WHY AMERICANS HATE THEIR GOVERNMENT?
By Fareed Rafiq Zakaria
Nguyễn Minh Tâm dịch
Washington Post, November 21-2013
Hiện nay, ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn đang có những tranh luận nghe có vẻ kỳ cục. Người ta so sánh vụ trục trặc trong việc ghi danh bảo hiểm sức khỏe trên trang mạng HealthCare.gov của chính quyền Obama với vụ chính quyền ông Bush vụng về trong việc cứu trợ nạn nhân trận Bão Lụt Katrina, không biết vụ nào tệ hại, đáng trách hơn? Dù cho câu trả lời như thế nào thì cũng vậy thôi. Cốt lõi của vấn đề cả hai vụ này cho thấy những ví dụ về một xu hướng quan trọng, rất đáng buồn. Xu hướng đó là chính phủ liên bang ngày càng tỏ ra yếu kém, làm việc bất lực, thua xa ngày xưa. Từ nhiều năm trước, ông Paul Volker, cựu Thống Đốc Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang từng nói hầu hết dân Mỹ tin rằng chính phủ của họ không còn hoạt động hữu hiệu nữa, để rồi đưa đến sự suy giảm lòng tin của người dân. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, khó giải quyết.
Một học giả tên là Paul Light, viết trong cuốn sách mới đây của ông mang tự đề: “A Government Ill Executed” “Một Chính Phủ Hành Xử Yếu Kém” đã đưa ra nhận xét sau đây: “Dịch vụ của chính phủ liên bang hiện nay đang trải qua môt cuộc khủng hoảng lớn nhất từ thời lập quốc cho đến nay.”.
Trong suốt thập niên vừa qua, chính phủ liên bang Hoa Kỳ phải đối phó với một vài thử thách khá lớn: Iraq, Afghanistan, một hệ thống mới lo về an ninh nội điạ, trận bão lụt Katrina, và áp dụng Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ Obamacare. Trong mỗi vụ thử thách này, chính phủ liên bang đều tỏ ra lúng túng, vướng vào nhiều lỗi lầm như quản trị kém, chi phí tốn kém gấp bội số dự trù, và hay bị trì hoãn, trễ nải lâu. Ngày xưa đâu có những chuyện xấu như vậy. Hồi thời thập niên 1940’s, 50’s và 60’s các cơ quan hành chính của chính phủ liên bang hoạt động hữu hiệu, và chỉ cần một hệ thống hành chánh gọn nhẹ, quản trị khéo léo. Thời kỳ sau Thế Chiến Thứ Hai, ông Paul Hoffman, Tổng Quản Trị Kế Hoạch Marshall tái thiết Âu châu khoe rằng dự án lớn lao của ông đã được thực hiện đúng hạn kỳ và dưới mức qui định của ngân sách.
Ngày nay vẫn còn một số cơ quan của chính phủ liên bang duy trì được đạo đức, phẩm chất làm việc rất tốt, chẳng hạn như NASA - Cơ Quan thực hiện chương trình thám hiểm không gian, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Dịch, Hệ Thống Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, Cơ Quan Nghiên Cứu Dự Án Quốc Phòng, và cơ quan DARPA. Nhưng đó chỉ là một trường hợp hy hữu, hiếm có. Ngoài ra, phần còn lại đầy những thiếu sót, quản trị yếu kém.
Tại sao lại có chuyện như thế? Một phần vì những lý do lịch sử, và văn hoá. Người Mỹ nói chung hay hoài nghi chính phủ. Những người trẻ tuổi tài ba không bao giờ mơ tưởng đến việc đi làm công chức cho chính phủ. Kế hoạch cải cách xã hội New Deal, và phục hưng sau Thế Chiến thứ Hai có làm thay đổi quan niệm này được một thời gian ngắn, nhưng trong vòng 30 năm trở lại đây, thái độ khinh ghét chính phủ gia tăng đáng kể. Hai Ủy Ban Quốc Gia Công Vụ đã trưng ra những nguy hiểm khiến cho người trẻ có tài không còn muốn đi làm cho chính phủ. Những trở ngại lớn nhất như việc kê khai lý lịch, lo ngại trường hợp xung khắc quyền lợi, và theo dõi lập trường chính trị. Đó là những nguyên do ngăn cản khiến cho những ứng viên giỏi không thèm làm cho chính phủ.
Một vấn đề khác liên quan đến tinh thần lưỡng đảng. Người thuộc cánh hữu - phe bảo thủ, hay chê guồng máy chính quyền to lớn, ôm đồm - cho rằng khi làm việc ở Hoa Thịnh Đốn nhiệm vụ chính của họ là dèm pha, tấn công, và gây khó khăn cho chính phủ. Thái độ ưa chỉ trích chính phủ của phe hữu làm suy giảm lòng tin của người dân đối với chính phủ, và khiến cho các cơ quan trong chính phủ liên bang không còn hăng say làm việc, không còn cảm thấy hãnh diện mình đang làm một sứ mạng cao qúi. Ngân sách tiếp tục bị cắt giảm khiến cho khả năng làm việc của chính phủ lại càng thêm hạn chế khi phải đối phó với những khó khăn, thử thách mới. Người ta không còn dám suy nghĩ, lập ra kế hoạch qui mô, nhiều tham vọng cho những dự án về không gian, hay xây dựng hạ tầng cơ sở. Mọi cơ quan đều chỉ lo vá víu, bù đắp những thiếu xót do việc ngân sách bị cắt giảm. Hai đảng thay phiên tấn công nhau - qua hình thức từ chối bổ nhiệm một quan chức quan trọng, đem người được đề cử ra điều trần trước hai viện quốc hội, hạch hỏi đủ điều về cá nhân người đó trước khi bỏ phiếu quyết định bổ nhiệm hay không. Vì lý do đó người được đề cử có thái độ dè dặt khi làm việc trong cơ quan chính phủ. Họ sợ bị người của đảng đối lập lôi ra cật vấn tra hỏi.
Về phía tả, phe này thích guồng máy chính phủ ôm đồm đủ mọi việc, họ đề ra lịch trình chính trị tập trung vào việc thực hiện những điều họ mong muốn, và phải làm thật xuất sắc. Chính phủ liên bang trở thành nơi người ta đổ lên đầu phải làm đủ mọi chuyện khó khăn: Cần phải đạt cho được mục tiêu chính trị từ chuyện bổ nhiệm viên chức cao cấp, đến tái tổ chức cơ quan sao cho gọn nhẹ, linh động, và hữu hiệu. Nghiệp đoàn công chức trở nên lớn mạnh khiến cho khối nhân sự làm việc trong chính phủ trở nên cồng kềnh, kém linh động, hiệu quả. Một học giả ở đại học Stanford, giáo sư Francis Fukuyama nhận xét rằng gần phân nửa những người vào làm việc cho guồng máy hành chính liên bang là những cựu chiến binh, nhiều người là thương phế binh. Việc chính phủ tìm cách giúp đỡ các cựu chiến binh có việc làm là điều đáng ca ngợi, và chính phủ nên mở rộng cơ hội để cựu chiến binh có cơ hội làm việc, nhưng quá trình tuyển dụng làm cho vấn đề tài năng thực sự, và phẩm chất của ứng viên không còn là yếu tố quan trọng nữa.
Ông Paul Light mô tả khá kỹ những trường hợp Quốc Hội đề ra một điều khoản bắt buộc nào đó, lập tức lại có thêm một hệ cấp hành chánh được hình thành để bảo vệ, che chở cho khỏi vi phạm luật. Trong một cuộc nghiên cứu công phu về những việc làm của cơ quan chính phủ tiếp xúc “trực diện” với dân chúng như Sở Thuế, Kiểm Soát Không Lưu, Quản Trị Công Viên Quốc Gia, người công chức phải đệ trình xuyên qua từ 9 đến 16 hệ cấp để xin được xét duyệt một quyết định hành chánh. Theo sự ước tính của ông Paul Light, trung bình người công chức chính phủ liên bang phải xin chữ ký của khoảng 60 hệ cấp thì mới có được quyết định liên quan đến ngân sách, tài chánh.
Như vậy thì tại sao người ta không tìm cách cải tổ thật mạnh hệ thống hành chính của chính phủ liên bang, cắt giảm gọn nhẹ guồng máy hành chánh, tạo điều kiện dễ dàng cho các ứng viên có tài đi làm công chức, và thăng thưởng cho người công chức nếu guồng máy hoạt động hữu hiệu, ít tốn kém.
Đến đây thì lại xảy ra một điều nghịch lý. Có người sợ rằng nếu guồng máy chính phủ liên bang điều hành tốt quá, sợ rằng chính phủ sẽ được ưa chuộng, và được trao thêm cho nhiều trách vụ. Thay vào đó, người ta tìm cách bỏ đói con quái vật to lớn đó, tức là chính phủ. Khi cơ quan chính phủ làm việc kém, người ta không thể đem nó ra nước ngoài, giải tư, hay bãi bỏ nó được. Nói gì thì nói, nhu cầu an ninh quốc gia vẫn là điạ hạt chuyên độc của chính phủ liên bang. Nếu chúng ta đem đi giải tư, ký hợp đồng công tác với các cơ sở tư nhân, sẽ cần đến 15 triệu người làm trong các lãnh vực luật pháp, thi hành chỉ thị, và chức năng của chính phủ liên bang. Có lẽ con số nhân viên to lớn như vậy cần phải cắt giảm. Nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là làm sao cho guồng máy chính phủ liên bang hoạt động hữu hiệu và có kết quả tốt.
Fareed Zakaria
Nguyễn Minh Tâm dịch
* * *
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net
WHY AMERICANS HATE THEIR GOVERNMENT?
By Fareed Zakaria,
Washingtion Post Opinion Writer
Published: November 21-2013
Washington is having one of its odd debates as to whether the Obama administration’s rollout of HealthCare.gov was worse than the Bush administration’s response to Hurricane Katrina. But whatever the answer, if there is one, the real story is that both are examples of a major, and depressing, trend: the declining competence of the federal government. Paul Volcker, former chairman of the Federal Reserve, has been saying for years that most Americans believe their government can no longer act effectively and that this erosion of competence, and hence confidence, is a profound problem.
“The federal service is suffering its greatest crisis since it was founded in the first moments of the republic,” scholar Paul Light writes in his book “A Government Ill Executed.”
Over the past decade, the federal government has had several major challenges: Iraq, Afghanistan, a new homeland security system, Katrina and Obamacare. In almost every case, its performance has been plagued with mismanagement, massive cost overruns and long delays. This was not always so. In the 1940s, ’50s and ’60s, federal agencies were often lean, well managed and surprisingly effective. Paul Hoffman, the administrator of the Marshall Plan, pointed out that his monumental project came in on time and under budget.
Some federal agencies still maintain a culture of high performance, including NASA, the Centers for Disease Control and Prevention, the Federal Reserve System and the Defense Department’s research arm, DARPA. But they are now islands in a sea of mediocrity.
Why? For partly cultural and historical reasons. Americans have always been suspicious of government. Talented young people don’t dream of becoming great bureaucrats. The New Deal and World War II might have changed that for a while, but over the past 30 years, anti-government attitudes have risen substantially. Two national commissions on public service have detailed the dangers of having too few talented people go into government. The ever-increasing obstacles — disclosure forms, conflict-of-interest concerns, political vetting — dissuade and knock out good candidates.
The problem is bipartisan. On the right, too many people believe that their role in Washington is simply to attack, denigrate and defund the government. This relentless onslaught erodes public trust and robs federal agencies of any sense of mission and ambition. Continual budget cutbacks have limited the government’s ability to take on new challenges. There is no attempt at ambitious thinking and planning, whether in space or in infrastructure. Seemingly every agency is in cost-cutting and damage-control modes. The persistent politicized attacks — whether blocking the confirmation of hundreds of officials or investigating them at every turn — have helped create an atmosphere of caution and risk-aversion.
On the left, political agendas and wish lists have trumped a focus on excellence. The federal government has become a dumping ground for all kinds of objectives, such as staffing requirements, procurement rules and organizational structures. The rise of public-sector unions has made the workforce less flexible and less responsive. Stanford scholar Francis Fukuyama notes that half of all new entrants into the federal bureaucracy have been veterans, many of them disabled . It is admirable that the government wants to help veterans, and it should search for ways to expand opportunities for them, but it operates with so many requirements that merit and quality inevitably get downgraded in importance.
Light has outlined how, when Congress passes its mandates, new layers of management are usually created to enforce them. In a study of “frontline” government jobs that matter greatly to the public — revenue agents, air traffic controllers, park rangers — he found that employees had to report up through nine layers of official management and 16 layers of informal management. By Light’s calculation, the average federal employee now receives policy and budgetary guidance through nearly 60 layers of decision-makers.
Why not launch a bipartisan push for a thorough streamlining of the federal government? The focus should be on improving the administrative structure, creating easier ways for talented people to enter government, and providing the incentives for bureaucracies to work effectively.
Some worry that if government works too well, we’ll want more of it. Instead, they simply want to starve the beast. But so much of what government is doing badly cannot be outsourced, privatized or abolished. National security, after all, is the core province of the federal government. , If you add in private contract and grant jobs, about 15 million people are executing the laws, mandates and functions of the federal government. Perhaps that number can be trimmed. But surely the more urgent and important task is to make sure that they are working as effectively and efficiently as they possibly can.
Fareed Zakaria
Fareed Rafiq Zakaria was born January 20, 1964, is an Indian-American journalist and author. From 2000 to 2010, he was a columnist for Newsweek and editor of Newsweek International. In 2010 he became editor-at-large of Time magazine. He is also the host of CNN's Fareed Zakaria GPS, and a frequent commentator and author about issues related to international relations, trade and American foreign policy.
In 2010, the government of India honored him with the Padma Bhushan for his contribution towards journalism. Zakaria was born in Mumbai (then Bombay), Maharashtra, India, to a Konkani Muslim family. His father, Rafiq Zakaria, was a politician associated with the Indian National Congress and an Islamic scholar. His mother, Fatima Zakaria, was for a time the editor of the Sunday Times of India.
Zakaria attended the Cathedral and John Connon School in Mumbai. He received a Bachelor of Arts from Yale University, where he was president of the Yale Political Union, editor-in-chief of the Yale Political Monthly, a member of the Scroll and Key society, and a member of the Party of the Right. He later earned a Doctor of Philosophy in political science from Harvard University in 1993, where he studied under Samuel P. Huntington and Stanley Hoffmann, as well as international relations theorist Robert Keohane.
* * *
More on English topic, please click here
Main homepage: www.nuiansongtra.net