết, thuyết giảng để tạo ra một sự hiểu biết không đúng về cuộc chiến và những người cựu chiến binh, biến họ thành những kẻ "đạo đức cao quý" trước sinh viên, trong khi đó lại cố tránh tranh luận về các vấn đề với những cựu chiến binh.

4) Một số đông cựu chiến binh trông có vẻ rất thất vọng với giới truyền thông, đặc biệt là giới truyền hình trên toàn quốc, vì đã tạo ra một hình ảnh của cuộc chiến đồng tình nhiều với những kẻ phản chiến hơn là đa số dân chúng Hoa Kỳ mà bao gồm cả họ. Họ đặc biệt rất bất mãn khi những chiến công oanh liệt của họ như ở Huế, Khe Sanh, những chiến trường khác ở Tết Mậu Thân hay những cuộc tấn công quy mô khác đã bị giới truyền thông mô tả tới dân chúng Hoa Kỳ một cách tiêu cực, hay như là một sự thất trận, và những hình ảnh này vẫn chưa được cải chính.

5) Một số đông cựu chiến binh xem chừng quy cho học đường và giới truyền thông chịu trách nhiệm phần nhiều về kết quả của cuộc chiến đau thương đó, và đổ lỗi cho hai cơ sở này đã tạo ra một hình ảnh sai lầm về họ và cuộc chiến khiến họ sống rất khó khăn sau khi hồi hương.

Khi được hỏi sự đóng góp nào là đáng kể nhất trong buổi Hội Luận Chuyên Đề, ông Magruder nói chắc chắn là sự thay đổi khái niệm bởi giới sinh viên về những cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam qua những hình ảnh rập khuôn sai lầm của phong trào phản chiến và giới truyền thông đến những công dân thi hành trách nhiệm theo tiếng gọi của bổn phận, những người chiến đấu thành công trong một cuộc chiến đầy khó khăn đưa đến một hiệp định hòa bình, và những người trở về nhà bị đối xử một cách đầy bất công chỉ vì hậu quả của những thông tin sai lạc truyền bá bởi học đường và giới truyền thông.

Quan trong không kém, ông ta nói, là sự thay đổi khái niệm của giới sinh viên về những kẻ phản chiến và trốn quân dịch không như những hình ảnh họ đã tạo ra cho chính họ, và kết quả được nhận biết, ở buổi Hội Thảo Chuyên Đề, là ý thức hệ và thường tư lợi chính là những động lực đàng sau những hành động của họ.
Khi được hỏi về những trở ngại mà buổi Hội Luận Chuyên Đề đã gặp phải, ông Magruder nói rằng trở ngại lớn nhất là giới truyền thông làm phóng sự, viết bài một cách ít ỏi và thiên vị. Họ có đến, chính là chỉ để quay hình Tướng Westmoreland, và ba bài trên tờ báo của trường đại học này đã chỉ trích một cách quá đáng và lỗ mãng, khiến một số các cựu chiến binh nhận định rằng nhiều người trong giới học đường, và trong giới truyền thông, đã cố gắng tránh né vấn đề.

Đã vậy, ông ta nói, còn có vài cuộc phá phách của những người Marxist và khuynh tả trong giới học đường. Một vị giáo sư, một người nổi tiếng khuynh tả, đã thuyết trình một bài dài ngoằng về "đầu tư quyền lợi kinh tế" đàng sau cuộc chiến, (một ý kiến hoàn toàn bị các cựu chiến binh huýt sáo phản đối), đã dặn đám sinh viên của ông ta đồng loạt đứng lên hoan hô, đã khuyến khích đám sinh viên của ông ta hỏi chọc tức những người khác trên sân khấu, và đã điền đơn khiếu nại vị Khoa Trưởng của trường về việc dùng cờ Hoa Kỳ để chào vinh danh Tướng Westmoreland.

Ông Magruder là Chủ Tịch của Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Cho Sự Cải Cách Học Đường, một tổ chức tầm vóc quốc gia và là hội bổ trợ sinh viên ở Viện Đại Học Kansas. Hôm nay trong buổi nói chuyện ở Lawrence, ông ta công bố: "Nhìn lại, nó đang trên bờ thảm kịch quốc gia khi một cuộc tổ chức tầm vóc như vầy, được tổ chức với nhiều sự đóng góp bằng thời gian, nỗ lực, và tiền bạc của quá nhiều người, và được hoạch định để giúp dân tộc Hoa Kỳ đi đến một vài kết luận đứng đắn về lịch sử liên quan đến cuộc chiến, đã bị phớt lờ bởi giới truyền thông và nhiều người trong ban giảng huấn của nhà trường đã lảng tránh buổi tổ chức này."
Những hiểu biết sâu sắc đáng kể về Kỷ Nguyên Việt Nam qua Tướng Westmoreland, David Horowitz, Nghị Sĩ Eugene McCarthy, Bobby Seale và Al Santoli và nhiều người khác đã không được tường trình bởi giới truyền thông, và họ cũng không cả gửi người đại diện đến để đối thoại. Không khác trước mấy. Tôi để ý hôm qua, một bài báo vừa ra của ông Richard Kolb, Chủ Bút tờ tạp chí VFW, có trích dẫn lời của một cựu chiến binh Hoa Kỳ, Milt Copulos, nói rằng "Có một bức tường cao 10 dặm và dầy 50 dặm giữa chúng tôi, những người tham chiến và những người không tham chiến, và bức tường đó thì sẽ không bao giờ vỡ đổ." Và cựu chiến binh David Carrad viết trên tờ Wall Street Journal rằng "Cho tới khi thế hệ của tôi không còn nữa, tôi ngờ sẽ không bao giờ có những quan điểm hòa giải giữa những người tham chiến và những người không tham chiến." Mặc cảm tội lỗi của những người đã không tham chiến sẽ luôn luôn là nguyên nhân khiến các nỗ lực hàn gắn ở một buổi Hội Luận Chuyên Đề không được thành công như ý muốn. Đã 30 năm, một loạt dối trá được nói bởi những người không chịu thi hành quân dịch đã làm thối rữa trái tim của xã hội này. Hãy xem kinh nghiệm của David Horowitz ở trường đại học Brown và trường đại học Arizona. Tinh thần của đám tội phạm khuynh tả của thập niên 60 hãy còn tới bi giờ với chúng ta. Trong ba chục năm các trường đại học vẫn không có thể chấp nhận một quan điểm bất đồng, hay tranh luận một vấn đề một cách hữu lý, tiếp tục là những kẻ dối trá như Paul Hollander, một nhà xã hội học nổi tiếng ở viện đại học Massachusette, viết "những hồ chứa văn hóa thù địch to lớn."Tại sao các trường đại học của chúng ta không dám đối đầu với sự thật về Việt Nam, quay trở lại và giúp xã hội đang tàn dần của chúng ta?"

Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh