Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 19, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 3)
NGUYỄN PHƯỢNG HOÀNG
Các bài liên quan:
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN-THÔNG MỸ (Phần chót)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 9)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 8)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 7)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 6)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 5)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 4)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 2)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 1)

VIỆT-NAM VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ

Phần 3: Làm Sao Giới Truyền Thông Tầm Vóc Quốc Gia Dối Trá Về Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân.

Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân đã được giới truyền thông cấp tiến ở New York tạo ra hình ảnh như là một cuộc bại trận của Hoa Kỳ thật ra, như Tướng Westmoreland và tất cả các nhà sử học đồng ý, hầu như là một cuộc bại trận thảm khốc của Miền Bắc Việt Nam. Không những họ mất một nửa số 90,000 quân mà họ mang ra trong các cuộc đánh, mà Việt Cộng hầu như hoàn toàn bị tiêu diệt.

Trái ngược với sự trù liệu của Miền Bắc, dân chúng Miền Nam đã không làm gì giúp những kẻ xâm lăng. Thay vào đó, họ đã nổi dậy trong sự đột ngột và chống trả, chính quyền và dân chúng lần đầu tiên đã khích động thành một khối và nhiều người tình nguyện vào quân lực VNCH gần gấp hai.

Ở Hoa Kỳ, những sự kiện rõ ràng trong cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, cuộc chiến không phải là cuộc "nội chiến", Miền Nam rõ ràng không muốn sống dưới sự cai trị của Cộng Sản và muốn người Mỹ viện trợ, và người Miền Bắc Việt Nam là người đưa đến sự "diệt chủng" và "gây hấn" qua vụ thảm sát tại Huế và phóng hỏa tiễn vào những thường dân tay không, chính ra đã chấm dứt những luận điệu của phong trào "hòa bình". Đó là những giây phút của sự thật cho những người ở các trường đại học và giới truyền thông. Họ đã rớt cuộc thi. Những dối trá được tiếp tục tái diễn một cách điên tiết.

Giới truyền thông New York, thấy một cơ hội để lợi dụng tin tức hầu xen lẫn những quan điểm chiến tranh của mình một cách hữu hiệu tới quần chúng Hoa Kỳ giờ đây tạo nên, và cố tình duy trì, một hình ảnh "thảm khốc", ngay cho dù hình ảnh đó trái ngược với những tường trình được gửi về từ chiến trường. Hình ảnh này đã được các vị cố vấn của Tổng Thống Johnson tin một cách nghiêm trọng đã làm thay đổi hoàn toàn kết cục của cuộc chiến ở ngay giây phút chiến thắng đã có thể xẩy ra. Tự do truyền thông đã cướp đi khả năng phán đoán nghiêm trọng của chính quyền và dân chúng Hoa Kỳ về những quyền lợi an ninh sống còn của họ trong thời chiến.

Lý do đau thương thật sự khiến chính sách thay đổi sau cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, được thấy trong lời Tổng Thống Johnson nói với Tướng Westmoreland lúc bấy giờ là theo đuổi cuộc chiến mạnh bạo hơn không thích hợp với khung cảnh chính trị, và ông đã "chẳng có sự lựa chọn nào ngoài việc cố xoa dịu những kẻ phản chiến để họ khỏi bất thình lình đòi người Mỹ rút ra một cách hèn hạ" (American in Vietnam, Levy, 1978). Một trong những hiện tượng không thể tin được trong lịch sử chiến tranh, trong thời kỳ này, đã phải cám ơn giới truyền thông, là không có một sự tương quan hợp lý nào giữa những gì thật sự đang xẩy ra ở Việt Nam và phản ứng tại mặt trận hậu phương. Phản ứng từ sự chiến thắng là nỗi tuyệt vọng. Đây là những gì mà giới truyền thông gọi là "chiến thắng tâm lý" do chính họ tạo ra.

Và sự nhục nhã suốt đời của họ, phong trào "hòa bình" đã đối lại với bất cứ dấu hiệu thành công nào bởi lực lượng Hoa Kỳ trong Trận Mậu Thân là sự hốt hoảng, sợ quốc gia của chính mình sẽ thắng cuộc chiến. Như ứng cử viên tổng thống George McGovern đã nói với cựu chiến binh Hoa Kỳ và là cựu Bộ Trưởng Hải Quân James Webb rằng "Ông không hiểu là tôi không muốn chúng ta thắng cuộc chiến đó" (American Enterprise Mag. May/June 1997).
Tờ The National Vietnam Veteran's Review, số tháng 4 -6 năm 1986, có 1 bài báo đăng nơi trang nhất (có hình ảnh) tựa đề "Giáo Sư Kêu Gọi Quốc Hội Điều Tra Về Sự Đối Xử Của Báo Chí Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam". Trong suốt thời kỳ đó, ông Magruder đã phân phát một bản "Yêu Cầu Quốc Hội" tới hầu hết các vị Dân Biểu, Nghị Sĩ kêu gọi Quốc Hội điều tra vì làm sao mà một cuộc chiến thắng rộng lớn của người Mỹ đã bị tường trình tới dân chúng Hoa Kỳ như là một cuộc bại trận. Điều yêu cầu này đã được 12 hiệp hội lớn của cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam và Tướng Westmoreland ủng hộ. Như được nói trong bài báo đăng trong tờ N.V.V.R, "Tướng Westmoreland, người đã gọi điện thoại cho Ủy Ban Chỉ Đạo (Streering Committee), công bố trước công chúng trong tuần này, đề án của Giáo Sư Magruder là một vấn đề cực kỳ quan trọng và tôi ủng hộ những nỗ lực của ông ta 100%".

Những bản sao tài liệu mà ông Magruder gửi tới Quốc Hội đã được phân phát tới tất cả các cơ quan báo chí qua trụ sở Báo Chí Quốc Gia ở Washington, nhưng không một tờ nào đăng lại trên báo. Giới truyền thông luôn luôn cố gạt bỏ lời buộc tội đã sạo sự về cuộc Tổng Tấn Công Tết như một sự tưởng tượng kỳ quặc của cánh hữu, nhưng trong tài liệu phân phát tới Quốc Hội của ông Magruder đã trích dẫn từ 21 tiêu chuẩn lịch sử và những lời bình luận về cuộc chiến Việt Nam như sau:

"Quân địch bị tổn thất nặng nề, ông ta gửi tổng cộng 84 ngàn quân. Ông ta mất 40 ngàn quân bị tử thương."
(Bản báo cáo của Tướng Earl G. Wheeler, Tổng Tham Mưu Trưởng, trong cuộc Tổng Tấn Công Tết. Ngày 27 tháng 2 năm 1968) (Ghi chú: quân đồng minh tổn thất 927. Đây là một sự thảm khốc cho Miền Bắc VN song le đài CBS lại gọi là "một sự bế tắc")

"Quân đồng minh phản công sau Tết tiêu hủy cơ sở của Việt Cộng và là một sự thất trận lớn lao của Miền Bắc. Tuy nhiên mạc dù chiến thắng như vậy, giới báo chí ở Hoa Kỳ đã biến Tết thành một cuộc thất trận của Hoa Kỳ." (Những Trận Chiến Lớn của Thế Kỷ 20 - Great Battles of the 20th Century - Sir Basil Liddell Hart).
"Việt Cộng bị thương vong nặng nề... nhưng trường hợp này không phải là điều phản ảnh trên những bản tường trình báo chí hay trên những đài truyền hình ở Hoa Kỳ." (The Unmaking of a President - Hebert Schandler).

"Tiếp theo Tết, quân địch đã bị hoàn toàn thất thế (nhưng) quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới đã không có sức mạnh của ý chí để trực diện tình hình." (Strategy for Defeat - Admiral Sharpe)
"Quân đội chính quy Miền Bắc Việt Nam và quân du kích Việt Cộng đã hoàn toàn thất trận trên chiến trường. Công nhận là Hoa Kỳ ưu việt hơn lúc đó, ít nhất các lực lượng Miền Bắc Việt Nam bị tiêu diệt" (Crossroads of Modern Warfare - Drew Middleton).
"Ấn tượng tạo ra bởi giới báo chí và truyền hình phóng sự về cuộc tổng tấn công là một sự thất trận lớn lao cho nhân dân Hoa Kỳ và và Miền Nam Việt Nam." (Why We Were in Vietnam - Norman Podhoretz).

"Cuộc chiến hãy còn có thể mang lại nhiều lợi thế sau này, sau cuộc thất trận của cuộc Tổng Tấn Công Tết của quân địch. Nhưng điều này đã không xẩy ra. Giới báo chí và truyền hình đã tạo ra một hào quang, không phải chiến thắng, mà là bại trận" (A Soldier Reports - General William Westmoreland).

"Giới báo chí chống lại lời tuyên bố chính thức về sự bại trận của Cộng Sản bằng cách nói rằng ngay cho dù điều đó là đúng (điều mà họ phủ nhận dù chính họ đếm sự tổn thất chính thức của quân địch) Cộng Sản đã chiến thắng cuộc chiến tranh tâm lý" (The Vietnam War - an international panel of historians).

"Đây là cuộc chiến duy nhất bị thua trên những cột báo của tờ New York Times. Họ đã tạo ra một hình ảnh Miền Nam Việt Nam quá xa vời sự thật, ngay là một bức tranh biếm họa cũng dở. Có những kẻ đặt điều, bóp méo sự thật và dối trá". (Certain Victory - Dennis Warner)

"Du khách viếng thư viện Lyndon Johnson được nghe, "trong khi Tổng Thống đang đọc những bản tường trình từ cuộc chiến cho biết rõ ràng là quân địch đã bị tổn thất quân sự nặng nề (Tết), báo chí và truyền hình tạo ấn tượng là chúng ta bị tổn thất và việc bại trận không thể tránh được." (New York Times News Service)
"Liên Quân Khu, Tổng Hành Dinh của Việt Cộng, trong bản tường trình số 6 của họ, tháng 3 năm 1968, đã công nhận cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân đã thất bại: "Chúng ta thất bại trong việc đoạt một số các mục tiêu chính. Chúng ta cũng đã thất bại giữ đóng những vùng đã chiếm được. trong lãnh vực chính trị, chúng ta đã thất bại thúc đẩy nhân dân đứng lên làm cuộc khởi nghĩa." (The Magruder Expose - Leonard magruder).

"Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, kết quả của một cuộc chiến được quyết định không phải trên bãi chiến trường mà trên những trang giấy in và những màn ảnh truyền hình - chưa bao giờ trước đây Việt Nam có một chính sách chung mà giới truyền thông lục kiếm, bằng hình ảnh và bóp méo sự thật không ngừng nghỉ, cuộc chiến thắng của quân địch của những phóng viên bên chính mình." (Encounter-British journalist Robert Elegant).

"Đó là sự thất bại quân sự lớn lao của Việt Cộng và Miền Bắc VN đã chứng minh chỗ rẽ chính trong sự quyết tâm của Hoa Kỳ. Nói theo kiểu quân đội đó là sự bại trận lớn lao của Giáp. Tuy nhiên, trên những màn ảnh truyền hình của Hoa Kỳ, Tết đã trở thành một cuộc chiến thắng của những người Cộng Sản." (Vietnam - Ian Beckett).

"Ông Jack Fern của đài NBC đưa ý kiến với vị chủ nhiệm chương trình của NBC, ông Robert Northfield, là làm một cuốn phim tài liệu trình chiếu về Tết rõ ràng là một cuộc chiến thắng không thể chối cãi của Hoa Kỳ.""Chúng ta không làm được," ông Northfield nói, "Tết đã được kiến lập trong đầu của quần chúng như là một sự bại trận". (Between Fact and Fiction - Edward J. Epstein)
"Khi Tướng Westmoreland công bố với quần chúng là cuộc Tổng Tấn Công Tết là sự thất trận lớn lao của Cộng Sản và là một sự thắng trận to lớn cho những lực lượng Đồng Minh, một sự kiện rõ ràng cho bất cứ ai xem sự kiện đó một cách bình thản, ông ta đã bị coi như là một thằng ngu tự lừa dối mình qua giới báo chí truyền thông." (Battles and Campaigns - Tom Carhart)
"Cuộc Tổng Tấn Công Tết đã là tai họa cho những kế hoạch của chúng tôi. Thật là một điều mỉa mai cho cuộc chiến Việt Nam là sự tuyên truyền của chúng tôi đã biến điều tai họa này thành một sự chiến thắngxuất sắc. Thật ra chúng tôi trả giá bằng nửa lực lượng trong vụ Tết. Sự tổn thất của chúng tôi quá to lớn đến nỗi chúng tôi đã không thể thay thế đủ với số tân binh mới." (Trương Như Tảng - Minister of Justice - Vietcong Provisional Revolution Government - The New York Review, Oct. 21, 1982)
"Sự xung đột giữa quân đội và đoàn báo chí Saigon đã là cuộc thử thách trong việc tranh luận về Chiến Lệnh (Order of Battle). Nhưng đài CBS đã không chịu thông dò thêm về sự xung đột đó - vì để làm điều đó, đài phải đưa ra những văn thư lưu trữ của mình trong thời kỳ đó, bao gồm cả việc những lời bình luận quan trọng của Walter Cronkites tuyên bố, sau vụ Tết, rằng sự chiến thắng của Hoa Kỳ khó có thể xẩy ra và một sự ngưng bắn phải được thương lượng." (A Matter of Honor - Don Kwit)
"Mặc đù đó là cuộc chiến thắng oanh liệt của Miền Nam VN và Hoa Kỳ, hầu như tất cả phóng sự của giới truyền thông cùng một chủ đề chung là chúng ta đã bị thua thảm khốc. Những tiếng trống khua thường xuyên của những câu chuyện không đúng này đã thuyết phục được hàng triệu người Mỹ là chúng ta đã thua trận lớn." (No more Vietnam - Richard Nixon)
"Huyền thoại được tạo ra (bởi giới truyền thông) rằng cuộc chiến này không thể thắng được, và điều đó đã ảnh hưởng rõ ràng đến quyết tâm của người Hoa Kỳ." (War in Peace - Sir Robert Thompson)

"Hiếm khi nào có một cuộc khủng hoảng báo chí hiện đại xẩy ra, nhớ lại, đã cách quá xa sự thật. Về cơ bản, những chủ đề ngự trị của lời nói và phim ảnh về Việt Nam đã cộng lại thành một hình ảnh bại trận cho Đồng Minh. Những sử gia, trái lại, đã kết luận là Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân kết cục là một thất trận nặng nề về cả hai mặt quân sự và chính trị cho Hà Nội ở Miền Nam Việt Nam. Để tạo nên một hình ảnh với một cuộc thất trận như vậy của bên này thành một sự bại trận của bên kia - trong một cuộc khủng hoảng ngoài nước - không thể tính như là một sự huy hoàng của giới báo chí Hoa Kỳ... và nó có thể xẩy ra như vậy nữa." (Big Story - 2 vols. - Peter Braestrup)

"Nếu có sự điều tra liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc điều tra nên về lý do tại sao sự tuyên truyền của kẻ địch lại trải khắp trên nước này, và tại sao kẻ địch lại có thể uốn nắn công chúng tới mức độ mà giới có học nhất trong dân chúng của chúng ta lại tin vào những luận điệu không thể nào tin được." (Final Report - Chief of Military History - U.S Government)
Khi nào cuộc điều tra này được bắt đầu? Trong bốn năm cuối cùng của cuộc chiến, nhiều mạng người đã mất, và sự bỏ rơi cuối cùng của Hoa Kỳ với dân chúng miền Nam Việt Nam, Lào và Căm Bốt, đã là cái giá phải trả cho hành động chiều theo sự thịnh nộ của phong trào "hoà bình" nơi học đường và giới tự do báo chí ở New York. Nước Mỹ, qua sự thiếu vắng một nền tảng đạo đức và sự trí thức ngụy biện của nền tự do học đường và những nhà báo đã chịu không nổi nỗ lực tuyên truyền thành công nhất từ xưa tới giờ trên thế giới. Làm cách nào mà giới học đường và giới truyền thông đã dối trá về Việt Nam là một chấn thương to lớn trong chuỗi kiện lịch sử Hoa Kỳ chưa bao giờ gặp.

(Xem tiếp phần IV)

Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh