Châu Phi, còn được gọi theo biểu trưng là lục địa đen vì tất cả các dân tộc, bộ tộc ở đây đều mang màu da đen. Có bộ tộc màu da đen đến như tiếng ta thường gọi “đen lánh” vậy. Tuy lục địa nầy chỉ cách nước Tây Ban Nha của của châu Âu da trắng một eo biển hẹp hơn eo Manche giữa nước Anh và nước Pháp.
Một châu lục đất rộng người thưa, giàu tài nguyên và khoáng sản. Cả châu lục nằm gọn trong vùng khí hậu nhiệt đới nên sa mac cũng nhiều, rừng núi cũng lắm và đồng cỏ mênh mông vì vậy hệ động, thực vật ở đây vô cùng phong phú. Thời gian qua quyến rủ rất nhiều đoàn nghiên cứu trên thế giới đến đây tìm hiểu. Thế nhưng dân chúng Châu Phi vẫn nghèo khổ, cho đến bây giờ, thế kỷ XXI, hằng năm có nơi còn có người chết đói.
Vì màu da nên có người mang định kiến dân châu Phi kém thông minh, dốt nát. Tôi không đồng tình quan điểm nầy, mà giống như nhiều người khác, chỉ ghi nhận họ còn lạc hậu là đúng hơn. Cái lạc hậu của họ cũng phát xuất từ nhiều lý do, trong đó lý do chính là xung đột tín ngưỡng giữa đạo Hồi và đạo Cơ đốc, tuy cả hai đạo cùng chung một chúa Kitô. Mà châu Phi gần như hầu hết chỉ tin thánh Allah và tiên tri Muhammad hai nhân vật từ Thiên Chúa giáo tách ra thành đạo Hồi khoảng thế kỷ thứ VI. Xung đột từ cội rễ nên kinh Koran (Qur’ān) của Hồi giáo xem như đối nghịch hoàn toàn với kinh Thiên Chúa giáo.
Nền văn minh hiện đại của nhân loại lại phát xuất từ châu Âu, châu Thiên Chúa giáo nên châu Phi không du nhập văn minh hoàn toàn.
Từ cái xung đột dẫn đến lạc hậu, rồi không chấp nhận hoà hợp, nên trước sức mạnh văn minh tiến tiến họ đành phải chịu làm thuộc địa của những nước châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Điều kiên thuận lợi nầy khiến các nước thực dân đặt được nền đô hộ một thời gian dài. Cũng vì vậy, tuy các dân tộc châu Phi đều có ngôn ngữ riêng, nhưng bên cạnh đa phần còn nói được tiếng nước “mẫu quốc” Anh, Pháp hay Tây Ban Nha nữa. Đến nay, nhiều nước giao dịch hằng ngày bằng tiếng địa phương, nhưng văn bản hành chánh lại dùng chữ Anh hoặc Pháp.
Cùng với trào lưu tiến hoá của nhân loại, và sự khôn ngoan khéo léo của lãnh đạo đất nước, sau đệ nhị thế chiến 1939-1945, nhất là thập niên 50, các nước đô hộ lần lượt trả độc lập cho họ, mà họ không phải tốn xương máu đấu tranh.
Có độc lập rồi, họ xây dựng đủ thể chế chính trị. Có nước thành Cộng Hoà, có nươc là Đại nghị, có nước vẫn giữ nguyên hệ thống quân chủ như xưa, vua có toàn quyền trong quốc gia và được cha truyền con nối. Nhưng người dân được tôn trọng và hưởng đủ các quyền tự do theo công pháp quốc tế, mà không cần phải theo chủ thuyết nầy, lý thuyết khác hay định hướng nọ, định hướng kia.
Bang giao xã hội và kinh tế với các nước trong châu lục cũng như ngoài rộng rãi và thân thiện.
Từ cái nhận thức để đi đến hành động chăm lo đời sống người dân, châu lục nhiều huyền thoại nầy được nhiều người trên thế giới biết đến và lui tới hợp tác làm ăn. Do đó, một số những việc xưa nay xem như “huyền bí” châu lục cũng được mọi người ghi nhận. Như việc một chuyên gia kinh tế châu Á một lần làm khách mời của một hoàng gia, chứng kiến kể lại sau đây.
Trong một nước quân chủ tự do nọ của châu Phi hiện đại, vua lại là nữ hoàng đã luống tuổi. Ngai vàng một thời gian nữa cũng được truyền cho công chúa trưởng nữ xinh đẹp, tuổi xấp xỉ ba mươi nhưng chưa có phò mã. Công chúa là người có học, cấp tiến luôn luôn tìm hiểu, học hỏi để khi nối ngôi phụng sự vương triều và phục vụ thần dân tốt hơn. Nên thường tổ chức trong hoàng cung những bữa tiệc nhẹ để thảo luận “rút kinh nghiệm”. Khách mời là trí thức, nhà văn, nhà nghiên cứu, chuyên viên cao cấp, Viện trưởng một viện nào đó trong nước, hoặc nước láng giềng. Có khi một số là dân Âu Mỹ nguyên là bạn học cũ, thời gian Công chúa du học nước ngoài.
Công chúa dáng người cân đối, nét mặt rất có duyên. Một trăm phần trăm là người Phi, có nước da không đến nỗi “đen lánh”, nhưng không hiểu lai nhiểm sắc tố nào mà mái tóc vẫn quăn nhưng pha màu hung hung trông càng hấp dẫn.
Một buổi chiều thứ bảy mùa Hè, công chúa tổ chức tiệc trà. Khách mời theo danh sách lần nầy độ hơn ba mươi người.
Mùa Hè châu Phi thường không khí nhiệt đới oi bức, nhưng hôm nay bỗng dưng trên trời có mây mỏng lang thang che bớt ánh nắng, dưới đất gió thoang thoảng mang hơi nước từ biển vào sâu trong đất liền nên mát mẻ hơn mọi ngày, Do đó, thay vì giấy mời ghi 5 giờ, thì 4 giờ 30 khách đã đến đông đủ. Bộ phận tiếp tân ân cần mời mọi người an vị trong phòng khách rộng và sang trọng của hoàng cung. Đồng thời cũng chuyển lời công chúa xin lỗi vì còn bận tắm rửa, do quý khách đến có hơi sớm nên sai lịch sinh hoạt của công chúa. Không kịp thời đón tiếp.
Mọi người thông cảm và vui vẻ hàn huyên chờ đợi.
Ba mươi phút sau, đúng giờ công chúa xuất hiện như một thiên thần xinh đẹp, miệng luôn nở nụ cười tươi như hoa, rất khả ái. Rồi lần lượt đến bắt tay chào từng vị khách, nói lời cảm ơn sự chiếu cố đến dự. Cùng lúc, mỗi một vị khách được một giai nhân đứng kề bên sửa soạn bình ngà, chén ngọc chuẩn bị dâng trà.
Đúng là tiệc trà, vì trên bàn chỉ có trà và bánh ngọt, nhưng rất trịnh trọng và thanh thoát.
Không hiểu mùi hương ướp trà hay mùi nước pha, mà tách nước có mùi thơm rất đặc biệt, khó tả, không giống mùi Jasmin, Immortel, hoa Lài, hay hoa Sói. Thoang thoảng khắp phòng một mùi thơm nhẹ, có chiều quyến rũ. Nửa như mùi kem dưỡng da cao cấp, nửa giống mùi sữa tắm thượng hạng.
Bánh ngọt do đầu bếp cung đình thực hiện còn nóng hổi bốc hương lan toả, quyện với mùi trà, mùi nước hoa, mùi da thịt của công chúa và giai nhân khiến cả căn phòng mọi người đều hưng phấn, hồ hởi trao đổi mọi việc hăng say.
Những chiếc nĩa bằng vàng óng ánh gắng trên đầu cán ngà voi trau chuốt, chạm trổ công phu. Đúng là đồ dùng cho bậc đế vương.
Thỉnh thoảng có những trận cười sản khoái chen lẫn tiếng vỗ tay hồn nhiên thể hiện tinh thần tự do và bình đẳng của một vương triều tiến bộ và dân chủ.
Qua vài tuần trà, không khí trong phòng như bắt được nhịp, càng trở nên cởi mở, vui nhộn nhưng lịch thiệp. Bỗng dưng một vị khách trung niên đứng lên với nụ cười hóm hỉnh. Một tay bưng tách trà, một tay dùng ngón cái và trỏ vớt từ trong tách nước đưa lên cao một sợi như sợi tóc cũng quăn, cũng màu hung hung, dài không hơn năm phân tây. Đi đến từng người đưa cho xem, miệng cất tiếng vui vẻ hỏi “Ngài có nhận biết đây là sợi gì không?”. Lại một trận cười ngã nghiêng cho khách.
Công chúa ban đầu chưa thấy gì cũng cùng cười nghặt nghẽo, một phút sau, nghĩ ra thế nào đó mặt trở nên đỏ bừng, đầu hơi cuối xuống, ngồi im, người toát mồ hôi thấm cả ra áo choàng, mặc dù mới tắm.
Dứt tiếng cười, mọi người thay phiên nhau đưa ra nhận định. Kẻ bào sợi nầy, người cho là vật kia, nhưng tất cả đều không thống nhất để đi đến một kết luận hãn hữu nào.
Cuối cùng, một chuyên gia nghiên cứu đang giữ chức vụ viện trưởng một viện lý luận học thuyết nước bạn, hiện đến công tác trong toà đại sứ. Ông đứng lên dõng dạc nói:
- Theo tôi, qua quá trình nhiều năm nghiên cứu, nay vận dụng biện chứng duy vật để xác định thì có thể kết luận đó là trà Phi châu.
Mọi người không còn vang vang nữa, mà cười mỉm, không thành tiếng, khiến căn phòng trở nên yên tỉnh trở lại.
Như để mọi người suy nghĩ lập luận của mình, mấy phút sau ông mới tiếp:
- Còn muốn tìm hiểu cội rễ sâu xa hơn nữa thì, cũng theo duy vật sử quan xét định là trà Phi châu nhưng có lai một ít nhiểm sắc tố nào đó, có khi thuộc vùng bắc Âu nên mới có màu hung hung như vậy (Màu vàng pha lẫn màu đen).
Bây giờ, lại một trận cười hả hê như pháo nổ, phá vỡ sưi im lặng.
Câu chuyện vui chấm dứt.
Công chúa mặt bớt đỏ, trở lại vui vẻ cùng khách tiếp tục những tuần trà mới và bàn đến đề tài tìm một kế sách nào thực tế và có kết quả nhanh để đưa dân tộc đến ấm no, hạnh phúc và tự do hơn nữa. Tránh cái tai hại viễn vông, không tưởng chỉ dùng để mị dân hay nôm na là cho dân ăn bánh vẽ.
Tiệc trà cởi mở chân tình và hứu ích kéo dài đến khi trăng lên nhuộm vàng khắp đó đây mới dứt.
Khách ra về lòng tràn đầy lưu luyến quý trọng.
XUÂN THỚI
* * *
Xem bài cùng tác giả: click vào đây
Xem bài cùng chủ đề: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net