Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 18, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN TRANH LẠNH CHÂU Á
BAN ĐIỀU HÀNH
Các bài liên quan:
    THE UNITED STATES AND CHINA DURING THE COLD WAR
    LỰC LƯỢNG CỰC HỮU VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA NGA Ở KRYM
    PUTIN BỊ VÂY HÃM: LIỆU CÓ XẢY RA MỘT CUỘC CÁCH MẠNG MÀU HAY KHÔNG?
    TỪ “CHIẾN TRẠNH LẠNH” ĐẾN “CHIẾN TRANH MÁT” (Nguyễn Hưng Quốc)
    A COLD WAR IN THE EAST CHINA SEA?
    CHIẾN TRANH LẠNH Ở BIỂN HOA ĐÔNG?
    BIỂN ĐÔNG: TRỞ LẠI CHIẾN TRANH LẠNH VÀ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC?

 

(THE ASIAN COLD WAR)
By Michael Auslin - Trần Ngọc Cư dịch

Oct. 4, 2012

Cuộc cãi vã về biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản không phải chỉ là một xung đột về vài hòn đảo không có người ở. Và cuộc tranh chấp này sẽ không chấm dứt nhanh chóng.

 

 

Cuộc tranh chấp đang sôi sục về một cấu hình đá nằm xa xôi trong biển Hoa Đông, được người Nhật gọi là Đảo Senkaku và người Trung Quốc gọi là Đảo Điếu Ngư, không phải chỉ là một cuộc cãi vã ngoại giao giữa hai trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nó đã bóc đi cái vỏ ngoài mong manh của sự hợp tác giữa hai anh khổng lồ châu Á, một tinh thần hợp tác mà hầu hết các nhà quan sát tưởng rằng đã đến độ chín muồi khi hai nước ngày càng gắn bó nhau về mặt kinh tế. Nó cũng nhắc nhở rằng những tranh chấp lãnh thổ tại châu Á vẫn còn gay gắt và rằng giữa các nước mà vết thương của các cuộc xung đột trước đây chưa lành hẳn thì ít có sự tin cậy lẫn nhau. Mặc dù khả năng xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku là không đáng kể, nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay báo hiệu một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài nhiều năm tới, nếu không nói nhiều thập kỷ tới. Hậu quả sẽ là một châu Á bị chia ra từng mảnh, không khắc phục được gánh nặng hành trang của dĩ vãng, một châu Á trong đó bóng ma của các cuộc xung đột tình cờ vẫn luôn luôn ẩn hiện.

Đây không phải là tình hình mà cặp bài trùng quan trọng nhất châu Á muốn thấy diễn ra. Có lẽ ngay cả lãnh đạo của cả hai nước đã không hiểu hết sự kiện này: hai cường quốc đã trở nên lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế hơn bao giờ cả kể từ khi Trung Quốc lao vào tiến trình tự do hóa thị trường và giai đoạn cải tổ trong những năm cuối của thập niên 1970. Đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc đã lên đến 6,5 tỉ Mỹ kim trong năm 2005, bất chấp quan hệ ngoại giao tồi tệ lúc bấy giờ giữa hai nước, khiến một viên chức cao cấp của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản phải nhìn nhận rằng quan hệ kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc đủ bức thiết và trưởng thành để vượt qua các xung đột thỉnh thoảng lại bộc phát.

Thái độ lạc quan này cũng chính là sự hí hửng đã khiến nhà chính trị và ký giả Anh Norman Angell tuyên bố năm 1909 rằng sự hội nhập kinh tế giữa các nước châu Âu đã phát triển đến mức độ đảm bảo rằng chiến tranh giữa họ là không thể xảy ra. Chỉ 5 năm sau, lịch sử đã chứng minh rằng Angell sai lầm một cách thê thảm. Do đó, sự lạc quan của viên chức thương mại Nhật Bản từ năm 2005 cũng phải được nhìn tương tự, dưới một quan điểm tỉnh táo hơn, tiếp theo sau những cuộc biểu tình bài Nhật đông đảo và trở thành bạo động đến nỗi Chính phủ Trung Quốc phải ra lệnh cấm. Mối nguy ở đây rõ ràng là, chính trị sẽ đè bẹp kinh tế trong cuộc chiến tranh lạnh châu Á mới mẻ này.

Những âm vang từ cuộc va chạm gần đây nhất về quần đảo Senkaku tiếp tục lan rộng. Kể từ khi chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố vào tháng Chín là họ sẽ mua 3 trong 5 hòn đảo từ một tư nhân Nhật Bản, những cuộc biểu tình bài Nhật đã làm chấn động Trung Quốc. Tình hình nguy hiểm đến mức đã khiến cho hai hãng Honda và Toyota phải ngưng hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, và chuỗi cửa hàng thuộc Tập đoàn Aeon của Nhật phải đóng cửa. (Ba công ty vừa nói đã hoạt động trở lại.) Hãng hàng không Nippon Airways đã công bố vào cuối tháng Chín rằng 40.000 chỗ ngồi trên các chuyến bay Trung Quốc-Nhật Bản đã bị hũy bỏ, mặc dù ngày Quốc khánh Trung Quốc thường lôi cuốn hàng ngàn du khách sang thăm viếng Nhật Bản.

Vào thời điểm mà các hậu quả kinh tế đã trở nên hiển nhiên và khi các nhà bình luận Trung Quốc đang công khai kêu gọi chiến tranh với Nhật Bản, Thủ tướng Noda đã leo thang trong các tuyên bố của mình, công khai bác bỏ luôn ý niệm tương nhượng (compromise) sau khi Dương Thiết Trì, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố các đảo đang tranh chấp là “lãnh thổ thiêng liêng” của Trung Quốc. Cuộc khẩu chiến có lúc tưởng chừng có thể trở thành một cuộc chiến bằng súng đạn, khi 70 tàu tuần dương của cả hai nước đối đầu căng thẳng trong lãnh hải gần quần đảo Senkaku.

Cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ thêm bao nhiêu nữa và hai bên sẽ làm gì để giảm bớt căng thẳng? Hiện nay đã có những dấu hiệu cho thấy lãnh đạo của hai nước đang tìm cách làm nguội tình hình. Vào ngày 1 tháng Mười, Noda đã cải tổ nội các của ông, trong đó có việc bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Makiko Tanaka, một người có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, vào một chức vụ trong Chính phủ. Về phần mình, giới lãnh đạo Trung Quốc có vẻ đang tìm cách ngăn chặn các cuộc biểu tình bài Nhật công khai.

Nhưng ngay cả khi hai bên đều lên giọng cứng rắn, vào tuần trước Noda đã đi ra ngoài thông lệ của cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thủ tướng Nhật đã thẳng thừng cảnh báo Bắc Kinh rằng Trung Quốc sẽ mất mát nhiều hơn Nhật Bản trong việc tiếp tục xung đột hay dấn thân vào một cuộc chiến tranh. Noda còn tiên đoán rằng giới đầu tư nước ngoài sẽ xa lánh Trung Quốc, một nước được coi là một hiểm hoạ quốc tế, chuyên hà hiếp các quốc gia láng giềng. Bản tuyên bố của Noda được đưa ra tiếp theo sau 9 tháng liền, trong vòng 10 tháng, đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục suy giảm, làm tăm tối thêm một bức tranh kinh tế vốn đã ảm đạm.

Lời đe dọa của Noda có lẽ đã tạo đủ lý cớ cho giới lãnh đạo Bắc Kinh tìm cách xuống thang lập trường cứng rắn mà họ đã theo đuổi trước đây về quần đảo Senkaku. Với cuộc chuyển giao quyền lực vào tháng Mười một, vốn đã bị chao đảo nghiêm trọng do việc khai trừ ra khỏi Đảng cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và việc người kế vị Chủ tịch nước Tập Cận Bình vắng bóng vào đầu tháng Chín, giới lãnh đạo Trung Quốc không còn muốn thấy thêm một tình trạng bấp bênh và bất ổn nào nữa. Việc sử dụng Nhật Bản như một con ngoáo ộp để nhen nhúm ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa và xả xì những dồn nén bất mãn trong nước là một chiến thuật lâu đời của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhưng cuộc khủng hoảng đối ngoại hiện nay đã cho thấy rằng thủ đoạn này có thể gây ra một phản ứng dây chuyền có khả năng vượt ra ngoài vòng kiểm soát.

Cho đến nay, vẫn chưa có tổn thất nhân mạng trong vùng biển gần quần đảo Sankaku hay trên đường phố Bắc Kinh. Nhưng nếu có một tử vong, hay do một tính toán sai lầm nào đó, thì cuộc khủng hoảng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, đưa hai nền kinh tế lớn thứ nhì và thứ ba thế giới vào một cuộc xung đột thực sự. Điều này sẽ gây tổn thất to lớn cho cả hai nền kinh tế, làm mất ổn định thị trường thế giới, đồng thời buộc Mỹ phải đặt mình vào những lựa chọn cực kỳ khó khăn, là liệu có nên tôn trọng hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Nhật Bản và đặt mọi quan hệ với Trung Quốc trước nguy cơ hay không. Nhưng cho dù không có sự can thiệp của Mỹ đi nữa, thì sự kiện Trung Quốc có nhiều tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng cũng làm cho Bắc Kinh khó rêu rao rằng mình chỉ là một nạn nhân, chịu nhiều thiệt thòi.

Như vậy, đối với mọi quan sát viên bên ngoài, rõ ràng là, một cuộc xung đột vũ trang về vài hòn đảo nhỏ không có dân cư, dù có vi trí chiến lược đi nữa, sẽ không nằm trong lợi ích tốt nhất của Trung Quốc. Nhưng đối với giới lãnh đạo đang bị cô lập của Trung Quốc, phải kinh qua những biến động trong mấy tuần qua, họ mới thấy rõ được vấn đề. Ngay từ khi vừa bước ra khỏi mấy tháng tranh chấp lãnh thổ tại biển Nam Trung Hoa/ biển Đông Việt Nam, đáng lẽ Bắc Kinh có thể chơi một nước cờ cao với Tokyo, bằng cách đưa ra một nghĩa cử cao đẹp nhằm duy trì ổn định tại châu Á và tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận nguyên trạng (the status quo) và không còn phản đối quyền kiểm soát hành chánh của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku. Nhưng liệu điều này có phải là một ước mơ hảo huyền hay không, thì lại còn tùy thuộc vào hai yếu tố mà những kẻ ở ngoài hành lang quyền lực của Trung Nam Hải không thể nào biết được: đó là, khả năng tính toán của giới lãnh đạo Trung Quốc là như thế nào, và liệu họ đang bị con cọp dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc cỡi trên lưng mình hay chính họ đang cỡi trên lung con cọp đó.

Dù giới lãnh đạo TQ chọn đường lối nào đi nữa, họ vẫn tiếp tục tin rằng họ bị vu khống và rằng Nhật Bản đã gây ra cuộc khủng hoảng này bằng cách đơn phương thay đổi tình trạng của quần đảo. Nhật quyết đoán rằng 40 năm kiểm soát hành chính của mình đã giản dị phản ánh quyền sở hữu chính đáng trên quần đảo Sankaku, một chủ quyền đã kéo dài từ một thế kỷ nay. Chiến tranh bằng súng đạn dù có thể sẽ tránh được, nhưng cuộc chiến tranh lạnh giữa Bắc Kinh và Tokyo đã trở thành hiện thực và đang diễn ra trước mắt mọi người. Dù cuộc khủng hoảng hiện nay được giải quyết bằng cách nào đi nữa, một điều gần như chắc chắn là, quan hệ giữa hai nước chỉ có thể trở nên lạnh nhạt hơn theo với thời gian mà thôi.

Michael Auslin

Tiến sĩ Michael Auslin là một học giả nghiên cứu châu Á và an ninh tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington và là người phụ trách chuyên mục cho wsj.com (Wall Street Journal).


THE ASIAN COLD WAR
By Michael Auslin
Foreign Policy
Oct. 4, 2012

China and Japan's island spat is much more than a battle over a bunch of uninhabited rocks. And it won't be ending anytime soon.

The roiling dispute over a remote set of rocks in the East China Sea, known to the Japanese as the Senkaku Islands and to the Chinese as the Diaoyus, is more than a mere diplomatic spat between two of the world's largest economies. It has stripped away the thin veneer of cooperation between the two Asian giants that most observers assumed would ripen as the two countries became increasingly economically intertwined. It also serves as yet another reminder of just how potent territorial disputes remain in Asia and how little trust there is between countries where the wounds of previous conflicts are still fresh. Although the probability of actual conflict between China and Japan over the Senkakus is negligible, the current crisis is the herald of a new cold war that will persist for years, if not decades. The result will be an Asia that remains fragmented, unable to overcome the baggage of the past, and one in which the specter of accidental conflict is ever present.

This is not how Asia's most important tandem was supposed to turn out. Perhaps even without the conscious understanding of both countries' leaders, the two became ever more economically interdependent once China embarked on its market liberalization and reform period in the late 1970s. Japanese investment in China reached $6.5 billion in 2005, despite poor diplomatic relations, leading a senior official of the Japan External Trade Organization to claim that Japan and China's economic relationship is sufficiently compelling and mature to overcome occasional political flare-ups.

Such optimism is the same that propelled English politician and journalist Norman Angell to claim in 1909 that economic integration among the European countries was such as to make war between them impossible. Angell was proved tragically wrong just five years later, and the Japanese trade official's confidence from 2005 must similarly be seen in a more sober light in the recent wake of massive anti-Japanese protests that grew so violent that the Chinese government had to shut them down. The danger, clearly, is that politics will trump economics in the new Asian cold war.

The reverberations from the latest clash over the Senkakus continue to widen. Ever since Japanese Prime Minister Yoshihiko Noda's government announced in September that it was buying three of the five islands from their private Japanese owner, anti-Japanese protests have rocked China. The danger was great enough to force Honda and Toyota to suspend manufacturing operations inside China, and the Aeon department store chain closed its stores. (The three companies have since resumed operations). All Nippon Airways announced in late September that 40,000 seats on China-Japan flights have been canceled, despite the upcoming Chinese holiday that usually draws thousands of tourists to Japan.

As the economic fallout became clearer and as Chinese commentators called openly for war with Japan, Noda doubled down on his rhetoric, publicly refusing to entertain the idea of compromise after Yang Jiechi, China's foreign minister, claimed the islands were "sacred territory." The war of words seemed for a while likely to become an actual shooting war, as up to 70 maritime patrol vessels and coast guard ships from both counties tensely confronted each other in the waters off the Senkakus.

How much worse will the crisis get, and what can be done to defuse tensions? There are tentative signs that leaders are trying to cool things down. On Oct. 1, Noda reshuffled his cabinet, giving a post to former Foreign Minister Makiko Tanaka, who has close ties with Beijing. The Chinese leadership, for its part, appears to be forestalling further public protests.

Yet even as each side continues to harden its rhetoric, Noda made a departure last week from the normal pattern of contentious dispute with China. The prime minister bluntly warned Beijing that it had more to lose than Japan from a continued conflict or war, and he prophesied that foreign investors would be scared away from a China that is seen as a bullying threat to its neighbors. The statement came on the heels of nine out of 10 months of decline in foreign direct investment in China, darkening an already dim economic picture.

Noda's threat might provide leaders in Beijing with an excuse to try to climb down from the position they've taken on the Senkakus. With the leadership transition scheduled for November already upended by the expulsion of Chongqing Communist Party boss Bo Xilai from the Chinese Communist Party and the mysterious disappearance of heir apparent Xi Jinping in early September, further uncertainty and instability is the last thing the leadership needs. Using Japan as a bogeyman to stoke nationalism and let off domestic steam is a time-honored tactic in China, yet the current crisis shows how it can cause a chain reaction that could prove uncontrollable.

So far, no lives have been lost in the waters off the Senkakus or on the streets of Beijing. Yet one casualty, or one miscalculation, and the crisis could indeed become far more serious, plunging the world's second- and third-largest economies into actual conflict. This would harm both economies, destabilize world markets, and force the United States into excruciatingly difficult choices over whether to uphold its mutual defense treaty with Japan and put at risk its entire relationship with China. Yet even absent intervention by the United States, China's numerous maritime disputes with neighbors make it harder to claim that it is the aggrieved party.

Thus, while it seems evident to all outside observers that a shooting war over uninhabited, if strategically placed, islets is not in China's best interests, it may have taken the events of the past few weeks to make this clear to China's beleaguered leadership. Fresh from months of territorial disputes in the South China Sea, Beijing could outmaneuver Tokyo by making a grand gesture for stability in Asia and announce it will accept the status quo and no longer protest Japan's administrative control over the islands. Whether that is a pipe dream or not depends on two factors unknowable to those outside the power corridors of Zhongnanhai: how calculating China's leaders actually are, and whether they are ridden by the tiger of Chinese nationalism or ride it themselves.

Whatever course China's leadership chooses, it will continue to believe itself to be wronged and that Japan precipitated this crisis by unilaterally trying to change the islands' status. Japan asserts that its 40 years of administrative control simply reflect its rightful ownership of the islands dating back a century. Shots may be avoided, but the cold war between Beijing and Tokyo is real and on display for all to see. However the current crisis gets resolved, it seems a safe bet that relations will only grow chillier with time.

Michael Auslin

 

 

Dr. Michael Auslin is Resident Scholar in Asian Studies at the American Enterprise Institute in Washington. He is an expert on security, economic, and political relations between Asia and the rest of the world. He also specializes on higher education in the United States and the role of liberal learning in personal development.
Dr. Auslin is the author of the award-winning Negotiating with Imperialism: The Unequal Treaties and the Culture of Japanese Diplomacy (2004) and Japan Society: Celebrating a Century, 1907-2007. He has completed the manuscript of a third book, entitled Pacific Cosmopolitans: The Cultural Encounter between Japan and the United States, 1850-2000. He is a contributor to newspapers including the Wall Street Journal and International Herald Tribune, and is interviewed regularly by American and Japanese media. In addition, he was the featured commentator in the 2004 PBS series Japan: Memoirs of a Secret Empire, for which he was also a script consultant.

* * *

Related story: please click here
More: English topic, please click here
Xem bài Liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net  


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh