Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 09, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần VIII)
NGUYỄN ƯỚC
Các bài liên quan:
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần IV)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần III)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần II)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần I)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần V)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần VI)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần VII)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần IX)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần X)
    KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ... (Phần XI)

KINH NGHIỆM TOÀN TRỊ TẠI TRUNG QUỐC (Phần VIII).

BÀI THỨ BẢY:KỸ-NGHỆ CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHÀ NƯỚC:
HUYỀN-THOẠI CÔNG TY LIÊN HIỆP TRUNG QUỐC
The Economist

Những chuyện rùng rợn và hiện thực hỗn độn.

Khi Hồ Cẩm Ðào, chủ tịch Trung Quốc, bay tới Mỹ vào tháng này thì sợi dây thương mại giữa hai nước lại ở cấp thấp. [Chuyến đi tháng 9 ấy bị hủy do hậu quả bão Katrina tại Mỹ. Cuối trung tuần tháng 11, George Bush, tổng thống Mỹ đã thăm Bắc Kinh – ghi chú của người dịch]. Bên cạnh những căng thẳng về tiền tệ và thặng dư mậu dịch của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ cùng việc đánh cắp tài sản trí tuệ, là mối quan tâm mới: sự bành trướng quốc tế đầy hiếu thắng của các công ty Trung Quốc.

Tại Washington, sự kiện CNOOC, một công ty sản xuất dầu hỏa của Hoa Lục, mua đối thủ của nó là Uncoal ở California với giá 18.5 tỉ Mỹ kim, được mô tả không như một giao dịch thương mại mà là một hành động được nhà nước hỗ trợ nhằm vồ chụp các tài sản có tính chiến lược của Hoa Kỳ. Cơ quan FBI vừa phóng ra bước đầu nhằm phơi bày công tác gián điệp của các du sinh và doanh gia Trung Quốc viếng thăm nước Mỹ.

Và tại Quốc hội, Richard D’Amato, dân biểu thuộc đảng Dân chủ, Chủ tịch Ủy ban Duyệt Xét Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, lớn tiếng quan ngại rằng các công ty Trung Quốc lên danh mục cổ phần ở Mỹ đều đang hút tiền của Mỹ sang “bong bóng Trung Quốc”. Không chỉ một mình Hoa Kỳ có quan tâm ấy. Có tin cơ quan an ninh của Ấn Ðộ cũng đang cân nhắc việc hạn chế sự bành trướng tại Ấn của Huawei, công ty chế tạo thiết bị viễn thông của Trung Quốc, vì những quan hệ quân sự đáng ngờ của nó.

Những kẻ loan tin gây hoảng sợ và có thật khẳng định rằng nhà nước Trung Quốc là thực thể độc nhất – và là một thực thể chuyên chú - với một kế hoạch bậc thầy nhằm tái tranh thủ vị trí thích đáng của Trung Quốc tại tâm điểm của thế giới. Như thế, các công ty Trung Quốc chỉ là công cụ của chính sách bành trướng và được giới lãnh đạo Bắc Kinh làm cho sinh sôi nảy nở. Huyền ảo hơn nữa là, vì không thể nào lần ra nổi ai là người có quyền làm chủ trong hầu hết các công ty của Trung Quốc nên có những nỗi sợ hãi rằng người nước ngoài không thể biết chắc họ đang bán cho ai. Khi người làm chủ có thẩm quyền tối hậu có thể là một nhà nước cộng sản thì thật đáng ngại.

Chính phủ Trung Quốc nhất định muốn tạo ra các công ty cạnh tranh toàn cầu, và nó đang có một số thúc đẩy liên quan tới các tài nguyên ở hải ngoại có tính an toàn chiến lược, như dầu hỏa và kim loại. Nhà nước Trung Quốc cũng muốn có ảnh hưởng sâu rộng lên việc kinh doanh. Nhưng cách thức hỗn độn mà quyền lực ấy đang dùng thì chỉ góp phần gây suy nhược chứ không gây sức mạnh cho các công ty Trung Quốc.

