Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 04, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VŨ KHÍ THỜI TIẾT HAARP.
LÊ CHÁNH THIÊM

 

 

Hệ thống antenna của HAARP


1. Dẫn nhập.

Trong vài thập niên qua, chính phủ Mỹ đã đặt nặng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực quân sự vì họ quan niệm quân sự có mạnh mới có thể hỗ trợ hữu hiệu các vấn đề khác như chính trị, ngoại giao, kinh tế. Ngoài biết bao nhiêu dự án đã được thí nghiệm thành công và đã đem ra áp dụng trên các chiến trường như các loại quân trang, quân dụng, các loại phi cơ, tàu chiến, hỏa tiễn… tân kỳ mà chúng ta đã biết qua những tin tức về các thứ đó được phổ biến. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có những loại vũ khí, quân dụng, những chương trình phục vụ cho chiến tranh còn giữ bí mật. Trong bài nầy, giới thiệu một trong những bí mật chưa phổ biến đó: “The High-Frequency Active Aural Research Program”: Chương trình nghiên cứu kích hoạt sóng cao tần, viết tắt là HAARP. Chúng ta đừng lẫn lộn với một chương trình khác có tên gần giống, đó là “Dự án HARP” (High Altitude Research Project), một dự án của Bộ Quốc Phòng Mỹ và Canada cùng chung thực hiện, trên căn bản, dùng các loại súng bắn rocket để phá hủy hỏa tiễn đối phương trong hệ thống phòng thủ chiến lược Bắc Mỹ. Trong đề tài nầy, chúng ta xem sơ lược về loại "vũ khí" bí mật nầy của chính phủ Mỹ, đã và đang áp dụng cho dù vẫn còn trong bí mật.
 

 


Hệ thống Radar SBX-1


2. Sơ lược, nguyên tắc và cách vận hành HAARP.

HAARP là một chương trình nghiên cứu phối hợp và điều hành của 4 tổ chức: Không Lực Mỹ (US Air Force), Hải Quân Mỹ (US Navy), Viện Đại Học Alaska (Alaska University), “Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cao cấp” (The Defense Advanced Research Projects Agency). HAARP là một phần của kế hoạch “Chiến tranh các vì sao” (Star Wars) nằm trong “Sáng kiến Phòng Thủ Chiến Lược” (Strategic Defence Initiative, SDI) của Hoa Kỳ, được đưa ra và thực hiện dưới thời tổng thống Ronald Reagan, một chiến lược “phòng thủ” bị nhiều nước chống đối, đứng đầu là Nga, mãi đến nay vẫn còn sử dụng hiệu quả.
 


Trạm antenna của HAARP


Những vũ khí của Kế hoạch “Hệ thống Phòng Thủ Chiến Lược” không những được Mỹ đặt trên đất Mỹ mà còn tại nhiều nơi khác thuộc các nước đồng minh với Mỹ. Các loại vũ khí thuộc chương trình nầy nhắm vào các nước “thù địch” hay các hướng mà địch quân có thể tấn công vào lục địa Mỹ hay các vị trí của quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ các quốc gia đồng minh. Ngoài ra, tùy theo các hiệp ước quân sự mà Mỹ ký với quốc gia khác hay tổ chức khác (chẳng hạn NATO), Mỹ có trách nhiệm bảo vệ các thành viên trong hiệp ước hay tổ chức đó, hệ thống phòng thủ nầy đảm trách giống như bảo vệ lãnh thổ Mỹ.

Trên căn bản, khi được vận hành, dự án HAARP có thể chế ngự khí hậu như: tạo ra những thay đổi thời tiết tại địa phương được chọn làm mục tiêu, có thể gây ra lũ lụt, giông bão, tạo nhiệt độ thật nóng hay thật lạnh và động đất. Căn cứ chính của chương trình nầy đặt trên một vùng đất của Không quân Mỹ, gần Gokona, tiểu-bang Alaska, Hoa Kỳ. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng đây là một hình thức xử dụng vũ khí tinh vi nhưng rất hiệu quả nếu vận hành suông sẻ, một loại vũ khí mà không phải nước nào cũng có thể chế tạo được. Mỹ đã điều hành dự án nầy vài thập niên qua, tuy không ai biết nó có làm “nên tích sự” gì không nhưng chắc chắn một điều là Mỹ không thể duy trì những hoạt động tốn kém mà không mang lại thành quả nào. Việc quyết định "ngân sách quốc phòng" hàng năm nằm trong tay ngành lập pháp (quốc hội), nếu không làm được việc, họ sẽ không thông qua ngân sách. Các “ông bà nghị” Mỹ không như là thứ “nghị gật” như “nghị Cộng” (Cộng Việt, Cộng Tàu hay Cộng Nga, Cộng nào cũng là Cộng), nơi mà lá phiếu không do dân tự ý muốn bầu mà do Đảng chỉ định và dân phải “bầu với 99% tổng số phiếu” trong các cuộc đầu phiếu.

HAARP là một trong những loại vũ khí tinh vi mới. Tại Gokona, nơi đặt hệ thống nầy, gồm một rừng hệ thống antenna cực mạnh với 48 cột antenna cao 22m, với dây nhợ chằng chịt như để phát sóng radio bình thường vào không trung, có thể “tạo ra những thay đổi có thể kiểm soát được trong tầng điện ly” của địa cầu. Hệ thống nầy tạo một sự thay đổi thời tiết theo ý muốn, là một tiến bộ của nhân loại, có thể làm thay đổi thiên-nhiên. Khi được hỏi về hệ thống antenna nầy, một chuyên viên cao cấp phụ trách khu vực này cho hay: "Đây là trạm phát sóng siêu mạnh và duy nhất trên thế giới".
 

 


Trung tâm điều khiển của HAARP


Tiến sĩ Rosalie Bertell, một khoa học gia, cho rằng "Các chuyên gia quân đội Mỹ đang làm việc trong những hệ thống thời tiết được xem là vũ khí tiềm năng". Còn tờ Times, khi đưa tin về cách vận hành của hệ thống nầy, đã viết: “Các phương pháp được sử dụng để kích hoạt nhiều thứ để tạo những cơn giông bão, khiến nước của các dòng sông bốc hơi để từ đó xuất hiện mưa, gây ngập lụt ở các mục tiêu trên trái đất mà Mỹ muốn”.

Chương trình HAARP, trên danh nghĩa là do quân đội Mỹ điều khiển nhưng thực chất là những chuyên viên chuyên môn, thực tế là một thứ vũ khí hoàn toàn mới. Một chuyên gia cho hay: “Đây là một cỗ máy quỷ quái, có khả năng sử dụng các hiện tượng thời tiết trong trường hợp có xung đột nổ ra”.

HAARP có thể áp dụng ở mọi nơi, mọi tình huống, từ trận chiến cho đến thành phố, các điểm nóng. Nếu có một tổ chức nào muốn nổi dậy chống chính quyền ở một vùng cách xa chính quyền trung ương, muốn quét sạch chúng, chỉ cần tạo ra một vòi rồng càn quét khu vực đồn trú của nhóm này ngay lập tức, mọi chuyện sẽ bị dập tắt ngay. Nếu có một hạm đội (hải quân), một không đoàn (không quân), một quân-đoàn (lục quân) của địch đang khống chế hay tấn công một đội quân nào đó của Hoa Kỳ, muốn giải nguy, đó là “chuyện dễ dàng”: chỉ cần một mệnh lệnh là có thể tạo ra một trận bão đủ mạnh theo ý muốn để đánh chìm hạm đội nọ, tạo những trận cuồng phong để xua đuổi những toán không quân kia, tạo một trận lụt để “trấn nước” toán bộ binh nọ. Còn nếu quân Mỹ giao tranh với địch trong thời gian dài, muốn chấm dứt, chỉ cần cung cấp cho quân nhân đang tham chiến loại quân phục đặc biệt rồi tạo ra một trận nóng khủng khiếp (như trận nóng ở châu Âu năm 2003) là đủ để binh lính đối phương “kéo cờ trắng”.
 

Chương trình HAARP đang nghiên cứu những thay đổi
ở tầng điện ly khi bị kích thích bằng tín hiệu
điện từ tần số cao.
Ảnh: Montalk.


Được biết sóng điện từ tần số thấp, khi dội về trái đất ở cường độ cao cũng có thể tác động đến não bộ con người, ảnh hưởng đến điện từ trường của trái đất, làm xáo trộn các hệ thống sinh thái của vùng bị tác động, ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu, nông nghiệp, chăn nuôi v.v... HAARP là một thứ “vũ khí” hết sức nguy hiểm, có thể thay đổi bộ mặt trái đất. Chương trình nầy bị các tổ-chức bảo vệ môi-trường ở Mỹ cũng như các nước khác phản đối. Những người đi đầu trong chiến dịch chống HAARP viện dẫn lý do, theo họ, rất quan trọng: “Là một công nghệ phát sóng radio siêu mạnh, HAARP có thể tập trung các tia sóng và làm thủng tầng điện ly của địa cầu”. Tầng điện ly hay tầng ozone, là tầng nằm trên cao trong bầu khí quyển, có nhiệm vụ bảo vệ trái đất.


 

Hệ thống antenna của HAARP trên vùng đất

hoang vu ở Alaska. Ảnh" Internet


Ngoài ra, chúng ta cần biết là HAARP còn bị các nước chống Mỹ khác như Pháp, Đức, và cả khối Cộng sản chỉ trích kịch liệt vì họ cho đây là một thứ “vũ khí tàn sát” nguy hiểm. Các nước khác không đủ tiền bạc để trang trải nhiều thứ chi phí, không đủ nhân viên giỏi điều hành nhất là “địa thế thiết kế” để có được một hệ thống khổng lồ như vậy. Đây cũng là điều dễ hiểu. Để phản hồi, một giới chức của tổ chức nầy đã nói:

-"Thật nực cười hết mức! Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu cải thiện truyền thông bằng sóng radio trên toàn hành tinh. Cũng giống như những chiếc radar bình thường, số antenna của chúng tôi phát sóng nhằm thử độ phản hồi của chúng lên khí quyển trái đất. Vậy thôi".

Cách mặt đất vài trăm kilô mét bầu khí quyển có một tầng điện ly có khả năng phản hồi lại các loại sóng (wave) phát từ mặt đất bay lên. Nhờ có tầng điện ly này, một chương trình phát thanh của một đài phát nào đó mới có thể bay tới các máy của từng gia đình. Những âm thanh đó phát lên không trung không bị mất là vì trong tầng điện ly có chứa nhiều điện tử tự do, một số loại sóng khi lên đây sẽ bị bức màn điện tử này ngăn lại và phản hồi lại trái đất. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều sóng cực cao phát lên tầng khí quyển sẽ làm các điện tử dao động mạnh sẽ làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Người ta nghi rằng loại sóng mà HAARP phát lên không trung mạnh gấp nhiều lần so với một trạm phát sóng FM thông thường. Ở giữa tầng điện ly (khoảng gần 300 km), nhiệt độ khoảng 1.4000C. Các nhà nghiên cúu của HAARP cho hay trung tâm phát sóng của họ “chỉ cần tập trung toàn bộ lượng sóng phát ra từ 48 cột antenna vào một khu vực nào đó trên tầng khí quyển đủ để nâng nhiệt độ tại đây lên thêm 500C trong một phút”. Đây là nguyên tắc hoạt động căn bản của HAARP để tạo những khác biệt mà họ cần. Những người chống lại dự án này cho rằng nếu nhiệt độ ở tầng điện ly đột ngột thay đổi cao như vậy có thể gây ra bão tố, hiện tượng vòi rồng, mưa gió và đủ loại thiên tai khác.
 


Những thay đổi được các nhà khoa học ghi nhận lại
khi HAARP hoạt động (ở phía trên) và tốc độ
gió của bão Ophelia (ở dưới).
Ảnh: Apollo.


Người ta đặt nhiều câu hỏi: “Mục đích thực sự của dự án này là gì? HAARP sẽ làm mưa tạo gió làm bão chỉ bằng một cái click con chuột của máy computer nếu không là “một thứ vũ khí môi trường cực kỳ lợi hại của Mỹ” thì họ thiết trí để làm gì?”. Các nhà khí tượng học đặt câu hỏi là “Tại sao HAARP không quan tâm nghiên cứu các tầng khí quyển khác mà chỉ chú ý vào tầng điện ly?”. Họ cho rằng người Mỹ biết các tầng khí quyển khác không có nhiều ảnh hưởng tới các hiện tượng thời tiết. Mối nguy hiểm to lớn khác của HAARP là gây nhiễu, phá sóng, đánh lừa đối phương bằng những hệ thống đặt tại Alaska. Người ta biết khi sóng phát ra từ Alaska nầy sẽ làm dao động mạnh các điện tử tự do trên tầng điện ly, bất kỳ một loại sóng nào khác phóng lên đây sẽ bị lệch hướng, bị phản hồi hoặc bị mất luôn. Việc nầy có nghĩa là Mỹ có thể làm “tê liệt mọi thông tin liên lạc của mọi nước khác, nếu muốn”. Trong khi 48 cột antenna đó phát sóng cao tầng, HAARP lại có thể phát ra loại sóng có tần số rất thấp để có thể lan truyền đi bất cứ nơi đâu, các giới chức Mỹ dễ dàng liên lạc được với các đơn vị quân đội Mỹ, trên đất, trên biển hay trong lòng đại dương. Như vậy, Mỹ có thể khống chế mọi hoạt động của đối phương ở bất cứ khu vực nào họ muốn còn các hoạt động của Mỹ vẫn bình thường. Điều nầy làm dấy lên làn sóng nghi ngờ việc Mỹ đã và đang nghiên cứu, thí nghiệm một loại vũ khí mới bí mật.

Vào năm 1990, tại một căn cứ không quân Mỹ, Tiến sĩ Kenis Edward và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu phát triển "cải cách vũ khí" bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu vũ khí “phản vật chất”. Gần đây, chính ông Edward tiết lộ loại vũ khí mới này có uy lực vượt xa bom nguyên tử - chỉ cần vài gram sẽ có thể hủy diệt cả trái đất, khiến người ta kinh ngạc và lo lắng. Trước đó, người ta nhắc đến 3 vụ nổ bí mật, mà vụ nổ xảy ra lúc 22h ngày 29/4/1984 tại Alaska là vụ nổ sau cùng. Lúc đó có một phi cơ dân sự Nhật trên đường bay hướng đến Alaska, phi công thấy bầu trời phía trước có một "đụn mây hình nấm" rất nhanh khuếch tán ra xung quanh; phi công của 3 chiếc máy bay khác trên cùng đường bay sau đó cũng nhìn thấy hiện tượng lạ này. Sau khi cả 4 chiếc máy bay này hạ cánh và báo cáo cho Trung Tâm Kiểm soát Không Lưu biết, các phi hành đoàn và thân các máy bay đều được kiểm soát thật kỹ, đã không phát hiện thấy bất kỳ dấu tích nhiễm phóng xạ nào. Như vậy, đây không phải là cuộc thử hạt nhân. Hai năm sau, khi giới khoa học được biết có những nghiên cứu được hé lộ với tên gọi là “những thí nghiệm về phản vật chất”, người ta mới lên tiếng nghi ngờ rằng 3 vụ nổ trên có thể là kết quả của các cuộc thử nghiệm “bom phản vật chất". Tuy nhiên, phía Mỹ vẫn im lặng, không cho biết ý kiến gì.
 


Cách thức vận hành của HAARP để tạo mây mưa.


Từ lâu, người ta nghi ngờ Mỹ có nhiều hoạt động bí mật nhưng nếu không có bằng chứng hiễn nhiên thì họ vẫn không lên tiếng nhận trách nhiệm. Chẳng hạn vụ thứ nhất, nếu không có vụ chiếc do thám cơ U-2 bị rớt trên đất Nga vào ngày 1-5-1960 và phi công Francis Gary Powers bị bắt rồi cung khai tất cả thì người Mỹ vẫn cứ chối phăng là “chẳng do thám Nga bao giờ” cho dù trong 4 năm trước đó, đã có hàng trăm chuyến bay như thế để Mỹ có hàng núi tin tức, phim ảnh, băng từ,… về nước CS đầu sỏ Nga (1). Vụ điển hình thứ hai là cơ quan “nghe lén nhìn trộm” Echelon, vẫn theo nguyên tắc cố hữu, cứ chối phăng tội do thám cho đến khi bị lộ. William M. Martin và Bernon F. Mitchell là 2 nhân viên của Echelon đã trốn qua Nga và công khai tất cả các hoạt động của hệ thống do thám vĩ đại nầy. Cho dù bị lộ mặt nhưng tổ chức nầy vẫn còn nguyên vẹn, đến nay, họ vẫn theo dõi hầu như trọn bộ các tin tức trao đổi nhau trên toàn cầu, từ điện thoại có dây, cellular phone, máy Fax, hệ-thống điện báo telegram hay bất cứ phương-tiện truyền tin hữu-tuyến hoặc vô-tuyến nào vì… chẳng ai làm gì được họ, có chăng cũng chỉ là lời tố cáo vu vơ cho hả hơi…tức mà thôi (2). Từ đó, dự án HAARP không tránh khỏi nghi ngờ: “có hoạt động bí mật gì hơn nữa”, cho dù Mỹ chỉ cần dùng hệ thống antenna của họ cũng đủ làm cho đối phương điên đảo, làm cho trái đất thay đổi thời tiết, làm xáo trộn môi trường sinh thái hay những hậu quả khác chưa lường trước được.

3. Lời kết.

Chúng ta biết, đối với Mỹ, bất cứ loại vũ khí, phi cơ, tàu chiến, chương trình nghiên cứu, thí nghiệm, v.v… nào cho dù đã được đem ra áp dụng, vẫn còn xem như đó là những thí nghiệm, vẫn được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi… để đi đến hoàn chỉnh. Với chương trình HAARP, các chuyên gia Mỹ không ngừng cải tiến, vì đây là một trong những kế hoạch có thể mang lại kết quả hữu hiệu mà không có quốc gia nào làm nổi bởi nhiều lý do mà hai điều quan trọng hơn cả đó là tiền của và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thiện nghệ.

 

Tưởng cũng cần nên biết thêm, Mỹ nhiều lần đã sử dụng loại vũ khí này trong vòng bí mật, ở mức độ thấp, xem như là lần thí nghiệm. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thí nghiệm “vũ khí thời tiết” nầy nhắm phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh và tiêu diệt Cộng quân đưa quân vào Nam bằng đường mòn nầy. Những năm 1965, 1966, quân đội Mỹ đã gây ra những trận mưa lũ bằng cách bắn lên các đám mây những chất hoá học mà các tinh thể của nó giống như tinh thể của băng đá. Khi những tinh thể này được bắn vào mây có thể kích thích để thành các hạt nước lớn, gây nên mưa, nhiều đám mưa gây nên lũ lụt để gây khó khăn cho Việt Cộng chuyển quân cũng như phá hỏng đường mòn huyết mạch của Bắc quân vận chuyển quân trang quân dụng và bổ sung lính vào để xâm lược miền Nam (3).
 


Con người sẽ có thể điều khiển thời tiết
trong tương lai.
Ảnh minh họa.


Trong một báo cáo đã gây sửng sốt giới khoa học thế giới vào năm 1996, tiết lộ không lực Mỹ từng "có ý định" tạo ra những trận cuồng phong nhằm xua đuổi hạm đội của đối phương trước đó khoảng 20 năm. Từ tiết lộ đó, người ta cho rằng HAARP tuy nằm trong “dự án phòng thủ” nhưng nó cũng là “vũ khí tấn công” hết sức nguy hiểm của quân đội Mỹ. Nếu không phải vậy thì làm sao các nhà khoa học Pháp dám tố cáo: “Rất có thể HAARP là một thứ vũ khí môi trường cực kỳ lợi hại của Mỹ và lịch sử đã chứng minh những lần sử dụng vũ khí nầy nhưng chỉ mức độ thấp”. Hơn thế nữa, có bài báo cho rằng đó là “vũ khí hủy diệt tập thể” (mass destructive weapon) của Mỹ. Nếu sự thật có như vậy thì cũng không có gì ngạc nhiên vì hiện nay, Mỹ là "siêu cường cô đơn", đã và đang phải "đơn thương độc mã" không những chống với biết bao nhiêu kẻ thù khắp nơi mà còn đề phòng những "cú hích giò lái" của nhiều "đồng minh chí cốt" một thời trước kia nay trở mặt kình chống lại họ vì ganh ghét cùng mặc cảm thua sút Mỹ về mọi mặt. Trước tình cảnh đó, Mỹ bắt buộc phải có những thứ vũ khí tự vệ siêu hạng như vậy cùng với các chiến thuật, chiến lược thích nghi với vận hội mới để sống còn. Chiến tranh chắc khó tránh khỏi khi con người còn hơn thua, còn bất đồng, còn tranh giành bởi nhiều nguyên nhân. Kẻ nào mạnh sát xuất sống còn vẫn cao hơn. Tuy nhiên, nếu dùng sức mạnh quân sự để ngăn chận, trấn áp được mọi mầm mống chiến tranh vẫn là điều mà nhiều người mong muốn nhất. Chúng ta hy vọng như thế!

Lê Chánh Thiêm.
5-2003 (có sửa và bổ sung)

Tài liệu tham khảo:

- Wikipedia
- Ask.com
- Tin tổng hợp
- The Washington Post Magazine.

Chú thích:

(1) “Phân đội Do-thám bí-mật 10-10” (Secret 10-10 Reconnaissance Detachment) của Mỹ, hay “Thiếu phụ đen” (Black Lady) là tên người Nga gọi, hay “Điệp-vụ U-2” vì họ xử dụng do-thám-cơ U-2, một phương-tiện do thám quân-sự được kể là hiện-đại vào bậc nhất thời bấy giờ để do-thám nước Nga, nước Cộng sản đầu sỏ luôn muốn "chôn vùi" Tây phương, đã mang lại nhiều thành công đáng kể.
(Xem thêm bài viết về Điệp vụ U-2: lick vào đây)

(2) Echelon được thành lập do sáng kiến của Hoa kỳ, hiện nay đã trở thành một “con quái vật tình báo” phi pháp. Đây là một tổ-hợp gồm có Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zeland, được thành-lập căn-cứ vào Hiệp-ước “Hợp-tác Thu-thập Thông-tin Điện-tử” (viết tắt là UKUSA) ký-kết vào năm 1948. Echelon có thể ghi lại trên 2 triệu cuộc điện-đàm trong 1 phút tức mỗi ngày có thể theo dõi 3 tỷ cuộc điện-đàm. Các hệ-thống vệ-tinh, các căn-cứ trên mặt đất và các máy tính cực mạnh của hệ-thống Echelon đã ghi lại tất cả thông-tin (99,99%) bất kể truyền đi bằng phương-tiện nào, từ nơi nào (trên đất liền, trên tàu ngầm, tàu thủy, phi-cơ, hỏa tiển, phi thuyền...). Từ những trạm vệ tinh được đặt trên lãnh thổ của năm quốc gia thành viên, tất cả những cú điện thoại, những điện thư, email, và những cuộc trò chuyện qua mạng internet trên thế giới đều bị nghe lén, bị ghi chú và phân tích. Họ dùng một bộ mã hóa dưới dạng các bí số, các mật ngữ, các bảng mã hay các tên gọi để ghi lại và sau đó sàng lọc các tin tức được chuyển qua tất cả các vệ tinh truyền thông đang hoạt động. Căn-cứ chính để kiểm-soát toàn bộ hệ-thống nầy nằm ở Morwenstow thuộc nước Anh. Tại Mỹ có hai căn-cứ: một ở Sugar Grove thuộc Virginia và một ở Yakima, 250 km về phía Tây Nam Seattle, tiểu bang Washington. Ngoài ra, còn một căn-cứ khác ở New Zeland; một nằm ở Geraldton để phụ-trách vùng Ấn-Độ dương. Để hỗ-trợ cho 5 trạm nói trên là một hệ-thống vệ-tinh gián-điệp mang tên Cơn lốc (Vortex) mà cơ-quan Hàng-không Không-gian NASA phóng lên không-gian từ thập niên 1980. Đặc-biệt là 3 vệ-tinh gián-điệp thuộc thế-hệ mới nhất vừa được phóng lên đầu thập niên 90, đủ sức phủ sóng lên toàn thế-giới. Mạng lưới do-thám viễn-thông này ghi trộm tất cả các thông-tin truyền-tải qua những vệ-tinh địa-tĩnh Intelstat do các công-ty điện-thoại trên thế-giới xử-dụng.
(Xem thêm bài viết về hệ thống Echolon: lick vào đây)

(3) Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ cũng dùng chiến trường để thí nghiệm vũ khí: súng AR15, M16, bom phá hầm CBU, bom tinh khôn. Đoạn văn sau đây được dịch từ 1 bài viết đăng đăng trên tờ The Washington Post Magazine, số ngày 15-12-2002 có tựa là “Những Tài Hoa Bộc Phát” (Bursts of Brilliance) nói về thí nghiệm bom: “Bẩy chục dặm về hướng Nam Hà Nội, cầu Thanh Hóa chạy dài qua Sông Mã một cách ngạo nghễ. Những người Miền Bắc Việt Nam có lý khá hay khi gọi nó là Hàm Rồng. Hàng nhiều năm, những chiếc phản lực cơ của Mỹ đã bay 869 phi vụ bỏ bom chiếc cầu, rớt mất 11 chiếc máy bay. Sau mỗi phi vụ, khi khói đã tan, và chiếc cầu vẫn đứng vững, như một công trình nhắc nhở việc vô hiệu quả của những cuộc bỏ bom trên không. Bẩy năm vô hiệu quả. Một buổi sáng của tháng 5-1972, những chiếc phản lực cơ lại trở lại: những chiếc F-4 Phantom đua nhau trên bầu trời. Bên dưới những cặp cánh ngắn và dầy đó: một cuộc thử nghiệm, một loại bom mới được chế tạo tại Căn Cứ Không Quân Elgin ở vùng cán cầm (panhandle) của tiểu bang Florida, đã được thiết bị để theo một luồng ánh sáng laser loé lên từ phía bên trên. Từng chiếc một, những chiếc phản lực lăn xả vào để thả bom. Những trái bom này đã được khóa cứng vào luồng laser rọi trên mục tiêu và đánh trúng thật chính xác, chiếc cầu bọc trong biển lửa. Lần này, khi khói đã tan, các phi công thấy chiếc cầu đã bị đánh văng khỏi cột trụ cầu cao 40 bộ. Cầu Thanh Hóa đã sụp. Bom tinh khôn đã đánh dấu của nó. Chiến tranh sẽ không bao giờ giống như cũ”.
(Xem thêm bài đầy đủ về đề tài nầy: click vào đây)


* * *

Xem các bài cùng tác giả: click vào đây
Xem trang “Kiến thức, tài liệu”: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.com

 

Xem thêm các hình ảnh về HAARP.

 

 

 

 

 

Hệ thống antenna của HAARP

 

 

 

Hoạt động của HAARP

 

 

Vòng lửa được tạo ra khi hệ thống kích hoạt

 

 

 

Các đám mây được tạo ra, chỉ cần bắn hóa chất

vào đó để làm lạnh thì con mưa xảy ra ngay.

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh