CONDOLEEZZA RICE: NỮ NGOẠI TRƯỞNG DA ĐEN ĐẦU TIÊN CỦA HOA KỲ
Sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổng Thống George W. Bush đã bổ nhiệm và Thương Viện chấp thuận Tiến sĩ Condoleezza Rice là Ngọai trưởng Hoa Kỳ. Tiến sĩ Rice trở thành Nữ Ngọai Trưởng da đen đầu tiên của Hoa Kỳ và đã được nhiều nhà bình luận, nhiều giới quan sát khắp thế giới công nhận là:
- Người đàn bà thông minh nhất.
- Người đàn bà có nhiều ảnh hưởng nhất trong chính trường của lịch sử Hoa Kỳ.
- Người đàn bà cứng rắn và cương quyết nhất.
- Người đàn bà da đen nỗi tiếng nhất thế giới.
Sơ lược về nguồn gốc Gia đình
Condoleezza Rice (viết tắt là Condi Rice) sinh ra trong một gia đình mà liên tiếp nhiều đời, cả hai bên nội và ngọai đều là những người nô lệ. Đến đời Ông Bà Cố của Condi, nhờ làm nô lệ trong nhà (có hai lọai nô lệ dành cho người da đen vào đầu thế kỷ 20: nô lệ trong nhà - House slaves và nô lệ ngòai đồng - Field slaves) nên cả hai đã cố gắng tự học, biết đọc và biết viết. Sau đó cả hai Ông Bà cùng làm tá điền cho những chủ nông trại tại Tiểu bang Alabama và quyết tâm cho người con trai của mình (ông Nội của Condi) theo học Đại học. Trong khi cùng cha đi lao động ở các cánh đồng bông vải, ông Nội của Rice đã để dành những kiện bông vải để trả học phí theo học Stillman College, một Đại học nhỏ tại Tiểu bang Alabama dành cho các con em da đen thời đó. Nhưng chỉ được một năm thì các kiện bông vải để dành đã hết nên ông ta phải xin và được cấp học bổng để tiếp tục học trở thành Mục Sư Presbyterian.
Thời đó, người da đen được xem là “giai cấp thứ hai - second class” của xã hội nên đã gánh chịu nạn kỳ thị chủng tộc, phân biệt giai cấp vô cùng khắc nghiệt xảy ra trong cuộc sống hàng ngày:
- Nữ Y tá da trắng không làm việc tại những nơi có bệnh nhân da đen.
- Tại các bến xe lửa và xe bus có phòng đợi, có quày bán vé và có lối đi lên xe dành riêng cho người da trắng (đi cửa trước, ngồi những hàng ghế trước) và người da đen (đi cửa sau, ngồi những hàng ghế sau).
- Cửa vào các tiệm ăn cũng chia riêng và trong quán người da trắng được ngồi ở tầng trước, người da đen ngồi ở tầng sau thấp hơn ít nhất là 7 feet.
- Tại các phòng vệ sinh, các chỗ giải trí như pool, billard room cũng sự ngăn chia rất rõ rệt …
Các bậc cha mẹ trong dòng họ Rice thường khuyên con cháu nên đi bộ đến trường, nên đợi đến khi về nhà mới uống nước hoặc đi phòng vệ sinh thay vì phải dùng những phương tiện công cộng với sự phân chia, kỳ thị chủng tộc. Một trong nhừng người cậu của Condi sau nầy tự hào kể lại với con cháu là:
- Trong đời tao, tao chưa bao giờ bước lên chiếc xe bus phân chia giai cấp!
Ông Bà Nội của Condi chỉ có hai người con: một trai và một gái. Họ quyết tâm dạy dỗ hai con theo niềm tin vào Tôn giáo và học thành tài và kết qủa là người con trai John Wesley Rice (cha của Condi) đậu Cao học về Thần học năm 1948 và người con gái, Threresa Hardnett Rice (cô của Condi) đậu Tiến sĩ Văn chương và trở thành Giáo sư Đại học. Mẹ của Condi (bà Angelena) vốn là một học sinh chăm chỉ, xuất sắc về môn dương cầm (piano) và tốt nghiệp Đại học ngành Giáo dục và trở thành cô giáo dạy khoa học tại trường Trung học. Hôn nhân của cha mẹ Condi đã nối kết hai gia đình Mỹ đen có truyền thống tin tưởng mãnh liệt vào tôn giáo và vào sự thành công qua con đường học vấn. Cha của Condi vừa làm Mục sư tại nhà thờ, vừa làm tham vấn tại trường Trung học. Mãi đến những năm về sau, dù đã lớn tuổi, Cha Mẹ Condi vẫn còn tiếp tục theo học Đại học vào các dịp hè và cha cô, ông John, đậu Cao học Giáo dục năm 1969 rồi làm việc tại Đại học từ những chức vụ nhỏ leo dần đến Khoa trưởng và mẹ cô, bà Angelena, 20 năm sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục và dạy tại các trường Trung học, đã đậu Cao học Giáo dục năm 1982.
Sự chăm sóc đặc biệt của Gia đình
Condi Rice chào đời vào sáng Chủ Nhật ngày 14 tháng 11 năm 1954 lúc cha cô đang giảng tại nhà thờ. Cha Mẹ Condi và cả dòng họ Rice đã tập trung tòan tâm trí của họ cho tương lai của Condi bằng tình thương, bằng sự hổ trợ mạnh mẽ, bằng niềm tự hào, bằng lòng tin và Tôn giáo và bằng tinh thần trách nhiệm. Sau đây là nhận xét của bà con, bằng hữu về quyết tâm nầy:
- Họ muốn cả thế giới thuộc về Condi.
- Họ muốn Condi được tự do, không bị trói buộc hoặc phân biệt đối xữ về cả hai phương diện tinh thần và thể xác.
- Họ muốn tạo cho Condi tin rằng cô ta có thể bay được. (make her believe that she can fly - hiểu theo nghĩa bóng).
- Họ mang đến cho Condi tình thương, lòng chăm sóc, sự khích lệ và quyết lòng hướng dẫn Condi vào nền văn minh Tây phương như: văn nghệ, âm nhạc, vũ ballet, trượt tuyết, football, và ngọai ngữ (được dạy kèm riêng Pháp, tiếng Spanish và tiếng Đức) thể thao và nhất là đọc sách.
Cả Ông Nội và Cha của Condi là Mục sư nên Bà Nội và Mẹ của Condi đều là những người chơi đàn dương cầm rất giỏi, do đó thế giới tuổi thơ của Condi quanh quẩn trong khu nhà thờ và ở vùng Birmingham, Tiểu bang Alabama với hàng xóm tòan những người da đen thuộc giai cấp trung lưu trở xuống. Mới 3 tuổi Condi đã được Bà và Mẹ dạy cho chơi đàn piano và cô bé Condi chơi rất nhanh, luôn luôn tập trung tâm trí, luôn luôn thực tập không cần ai nhắc nhở. Những sinh họat tại nhà thờ, các giờ học piano, các lớp học vũ ballet v.v...đã tạo cho bé Condi một tinh thần kỷ luật, ngăn nắp ngay từ lúc ấu thơ, tuổi mà các cháu nhỏ bình thường thích ham chơi, vòi vĩnh, phá phách.
Ngòai ra Condi cũng được dạy đọc sách và khi mới lên 5 tuổi, bé Condi đã đọc suôn sẽ nhiều sách vở. Mẹ Condi xin cho cháu vào trường nhưng bị khước từ vì ông Hiệu trưởng trường Tiểu học dành cho người da đen tại địa phương cho rằng “cháu còn bé qúa”. Do đó bà đã xin nghỉ dạy gia hạn không lương ở trường Trung học một năm để ở nhà dạy riêng cho Condi. Bà đã sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho Condi y như ở nhà trường, có phần nghiêm khắc hơn nhiều vì không có giờ chơi. Từ đó bà khám phá ra rằng Condi là cô bé khác thường, có nhiều biệt tài ở nhiều lãnh vực. Do đó bà đã đem Condi đến Đại học Southern University ở Baton Rouge để thử nghiệm tài năng và các Giáo sư Tâm lý tại trường nầy đã xác nhận là Condi có “tài năng thiên phú - Gifted Talents”.
Condoleezza Rice chụp hình với giáo sư Yoyoma
Tình thương, sự chăm sóc đặc biệt của cha mẹ cộng với thiên tài đã giúp cháu Condi, ngay từ tuổi ấu thơ, đã đạt được những thành công đặc biệt về học vấn và nghệ thuật. Condi đã nhảy lớp một vào thẳng lớp hai và sau đó nhảy lớp bảy vào thẳng lớp tám. Thêm vào đó, lúc mới 10 tuổi, Condi đã được trình diễn dương cầm tại nhạc viện “Birmingham Southern Conservatory of Music” khi nhạc viện nầy bắt đầu cho phép người da đen trình diễn. Cha mẹ Condi đã dành cho cô bé một tình thương thiêng liêng như một nhiệm màu của tôn giáo. Bài hát mà Condi học tại lớp dương cầm đầu tiên là “What a Friend We Have in Jesus”. Cha Condi thường tâm sự với bằng hữu là:
“Condi không thuộc về chúng tôi. Cháu thuộc về Thượng Đế”.
Nhiều bạn bè thấy mẹ Condi thương con qúa đỗi, đã hỏi sao bà không sinh thêm cháu nữa, bà cho biết:
“Tôi chỉ có tình thương cho Condi thôi, tôi không muốn chia tình thương đó cho một đứa con nào khác”.
Đương đầu với nạn kỳ thị
Mặc dầu cha mẹ Condi đã đạt được nhiều thành công về học vấn và tôn giáo, đã hòan tòan từ bỏ được cái “nguồn gốc nô lệ nhiều đời của gia đình”, mặc dầu khắp nơi, nhiều người da đen cũng đã đạt được những thành công rực rờ về nhiều phương diện, nhưng xã hội Hoa Kỳ lúc đó vẫn còn đầy rẫy những kỳ thị, phân biệt đối xữ rất khắt khe (theo luật định) đối với người da đen. Sau đây là những trường hợp điển hình đau buồn còn ghi đậm trong ký ức của Condi.
Một hôm mẹ Condi, bà Angelena, đưa bé Condi mua sắm quần áo và, vừa mới bước vào tiệm, Condi chạy vội đến khu áo quần của các cháu gái, chọn một áo cô thích và muốn mặc thử ngay nên hai mẹ con vào phòng thử không ngờ đó là phòng thử dành riêng cho người da trắng “Whites only”. Cô bán hàng chận họ lại và bảo họ phải vào phòng thử dành cho người da đen, vốn là một cái kho. Bà Angelena nỗi giận và nhìn thẳng vào mặt cô và dằn từng tiếng:
- Con gái tôi phải thử ở phòng thử đích thực nầy, nếu không tôi sẽ đi nơi khác mua áo cho cháu.
Trước một người đàn bà da đen ăn mặc lịch sự, nói năng rành mạch và cương quyết, cô bán hàng đành phải đứng canh cho Condi vào phòng thử “Whites only”. Sau nầy trong một lần phát biểu về nạn kỳ thị, Condi kể lại là cô vẫn còn nhớ rõ nét mặt cô bán hàng hồi họp, lo sợ đứng canh ở cửa vì nếu có ai khám phá ra cô ta sẽ bị mất việc làm.
Hàng năm, Tiểu bang Alabama có “Alabama State Fair” cả tuần với những chương trình quảng cáo rầm rộ trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình nhưng các cháu bé da đen không được tham dự vì đó là “ công viên dành cho người da trắng - Whites-only Park”. Mỗi năm chỉ có một ngày công viên mở cửa cho người da đem vào chơi, nhưng cả gia đình họ Rice không bao giờ đến. Bé Condi thường hỏi không hiểu vì sao cô ta không thể đi xem hội chợ khì nào cô ta thích?
Cha mẹ của Condi luôn luôn hướng dẫn cô đến những mục tiêu vượt xa khung trời giới hạn tại vùng Birmingham, tiểu bang Alabama. Cô bé thường hỏi tại sao cha mẹ cô lại đưa cô đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đi ngang qua Tòa Bạch Ốc trong khi họ chưa được ngủ tại các khách sạn vùng Thủ đô? Cha mẹ cô đã giải thích cho cô tin tưởng rằng:
“Mặc dù con không thể mua hamburger tại Woolworth’s nhưng con có thể là Tổng Thống Hoa Kỳ như Hiến pháp đã qui định”.
Tháng 5 năm 1963, Tổng Thống Kennedy tuyền bố “Đã đến lúc Quốc hội Hoa Kỳ phải có hành động chống lại nạn kỳ thị chủng tộc, điều mà cả thế kỷ vừa qua chưa làm được,để chứng tỏ rằng kỳ thị chủng tộc không có chỗ đứng trong luật pháp và đời sống của Hoa Kỳ”. Cũng trong năm đó chính quyền Tổng Thống Kennedy bắt đầu sọan thảo “Đạo Luật Nhân Quyền”.
Mùa Thu năm đó, tại Birmington, Alabama, bọn kỳ thị chủng tộc KKK (Klu Klux Klan) nhiều lần ném bôm tiêu hủy nhà cửa những người da đen đã di chuyển đến ở gần khu dân cư da trắng. Một Luật sư da đen duy nhất trong vùng đã bắt được bọn KKK nhưng khi ông ta mang chúng đến văn phòng cảnh sát và FBI thì họ làm ngơ và kết quả là nhà của ông Luật sư nầy cũng đã bị bôm tiêu hủy. Đặc biệt nhất là vào một sáng Chủ Nhật, tháng 9, bọn kỳ thị chủng tộc đã ném bôm vào nhà thờ rồi quả bôm lại phá một lỗ lớn vào một lớp học tại nhà thờ giết hại 4 nữ sinh tuổi từ 11 đến 14, trong đó có một cháu gái là bạn thân của Condi, và làm bị thương nhiều người lớn và trẻ em khác. Kinh hồn và lo sợ vì những vụ ném bôm tàn sát nầy vẫn còn in mãi trong trí của Condi nên cô ta gọi năm 1963 là “The Year of The Bombings”.
Condoleezza Rice, Ngoại trưởng Colin Powell,
Bộ trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld (phải)
lắng nghe TT George W. Bush nói về tình hình
Trung Đông trước báo chí vào ngày 24-6-2002.
Ngày 2 tháng 7 năm 1964, Tổng Thống Lyndon Johnson ký ban hành “Luật Nhân Quyền - Civil Rights Act”, một biến cố lớn trong tiến trình Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng tại Hoa Kỳ. Vài ba ngày sau, lần đầu tiên, gia đình Rices vào một quán ăn trước đó dành riêng cho người da trắng tại Birmington. Mọi người trong quán, thực khách và nhân viên, dừng lại nhìn họ vài phút, rồi phần ai tiếp tục công việc của mình. Tuy nhiên “mọi việc” không diễn tiến êm xuôi, tốt đẹp. Vài tuần sau đó, gia đình Rices ghé lại một tiệm ăn theo cách drive-in để mua thức ăn và khi lái xe ra được một đọan thì Condi thấy các humberger được bỏ hòan tòan là hành, không có thịt hoặc bất cứ thứ gì khác nữa.
Sơ lược về học vấn
Sau thời gian làm việc tại Stillman College đến chức Khoa trưởng, Ông John Rice nhận việc mới tại Đại học ở Denver lúc đầu với chức vụ Phó Giám Đốc Sinh viên vụ, rồi lên dần đến Giáo sư, đến Phụ tá Khoa trưởng (Associate Dean) rồi Phụ tá Hiệu trưởng (Vice Chancellor). Do đó Condi theo gia đình rời Birmington di chuyển lên Denver và tiếp tục theo học để trở thành nhạc sĩ trình diễn dương cầm. Năm 15 tuổi, Condi dự thi và trúng giải “Young Artist” nên cô được phép trình diễn nhạc Mozart’s với ban đại hòa tấu ở Denver. Condi tốt nghiệp Trung học ở tuổi 16 và, năm tuổi 19 (1974), tốt nghiệp Cử Nhân về khoa học chính trị tại Đại học Denver hạng danh dự.
Một biến cố lớn xảy ra với Condi là trong thời gian theo học ở Đại học Denver là cô gặp Giáo sư Josef Korbel, người đã từng giữ nhiều chức vụ quan trong trong chính quyền Tiệp Khắc, nhà cựu Ngọai giao chuyên về Trung Âu, nguyên là Đại sứ Tiệp Khắc tại Nam Tư, rồi làm việc cho Liên Hiệp Quốc, sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, đã tị nạn tại Hoa Kỳ và được Đại học Denver thu nhận trong cương vị Giáo sư rồi Khoa trưởng Khoa bang giao quốc tế (Korbel là thân phụ bà Mandeleine Albright, nguyên Ngọai trưởng Hoa Kỳ thời Tổng Thống Bill Clinton). Giáo sư Korbel tìm thấy ở Condi những nhiều đặc biệt như: biết nhiều sinh ngữ, được huấn luyện kỹ càng để trở thành nhạc sĩ dương cầm cổ điển, đầy lòng tự tin v.v... Tất cả những điều đó làm ông ta thán phục và ông ta đã khuyến khích Condi nên học về “bang giao quốc tế”, chuyên về Liên Xô.
Giáo sư Korbel đã thuyết phục được Condi và trở thành người đàn ông thứ hai ảnh hưởng đến cuộc đời của Condi sau thân phụ cô. Condi luôn luôn xác nhận: Ông ấy là cha tinh thần của tôi (He is my intellectual father). Giáo sư Korbel đã dạy cô học tiếng Liên Xô, một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, nhưng nhờ đã biết các thứ tiếng như Pháp, Đức, Mễ nên Condi dễ dàng trở nên thông thạo tiếng Liên Xô. Vì thương, hiểu và tin tưởng con gái mình nên Ông Bà Rices vui vẻ chấp thuận quyết định của Condi. Sau nầy Condi tâm sự với mọi người về quyết định từ bỏ dương cầm để chuyền về bang giao quốc tế của mình như sau:
- Về phương diện kỹ thuật, ai cũng công nhận tôi là một nhạc sĩ chơi dương cầm rất giỏi, nghĩa là tôi có thể đàn dương cầm hầu hết tất cả các nhạc cổ điển, nhưng tôi cảm thấy mình sẽ không bao giờ chơi được đúng như cách mà những nhạc sĩ dương cầm đích thực thường chơi.
- Lúc đó tôi có cảm tưởng như Liên Xô là nơi tôi cần biết thêm nhiều điều… điều đó giống như một đam mê mà tôi không giải thích được… có một điều gì hấp dẫn kỳ lạ!
Sau khi chọn lựa và thảo luận kỹ lưỡng, Ông Bà Rice và Condi quyết định ghi danh cho Condi theo học cao học tại trường Đại học Notre Dame ở Tiểu bang Indiana, nơi có khoa “Chính quyền và Bang giao Quốc tế” được xem là nỗi tiếng nhất Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Thêm vào đó, Đại học nầy còn có “Russian Institute”, viện nghiên cứu về nước Nga và Liên Bang Xô Viết đầu tiên tại Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp Cao học tại Indiana tháng 8 năm 1975, Condi có ý định theo học Tiến sĩ Luật khoa và đã được nhiều trường Luật danh tiếng - kể cả Harvard - chấp thuận với học bổng tòan phần. Nhưng Giáo sư Korbel, một lần nữa, khuyên cô là: “Cô phải là một Giáo sư Đại học hơn là một Luật sư”. Do đó Condi đã về lại với cha mẹ ở Denver ghi danh theo học Tiến sĩ khoa bang giao quốc tế tại Unversity of Denver năm 1976.
Thời gian theo học ban Tiến sĩ Condi đã có nhiều dịp may mắn, thích thú cho môn học cũng như cho cá nhân mình:
- Cô được đi Liên Xô 7 tuần để nghiên cứu cho Luận án tốt nghiệp và được dừng chân lại Ba Lan thời gian ngắn. Cô được học thêm tiếng Tiệp Khắc đủ để cô đọc và viết thạo cho công trình nghiên cứu của mình.
- Cô được thực tập tại Bộ Ngọai Giao, Bộ Quốc Phòng và được thăm viếng, tìm hiểu các công ty lớn cung cấp dụng cụ, tiếp tế cho Bộ Quốc Phòng.
- Cô được sông gần gia đình và kết thân với nhiều người bạn mới về thể thao nhất là football. Bạn bè rất ngạc nhiên là Condi có đam mê mới là Football và có những nhận xét chí lý khi cho football như là chiến tranh (Football is like war, ít’ s about taking territory).
Tháng 8 năm 1980, ở tuổi 26, Condi Rice tốt nghiệp Tiến sĩ về bang giao quốc tế và liền sau đó được Đại học Stanford cấp “học bổng hậu Đại học” (post-doctorate followship) một năm để nghiên cứu về “An ninh quốc tế và kiểm sóat việc chế tạo vũ khí”. Sau công trình nghiên cứu nầy, Condi Rice được thu nhận làm Giáo sư tại Stanford. Từ đó Condi Rice bước thênh thang trên con đường đầy thành công và danh vọng.
Tiến sĩ Rice thảo luận về chống khủng bố với
Ngoại trưởng Afghanistan, Rangin Dadfar Spanta.
Giáo Sư tại Đại Học Stanford
Là Giáo sư trẻ tuổi nhất và là người da đen duy nhất trong ban giảng huấn của Đại học Stanford, nhưng, nhờ sự thông minh, trẻ trung, đầy nghị lực, tính cương quyết và kiến thức sâu rộng nên Condi đã chiếm được cảm tình và khính trọng của tất cả các Giáo sư. Do đó, bên cạnh trách nhiệm giảng dạy môn Khoa học chính trị, Giáo sư Rice được bổ nhiệm ngay vào chức vụ Phó Giám đốc “Trung Tâm An Ninh Quốc Tế và Kiểm sóat việc phát triển vũ khí của các siêu cường”. Sau ba năm giảng dạy, Condi Rice đà trở thành một trong những Giáo sư được kính trọng nhất của Đại học Standford và được trao bằng tưởng thưởng là “Giáo sư giảng dạy xuất sắc - Adward for Excellent in Teaching””, bằng khen danh dự nhất của Stanford dành cho các Giáo sư. Trong buổi lễ trao bằng danh dự, Giáo sư Hiệu trưởng (tạm dịch từ chữ chữ Provost) đã phát biểu:
“Giáo sư Rice đã mang đến cho Đại học Standford sự hăng say, nhiệt tình và kiến thức sâu rộng của cô trong việc giảng dạy, đồng thời cô đã khơi động tính hiếu kỳ và lòng đam mê cuả sinh viên mà chính cô đang có…Giáo sư Rice đã hết lòng mang đến cho những sinh viên đang theo học bằng Tiến sĩ (do cô hướng dẫn) sự hổ trợ, sự khuyến khích, và sự gây hứng khởi đặc biệt …
Chuyên gia về bang giao Quốc tế, Quốc phòng và Xô Viết
Năm 1985, Giáo sư Condi Rice (cùng với 14 Giáo sư và chuyên gia khác) nhận được học bổng của “Hoover Institute on War, Revolution and Peace” cho phép cô được tạm nghỉ dạy một năm để tập trung tòan thời gian nghiên cứu về kinh tế, chính trị, xã hội thế giới. Hoover Institute là một trong những “vựa tư tưởng - think tanks” đầu tiên tại Hoa Kỳ và có văn khố cũng như thư viện lớn nhất thế giới.
Năm 1986, “Council on Foreign Relations” (một Hội đồng gồm nhiều khuynh hướng chính trị có sứ mạng giúp Hoa Kỳ hiểu rõ hiện tình thế giới và đóng góp ý kiến trong việc xây dựng chính sách ngọai giao và quốc phòng của Hoa Kỳ) cấp học bổng cho Giáo sư Condi Rice trong một năm đến làm việc tại Bô Quốc phòng trong chức vụ Phạ tá đặc biệt cho Giám đốc văn phòng của Đại tướng Chủ Tịch Ủy Ban Hổn Hợp Liên Quân. (Chairman of Joint Chiefs of Staff) Giáo sư Rice đã được những viên chức quân sự thuần túy các cấp tại Bộ Quốc phòng tiếp đón cỗi mờ, thân thiện, kính trọng và thán phục vì ít khi họ được một chuyên viên dân sự của một trường Đại học nỗi tiếng trực tiếp làm việc với họ. Giáo sư Rice đã học được rất nhiều trong thời gian một năm nầy nên, khi về dạy lại tại Stanford, cô đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn là “một năm làm việc tại Bộ Quốc phòng là một trong những kinh nghiệm qúi báu nhất trong đời mình”.
Condi Rice tiếp tục với hai đam mê là giảng dạy tại Stanford và nghiên cứu về Sô Viết cũng như khối Cộng sản. Những tác phẩm Uncertain Alliance: The Soviet Union and the Czechoslovak Army, The Gorbachev Era, Germany Inified and Europe Transformed: A Study in Statecraft cùng nhiều bài luận thuyết khác mà cô là tác giả hoặc đồng tác giả đã được xuất bản và được trao nhiều giải thưởng cao qúi.
Hai năm 1987 và 1988, Giáo sư Rice trở nên nỗi tiếng cả Hoa Kỳ và khắp thế giới qua những lần diễn thuyết:
- Tháng 11 năm 1987, University of Michigan đã mời Giáo sư Rice làm Giáo sư thỉnh giảng một tuần để hướng dẫn và thuyết trình cho các Giáo sư và Sinh viên tại Trung tâm nghiên cứu về Sô Viết và Đông Âu của nhà trường cũng như để diễn thuyết trước công chúng về Gorbachev.
- Tháng 4 năm 1988, Giáo sư Rice được mời sang Liên Xô để thuyết trình cho tất cả nhân viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô.
- Tháng 11 năm 1988, Giáo sư Rice được mời diền thuyết về đề tài Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Sô Viết: Thời đại Gorbachev tại Commenweath Club ở San Francisco.
Bài thuyết trình được trực tiếp truyền thanh và truyền hình khắp nước và Giáo sư Rice trở thành chuyên viên thượng thặng về Bang giao Quốc tế, An ninh, Quốc Phòng và Sô Viết.
Tham chính
Năm 1989, tướng Brent Scowcroft được tân Tổng Thống George H. W. Bush (Bush cha) bổ nhiệm làm Cố vấn An Ninh Quốc gia. Tướng không quân Brent Scowcroft tốt nghiệp West Point là một người trầm lặng nhưng “lão luyện” qua nhiều năm dài làm việc và nghiên cứu về các phương diện an ninh, quốc phòng và ngọai giao và giáo dục (Giáo sư Đại học thực thụ). Tốt nghiệp Cao học và Tiến sĩ về bang giao quốc tế tại Đại học Columbia và đã từng là Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng Thống Ford. Đặc biệt ông đã theo học tiếng Nga (nói và viết thông thạo), cũng như tiếng Nam Tư tại Đại học Georgetown trước khi sang phục vụ tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Nam Tư.
Rice Ngoại trưởng Úc, ông Alexander Downer trong một
cuộc họp báo tại Thư viện TT Ronald Reagan tại
Simi Valley, California, 23-5-2007.
Brent Scowcroft đã theo dõi Rice từ lâu, đã dự các buổi diễn thuyết của Rice, đã đích thân vào ngồi trong lớp của của Rice để nghe cô giảng về hỏa tiển tầm xa, về trật tự mới của thế giới, đã thảo luận với Rice về kỷ thuật thi hành chính sách đối ngọai … và kết luận Rice đúng là nguồn vốn qúi giá cho bộ tham mưu an ninh quốc gia của mình. Do đó Scowcroft đề nghị Rice xin nghỉ gia hạn không lương từ Đại học Stanford để làm việc với ông ta Tòa Bạch Ốc và Rice đã đồng ý.
Tháng giêng năm 1989, Rice được bổ nhiệm là “Giám đốc đặc trách về Sô Viết và Đông Âu”, rồi bốn tháng sau đó Rice được thăng chức “Tổng Giám đốc về Sô Viết vụ” và “Phụ tá Tổng Thống về An ninh Quốc gia”. Scowcroft cho biết sở dĩ ông ta chọn Rice bởi vì “Tiến sĩ Rice có kiến thức sâu rộng về lịch sử và chính trị của Sô Viết, biết cách quân bình trong khi lượng giá tình hình thế giới…vừa duyên dáng, khả ái lại vừa cương quyết, sắc bén khi cần thiêt …”. Condi Rice đã đóng ba vai trò quan trọng, tế nhị và phức tạp:
- Điều hợp diễn tiến trong việc quyết định chính sách (ngọai giao, quốc phòng và an ninh) bằng cách thu thập tin tức từ các phụ tá Bộ trưởng và Thứ trưởng liên hệ.
- Phụ tá Scowsroft trong những quyết định về ngọai giao, an ninh và quốc phòng.
- Phụ tá đặc biệt cho Tổng Thống về chính sách ngọai giao.
Trong thời gian làm việc ở văn phòng Cố vấn An Ninh Quốc gia tại phủ Tổng Thống, với những trách nhiệm như vừa kể, Condi Rice đã trực tiếp đảm nhận, hoặc đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ trước những biến cố quan trọng làm thay đổi cuộc diện thế giới:
- Ba Lan trở thành nước dân chủ sau 45 năm dưới ách Cộng sản.
- Đại diện Hoa Kỳ chào đón Boris Yeltsin (lúc đó đang là ngôi sao đang lên tại Liên Xô) và đại diện Hoa Kỳ hướng dẫn Gorbachev đi vòng quanh Mỹ quốc lần đầu.
- Bức tường Bá Linh sụp đổ và nước Đức thống nhất.
- Gorbachev từ chức, giải tán Liên Xô và giải tán đảng Cộng sản Liên Xô.
- Chiến tranh lạnh chấm dứt.
- Chiến tranh vùng Vịnh thắng lợi vẻ vang.
Tổng Thống Bush cha đã nhận xét về Tiến sĩ Rice như sau:
-“Condi rất thông minh… Cô ta có khả năng và cách thức làm để “tước vũ khí - disarm” những người chống đối mình bởi vì họ biết cô ta đang nói điều gì…”
Provost của Đại học Stanford
Sau hai năm làm việc tại Tòa Bạch Ốc, tháng 3 năm 1991, Condi Rice quyết định về dạy lại tại Đại học Stanford. Liên tiếp nhiều năm sau đó Giáo sư Rice nhận được nhiều bằng Tiến sĩ danh dự từ các Đại học Notre Dame, Morehouse College, University of Alabama, National Defense University, Mississippi College School of Law, University of Louiville, Michigan State Unversity v.v... Vì gián đọan trong việc dạy dỗ nhiều lần nên đến tháng 5 năm 1993, ở tuổi 38, Condi Rice mới được Stanford phong là Giáo sư thực thụ. Một tháng sau đó, Viện trưởng Gerhard Casper bổ nhiệm Tiến sĩ Rice vào chức vụ Hiệu trưởng (tạm dịch từ chữ Provost, chức vụ thứ nhì của một Đại học sau Viện trưởng) của Đại học Stanford.
Đây là một sự bổ nhiệm mang tính chất lịch sử với nhiều “bàn luận” tại Stanford bởi vì:
- Condi Rice là người đàn bà đầu tiên, lại là người da đen, đảm nhận chức vụ nầy.
- Ở tuổi 38, Condi Rice là người trẻ tuổi nhất đảm nhận chức vụ nầy bởi vì tất cả những vị Provost trước cô đều ở tuổi trên 60 khi họ bắt đầu đảm nhận trách nhiệm.
- Thông thường các Provost ở những Đại học phải đã từng là Khoa trưởng hoặc trưởng một ngành nhưng Tiến sĩ Rice chỉ là Giáo sư.
Là Provost, Tiến sĩ Rice phải chịu trách nhiệm về điều hành ngân sách hàng năm của Đại học Stanford là hàng tỉ Mỹ kim và chịu trách nhiệm trông coi chuyên môn của 1400 Giáo sư tại nhà trường.
Bên cạnh những trở ngại về giới tính (đàn bà), màu da (đen), trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm, Tiến sĩ Rice còn là đảng viên Cộng hòa trong khi phần lớn các Giáo sư tại Stanford (cũng như tại phần lớn các Đại học khác ở Hoa Kỳ) đều có khuynh hướng phóng khóang (liberal) nghĩa là ủng hộ đảng Dân chủ. Viện trưởng Casper tâm sự về quyết định của mình như sau:
-“Tôi biết việc bổ nhiệm nầy mang nhiều tranh luận… nhưng tôi hòan tòan tin tưởng là Tiến sĩ Rice có những khả năng cần thiết cho trách nhiệm mới”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Condi Rice đảm nhận chức vụ nầy trong lúc tại Hoa Kỳ kinh tế suy thóai, ngân sách tại hầu hết các Đại học đều bị cắt giảm, riêng đối với Stanford, trận động đất tại vùng Vịnh trước đó đã gây hư hại cho 200 phòng ốc mà việc tu sửa phải tốn ít nhất là 200 triệu và ngân khách đã bị thiếu hụt 20 triệu. Nhưng Giáo sư Rice đã phát biểu một cách tin tưởng trong ngày nhậm chức:
Tôi đã may mắn được có dịp góp phần trong những quyết định về chính sách của Hoa Kỳ trước những biến cố quan trọng đặc biệt đưa đến kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, bây giờ tôi lại được vinh dự là Giáo sư Viện trưởng Caster đã tin tưởng rằng sự phán xét và khả năng của tôi có thể đối phó với những thử thách, khó khăn của Đại học Stanford”.
Những khó khăn đặc biệt mà Condi Rice đã đối phó thành công vào những năm đầu trong cương vị Provost (Hiệu trưởng) của Stanford là:
- Cân bằng ngân sách: Vừa nhậm chức xong, Condi Rice tuyên bố là ngân sách Stanford sẽ được cân bằng trong vòng hai năm, kế họach mà “rất nhiều người nghi ngờ” hoặc “khẳng định là” sẽ không thể thực hiện được nếu không sa thải nhân viên, điều mà tất cả mọi người đều chống đối. Rice đã bỏ ra nhiều tháng đầu tiên để sọan thảo và công bố kế họach tăng thu (kêu gọi nhiều nguồn tài trợ từ bên ngòai) và giảm chi (cắt giảm chi phí các khoa và phân khoa). Kết quả là trong cuộc họp gồm tất cả các Khoa trưởng và Giáo sư vào tháng 5 năm 1966, Tiến sĩ Rice tuyên bố là Stanford chẳng những đã cân bằng được ngân sách mà còn thặng dư 14 triệu rưỡi và kết luận: “Đây là điều mà cả tòan Đại học có quyền hãnh diện”.
- Ngân sách tài trợ của Liên bang: Hàng năm tất cả các Đại học đều nhận được ngân sách Liên bang tài trợ cho những công trình nghiên cứu đặc biệt. Thủ tục xữ dụng ngân sách rất phức tạp và Stanford, từ năm 1990 đã bị “mang tiếng xấu” là đã “không rành mạch” đến hàng triệu mỹ kim về vấn đề nầy, nên Liên bang phải cử phái đòan về điều tra. Điều nầy đã gây ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của Stanford nên Viện trưởng Casper vô cùng lo lắng và giao thêm cho Tiến sĩ Rice đối phó với phái đòan điều tra mặc dầu sự việc đã xãy ra trước ngày Rice nhậm chức. Xem lại các sổ sách lưu, đọc lại các văn kiện về thủ tục hành chánh và tài chánh của Liên bang, Tiến sĩ Rice đã trả lời thỏa đáng mọi câu hỏi của phái đòan điều tra nên khi cuộc điều tra chấm dứt, Viện trưởng Casper, trong văn thư công bố với báo chí đã viết: “Pháo đòan thanh tra Liên bang đã kết luận là Đại học Stanford không vi phạm một lỗi lầm nào cũng như không có một báo cáo sai lầm nào về việc xữ dụng ngân sách tài trợ của Liên bang”.
- Sa thải nhân viên: Provost Rice đã sa thải một nữ Giáo sư Sử học da đen mặc dầu vị Khoa trưởng, trong tờ lượng giá (evaluation) sau ba năm làm việc của Giáo sư nầy, đã đồng ý “chấp thuận lưu giữ”. Việc nầy đã gây nên những tranh cải và chống đối trong Giáo sư cũng như sinh viên của nhà trường vì họ cho là kỳ thị màu da và giới tính (lúc đó tỉ lệ nữ giáo sư tại Stanford lúc đó thấp - khỏang 15% - so với các Đại học học khác). Tiến sĩ Rice đã giải thích rõ ràng trách nhiệm và tiêu chuẩn mà Khoa trưởng dựa vào để “lượng giá” các Giáo sư cũng như trách nhiệm và tiêu chuẩn mà Provost và “Hội đồng duyệt xét việc lưu giừ” dựa vào để có quyết định chính thức. Một số Sinh viên xuống đường biểu tình trong khuôn viên Đại học cho rằng quyết định nầy là kỳ thị sắc tộc và giới tính. Provost Rice đã đi thẳng đến đám biểu tình để giải thích và dõng dạt tuyên bố:
-“Tôi là đàn bà và là da đen, tôi không cần các anh chị dạy tôi về hai điều nầy”.
Trong một dịp khác Tiến sĩ Rice đã thân mật giải thích và khuyên các Sinh viên: “Mai sau nếu các bạn làm việc cho một cơ quan hoặc một hảng, xưởng mà tất cả mọi người đều đồng ý với bạn thì đó không phải là nơi tốt để bạn nên làm việc”.
Mặc dù vô cùng bận rộn với những công việc như sưu tầm, nghiên cứu, điều hành hành chánh, ngân sách và trông coi việc giảng dạy của các Giáo sư trong trách trách nhiệm Provost, Tiến sĩ Rice vẫn sắp xếp thì giờ để đến lớp giảng dạy về môn Khoa học chính trị. Ngoài ra Rice vẫn tiếp tục hai đam mê của mình là chơi dương cầm và luyện tập:
1. Vị Khoa trưởng Luật khoa của Stanford vốn là một nhạc sĩ dương cầm nỗi tiếng đã kể lại như sau: “Vì nghe tiếng Condi Rice chơi dương cầm giỏi nên trong một cuộc họp hàng tháng giữa các Khoa trưởng với Hiệu trưởng, tôi mang theo một phần của bản nhạc giao hưởng Shumann dành cho 4 người. Sau cuộc họp, tôi đề nghị và Tiến sĩ Rice chấp thuận và từ đó chúng tôi và hai nhạc sĩ vĩ cầm nữa đã chơi đều đặn trong vòng 5 năm”.
Từ đó Hiệu trưởng Rice tiếp tục học lại dương cầm với Giáo sư âm nhạc của trường 10 giờ trong một tuần từ nhạc của Chopin đến Beethoven với cả dàn nhạc gồm nhiều nhạc sĩ trong khi trước đây Rice chơi rất xuất sắc nhưng chỉ chơi một mình. Provost Rice và Giáo sư âm nhạc của trường đã cùng trình diễn chung trong “buổi trình diễn về tài năng - Talent Show” của tòan thể Giáo sư Stanford trước những tiếng reo hò cỗ võ của những Giáo sư với nhiều tài năng từ những lãnh vực khác nhau trong đó có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng.
2. Stanford có một phân khoa “luyện tập cho thân thể khỏe mạnh - Strengh-training Department” nỗi tiếng và Condi Rice ghi danh theo học hai lần trong một tuần. Vị trưởng khoa đã áp dụng phương cách tập luyện cho Provost Rice giống như phương sách áp dụng cho các lực sĩ khác và nhận xét: “Tiến sĩ Rice là người rất kỷ luật, cương quyết, làm việc gì cũng có chủ đích, rất nghiêm chỉnh và chấp nhận mọi thử thách hoặc trở ngại, không bao giờ xem mình như là Provost trong giờ học với tôi…”. Condi Rice đã tâm sự là với mọi người là “việc luyện tập đã giúp tôi có được sự quân bình và sắc bén về cả hai phương diện thể xác cũng như tinh thần”.
Những nhân vật then chốt trong Nội các của George W. Bush
Lại giã từ Stanford
Mặc dù đang thích thú, say mê và bận rộn với công việc, đang đạt được nhiều thành công xuất sắc trong vai trò Provost, đang được tòan thể từ Viện trưởng, Khoa trưởng, Giáo sư và sinh viên kính mến, nhưng năm 1999, Tiến sĩ Rice bỗng quyết định rời Đại học Stanford để trở lại với hai đam mê và sở trường của mình là bang giao quốc tế và chính trị. Condi Rice đã tâm sự:
-“Tôi quyết định xin nghĩ gia hạn không lương từ Stanford để tìm hiểu thêm những kinh nghiệm thực tế về các biến cố đang ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị khắp thế giới...Đã đến lúc tôi cần trở lại với hai đam mê của riêng mình là “Bang ngiao quốc tế” và “chính trị””.
Trong cuộc họp hàng năm giữa Viện trưởng, Hiệu trưởng, Khoa trưởng và các Trưởng ngành năm đó, Khoa trưởng Brad Efron đã nói về “sự cỗi mờ, duyên dáng và tính thẳng thắn, chân thành” mà Tiến sĩ Rice đã thể hiện trong hai cương vị Giáo sư và Hiệu trưởng tại Stanford và tuyên bố là “những điều đó sẽ ở lại mãi với Stanford chứ không đi theo Condi Rice”.
Trong buổi lễ giã từ, Giáo sư Brenda đã hát tặng Condi Rice hai bài hát trong kinh thánh mà cô rất thích là “His Eye is on the Sparrow” và “I need Thee Every Hour” khiến mọi người trong phòng đều cảm động không cầm được nước mắt.
Viện trưởng Gerhard Casper đã nói đùa:
Tất cả chúng ta đề biết đam mê lớn nhất của Tiến sĩ Rice là Foot ball và sân huấn luyện cho NFL (National Football League) sắp khai trương trong vài tuần tới.
Thay mặt nhà trường ông đã cảm ơn Tiến sĩ Rice:
“… đã đầu tư cả tài năng và lòng nhiệt huyết của mình vào trách nhiệm Hiệu trưởng…”
cuối cùng ông trao cho Tiến sĩ Rice món quà mà khi chính tay mình mờ ra Condi Rice thấy 6 quyển của tác phẩm nỗi tiếng “Chiến tranh và Hòa bình” của Tolstoy bản in đầu tiên với những lời tri ân:
Kính gởi Condoleezza Rice
Ước mong chiến tranh sẽ là ảo tưởng, Hòa bình sẽ là thực tế.
Với tất cả lòng cảm ơn và tri ân sâu xa nhất do những đóng góp to lớn trong vai trò Hiệu trưởng thứ 9 của Đại học Stanford.
Từ chức Giáo sư và Hiệu trưởng Stanford, Rice trở lại với Hoover Institute (đã trình bày ở phần trên) trong vai trò của một “chuyên viên nghiên cứu thượng hạng”. Những cựu Bộ trưởng Ngọai giao, Quốc phòng, Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng Thống thường được mời làm việc bán thời gian cho Hoover Institute trong vai trò “chuyên viên nghiên cứu”. John Raisian, Giám đốc Hoover Institute đã nhận xét về Condi Rice như sau:
Tiến sĩ Rice là một trong những người thông minh nhất mà tôi có may mắn được gặp gỡ. Condi giàu kinh nghiệm, đầy nhiệt tình, nghị lực và rất nỗi tiếng…
Cố vấn An ninh Quốc Gia của Tổng Thống
George W. Bush biết Condi Rice qua trung gian của Tổng Thống Bush cha. Khi Thống đốc George W. Bush của Texas chuẩn bị ra tranh cử Tổng Thống năm 2000, thì - qua sự tiến cử của nhiều người, nhất là cựu Ngọai trưởng George Shultz thời Tổng Thống Reagan - Condi Rice đóng vài trò quan trọng nhất của bộ tham mưu vận động tranh cử của George W. Bush:
- Đứng đầu tóan chuyên viên cố vấn về chính sách đối ngọai.
- Đứng đầu tóan viết diễn văn về an ninh và quốc phòng. (Báo chí lúc đó gọi Condi Rice là thầy dạy kèm - tutor - cho George W. Bush về chính sách An ninh và Quốc phòng. Tất cả các ứng cử viên Tổng Thống đều có bộ tham mưu về các chính sách riêng cho từng lãnh vực)
George W. Bush và Condi Rice trở nên “tâm đầu ý hiệp” vì nhiều lý do:
a. Cùng thế hệ.
b. Bush tìm thấy ở Rice một kiến thức uyên bác và kinh nghiệm đặc biệt về Liên Xô, an ninh quốc phòng, có tài ứng biến kịp thời trước mọi rấc rối, khó khăn, và nhất là có lòng cương quyết không chùn bước trước các trở ngại.
c. Rice tìm thấy ở Bush đức tính đặc biệt mà Giáo sư Josef Korbel (người thầy, người cha tinh thần) đã chỉ dẫn cho cô: “Người lảnh đạo phải biết cách phối hợp để cho có một chính sách mà người dân bình thường - ordinary people - có thể hiểu được”.
Tổng Thống Bush và các nhân vật quan trọng trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc
Sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống George W. Bush bổ nhiệm Condi Rice làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống và Tiến sĩ Rice trở thành người đàn bà đầu tiên (và lại là da đen) và trẻ tuổi nhất giữ chức vụ nầy kể từ năm 1848 (năm chức vụ nầy được chính thức thành lập dưới thời Tổng Thống Harry Truman). Tổng Thống George W. Bush ra lệnh dời văn phòng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia từ góc của cánh Tây Tòa Bạch Ốc xuống ngay lối dẫn vào Phòng Bầu Dục của Tổng Thống. Ngòai cương vị hành chánh, Condi Rice còn được xem như là bạn, là thành viên của gia đình Bush. Rice luôn luôn tham dự những lần “đại gia đình Bush” họp mặt (Bush cha và bà Barbara rất thương mến Rice), luôn luôn ở bên cạnh Bush trong những dịp nghĩ cuối tuần hoặc vacation ở trại David hoặc ở nông trại của Bush tại Crowford Texas nên Tiến sĩ Rice là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia được Tổng Thống tin cậy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Sau biến cố 9 tháng 11 năm 2001, Condi Rice trở thành khuôn mặt chính, nỗi nhất của chính phủ, (báo chí gọi Condi Rice là “Media Star”- Ngôi sao sáng của giớI truyền thông), luôn luôn đứng bên cạnh Tổng Thống Bush và mạnh mẽ, sắc bén bênh vực chủ trương:
“Hoa Kỳ luôn luôn dành quyền làm tê liệt hoặc lọai trừ tất cả mọi đe dọa trước khi chúng tấn công Hoa Kỳ”.
Báo “The Nation”, tờ báo ngoại vi của Đảng Dân Chủ, luôn luôn cực đoan chê bai và chỉ trích Tổng Thống George W. Bush, trong một bài thơ “Châm biếm” vẫn phải công nhận tài năng, sự sắc bén và lòng cương quyết của Condi Rice:
Condi Rice, who was cold as ice, is precise with her advice. Yes she is precise, and yes she ‘s cold as ice. In her can be found talents ... Yes talents can be found … (Tạm dịch: Condi Rice, lạnh lùng như nước đá, luôn luôn có những lời khuyên chính xác. Vâng, cô ta rất chính xác, và vâng, cô ta lạnh lùng như nước đá. Tài năng tiềm tàng trong cô ta. Vâng, tài năng có thể tìm thấy trong cô ta …)
Nữ Ngoại trưởng da đen đầu tiên của Hoa Kỳ
Tuyên thệ nhậm chức Ngọai trưởng ngày 26 tháng 1 năm 2005, sau những tháng đầu trong trách nhiệm, Tiến sĩ Rice đã được nhiều nhà bình luận khắp thế giới, nhiều giới chức thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ cùng công nhận là “rất thành công” và đạt kỷ lục là vị Ngọai Trưởng công du nhiều nhất so với các vị tiền nhiệm trong nhiều năm gần đây.
* Suamuel Berger, đảng viên Dân Chủ, nguyên Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống Bill Clinton, đã thẳng thắng:
- Bà ta đã rất thành công trong vai trò đại diện Hoa Kỳ khắp thế giới…Việc công du nhiều nơi cùng với sự thanh lịch và phong thái của bà đã giúp bà thành công xuất sắc …
* Ken Adelman, đảng viên Cộng Hòa, nguyên cố vấn cao cấp về An Ninh của Tổng Thống Reagan, đã phát biểu:
- Tiến sĩ Rice là người đại diện xuất sắc của Hoa Kỳ khắp thế giới. Đối với những viên chức ngọai giao các nước, họ tin những điều bà nói vì sự liên hệ mật thiết giữa bà và Tổng Thống, họ thán phục sự thông minh của bà bởi vì bà ta cực kỳ thông minh, và họ qúi mến, thích thú nét duyên dáng và thanh tú của bà …
* Đại sứ Pháp Jean David Levitte (bang giao giữa Pháp và Hoa Kỳ trong vào những năm gần đây có nhiều trắc trở) đã nhận xét:
- Bà ta đã thực sự thay đổi “bầu không khí ngọai giao” giữa hai nước và thay đổi quan niệm của dân chúng Pháp về chính sách ngọai giao của chính phủ Bush … chúng ta đã nghe và thấy nhiều điều mà trước đây vài tháng mọi người đều cho là không tưởng …Tiến sĩ Rice có lẽ là Ngọai Trưởng nhiều thế lực nhất của Hoa Kỳ trong các thập niên gần đây.
* Một nhà ngọai giao Isareal đã thú thật:
- Tiến sĩ Rice có phương cách khéo léo để thúc đẩy mạnh mẽ vào nhừng điểm chính của vấn đề hầu đạt được sự đồng thuận - dù còn mơ hồ - rồi liền sau đó đã cương quyết buộc các thành phần tham dự phải cùng chung một mục đích … Bà ta thật lanh lẹ và bén nhay…
* Một nhà ngọai giao Âu Châu đã chân thành:
- Bạn đang có cảm tưởng rằng nói chuyện với bà ta hay lắng nghe bà ta nói chuyện là bạn đang nghe tiếng nói của Tổng Thống Hoa Kỳ. Bạn không cần phải tính tóan hay suy nghĩ rằng đó là quan điểm chung hay chỉ là một phần thôi của chính quyền tại Washington …
Bà Rice Cùng Đại sứ HK tại Liên Hiệp Quốc, ông Zalmay Khalilzad.
Các cộng sự viên và cố vấn thân cận tại Bộ Ngọai Giao đã tặng cho Tiến sĩ Rice cái tên là “Cây Búa Bọc Nhung” và cùng đồng ý rằng:
Một trong những món quà Trời phú là bà ta biết phương thức trình bày vấn đề một cách cương quyết đến đại diện chính quyền các nước mà không làm cho họ cảm thấy như đang bị đối đầu hay bị xúc phạm…
Mặc dù đi công du nhiều như vậy nhưng giới ngọai giao tòan thế giới và tại Hoa Kỳ đều công nhận là Ngọai Trưởng Rice “kiểm sóat rất chặt chẽ chính sách của Bộ Ngọai Giao” và “mọi việc hàng ngày tại Bộ Ngọai giao được điều hợp thật nhịp nhàng dưới sự lảnh đạo của Tiến sĩ Rice”.
Theo sự thăm dò của hãng Thông tấn AP công bố đầu tháng 9, 2005 thì 60% dân chúng Hoa Kỳ chấp thuận phương thức làm làm việc của Ngọai Trưởng Condi Rice.
Vì sao Ngoại trưởng Rice thành công?
Sau đây là những lý do chính:
Thứ nhất: Lòng tin của Tổng Thống
Tổng Thống George W. Bush luôn luôn công khai tuyên bố:
-“Tôi hòan tòan tin tưởng Tiến sĩ Rice như là một “Cố Vấn”, một “người bạn” và một “thành viên” trong gia đình.
Đây là một yếu tố quan trọng đặc biệt và trong lịch sử của Hoa Kỳ chưa có một Ngọai trưởng nào được Tổng Thống tin cậy như Condi Rice.
Thứ hai: Trẻ trung, duyên dáng, nhanh nhẹn và tháo vác
Chưa đầy một năm trong vai trò Ngọai Trưởng, Tiến sĩ Rice đã công du rất nhiều nơi qua các châu Âu, Á, Phi, đã thăm viếng gần 50 quốc gia trên thế giới, đã đến tận những vùng đang “dầu sôi lửa bỏng” như Afganistan, Iraq, Sudan, hoặc các nơi tranh chấp gay gắt như Ấn Độ- Pakistan, Palestine-Isareal v.v... Bất cư ở nơi nào, tại Hoa Kỳ hay ở nước ngòai, Ngọai Trưởng Rice cũng đã tạo những nét đặc biệt mà những vị tiền nhiệm không làm được và đã thu hút sự theo dõi của các giới truyền thông, báo chí, truyền hình, bình luận với nhiều “hiếu kỳ” và nhận được những nhận xét thuận lợi.
Trong chuyến viếng thăm Pháp quốc vào tháng 2, 2005, sau khi làm xong trách nhiệm Ngọai Trưởng (thăm viếng và thảo luận với Tổng Thống Pháp và nhiều giới chức quan trọng trong chính quyền), Tiến sĩ Rice đã thăm viếng thân mật trường Cao đẳng Âm nhạc Paris và nhạc viện “Conservatorie Hector Berlioz”, tại đó Tiến sĩ Rice đà đóng vai trò một cô giáo âm nhạc hướng dẫn các học sinh từ 7 đến 9 tuổi về âm giai. Cũng trong tháng 2, Ngọai Trưởng Rice đến thăm Đức quốc với bộ đồng phục đen, váy ngắn, dày đen cao đến gối và giới truyền hình, báo chí đã thu tất cả hình ảnh trong cuộc đó tiếp tại phi trường với nhiều “hiếu kỳ” nhưng không hề có “châm biếm”.
Trong bất cứ chuyến công du nào, Tiến sĩ Rice đã có những “sinh họat phụ” với nhiều mục đích đặc biệt cho từng nước:
- Tại Afganistan: đến đùa vui và chụp hình với đội túc cầu nữ.
- Tại Nhật Bản: Dành cho cựu vô địch đô vật cái ôm chòang tay (hug) tại phi trường và nói chuyện tại Đại học ở thủ đô Tokyo.
- Tại Nam Hàn: đến thăm viếng và nói chuyện với nữ Sinh viên tại thủ đô Seoul liền sau khi thăm viếng các đơn vị Hoa Kỳ.
- Tại Sudan: Vượt qua đọan đường dài đầy cát bụi để thăm viếng các trại tị nạn hoặc các làng mà dân chúng - nhất là đàn bà trẻ em - phải di tản để tránh bị đàn áp, hảm hiếp. Dọc đường dân làng ùa ra vẫy tay hoặc treo hoa trước nhà chào đón dù bụi bay mờ mịt. Condi Rice đã có các cuộc họp riêng với những đàn bà bị cưỡng hiếp và khắp nơi trẻ em vây quanh bắt tay chào đón “Welmome, welcome, Oh! Condoleezza”.
Tại Hoa Kỳ, mặc dầu rất bận rộn vì công vụ, Ngọai Trưởng Rice vẫn dành thì giờ biểu diễn dương cầm tại Nhạc viện Kennedy vào tháng 6/2005 để gây qũy giúp các trẻ em mang bệnh nan y. Trong thành phần tham dự có Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, nhiều Đại sứ các nước tại Hoa Kỳ cùng các thành viên trong Chính phủ, Quốc Hội và các chuyên viên về y tế.
Thứ ba: Lưu lóat, sắt bén, cứng rắn và cương quyết
Tất cả các Ngọai Trưởng Hoa Kỳ đều là những người có học vấn cao, có kiến thức rộng và có nhiều kinh nghiệm đặc biệt về chuyên môn nhưng các nhà bình luận và các giới quan sát đều công nhận là trong vài thập niên gần đây, Tiến sĩ Condi Rice – vì còn trẻ tuổi nên không có được cái đường bệ, chững chạc – nhưng được đánh gía là Ngọai Trưởng lưu lóat và sắt bén khi trả lời trong các lần điều trần trước Quốc Hội, tại các cuộc họp báo, các lần phỏng vấn trên đài truyền hình, các cuộc nói chuyện tại những trường Đại học, những viện nghiên cứu v.v. khắp nơi trên thế giới. Tất cả những bài phát biểu, những lần nói chuyện đều được đánh giá là “rất thành công - well-received speeches”.
Đặc biệt là Condi Rice rất “cứng rắn và cương quyết” khi đối đầu với những khó khăn nan giải. Sau đây là những trường hợp điển hình:
* Trường hợp thứ nhất:
Như đã nói ở phần trước, trong thời gian làm việc tại văn phòng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia với chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt cho Tổng Thống Bush (cha) về Ngọai Giao, Condi Rice đã đại diện Hoa Kỳ đón tiếp Boris Yeltsin (lúc đó là ngôi sao đang lên tại Liên Xô nhưng Gorbachev vẫn còn là Tổng Bí Thư đảng Cộng sản và Tổng Thống Liên Xô). Khi đòan xe của Yeltsin đến Tòa Bạch Ốc, Condi Rice ra đón tiếp và hướng dẫn xe vào cửa hậu để gặp tướng Brent Scowcroft, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống. Yeltsin không chịu xuống xe, lại còn phát ngôn thiếu lịch sự:
- Tôi không biết tướng Scowcroft là ai? Tôi muốn gặp Tổng Thống George W.H. Bush.
Sau một lúc lời qua, tiếng lại, Condi Rice thẳng thắn:
- Ông không phải là Quốc khách, nếu ông không theo tôi thì ông hãy trở lại khách sạn ông đang cư ngụ. Nói xong, Condi Rice bỏ đi. Trước thái độ cương quyết của Rice, Yeltsin đành phải dịu giọng và xuống xe. Condi Rice với tay kéo áo Yeltsin dẫn vào cửa hậu của Tòa Bạch Ốc để gặp tướng Scowcroft.
Sau đó Tổng Thống Bush (cha) đến văn phòng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia chào Yeltsin và lúc ra về, Yeltsin trả lời với báo chí:
- Rất thỏa mản vì đã tiếp xúc với Tổng Thống Bush.
Ngoại trưởng Condoleezza Rice trả lời David Gregory trong
cuộc phỏng vấn “Meet the Press” (Gặp gỡ giới truyền thông)
tại hãng Truyền Hình NBC tại Washington DC. vào 21-12-2008
* Trường hợp thứ hai
Sau vụ khủng bố 9 tháng 11 năm 2001, Condi Rice là người triệt để lên tiếng bênh vực chính sách của Tổng Thống Bush. Báo chí và phe đối lập Dân Chủ liên tiếp tấn công chính quyền Bush trong việc tấn công Iraq, nhất là sau khi không tìm thấy “vũ khí giết người hàng lọat” tại Iraq. Một Ủy Ban đặc biệt điều tra vụ tấn công 9/11 được thành lập gồm 5 đại diện đảng Cộng Hòa và 5 đại diện đảng Dân Chủ (tất cả đều là những người đã có thành tích và tiếng tăm: Cựu Thống Đốc, Cựu Bộ Trưởng/ Thứ Trưởng, cựu Nghị Sĩ/Dân Biểu, cựu Công Tố Viên/Luật sư v.v…). Cựu Tổng Thống Bill Clinton và một số thành viên trong nội các của ông đã được mời đến điều trần. Một số thành viên trong nội các của Tổng Thống Bush đã đến điều trần. Tổng Thống Bush và và Phó Tổng Thống Cheney đã tiếp xúc với Ủy Ban tại phòng đặc biệt ở Tòa Bạch Ốc và trả lời tất cả câu hỏi của những thành viên trong Ủy Ban. Theo nguyên tắc, Quốc Hội cũng như các Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt được thành lập do Tổng Thống và Quốc Hội chấp thuận không có quyền mời Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Condi Rice ra điều trần vì chức vụ nầy do Tổng Thống bổ nhiệm không qua sự phê chuẩn của Thượng Viện. Nhưng sau khi “thảo luận qua lại”, Bush đồng ý cho Rice ra điều trần “vì lợi ích quốc gia”.
Một tuần trước buổi điều trần của Rice, tất cả báo chí, các bình luận gia, các giới quan sát đã đưa ra rất nhiều dự đóan, nhìều suy luận mà phần “bất lợi” đều nghiên về phía Condi Rice. Nhưng - tự tin, lưu lóat, sắc bén và thanh tú - Condi Rice đã trả lời rành mạch, thông suốt tất cả các câu hỏi dù “hắc búa” nhất hay trong những lúc “gây cấn” nhất từ những thành viên thuộc đảng Dân Chủ. Thành viên Bob Kerry, cựu Thống Đốc, cựu Nghị Sĩ, cựu ứng cử viên Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ và đương kim Viện trưởng một Đại Học ở New York đã liên tiếp tấn công Rice, nhiều lúc chận không cho Rice tiếp tục trả lời và Rice đã nghiêm mặt chậm rãi:
- Thưa ngài Nghị Sĩ: Ngài đặt câu hỏi, tôi có bổn phận phải trả lời, đó là lý do chúng ta có buổi điều trần ngày hôm nay. Vấn đề an ninh quốc gia không thể đơn giản để chỉ trả lời “CÓ - YES” hoặc “KHÔNG - NO”.
Không khí buổi điều căng thẳng từ khởi đầu đến kết thúc và tất cả đều công nhận Condi Ricre đã thắng lợi vẻ vang!
* Trường hợp thứ ba:
Trong những phiên họp của Ủy Ban Ngọai Giao Thượng Viện để thảo luận phê chuẩn Tiến sĩ Condi Rice trong chức vụ Ngọai Trưởng Hoa Kỳ, Nghi Sĩ Barbara Boxer Tiểu Bang California đã mĩa mai rằng Condi Rice chỉ lo đến “sứ mạng” của mình mà không chú trọng đến sự thật (ngầm ý là nói láo). Nghị Sĩ Boxer nói:
- Thưa Tiến Sĩ Rice: Cá nhân tôi nghĩ - đây là cái nhìn của riêng cá nhân tôi - rằng vì Tiến sĩ qúa trung thành với sứ mạng của mình là giải thích cho lý do đem quân vào Iraq, nên đã không chú trọng đến sự thât.
Condi Rice đã gằn giọng trả lời:
- Thưa bà Nghị Sĩ: Tôi phải xin nói thẳng là tôi chưa bao giờ không tôn trọng sự thật trong bất cứ công việc gì. Điều đó không phải là bản chất của tôi, đó không phải là điều trời phú cho tôi. Tôi hy vọng chúng ta tiếp tục cuộc đàm thọai nầy, tiếp tục thảo luận vấn đề nầy mà không được xúc phạm đến danh dự và uy tín của tôi.
Nghị Sĩ Boxer đành phải im lặng để và cuộc điều trần được tiếp tục
* Trường hợp thứ tư
Trong chuyến viếng thăm Sudan vào tháng 7 vừa qua, Ngọai Trưởng Rice đã có “một quyết định cứng rắn, mạnh bạo bất ngờ” làm các cố vấn thân cận phập phồng lo âu và cả thế giới đều chú tâm theo dõi.
Hoa Kỳ và các cường quốc Âu Châu kết án chính phủ Sudan vi phạm nhân quyều trầm trọng và Sudan là nước được xem là “nuôi dưỡng bọn khủng bố” nên từ thời Tổng Thống Bill Clinton, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sudan đã được triệu hồi và chính phủ Sudan chỉ có người “đại diện” tại Hoa Thịnh Đốn chứ không có Đại sứ. Do đó chính quyền Sudan rất mong muốn cải thiện mối quan hệ ngọai giao với Hoa Kỳ.
Trong chuyến viếng thăm Sudan vào tháng 7 năm 2005, Ngọai Trưởng Rice đã được Tổng Thống Sudan Omar el-Bashir đón tiếp tư dinh ở một khu rào kín kiên cố và an ninh tối đa. Khi đòan đòan xe cận vệ motorcade của Rice vào trong khu dinh thự thì lực lược an ninh đã ngăn chận các phóng viên báo chí và nhiêu cố vấn của Rice kể cả người thông dịch viên nói tiếng Ả Rập không cho vào. Sau khi mọi việc được dàn xếp yên ổn, thông thường là “màn chớp hình ngọai giao” giữa Tổng Thống Sudan và Ngọai Trưởng Rice và cuối cùng là ký gỉả, phóng viên đặt câu hỏi nhưng tất cả đều đã được thông báo là không được đặt câu hỏi. Do đó khi phóng viên ngọai giao đài NBC đặt câu hỏi với Tổng Thống Sudan về đàn áp tàn bạo của chính quyền đối với dân chúng thì liền bị an ninh xô đến cuối phòng và những phóng viên chớp hình cảnh nầy cũng bị xô đẩy đi nơi khác.
Sau khi giã từ dinh thự của el-Bashir, Ngọai trưởng Rice giận giữ tuyên bố:
- Tôi vô cùng cùng tức giận khi đang ngồi với Tổng Thống của họ và nhìn cảnh tượng ấy xảy ra. Họ không có quyền xô đẩy và ngăn chận phóng viên báo chí và cố vấn của tôi.
Thay vì hỏi ý kiến chuyên viên của Bộ Ngọai Giao đặc trách Phi Châu Sự Vụ hoặc thỉnh ý Tòa Bạch Ốc, Ngọai Trưởng Rice đã chỉ thị ngay cho viên chức đại diện Hoa Kỳ tại Sudan:
- Gọi điện thọai cho Bộ Ngọai Giao Sudan ngay và buộc họ phải xin lỗi trong vòng 90 phút. (Trước đó người đại diện chính phủ Sudan tại Hoa Thịnh Đốn đã công khai: “Xin vui lòng chấp nhận những lời xin lỗi của chúng tôi. Đó không phải là chính sách của chúng tôi - Please accept our apologies. This is not our policy”)
Thông thường chính quyền những nước giàu và mạnh không đòi hỏi sự “xin lỗi” công khai vì có thể làm “bối rối” cho các nước khác hoặc có thể bị phản ứng ngược, nhưng Ngọai Trưởng Rice thật sự bực dọc vì những thái độ vũ phu, thô bĩ của lực lượng an ninh trước sự chứng kiến của Tổng Thống el-Bashir nên đã hành động như trên không hề lo sợ là Tổng Thống Bush và bộ tham mưu sẽ có thể không đồng ý.
Kết quả là liền sau đó, Bộ Ngọai Giao Sudan đã chính thức xin lỗi!
* Trường hợp thứ năm
Ngọai Trưởng Rice đã cương quyết và cứng rắn với ngay cả những nước bạn đồng minh. Sau khi nhậm chức, Rice dự tính thăm viếng Ai Cập ngay nhưng chính quyền nước nầy đã bắt giam lãnh tụ đối lập, bà Nour nên chuyến đi bị đình hỏan ngay. Khi bà Nour được phóng thích, Ngọai Trưởng Rice đã đến Ai Cập vào tháng 6, 2005. Tại đây, Tiến sĩ Rice đã phát biểu ở Thủ đô Cairo kêu gọi Ai Cập và A Rập Saudis hãy đón nhận trào lưu Dân Chủ thay thế cho hệ thống chính trị bảo thủ cổ điển tại hai nước nầy. Sau buổi diễn thuyết Ngọai trưởng Rice đã gặp lãnh tụ đối lập Nour vừa mới được phóng thích.
* * *
Condoleezza Rice: AMERICAN DREAM
Lúc Condi Rice lên 10 tuổi, Ông Bà John và Angelena Rice đưa con viếng thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn và trước đó bé Condi Rice đã đặt câu hỏi là tại sao lại đưa cô lên Hoa Thịnh Đốn trong khi cả gia đình không được phép vào các khách sạn hoặc bị cấm vào các quán ăn? Ông John đã giải thích cho bé là tuy hiện nay những người da đen bị cấm đóan nhiều điều nhưng, theo hiến pháp, thì “con có thể làm Tổng Thống Hoa Kỳ”.
Sau khi đi bộ dọc theo đại lộ Pennsylvania và dừng lại trước cổng Tòa Bạch Ốc. Condi Rice yên lặng ngắm nhìn các trụ cỗng rồi quay lại nới Ông John: “Hiện nay vì màu da đen con bị cấm không được vào bên trong nhưng một ngày nào đó con sẽ ở trong ngôi nhà nầy”.
Suốt mùa bầu cử Tổng Thống năm 2000, ông John bị bệnh tim nặng nhưng ông đã sống sót để được nghe Tổng Thống đắc cử George W. Bush bổ nhiệm đứa con gái duy nhất của mình (ông đặt cho là Little Star) làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, nghĩa là con gái ông sẽ được vào Tòa Bạch ốc như cô bé đã tuyên bố 25 năm về trước! (Ông qua đời sáu ngày sau khi nhận được tin nầy ở tuổi 77).
Tiến sĩ Condi Rice - mặc dù sinh ra trong một gia đình mà liên tiếp nhiều đời cả hai bên nội và ngọai đều thuộc thành phần nô lệ - đã đạt được những thành công rực rỡ về nhiều phương diện mà rất ít người Hoa Kỳ có được!
Cuộc đời của Tiến sĩ Conoleezza Rice là một chứng minh hùng hồn của “Giấc Mơ Mỹ Quốc - American Dream".
Nguyễn Văn Quảng Ngãi
* * *
Xem các bài cùng tác giả: click vào đây
Xem trang “Kiến thức, tài liệu”: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com