George Gilboy, giáo sư Học viện Kỹ thuật ở Massachusetts, và cho tới gần đây là người đứng đầu về chiến lược của Shell tại Trung Quốc đã cãi lại rằng: “Người ta không thể lập luận một cách đáng tin cậy rằng liên hiệp công ty Trung Quốc có khả năng tiến hành một Cuộc Trường Chinh có tính phối hợp tại hải ngoại. Nó hiện thậm chí còn không có khả năng quản trị việc đó tại quốc nội.”

Sau hai thập niên cải cách và tư nhân hóa, chỉ còn khoảng một phần ba nền kinh tế của Trung Quốc bị chính phủ kiểm soát trực tiếp qua các công ty quốc doanh. Nhưng các công ty ấy tập trung chủ yếu vào lãnh vực quốc phòng và dịch vụ công cộng. Trong khi các công ty lớn nhất, cấp quốc gia, công khai yết giá các công ty chi nhánh của mình trên thị trường chứng khoán quốc tế, thì chính phủ vẫn bảo lưu quyền làm chủ tối hậu – và đó là một trong những nguyên cớ phản đối chống lại CNOOC. Khoảng 190 công ty quốc doanh hàng đầu vẫn chịu sự kiểm soát trực tiếp của Ủy ban Nhà nước Quản trị và Giám sát Tài sản (UBNNQT&GSTS) – được thành lập năm 2003 để tái cấu trúc các công ty thường suy kiệt ấy.

Nhưng nhóm công ty được ưu tiên chọn lựa này thậm chí cũng không chỉ bị hướng dẫn bởi một bàn tay kiểm soát độc nhất. Ðan cử về viễn thông: quyết định mới nhất của Trung Quốc thả nổi khu vực ấy và phân tán độc quyền của nhà nước thành 4 công ty cạnh tranh – hai thuộc đường dây cố định (China Telecom và China Netcom) và hai thuộc di động (China Mobile và China Unicom) – đã được tán thưởng rộng rãi. Nó biến Trung Quốc thành một thị trường lớn rộng nhất thế giới và tạo lợi nhuận bổ béo cho những kẻ điều khiển.

Tuy thế, các nhà thư lại ở Bắc Kinh lúc này đang hăm dọa hủy bỏ công tác tốt lành ấy. Run sợ trước sự gia tăng các dịch vụ mới và cuộc chiến giá cả, họ vừa mới ép buộc các chủ nhân của 4 công ty trên đảm trách công việc của nhau nhằm làm nãn lòng cạnh tranh, trước sự kinh ngạc của một số giám đốc độc lập.

Lại nổ ra cuộc đánh giáp lá cà giữa các nhà thư lại với các nghị trình có tính cạnh tranh, và lặp đi lặp lại nhiều lần trên khắp cảnh quang kỹ nghệ của Trung Quốc. Nó làm cho sự sống trong kỹ nghệ điện lực thành ra rất khó khăn, khiến một số nhà đầu tư nước ngoài kinh tởm bỏ đi, gây ra tình trạng thiếu điện.

Các nhà đầu tư hải ngoại đều bị mụ mị không thua gì nhau trong lãnh vực truyền thông, nơi những công ty liên doanh được hứa hẹn suốt hai năm qua nay thình lình bị loại khỏi nghị trình. Công ty thiết bị truyền thông SARFT vốn trông coi và kiểm tra những kẻ điều khiển việc truyền hình bằng dây cáp, đang chiến đấu với MII, một công ty thiết bị viễn thông, để ngăn chận các công ty điều hành viễn thông khỏi phóng ra các dịch vụ truyền hình cạnh tranh qua internet. Rồi SARFT bỗng dưng có được con dấu cuối cùng trong bốn con dấu cần thiết để sở hữu tấm giấy phép về một kỹ nghệ mà có thể đã què quặt trước khi chào đời.

Những trận chiến giữa các chi nhánh cạnh tranh nhau của chính phủ trung ương bị phủ màng bởi những đấu đá giữa chính quyền trung ương và các quan chức địa phương, những kẻ muốn bảo vệ công việc của mình khuất trong sân sau nhà mình. Trong một xứ sở có câu châm ngôn “đồi thì cao còn vua thì xa lắc” thì các sắc lệnh của Bắc Kinh thường bị bỏ rơi như thông lệ.

Tương phản với Nhật Bản là sự rõ nét. Chính phủ Nhật kiểm soát trực tiếp các công ty ít hơn, nhưng các quan chức Nhật phối trí sự phát triển nội địa trước khi dành riêng các khu vực cho sự bành trướng ở hải ngoại. Trong khi ấy, bộ máy thư lại của Trung Quốc vừa trực tiếp đảm trách kinh tế quốc gia nhiều hơn vừa bị xâu xé bởi các cuộc đấu đá phe phái nội bộ.

Bất hạnh thay, hậu quả sự hỗn độn đó cũng gây thương tổn cho cái hai phần ba hứa hẹn nhất của nền kinh tế đang nằm trong bàn tay tư nhân. Các công ty tư doanh thường bị chịu ơn các ngân hàng nhà nước vì vấn đề vốn liếng và các quan chức địa phương vì vấn đề ưu đãi và hợp đồng. Vì các công ty tư doanh mãi tới năm 1988 mới được thừa nhận nên những doanh gia tiên phong mạo hiểm ấy phải mang các nhà đầu tư nhà nước vào ban quản trị như một sự bảo hộ chính trị và trở thành cái gọi là những công ty “mũ đỏ”.

Yasheng Huang, giáo sư tại MIT, nói rằng kết quả của chúng có thể là tai họa: Thoạt đầu, các cổ phần viên quan chức chính quyền ấy có thể thụ động nhưng một khi công ty thắng lợi thì họ nhúng tay vào. Vô số công ty ở Trung Quốc lâm cảnh khánh kiệt hoặc không lớn mạnh nổi vì chính quyền địa phương quyết định hành xử những yêu sách pháp lý về quyền làm chủ.

Ðan cử Kelon, công ty làm tủ lạnh, đang bên bờ sụp đổ sau một vụ tai tiếng về biển thủ. Nó từng có thời là công ty tốt nhất của Trung Quốc. Với sự giúp đỡ của chính quyền một thị trấn nhỏ xíu trong huyện San Ðầu (Shunde), những người thành lập nó là Pan Ning và Wang Gusdan đã biến nó từ một công ty làm tủ lạnh mà vào năm 1984 chỉ lớn ở cấp 42, trong vòng sáu năm, thành một công ty lớn nhất Trung Quốc.

Ðặt trọng tâm vào việc quản trị và khả năng tiếp thị (người Trung Quốc bày tủ lạnh nơi phòng khách để gây ấn tượng cho khách khứa, vì thế Kelon tạo ra những mẫu mã thanh nhã nhất), đưa tới việc lên danh mục giao dịch ở Hongkong và nhận được các giải thưởng quốc tế. Thế nhưng vào cuối thập niên 1990, chính quyền tỉnh Quảng Ðông cưỡng bách Kelon phải mua với giá cắt cổ một công ty quốc doanh sản xuất máy điều hòa không khí đang thua lỗ. Vì cả ông Pan lẫn Wang đều đã không chuyển giao quyền làm chủ cho Hongkong nên các quan chức Quảng Ðông ép buộc được các cổ phần viên ở San Ðầu sa thải cả hai và chỉ định một viên chức thư lại thay thế họ. Rồi viên chức đó nhanh chóng làm tan nát công ty.

Thật đáng lo ngại là hiện nay, điều tương tự như thế có thể đang đe dọa Haier, công ty làm đồ điện gia dụng hàng đầu của Trung Quốc mà mới đây đã thua trong cuộc bán đấu giá cho Maytag, một đối thủ Mỹ. Ðặt cơ sở tại Thanh Ðảo và được ngưỡng mộ khắp thế giới vì hiệu năng và sự cách tân của mình, Haier là sự sáng tạo của Zhang Ruimin, doanh gia tiên phong mạo hiểm nổi tiếng nhất Trung Quốc, kẻ đã biến đổi một công ty từng ù lì tới độ công nhân thường tiểu tiện trên sàn của xí nghiệp.

Tuy thế, ông Zhang vừa thua trong cuộc chiến đấu lâu dài nhằm thưởng các quản trị viên của mình bằng những cổ phần lên danh mục qua ngả Hongkong. Cuối năm qua, UBNNQT&GSTS phán quyết rằng quyền làm chủ của Haier là chính quyền Thanh Ðảo và rằng cấm thưởng bằng cổ phần trong việc quản trị các công ty quốc doanh lớn. Hãy so sánh việc ấy với việc Legend (nay là Lenovo), từng mua doanh nghiệp máy điện toán của IBM, đã thoát được ảnh hưởng của nhà nước và làm ăn phát đạt.

Là một công ty “mũ đỏ”, nguyên thủy nó bị cấm bán máy điện toán cá nhân ở Trung Quốc nên phải dời sang Hongkong để xuất khẩu, thành lập liên doanh và đạt được việc lên danh mục cổ phiếu ở Hongkong. Cho dù nó quay trở lại Trung Quốc để sản xuất nhưng sản phẩm và các phương tiện nghiên cứu của nó được đăng ký như là những công ty phụ thuộc tại Hongkong chứ không với Legend ở Trung Quốc, và hiện nó đang làm cho ngày càng giảm thiểu số cổ phần mà chủ nhân là bảo trợ của nhà nước. Ông Huang của MIT tranh cãi rằng: Về Legend thì chẳng có chút gì là nội địa, trừ quốc tịch của các quản trị viên. Nó là đồ ngoại tại Trung Quốc, như GE.” [General Electronics].

Lý do khiến hãi hùng

Các nỗi sợ hãi ở nước ngoài về sự bành trướng của các công ty Trung Quốc thường bị pha trộn với sự mờ ám trong quyền làm chủ chúng. Ðan cử Huawei, công ty viễn thông có tính toàn cầu nhất so với bất cứ công ty nào của Trung Quốc, và nó cũng thuộc hàng ngũ các công ty ít minh bạch nhất. Dù về mặt kỹ thuật, nó là tư doanh.

Có thể nói chủ nhân các cổ phần của nó là những khách hàng viễn thông cấp nhà nước địa phương. Nó cũng có hạn ngạch tín dụng 10 tỉ vay của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc vốn nổi tiếng cho vay mượn để hỗ trợ chính sách của nhà nước. Người thành lập công ty, Ren Zhengfei, là một cựu sĩ quan của Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Nhưng thực tế, Huawei có thể bị suy yếu vì việc người ta không biết ai là kẻ điều khiển nó. Nó lớn mạnh lẹ làng trong một thị trường đang bùng nổ nhưng sự bất minh trong quyền làm chủ có nghĩa là nó không thể dễ dàng lên danh mục thị trường chứng khoán, cũng như không thể thưởng nhân viên bằng cách tặng cổ phần. Nó cũng thể gặp trở ngại trong việc bành trướng ở hải ngoại - giống như cuộc trả giá bị đồn đãi về công ty Marconi của Anh - vì những người nước ngoài có tiềm năng đối tác sẽ cảnh giác đối với một công ty có cấu trúc mù mờ về quyền làm chủ như thế.

Nỗi sợ hãi rằng các công ty Trung Quốc đang hành động như là vũ khí thương mại của một nhà nước theo chủ nghĩa bành trướng như thế, bị cột buộc vào một hiện thực phức tạp và vô trật tự. Lý do thật sự khiến sợ hãi việc bành trướng của Trung Quốc ở hải ngoại thì hoàn toàn khác.

Vì các công ty Trung Quốc lớn lên trong một môi trường kinh doanh phi lý và hỗn độn nên chúng có thể xuất khẩu nhiều thói quen rất xấu. Như ông Gilboy diễn tả: “Khi các công ty của người Nhật mua các công ty Mỹ, họ hầu hết làm cho chúng tốt đẹp hơn. Nếu người Trung Quốc điều khiển các công ty ngoại quốc theo kiểu họ đang làm tại quê nhà: lèo lái cho giá cả xuống thấp, du di vốn liếng và đa dạng hóa quá mức, thì đích thật đó là cái đáng hãi hùng.”

Nguồn: Chinese industry and the state: The myth of China Inc. Tạp chí Economist
September 3rd-9th 2005, Volume 376, Number 8442, tt 53-4, không ghi tên tác giả.


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh