Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 15, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
OBAMACARE: MỘT SỰ THẤT HỨA HAY VỤNG VỀ? (Nancy Gibbs, Time Magazine)
BAN ĐIỀU HÀNH
Các bài liên quan:
    OBAMACARE, MỘT BƯỚC VÀO THIÊN ĐƯỜNG (Vĩnh Tường)
    TẠI SAO ĐẢNG CỘNG HÒA GHÉT OBAMACARE?
    BILL CLINTON: OBAMACARE LÀ ĐIỀU ĐIÊN RỒ NHẤT THẾ GIỚI
    OBAMACARE: ĐE DỌA MỚI!
    OBAMACARE: RỐI LOẠN LỚN


(OBAMA’S RACE FOR THE CURE)
By Nancy Gibbs
Nguyễn Minh Tâm dịch
TIME Magazine
Sunday, 01 December 2013



T.T. Obama dừng lại trong khi đang phát biểu
tại cuộc họp cấp cao giới trẻ tại Bạch Cung
về Đạo luật CTYT (Affordable Care Act)
tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 4-12-2013.
Ảnh: Reuters/ Kevin Lamarque


Một Tổng Thống giỏi cần có thái độ ung dung bình tĩnh. Ông nên điềm nhiên đối xử với kẻ thù như một cơ hội để gỉải quyết xung đột. Ông lúc nào cũng phải mang dáng điệu một nhà lãnh đạo đầy thẩm quyền, uy tín, vui theo niềm hạnh phúc của dân chúng, và đau buồn khi đất nước gặp hoạn nạn. Ông phải tỏ ra bình tĩnh trước ống kính truyền hình. Nhưng sự khiêm tốn không đến một cách tự nhiên khi nhân vật đó được trao cho vai trò lãnh đạo thế giới tự do. Vì thế cho nên dấu hiệu cho thấy nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama bắt đầu đi đến một bước ngoặt quan trọng hiện ra không phải từ lúc uy tín của tổng thống xuống thấp, hay khi đồng minh của phe ông lắc đầu lảng tránh xa ông, hay khi những nhà bình luận thời cuộc tranh nhau phê bình chính phủ áp dụng việc thi hành Luật Obamacare vụng về đến mức nào.

Nhiệm kỳ hai của tổng thống Obama bắt đầu suy suyển khi ông phải đứng ra xin lỗi. Ông Obama đã phạm ba lỗi rất lớn cùng một lượt: Lỗi thứ nhất là không nắm rõ việc làm của chính phủ. Lỗi thứ hai là để việc làm quan trọng, mang dấu ấn tên tuổi của ông trở thành một tin tức bị bêu riếu trong bản tin hàng ngày. Lỗi thứ ba là không nói thực khi ông hứa với người dân rằng luật Obamacare sẽ không đụng chạm đến họ nếu họ không cho phép. Ông từng tuyên bố: “Nếu qúi vị thích chương trình bảo hiểm sức khoẻ của mình hiện có, cứ việc giữ kế hoạch đó mà theo”.

Những người ủng hộ ông Obama có thể than rằng giới báo chí thổi phồng vấn đề cho lớn để khai thác tin tức nóng bỏng. Nhưng thực ra vụ tai tiếng về Obamacare đang trở thành một vấn nạn cho ông Obama. Nó có thể biến ông trở thành một vị tổng thống tầm thường, tệ hại như nhiều tổng thống khác ở nhiệm kỳ hai. Việc sửa chữa trang mạng Healthcare.gov rồi đây có được thực hiện hoàn chỉnh, đúng kỳ hạn hay không là một chuyện, việc thay đổi nhóm phụ tá cao cấp trong văn phòng tổng thống sẽ phải làm ra sao, hồi sau sẽ rõ. Nhưng chắc chắn là uy tín của ông Obama đã bị sứt mẻ rất nhiều khi ông để cho truyền thông, và các đối thủ Cộng Hoà khai thác lỗi lầm của chính phủ. Rất nhiều câu hỏi được nêu ra: Liệu rằng chính sách về Obamacare có được cứu vãn hay không? Nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống sẽ bị tai hại đến mức nào sau vụ này? Vì sao Bạch Cung lại qúa tự tin, và vụng về trong việc thi hành luật Obamacare? Người ta đã phải tốn phí nhiều thì giờ về vụ làm gián điệp ở trong nước và ở ngoại quốc, về sự thay đổi bất ngờ trong chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng ở Syria, không đồng thuận trong vấn đề thương thuyết với Iran, và cuối cùng vụ tranh cãi về ngân sách làm suy giảm tốc độ phục hồi kinh tế. Văn phòng tổng thống đã điên đầu với nhiều vấn đề nan gỉải. Bỗng dưng cái các chuyên viên cao cấp lại để xảy ra rắc rối khi áp dụng luật bảo hiểm sức khoẻ. Những khó khăn chồng chất khiến cho những người mến mộ ông Obama phải đặt câu hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra trong đội ngũ chuyên viên làm việc trong Toà Bạch Ốc khiến cho cơ sự xảy ra tệ đến như vậy”.

Lòng tin của người dân vào chính phủ liên bang xuống thấp chưa từng thấy trong lịch sử. Hiện nay, mọi chú ý đều dồn vào Tổng Thống và các thành viên viên cao cấp trong đảng Dân Chủ. Uy tín của Tổng thống xuống rất nhanh. Theo cuộc thăm dò của báo Washington Post và đài ABC hiện nay 57% dân chúng Mỹ nói họ chống lại luật Affordable Care Act. Uy tín của tổng thống Obama xuống thấp chưa từng thấy, chỉ còn 41%, không những về cách điều hành chính phủ, mà còn về chữ tín của tổng thống. Lòng tin là một thứ hương phấn hết sức quan trọng giúp ông có thể theo đuổi chính sách có thể không được lòng dân, nhưng ông vẫn thực hiện được vì dân chúng thích ông.

Chuyên viên cao cấp trong viện nghiên cứu Brookings Institution, ông William Galston, trước đây từng làm cố vấn cho chính phủ Clinton, phải nói rằng: “Tình huống bây giờ hết sức bấp bênh, mọi thứ đều bị nghi ngờ. Ông Obama không thể dễ dàng thay đổi chủ đề chính trị. Luật bảo hiểm sức khoẻ là một việc hết sức quan trọng, mang dấu ấn của ông Obama. Nó là một lời hứa long trọng ông đưa ra cho dân Mỹ. Nó không chỉ là một nghĩa vụ luân lý, đạo đức mà còn là một sự cần thiết về chính trị. Mọi chuyện khác đều không cứu vãn được uy tín của ông, trừ phi ông lèo lái được con tầu đi đúng hướng trong việc sửa chữa thiếu sót khi thi hành luật bảo hiểm sức khoẻ”.


 

Không Giữ Đúng Những Lời Hứa

Tổng Thống ra trước công chúng nhận lỗi, tỏ ý hối tiếc, và hứa sẽ sửa chữa lỗi lầm, kể cả việc thay đổi nhân sự. Đó chính là thủ tục quen thuộc ông Obama làm hai ba lần. Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 11, và cả khi nói chuyện riêng với phụ tá cao cấp, tổng thống Obama thú nhận chiến dịch ghi danh áp luật bảo hiểm sức khoẻ được tung ra một cách vụng về, thật là tai hại. Ông tự trách mình đã không biết đến những rắc rối xảy ra cho website. Ông gây thiệt hại cho uy tín của những người khác trong đảng Dân Chủ, và từ nay ông sẽ bị mất tự tin khi làm nhiều việc khác. Ông chia sẻ sự đau khổ của những người bị công ty bảo hiểm từ chối, không tiếp tục bảo hiểm cho họ nữa. Ông dùng thuật ngữ của môn “football”, chữ fumble - đánh rơi quả banh, để ám chỉ ông đã thất bại nặng khi khởi sự áp dụng luật Obamacare.

Nhưng tất cả các cuộc cải cách đều có kẻ thắng và người thua. Trong đó, việc chuẩn bị, lập kế hoạch là phần chính yếu để cho luật Affordable Care Act thành công. Ở đây không có vấn đề chụp hụt trái banh, hoạch định kế hoạch là phần cốt lõi của chương trình bảo hiểm. Có người phải mua bảo hiểm, nhiều hơn mức họ cần dùng, để có thể bù đắp cho chi phí bảo hiểm của những người già cả hay đau yếu. Mọi người dân Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn đều hiểu rõ điều này. Do đó, những người bênh vực luật Obamacare tìm cách dụ ngon dụ ngọt công chúng khi họ tìm cách bán chương trình bảo hiểm của mình cho 48 triệu người trong nước, chưa có bảo hiểm sức khoẻ.

Ngoài vấn đề chính sách, còn có vấn đề chính trị. Việc thi hành luật Affordable Care Act gặp nhiều tai tiếng cho đảng Dân Chủ đến nỗi ông Obama phải vội vàng ngưng áp dụng. Ông yêu cầu công ty bảo hiểm tiếp tục cung cấp bảo hiểm thêm một năm cho những người vừa bị cắt bảo hiểm. Biện pháp này bắt buộc các công ty bảo hiểm và những viên chức phụ trách bảo hiểm ở mỗi tiểu bang phải thi hành ngay. Nhiều chuyên gia tiên đoán rằng việc sửa chữa kiểu đó sẽ khiến cho lệ phí bảo hiểm tăng cao, và người thọ thuế sẽ phải trả khoản bồi hoàn mà chính phủ trả thêm cho các công ty bảo hiểm. Bà Sandy Praeger, Ủy Viên Bảo Hiểm của tiểu bang Kansas tiên đoán rằng biện pháp sửa chữa của Tổng thống sẽ gây rất nhiều xáo trộn trong thị trường bảo hiểm y tế, giá biểu lệ phí sang năm sẽ tăng cao.

Việc triển hạn bảo hiểm cho những người vừa mới bị cắt bảo hiểm mới chỉ là một lỗi lầm đầu tiên. Sau đó là việc Tổng thống thất hứa. Ông đã từng tuyên bố nhiều lần: “Nếu bạn ưa thích bác sĩ hiện nay của bạn, bạn có thể tiếp tục đi bác sĩ đó”. Thực tế cho thấy ông Obama đã không giữ lời hứa này khi thi hành luật Obamacare. Điều khoản người mua bảo hiểm có quyền tự do chọn lựa bác sĩ không còn áp dụng từ Indiana sang California để giữ mức lệ phí bảo hiểm xuống thấp. Ông cũng từng hứa rằng những người sẵn có bảo hiểm ở sở làm sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng thực tế cho thấy có một số người bị sở làm cắt bảo hiểm, hay phải bỏ tiền túi trả phụ thêm rất nhiều nếu muốn được duy trì bảo hiểm cũ. Ông David Hogberg, một viên chức cao cấp trong tổ chức National Center for Public Policy Research cho biết “chắc chắn bảo hiểm y tế theo luật Obamacare sẽ khiến giới tiểu thương phải tốn tiền mua bảo hiểm nhiều hơn”. Cuộc thăm dò mới đây của tổ chức Public Opinion Strategies cho thấy có đến 28% cơ sở kinh doanh nhỏ, với số nhân viên từ 40 đến 500 sẽ bỏ không mua bảo hiểm sức khoẻ cho nhân viên được nữa vì tốn phí quá cao. Ông Hogberg giải thích: “Khi chính phủ đòi hỏi công ty bảo hiểm phải cung cấp thêm nhiều quyền lợi cho người có bảo hiểm, đương nhiên lệ phí bảo hiểm sẽ phải tăng. Đó là lẽ điều không thể tránh được”.

Bình thường hàng năm mỗi cá nhân có quyền thay đổi bảo hiểm sức khoẻ của mình. Họ thay đổi vì nhu cầu riêng của họ. Có đến 70% thay đổi xảy ra hàng năm. Có người nhận thấy nếu họ ghi danh được vào chương trình Obamacare họ sẽ có một kế hoạch bảo hiểm tốt hơn, và rẻ tiền hơn. Nhưng điều không may cho Bạch Cung là những lợi lộc do Obamacare đem lại ít được người ta nói đến, như trường hợp thanh niên được tiếp tục hưởng bảo hiểm theo cha mẹ cho đến năm 26 tuổi. Trong lúc đó, bất cứ một khó khăn, hay trục trặc nào cũng đổ lỗi cho luật Obamacare. Phe Cộng Hoà khai thác mạnh yếu điểm này. Họ tuyên bố: “Đạo luật xâm phạm vào quyền tự do của cá nhân lại không áp dụng được khi đem ra thi hành”. Chắc chắn họ sẽ lập đi lập lại ý kiến này trong nhiều cuộc bầu cử năm 2014.

Những Vụng Về, Sai Lầm Của Chính Phủ Obama.

Khi còn là một ứng viên Tổng Thống, ông Obama tỏ ra tự tin, coi thường thủ thuật chính trị. Ông chê ê kíp của tổng thống Clinton làm việc cực khổ như lực sĩ chạy điền kinh. Ông không cần biết đến vấn đề guồng máy chính phủ nên LỚN hay NHỎ, ông sẽ lập ra một guồng máy chính phủ THÔNG MINH. Trong đợt tranh cử vòng đầu hồi năm 2008, ông nói: “Tôi ra tranh cử tổng thống không phải để làm người điều khiển một guồng máy hành chính. Việc làm của tôi là lập ra viễn kiến - vision. Tôi sẽ ra chỉ thị guồng máy hành chánh phải làm việc theo chiều hướng nào”. Bà Hillary Clinton đã phản pháo bằng cách nhắc nhở ông Obama: “Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta cần một Tổng Thống hiểu rõ rằng ông ta phải trực tiếp điều hành guồng máy chính phủ.”.

Ít ra là bản thân ông phải trực tiếp trông nom việc thực hiện sáng kiến của ông. Cho đến ngày 1 tháng 10 vừa qua, ông Obama vẫn tin rằng việc ghi danh gia nhập chương trình bảo hiểm Obama sẽ dễ dàng như mua một cái TV hay mua vé máy bay qua internet. Đến khi sự việc xảy ra không đơn giản như họ tưởng, chính phủ bèn giải thích rằng dân chúng qúa hăng say ghi danh gia nhập, khiến cho trang mạng không làm xuể. Mãi về sau, người ta mới công nhận rằng việc ghi danh không đơn giản như chính phủ nghĩ, vì hệ thống bảo hiểm sức khoẻ rất phức tạp, phải so sánh, phải tìm hiểu thu nhập của người xin ghi danh… Bà Elaine Kamarch, trước đây từng làm việc cho chính phủ của ông Clinton, hiện đang đứng đầu tổ chức Center for Effective Public Management của Viện Brookings nhận xét rằng: “Tổng thống Obama chưa bao giờ có được những phụ tá có kinh nghiệm về vấn đề quản trị hành chánh công. Tuy tôi không đồng ý với hai ông James Baker và Dick Chenney về mặt chính trị, nhưng tôi phải công nhận là hai ông này rất giỏi về hành chánh. Chính phủ của tổng thống Obama không có ai sánh kịp với hai ông này”.

Tại sao ông Obama không biết trước những khó khăn sẽ xảy ra? Trong một cuộc họp báo, ông thú nhận: “Tôi đã không được thông báo đầy đủ về sự phức tạp của vần đề. Lẽ ra việc ghi danh phải dễ dàng, đơn gỉan như mua vé máy bay qua hãng Travelocity hay mua hàng qua Amazon”. Tổng thống Obama phải đích thân kiểm soát lại một tuần trước khi tung ra chiến dịch ghi danh trên mạng.

Những cố vấn, phụ tá làm việc trong Bạch Cung làm việc như thế nào để đến nổi Tổng thống không được thông tri trước sự việc quan trọng như vậy. Theo chỗ chúng tôi điều tra thì thấy rằng từ hồi tháng Ba, cố vấn của công ty McKinsey & Co đã báo động cho các cố vấn cao cấp của tổng thống qua 14 tấm hình bằng slide show về những rủi ro có thể xảy ra khi bắt đầu tung ra chiến dịch ghi danh. Đến tháng Tư, Chủ tịch Ủy ban tài Chánh thượng viện, ông Max Baucus cũng cảnh cáo trước rằng chính phủ chưa làm đầy đủ việc gỉai thích và quảng bá cho dân chúng rõ về luật bảo hiểm sức khoẻ. Ông còn nói thẳng với bà Kathleen Sebelius, Bộ trưởng Y Tế rằng: “Tôi muốn cảnh cáo trước cho bà rõ là chuyến xe lửa về bảo hiểm y tế sắp sửa lao nhanh xuống vực thẳm”. Đến tháng Bảy, chính ông Henry Chao, Phó Giám đốc về tin học của Centers for Medicare and Medicaid cũng bắt đầu tỏ ra hết sức lo lắng sẽ xảy ra tai hoạ khi bắt đầu áp dụng luật Obamacare. Nhưng tất cả phụ tá, cố vấn ở Toà Bạch Ốc vẫn cố tình bưng bít, không báo cho Tổng thống biết, cứ coi như mọi chuyện sẽ xảy ra một cách bình thường để Tổng thống yên tâm.

Tổng Thống Có Thể Cứu Vãn Được Tình Thế Hay Không?

Tổng Thống tuyên bố rằng ông còn một chiến dịch vận động quan trọng khác phải làm đó là hoàn thiện việc cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế. Hồi đầu năm nay ông mời một chuyên gia hàng đầu về thăm dò dư luận là ông David Simas vào Bạch Cung làm việc. Trách nhiệm của ông Simas là làm sao “bán” được chương trình cải tổ y tế cho dân chúng Mỹ. Đây là một công tác hết sức tế nhị, nó không giống như việc vận động tranh cử, hay vận động hình thành một đạo luật. Hồi tháng Bảy, ông Simas nói với báo TIME như sau: “Bảo hiểm sức khoẻ là một vấn đề hết sức riêng tư của từng cá nhân. Chúng ta gửi người mua bảo hiểm đến một nơi họ phải chọn quyết định có mua hay không một sản phẩm hoàn toàn xa lạ đối với họ”. Nhưng ông Simas rất tự tin vào cuộc cải tổ y tế. Ông cho rằng luật Obama sẽ được dân chúng mến chuộng và cám ơn.

Cứ nghĩ như vậy nên những người thuộc đảng Dân chủ mới giật mình tỉnh ngộ khi nhận thấy họ đang bị hố nặng. Nếu bầu cử giữa nhiệm kỳ xảy ra vào lúc này, chắc chắn đảng Dân Chủ sẽ thua to. Họ hết sức tức tối khi những ưu điểm của luật Obamacare như việc mở rộng chương trình Medicare cho nhiều người, việc cung cấp bảo hiểm cho những người có bệnh từ trước, và việc cho thanh niên dưới 26 tuổi được tiếp tục hưởng bảo hiểm theo cha mẹ không hề được nhắc đến. Đó là những điểm son của luật Obamacare, nhưng chẳng được nhiều người chú ý trong cơn “bão tố” về bảo hiểm y tế hiện nay. Những đảng viên Cộng Hoà trong quốc hội không màng xem xét lại những điểm tốt đó, họ chỉ nằng nặc đòi tiêu hủy luật Obamacare.

Phụ tá của ông Obama lý luận rằng việc phải làm ngay lúc này là sửa đổi điạ chỉ gia nhập chương trình Obamacare, không nên trách cứ, hay đổ lỗi cho nhau. Một viên chức cao cấp trong Bạch Cung nói: “Khi website hoạt động tốt, mọi chuyện khai thác về chính trị của vấn đề sẽ qua đi. Nếu bạn thuê nhà thầu đến sửa nhà, hắn làm hư chuyện, bạn nên bảo hắn sửa chữa lại cho tốt, bạn không nên đuổi hắn đi và mướn nhà thầu khác”. Trong lúc đó, tại Quốc Hội, ông Henry Chao giải thích với các nhà lập pháp rằng hệ thống ghi danh vẫn còn khoảng 30% đến 40% công việc chưa làm xong.

Một số người của phe Dân Chủ cho rằng họ còn dư thời gian để sửa chữa hệ thống cho kịp đến tháng 11 năm 2014 mới có bầu cử. Trong lúc đó, phe Cộng Hoà tiếp tục chỉ trích, hài tội luật bảo hiểm y tế. Sự kiện sẽ tiếp tục rối rắm thêm nếu đến ngày 30 tháng 11 website Healthcare.gov chưa được sửa chữa hoàn chỉnh, hay nếu đến tháng Giêng năm 2014, nhiều người thấy mình phải trả thêm tiền bảo hiểm nhiều quá, và nếu đến ngày 31 tháng 3 vẫn chưa có nhiều người trẻ không có bảo hiểm sức khoẻ từ chối ghi danh. Đảng Dân chủ sẽ gặp khó khăn lớn nếu vấn đề không được sửa chữa kịp thời trước kỳ bầu cử năm tới. Khi đó, cử tri sẽ nghĩ rằng đảng Dân Chủ yếu đuối, thiếu tài năng quản trị guồng máy chính phủ.

Nhưng còn một vấn đề nữa mà ông Obama sẽ phải đối phó là phe chống đối sẽ than trách rằng dân Mỹ phải trả qúa nhiều cho bảo hiểm y tế, trong lúc họ nhận được quá ít. Chi phí y tế lên đến 18% Tổng sản Lượng Quốc Gia, so sánh với các nước tiền tiến khác, Hoa Kỳ có nhiều người không có bảo hiểm y tế, tốn phí cho y sĩ cao hơn nước khác, tỉ lệ bác sĩ tính trên đầu người ít hơn, và tuổi thọ cũng thấp hơn so với nhiều nước khác.

Nếu không có gì thay đổi trong hệ thống bảo hiểm y tế, rồi đây nạn nhân mới sẽ không còn là vấn đề nợ nần, bệnh tật mà là niềm tự hào của dân tộc, và những ước muốn của Hoa Kỳ không thành tựu. Ông Obama khi ra tranh cử đã dương cao hai khẩu hiệu HY VỌNG và THAY ĐỔI. Nhưng cả hai điều này đều không có, hay chỉ được thực hiện rất yếu. Quân đội thì quá mệt mỏi vì hai cuộc chiến. Ngân hàng vẫn chưa lấy lại được niềm tin của công chúng. Quốc Hội là một định chế tồi tệ chỉ biết gây rắc rối, trở ngại, và Chính Phủ Liên Bang như là người dưng, đứng bên lề, không dấn thân làm được việc gì ra hồn. Cuối cùng ông Obama có một cơ hội hiếm có để làm một kỳ công thật đẹp: vừa cải tạo xã hội, vừa đem lại bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người dân. Ông phải làm cho được sứ mạng lịch sử này. Ráng lên đi Tổng thống Obama!

Nancy Gibbs
TIME ngày 2/12/2013.
Nguyễn Minh Tâm lược dịch

* * *

OBAMA’S RACE FOR THE CURE
By Nancy Gibbs
TIME Magazine
Monday, Dec. 02, 2013




U.S. President Barack Obama pauses while speaking
at the White House Youth Summit on the Affordable
Care Act in Washington December 4, 2013.
Photo: REUTERS/Kevin Lamarque


The President's second term may hinge on how fast his health care reform can recover

A good President needs a big comfort zone. He should be able to treat enemies as opportunities, appear authentic in joy and grief, stay cool under the hot lights. But humility doesn't come naturally to those who decide they are qualified to run the free world. So the sign that the Obama presidency had reached a turning point came not when his poll numbers sank or his allies shuddered or the commentariat went hunting for the right degree of debacle to compare to the rollout of Obamacare.

It happened when he started apologizing. In triplicate. For not knowing what was going on in his own Administration. For failing to prevent his signature achievement from detonating in prime time. For not telling the whole truth when he promised people that Obamacare would not touch them without permission: "If you like your health care plan, you can keep your health care plan."

Obama's supporters can decry a "feeding frenzy," but this is a critical moment for a President whose agenda for a second term amounted to little more than being not as lame as the other guy. The HealthCare.gov website may or may not get fixed on deadline, the senior staff may be booted and rebooted, but it is already too late to avoid a pageant of media scrutiny, Republican merriment, a rebuke even from Bill Clinton and a host of existential questions: Can this policy be saved? What is left of Obama's second term if it is consumed by fixing an unpopular policy from the first? How could a White House appear so confident and incompetent at the same time?

Precious time and political capital had already been spent explaining revelations of spying at home and abroad, a sudden reversal of policy toward Syria, a divisive battle over negotiations with Iran and a rolling budget battle that has slowed the recovery and shaken consumer confidence. Already embattled, the West Wing team failed to prevent or prepare the President for the health care brawl and instead made multiple public and private assurances that all was on track. That left Obama sounding like a disappointed fan in a bad bleacher seat watching his presidency be pummeled at a distance. "I think we have to ask ourselves some hard questions inside the White House," he admits.

At another time, the national dismay might be less of a concern. But we've reached the point where voters boo whichever party is center stage. Faith in the federal government is at its lowest point ever. When the Republicans diverted the nation's attention with the government shutdown, their approval numbers tanked. Now that the spotlight is on the President and the Democrats, theirs are falling fast; in a Washington Post/ABC News poll, 57% now say they oppose the Affordable Care Act (ACA). Obama's popularity has hit an all-time low as for the first time he faces disapproval not just of his performance but also of his personal credibility. Trust was the lotion that let him pursue policies people didn't necessarily like, because they liked him.

"Everything hangs in the balance," says Brookings Institution senior fellow William Galston, a key policy adviser in the Clinton Administration, who argues that Obama cannot change the topic and shouldn't even if he could. "The ACA is the signature achievement of his Administration and one of the biggest promissory notes ever handed the American people. It is not only his moral obligation to deliver on that promise but an absolute political necessity. Nothing else is going to be feasible until he rights the ship. It's just as simple as that."
 


Broken Promises

The rituals of presidential contrition are fixed and formal: confess the sin, express regret, make amends and, if necessary, perform a human sacrifice, preferably on a fairly high-ranking human. In his extraordinary Nov. 14 press conference and in private meetings, Obama has admitted how badly the launch has gone, how ignorant he was of the website problems, how much trouble he has caused fellow Democrats and how little confidence he has that everything will be working properly soon. He feels bad for the people getting insurance-cancellation notices who can't even go online to see if they qualify for a better policy. His verb of choice is fumbling; he fumbled the health care rollout.
But all reforms have winners and losers; throwing people off cheap, no-frills plans is central to making the Affordable Care Act work. This is not a fumble--it's a core feature. Some people will have to buy more coverage than they want or need to offset the older and sicker people who cost insurers more. Everyone in Washington knew this, so the policy's defenders are reduced to arguing that people should have realized Obama was sugarcoating things when he sold the policy as a way to cover a majority of the country's 48 million uninsured without inconveniencing anyone else.

Yet there is policy and there is politics, and the backlash was so fierce among Democrats that Obama had to reverse course, even if his backpedaling was likely to cause further fumbles down the field. He announced that the canceled policies could be extended for one more year, but that assumes insurers and state regulators go along. Experts warned that his fix could drive premiums up and cost taxpayers more if the government has to reimburse insurers for unexpected losses. State insurance commissioners argued that the President's reversal just added more chaos and complexity to an already complex system. "It's going to make pricing for next year a problem," says Kansas insurance commissioner Sandy Praeger. "When there's uncertainty, plans will take the conservative route and have higher premiums than perhaps they need."

And this may be just the beginning of the damage control. Recent policy cancellations affected a tiny proportion of people compared with those who were reassured by another presidential promise: "If you like your doctor, you will be able to keep your doctor." Obama has dropped that from his script as insurers from Indiana to California cut the number of in-network doctors and hospitals in order to hold premiums down. He also once said the law wouldn't affect people who get coverage through their employers, but already some workers are losing their coverage or seeing their out-of-pocket expenses rise in the face of policy changes. "There is no doubt that Obamacare is going to cost more for small businesses," says David Hogberg, a senior fellow at the National Center for Public Policy Research. A recent poll by Public Opinion Strategies found that 28% of businesses with 40 to 500 employees plan to drop health care coverage by 2015 because of "sticker shock," Hogberg says. "When you start forcing insurers to cover various benefits, that's inevitably going to increase the costs."

In any given year, there is a huge amount of change and churn in the marketplace; individual policies have typically turned over 70% a year as people discovered just how skimpy they were. Many may find better or cheaper plans if they can eventually penetrate HealthCare.gov But the problem for the White House is that every change that people don't like will now be blamed on the law, even those that would have happened anyway. Meanwhile, those parts of the law that are working as planned or even better--kids staying on their parents' policies till they are 26, lower rehospitalization rates, the fact that vastly more people are getting insurance than losing it--get lost in the noise. Republicans are free to both denounce the policy and then decry how poorly it's working: "This dangerous assault on personal freedom doesn't even work!" goes the war cry that Republicans will repeat into the 2014 elections.

What Went Wrong?

As a candidate, Obama disdained the game of politics, a self-conscious contrast to all the tireless political athletes named Clinton. He would rise above the small government--vs.--Big Government debate by rolling out Smart Government, an E-Z Pass lane to the future. He ran more as magician than manager: "I'm not an operating officer," he said during the 2008 primaries. "Some in this debate around experience seem to think the job of the President is to go in and run some bureaucracy. Well, that's not my job. My job is to set a vision of 'Here's where the bureaucracy needs to go.'" To which Hillary Clinton responded, "I think it's important that we have a President who understands that you have to run the government."

At the very least, a President has to run his most important initiative. As recently as Oct. 1, Obama vowed that shopping for health insurance would be as easy as comparing flights or flat-screen prices online. Then when it wasn't, the Administration explained that the program was just so popular, the site couldn't handle all that enthusiasm. Only too late did it become clear that no one with any experience launching a startup or managing the immensely complex task of integrating systems had ownership of the project. "The President has never surrounded himself with people who have deep experience in managing government, who really know how to make it work," observes Elaine Kamarck, a former Clinton adviser who now leads the Center for Effective Public Management at Brookings. "I don't agree with [James] Baker or Dick Cheney's politics, but they knew how to use the system to get things done. There's been no real equivalent in the Obama Administration."

So how could Obama not have known this? "I was not informed directly that the website would not be working the way it was supposed to," the President finally explained in his press conference. Had he known, he said, "I wouldn't be going out saying, 'Boy, this is going to be great'. I'm accused of a lot of things, but I don't think I'm stupid enough to go around saying this is going to be like shopping on Amazon or Travelocity a week before the website opens if I thought that it wasn't going to work".

But that answer just raised more profound questions. Everyone understands that a project of this size can face technical challenges. But what kind of White House leaves its boss that exposed? And what kind of boss lets that happen? By last summer, people should have been running around the West Wing with their hair on fire. In late March, consultants from McKinsey & Co. gave senior officials a 14-slide presentation detailing risks in the system, including indecision and a lack of adequate testing; the President was briefed on their recommendations. In April, Senate Finance Committee chairman Max Baucus warned that the Administration wasn't doing enough to explain and promote the new law. "I just tell ya, I just see a huge train wreck coming down," Baucus told Health and Human Services Secretary Kathleen Sebelius. In July, Henry Chao, deputy chief information officer of the Centers for Medicare and Medicaid Services, also worried that the website was going to be a disaster. "I just need to feel more confident they are not going to crash the plane at takeoff," he told a colleague in an internal memo. All the while, Obama's top aides said publicly and privately that they had the project in hand, managing it all with daily meetings from the West Wing. The White House's no-drama ethos had insulated Obama and his aides from reality.

Can He Fix It?

The President says he's got "one more campaign" in him, and that's getting health care reform right. Earlier this year, Obama recruited his campaign opinion-research guru David Simas as a senior adviser on selling health care reform. Simas understood that of all government policies, those affecting health care are the most personal, to the point where no one really thinks about them as public policy. And so it could not be more different from a presidential campaign. "When people go to vote, they are not making these potentially life-altering decisions about their kid or their mom or their dad or themselves," Simas told Time back in June. "Health care is personal. We are sending them to a place where they have to make a decision to buy something. It's completely--completely--different."

But Simas was confident. "I believe this is an instance where good policy makes great politics, because this is going to be meaningful and tangible to people," he said. "People have been asking, What do I get from Obamacare? Millions of people are about to find out."

And so they have. Democrats admit they're now in a hole; if the midterm elections were held tomorrow, they'd lose. Which is hugely frustrating for them, since the most ambitious parts of the law--the expansion of Medicaid benefits, the end to discrimination against people with pre-existing conditions, the coverage of adult children--have little to do with the individual-insurance market at the center of the current storm. They note that both the original Medicare law in 1965 and the prescription-drug expansion under George W. Bush had rocky rollouts and that they always assumed the ACA would need to be refined over time. But Republicans in Congress have no interest in revision, only repeal.

Obama aides insist that the focus right now is on fixing the site rather than assigning blame. "When the website is working better and all of that, the politics are going to be fine," says one senior White House official. "If your contractor at your house screws something up, you tell them to fix it, you don't go hire new contractors. We could do public stoning of the people the political class thought were responsible for this in the middle of the street, and if the website didn't work in two weeks none of that would matter." Meanwhile, Henry Chao was on the Hill explaining to lawmakers that 30% to 40% of the system was still being built.

Some Democrats insist that they have a year to get this right and that they can frame the elections in November 2014 as being about Republicans' continued efforts to undermine the health care law. But that smacks of spin, and the blows could keep on coming: if the website is not fixed by the next deadline, Nov. 30 of this year; if more people find their premiums going up in January; if by March 31, the individual-mandate enrollment deadline, insurers find their risk pools stacked with old, sick people. "Democrats in the midterms are [in trouble] if they don't get their act together and get this running effectively," says one party operative working on 2014 races. "The bigger problem than the substance of the health care debate, which candidates individually should be able to neutralize, is a Democratic Party that seems incompetent, dithering and weak."

But there is a larger problem for the country if Obamacare's ills metastasize. The glee of the law's opponents masks the reality that failure would leave behind: a country that pays too much and gets too little from its health care system, whose costs, at nearly 18% of GDP, limit America's ability to grow and invest and compete globally. Compared with other developed countries, the U.S. has more uninsured, fewer doctors per capita and lower life expectancies.

And if nothing changes, the other victim may have less to do with debt or disease treatments than national pride and ambition. Obama was elected on a slogan of hope and change because both were in short supply: the military exhausted by two wars, the banks failing their public trust, the U.S. Congress a comedy of dysfunction and a federal government that seemed designed to idle on the sidelines. Obama promised a return to competence and confidence and asked the nation to believe again that the government could do big things well. In the end, he got his big thing, a once-in-a-generation revision to the basic social compact, a commitment of health coverage to nearly all Americans. He has yet to prove he can do it well.

Nancy Reid Gibbs



Nancy Reid Gibbs (born January 25, 1960) is an American essayist and managing editor for Time magazine, a best-selling author and commentator on politics and values in the US. She is the co-author with Michael Duffy of The New York Times Bestsellers The Preacher and the Presidents; Billy Graham in the White House (2007) and The Presidents Club: Inside the World's Most Exclusive Fraternity (2012).
Gibbs was born in New York, the daughter of Janet (née Stang), who worked at Friends Seminary, and Howard Glenn Gibbs, who was the associate national director for the Boys Clubs of America. She graduated from Yale University in 1982, summa cum laude, with honors in history. She studied at New College, Oxford as a Marshall Scholar (M.A. in Politics, Philosophy and Economics).
She joined TIME in 1985 as a part-time fact checker in the International section. She became a writer in 1988 and has written more than 100 cover stories, including the black-bordered special issue on the Sep. 11 attacks, which won a National Magazine Award in 2002. The Chicago Tribune named her one of the ten best magazine writers in the country in 2003; her articles are included in the Princeton Anthology of Writing, Best American Crime Writing 2004, Best American Political Writing 2005 and TIME: 85 years of Great Writing. She has been a frequent guest on radio and television talk shows, including the Today Show, Good Morning America, Charlie Rose, and a guest essayist on the NewsHour with Jim Lehrer.
In 1993 and 2006, she served as a Ferris Professor of writing at Princeton University. She is a former elder and deacon of the Fifth Avenue Presbyterian Church in New York City.
In October 2013, she became the first female managing editor of Time magazine.

* * *

More: English topic, please click here
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang “Kiến thức, tài liệu”: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net  

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh