Lời giới thiệu:
Chúng tôi nhận được bài viết dưới đây của Ban Báo Chí của Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Ngãi Nam California gởi đến, nhờ đăng lên website để đồng hương, thân hữu và bạn đọc theo dõi, để dễ dàng khi cần tìm tài liệu như nội dung nói rõ ở dưới. Trong bài, tác giả (BBC) ghi lại danh mục các bài viết nói về “Đất nước, Văn hóa, Con người” Quảng Ngãi, được các tác giả là đồng hương, thân hữu hay người từng làm việc tại QN viết nên.
Thiết nghĩ đây là một bài “danh mục”, trang bài nầy lại không giới hạn dài ngắn như bài in trên giấy và nhất là để tiện bề tìm kiếm nên chúng tôi sửa lại cách trình bày của bài viết nguyên thủy theo kiểu “danh mục” nhưng không thay đổi nội dung bài viết. Xin cáo lỗi cùng Ban Báo chí HĐH & TH/QN Nam California.
Ngoài ra, các đề bài, đáng lẽ để dễ thấy (dễ phân biệt) đó là đề bài, phải: đổi màu chữ hay tô đậm hoặc chữ nghiêng…, nhưng vì đề bài quá nhiều nên khi nhìn vào bài sẽ rườm ra và hơn nữa, cách upload bài lên website không nhanh được, vả lại, nhóm điều hành thiếu nhân sự nên chúng tôi không thể thực hành như vừa nói, xin độc giả khi đọc tự hiểu nhóm chữ nào là đề của bài viết (chúng tôi chỉ làm điển hình như phần đầu của bài viết). Xin thông cảm cho điều thiếu sót nầy. Cám ơn quý vị.
Xin giới thiệu đến đồng hương, thân hữu Quảng Ngãi cùng độc giả.
Webmaster.
- - - - - - - -
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT VỀ QUẢNG NGÃI ĐĂNG TRÊN CÁC SỐ BÁO XUÂN QUẢNG NGÃI NAM CALIFORNIA TỪ 1995 ĐẾN 2014
Kể từ Xuân Ất Hợi - 1995, năm đầu tiên ra mắt tờ Đặc san Xuân QUẢNG NGÃI của hội Đồng hương & Thân hữu Quảng Ngãi Nam California đến năm nay, Xuân Giáp Ngọ - 2014, Hội đã thực hiện được 19 số báo Xuân và 2 tuyển tập Quảng Ngãi Mến Yêu 1 (QNMY1, 2003) và Quảng Ngãi Mến Yêu 2 (QNMY2, 2006). Không tính đến những bài thơ viết về quê hương núi Ấn sông Trà, không kể đến những truyện ngắn, tùy bút lấy quê hương Quảng Ngãi làm bối cảnh dựng truyện, trong phần dưới đây, Ban Báo Chí chúng tôi xin được ghi lại danh mục của khoảng 150 bài viết, hoặc là những bài biên khảo, hoặc là những thiên hồi ức, hoặc là những trang bút ký có liên quan đến đất nước, văn hóa và con người Quảng Ngãi để giúp tìm tài liệu tham khảo và sưu tầm.
TỔNG QUÁT:
Trước tiên chúng tôi xin giới thiệu những bài viết có tính cách khái quát về lịch sử hình thành, về một số danh lam thắng cảnh và giới thiệu một số nhân vật tiêu biểu của tỉnh nhà qua các bài:
- Quảng Ngãi quê ta của Nguyễn Hoài Nam (1995)
- Nói chuyện với người đồng hương Quảng Ngãi của Lê Quang Vấn (2002)
- Quảng Ngãi miền địa linh nhân kiệt của Phương Đình (QNMY1, 2003)
- Quảng Ngãi, Quê hương thân yêu của BBT (2008)
Có một số bài có tính cách hồi ức, ghi lại những kỷ niệm của một thời trong đời của tác giả với quê hương chôn nhau cắt rốn:
- Quảng Ngãi thương nhớ của Hồ Quang (1999)
- Quảng Ngãi một chuyến hành hương của Dien Pham (2004)
- Một thoáng Quảng Ngãi trong trí nhớ của Yến Tuyết (2005)
- Lớn cùng quê xưa của Ngô Xuân Vũ (2009)
- Quảng Ngãi một thời để nhớ của Minh Triết Trần Thiện Đạt (2009)
- Thành phố Quảng Ngãi Giáp Ngọ 1954 của Phạm Đông Văn (2014)
ĐẤT NƯỚC:
* Chuyên khảo về địa lý Quảng Ngãi:
Có những bài chuyện khảo về đất nước Quảng Ngãi, như các bài:
- Lại tìm về căn cước quê mình: Quảng Ngãi, Việt Nam của Nhật Hạnh Võ Đình Tấn (2002)
- Tên gọi "Quảng Ngãi" qua các thời đại của Hà Thuận Quảng (2002)
- Quảng Ngãi địa dư chí của Trương Quang (QNMY1, 2003)
- Văn miếu, Văn thánh Quảng Ngãi kêu cứu SOS của Nguyễn Cao (QNMY2, 2006)
* Sông núi của quê hương:
Có những bài giới thiệu núi sông của quê hương, như các bài:
- Thiên Ấn niêm hà: đệ nhất thắng cảnh... của Nguyễn Văn Quảng Ngãi (QNMY1, 2003)
- Dòng sông Quê hương của Lê Nguyễn Thứ Lang (2006)
- Thiên Ấn niêm hà của Trần Công Nhung (2009)
- Dòng sông quê nhà: Trà Khúc của Trần Quảng Á (2009)
- Sông Ba Vực, Dinh Bà và đèo Mã Đao của Đồng Sa Băng (2010)
- Núi Ấn quê mình của Lê Nguyễn Thứ Lang (2010)
- Phố Núi {núi Giàng thuộc huyện Nghĩa Hành qua bài} (2011) của Đồng Sa Băng.
* Giới thiệu một vùng hay một địa phương:
Với những bài:
- Bên cầu Trà Khúc của Trương Quang Cẩm Thành (1996)
- Một kỷ niệm về quận Trà Bồng của Nguyễn Văn Quảng Ngãi (1999)
- Nhân đọc "Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư"... của Nguyễn Văn Quảng Ngãi (2000)
- Sơn Tịnh quê tôi của Lê Nguyễn Thứ Lang (2005).
* Đặc sản của Quảng Ngãi:
Có những bài giới thiệu về nghề nghiệp và đặc sản của miền Ấn Trà, như các bài:
- Đặc sản Quảng Ngãi của Hồ Phi (1998)
- Từ đại hồng chung Thiên Mụ và nghệ nhân làng Chú Tượng Mộ Đức...của Đông Văn (1999)
- Nghề mía đường cổ truyền ở Quảng Ngãi của Hồ Phi (1999)
- Bờ xe nước Quảng Ngãi của Đồng Sa Băng (2008)
- Đặc sản quế Trà Bồng dùng làm đồ mỹ nghệ của Trương Quang (2008)
- Chòi mía và mùa làm mía của Đồng Sa Băng (2009)
* Viết riêng về phố nhỏ Thu Xà:
Riêng về địa danh Thu Xà, một trung tâm thương mại sầm uất của tỉnh nhà trong những thập niên cuối thế kỷ thứ 19 sang đầu thế kỷ thứ 20 đã được nhà văn, nhà báo lão thành Thinh Quang, một người sinh trưởng tại phố nhỏ Thu Xà ghi lại với nhiều chi tiết khá thú vị:
- Thu Xà, thành phố nhỏ của một thời vang bóng (1996)
- Nếp sống văn hóa và tập tục độc đáo tại phố nhỏ Thu Xà (1997)
- Thu Xà từ lễ hội đến chùa chiền miếu vũ (2003)
- Từ chuyện chum vàng chum ngọc dưới lòng sông Vực (Quảng Ngãi) đến các lễ hội Xuân của dân tộc Chàm (2004)
- Thu Xà, ngày Xuân: Tết và tập tục (2005)
- Nghĩ về 5 bức tranh ở chùa Tứ Bang, Thu Xà (2008)
- Thu Xà phố nhỏ xây theo thuyết Trình Chu và khoa phong thủy (2009).
* Phong tục tập quán của một địa phương:
Nói về phong tục tập quán của một làng quê, như các bài:
- Những Kỷ niệm khó quên của Hồ Quang Châu (1996) giải thích câu phương ngôn "Phèng la Xóm Bầu, trống chầu Thi Phổ, mõ gỗ Thuận Yên" thuộc huyện Mộ Đức
- Đập Quá Bối, bồ mút cột, lột vô tội của Trương Quang (QNMY1, 2003)
- Quê rích quê rang của Trần Ỷ (QNMY1, 2003) và
- Năm mới năm me của Trần Ỷ * (2005) nói về sinh hoạt của làng Quýt Lâm thuộc huyện Mộ Đức quê của tác giả.
* Thú tiêu khiển của một thời:
Các bài:
- Cầu Tiên của Nguyễn Đức Lập (2008)
- Hoài niệm đá banh của Lê Quang Vấn (2010)
- Cầu Tiên: một thú chơi tao nhã ở quê nhà buổi ấy của Minh Triết Trần Thiện Đạt (2012).
VĂN HÓA:
* Nền giáo dục từ thời có chữ Quốc ngữ:
Có những bài viết về nền giáo dục tại Quảng Ngãi, như các bài:
- Trường Tiểu học Quảng Ngãi nửa đầu thế kỷ XX của Phạm Đông Văn (2005)
- Lược sử giáo dục tân học thời đầu tiên 1913-1933 tại Quảng Ngãi của Phạm Đông Văn (2012).
Kèm theo những bài biên khảo này, chúng ta có thể tìm đọc thêm những hồi ức, những bút ký có liên quan đến ngành giáo dục và đời sống học sinh tại tỉnh nhà, như các bài:
- Lui về dĩ vãng của Phan Quang Đại (1995)
- Trường Trần Quốc Tuấn và một thời trong đời tôi của Đạm Phong (1999)
- Những cái vỏ đạn đồng đum đum của Nguyễn Hữu Thời (2002)
- Nén hương tưởng niệm của Nguyễn Văn Quảng Ngãi (2003)
- Trường xưa, Thầy cũ của Phan Quang Đại (2003)
- Một chút ngậm ngùi của Lê Quang Chưởng (2003)
- Tình nghĩa Thầy trò của Đông Văn (2005)
- Những tấm lòng của Lê Thị Đường (2008)
- Một thoáng hoa phượng và chuyện cây phượng già trước cổng trường Trần Quốc Tuấn của Phạm Đông Văn (2008)
- Chiếc quần trắng của Thanh Huyền (2010)
- Trở về tuổi Xuân của Hoàng Đức Thạc (2011)
- Quê hương ngày trở lại của P.Trần Đào (2011)
- Những ngày khó quên với núi Ấn sông Trà của Nguyễn Văn Phú (2012)
- Vài kỷ niệm về trường Huỳnh Thúc Kháng của Bùi Văn Thanh (2012)
- Đốc học Lê Bính (1887-1926) của Đạm Phong (2012)
- Những ngôi trường trong ký ức của Võ Thành Chương (2014)
* Những đóng góp về văn học:
Có những bài biên khảo tìm hiểu về tục ngữ cao dao, như các bài:
- Tìm hiểu sơ lược về tục ngữ cao dao miền núi Ấn sông Trà của Đào Đức Nhuận (1996)
- Hát hò giã gạo quê ta của Trương Quang (1997)
- Trở lại với tục ngữ ca dao miền núi Ấn sông Trà của Đào Đức Nhuận (1998)
- Trên quê hương ngày xưa của Đào Đức Nhuận (QNMY1, 2003)
- Tìm nhân tìm ngãi của Nguyễn Đức Lập (2005)
- Ba lý tang tình, giọng hò Quê Mẹ Ấn Trà của Trần Điềm (2014)
Để tìm hiểu về truyện dân gian, chúng ta có thể tìm hiểu qua các bài viết:
- Long Đầu hý thủy với sự tích "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non" của Thái Tường (1999)
- Tìm hiểu sơ lược về truyện dân gian tại Quảng Ngãi của Đào Đức Nhuận (2003)
- Một huyền thoại về núi Xương Rồng của Nguyễn Văn Quảng Ngãi (2003)
- Ngày Xuân nói chuyện Rừng Cấm của Thinh Quang (2006)
- Năm Dần kể chuyện dân gian về cọp ở Quảng Ngãi của Trương Quang (2010)
Để tìm hiểu về các hoạt động văn học của giới sĩ phu ngày xưa, chúng ta có thể tìm đọc các bài:
- Hương thơ miền Ấn Trà: Học Soạn (1890-1944) với Tiều Phu Thán của Phương Đình Lương Thế Lịch (1998)
- Đính chính về Tiểu sử và bài thơ nổi tiếng của Học Soạn của Nguyễn Hữu Thiện * (2000)
- Quảng Ngãi: Các tác giả thời Nho học của Đào Đức Nhuận (2002)
- Vài ý nghĩ về bài văn của ông Học Soạn của Long Cương (2004)
- Giai thoại về mấy câu đối xưa - ĐĐN ghi (2004).
Cũng trong thời kỳ Nho học, có những tác giả không phải người Quảng Ngãi nhưng đã có khoảng thời gian làm việc tại Quảng Ngãi, và họ đã ghi lại những ấn tượng đẹp về miền núi Ấn sông Trà qua thơ văn của họ, như:
- “Duyên kỳ ngộ” của Tử Kê Lang nhắc đến tên tuổi một nhà văn nhà thơ thời Nho học đã có thời gian phục vụ tại Quảng Ngãi hoặc có liên quan đến Quảng Ngãi như Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Công Trứ, Cao bá Quát, Tuy Lý Vương, Đào Tấn và Huỳnh Thúc Kháng (1996)
- Quê hương núi Ấn sông Trà trong thơ văn Nguyễn Thông của Tinh Huy (1997)
- Ngày Xuân tìm hiểu tiền nhân: Tuần phủ Quảng Ngãi 1750 của Hồ Quang (1998)
- Nguyễn Khuyến và mấy bài thơ về Quảng Ngãi của Tử Kê Lang (1998)
- Cao Bá Quát và bài thơ Trà Giang Thu Nguyệt Ca của Thái Tường (1999)
- Về một bài thơ cho dòng Trà Giang của Thái Tường (2001)
- Quảng Nghĩa tỉnh chí của Nguyễn Bá Trác: Địa phương chí quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam của Phạm Đông Văn (2006)
- Nguyễn Cư Trinh và miền Ấn Trà của Đào Đức Nhuận (2008)
Văn học hiện đại:
Sang thời kỳ chữ quốc ngữ thịnh hành, Quảng Ngãi đã có nhữ ng người con từ giã quê hương để vào đất Sài Gòn hay ra Hà Nội để lập nghiệp về báo chí và họ đã giữ vững nghề nghiệp, tạo nên tiếng vang trong giới văn học và báo chí qua các bài viết:
- Bích Khê nhà thơ miền núi Ấn sông Trà của Hoàng Liên (1997)
- Vài mẩu chuyện về ông bà Hồng Tiêu và Tùng Long của Nguyên Tâm (QNMY1, 2003)
- Nguyễn Vỹ nhà văn hóa Việt của Trần Quảng Á (2003)
- Nghĩ về Bích Khê của Khổng Đức (2004)
- Bút Trà trong làng báo Miền Nam của Trần Quảng Á (2004)
- Có phải nỗi lòng Tế Hanh của Trần Anh Lan (2005)
- Danh nhân Quảng Ngãi: Nhà thơ Nguyễn Vỹ của Thanh Bình (QNMY2, 2006)
- Khóc Trúc Nam của Thinh Quang (2011)
- Nguyễn Vỹ, nhà hoạt động văn hóa không mệt mỏi của Đào Đức Nhuận (2012)
- Nhà báo Hồ Văn Đồng (1923-2006) của Trần Quảng Á (2013).
Những sinh hoạt văn học nghệ thuật tại tỉnh nhà thời kỳ trước 1975:
Muốn tìm hiểu về những hoạt động về văn học nghệ thuật tại tỉnh nhà trước năm 1975, chúng ta có thể tìm đọc:
- Bốn mươi năm sau đọc lại Hoa Thơ của Phương Đình Lương Thế Lịch viết về nhà thơ Thinh Quang (1996)
- Cơn mưa tháng Chạp: Quảng Ngãi và tôi của Phan Nhự Thức* (1997)
- Ngày Xuân nhớ bạn của Nguyễn Văn Quảng Ngãi tưởng niệm nhà thơ Lê Vinh Thiều (1930-1988), người quê Mộ Đức (1998)
- Phan Nhự Thức "Đốt Tuổi" tìm vui của Luân Hoán (1999)
- Hồi ức và mấy ghi nhận về những hoạt động văn hóa của các tác giả miền Ấn Trà của Thinh Quang (2000)
Chúng ta cũng có thể biết được một phần nào những sinh hoạt văn học nghệ thuật của các tác giả Quảng Ngãi tại hải ngoại qua các bài viết:
- Những mảnh hồn quê của P.Trần Đào (2002)
- Những đóng góp cần khích lệ của Đào Đức Nhuận giới thiệu một số tác giả và tác phẩm của các cây biết Quảng Ngãi tại Hải ngoại (2010)
- Mưa trong thi ca Quảng Ngãi của Đỗ Vĩnh Khanh (2011)
CON NGƯỜI:
Ngoài bài “Tìm hiểu về người Cà Dong” của Hoàng Xá (2001) nói về một sắc tộc thiểu số tại Quảng Ngãi và bài “Nghĩ về người Quảng Ngãi” của Đào Đức Nhuận (2011) nhận xét chung về người Quảng Ngãi xuyên qua một số nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu, phần lớn những bài còn lại giới thiệu những nhân vật tên tuổi có liên quan đến lịch sử đất nước nói chung hay lịch sử tỉnh nhà nói riêng.
Trước hết là những bài viết về các danh thần của các triều đại phong kiến:
- Danh nhân Quảng Ngãi: Trương Đăng Quế của Hà Thuận Quảng (1996)
- Tiền hiền xứ Quảng: Trấn quận công Bùi Tá Hán của Hà Thuận Quảng (1999)
- Quảng Ngãi: Gia phả các danh thần: Lê Văn Duyệt, Trương Đăng Quế của Nguyễn Cao Can (QNMY 1, 2003)
- Trương Đăng Quế với sự phát triển Sài Gòn, Gia Định của Nguyễn Cao Can (QNMY2, 2006)
- Sưu tầm: Mấy tài liệu về Ân Quang Hầu Trần Công Hiến của Đào Đức Nhuận (2009)
- Nhà văn hóa Ân Quang hầu Trần Công Hiến của Đào Đức Nhuận (2014)
Tiếp đến là những bài viết về “các nhà chí sĩ chống sự xâm lược của thực dân Pháp” của mấy thập kỷ cuối thế kỷ thứ 19 sang mấy thập kỷ đầu của thế kỷ 20 qua các bài viết:
- Chí sĩ Trương Công Định (theo tài liệu của Phạm Trung Việt *) (1995)
- Danh nhân xứ Quảng: Lê Trung Đình của Hà Thuận Quảng (1995)
- Nguyễn Duy Cung với Hịch Cần vương chống Pháp của Phương Đình (1997)
- Danh nhân miền Ấn Trà: Lê Trung Đình của Phương Đình (2000)
- Đôi điều xác minh về anh hùng xứ Quảng: cụ Lê Trung Đình và trường thi Bình Định của Trương Quang (2003)
- Thơ văn xưa về người anh hùng kháng Pháp: Trương Công Định của Trương Quang Cẩm Thành (2005)
- Từ Quảng Châu đến Quảng Ngãi của Nguyễn Ước (QNMY2, 2006)
- Trương Công Định, người anh hùng tiên phong kháng chiến chống Pháp của Trương Quang Cẩm Thành (QNMY2, 2006)
- Viếng Châu giang Hoàng Hoa Cương nơi vinh danh quý liệt sĩ Võ Quán, Phạm Hồng Thái...của Trương Quang (2006).
Về tôn giáo:
Có bài viết giới thiệu những vị thiền sư người Quảng Ngãi đã có công lớn trong công cuộc hoằng dương và bảo vệ Phật pháp và đã giữ những vai trò trọng yếu của Giáo hội qua bài viết:
-“Thầy tôi” của Nguyễn Hồng Dũng (2010) viết về Hòa thượng Thích Trí Hưng là 1 vị cao tăng người quê Thạch Trụ, Mộ Đức, từng giữ vai trò Phó Tăng thống Quản tăng kiêm Viện trưởng viện Hành đạo Giáo hội Cổ Sơn Môn Việt Nam
- Thiền sư Khánh Anh (1895-1961) của Đào Đức Nhuận (2013).
Có một số bài giới thiệu một vài nhân vật người Quảng Ngãi dù đã không để lại tên tuổi lẫy lừng như các bậc danh nhân, nhưng họ cũng đã tỏ lộ được bản sắc cá nhân khá độc đáo như tinh thần bất khuất một lòng vì dân chúng qua bài viết:
- Chuyện Ông già Ba Tri gốc Quảng Ngãi là một tài liệu ưu tầm (2008) kể về ông Thái Hữu Kiểm người Ba Tri gốc Quảng Ngãi thời vua Minh Mạng (1820-1840),
- Chú Năm Cầu của Nguyễn Đức Lập (2009) nói về đức tính kiên cường với tinh thần "kiến nghĩa bất vi vô dõng dã"
- Một kiếp hồng nhan của Nguyễn Đức Lập (2010) hay nói lên tinh thần tự lập của một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn tên là Phương Lan.
Cả 2 đều là người Quảng Ngãi vào đất Sài Gòn lập nghiệp trong thời gian nửa đầu của thế kỷ XX.
NHỮNG BIẾN CỐ LỊCH SỬ ĐÁNG GHI:
Có một số bài viết nhắc lại những biến cố đau thương đã xảy ra trên đất Quảng Ngãi trong một giai đoạn lịch sử qua các hồi ức như:
- Tờ trình của Tư Cẩm Thành (1997)
- Thuế nông nghiệp tại Quảng Ngãi qua các năm 1952-1953-1954 của Nhật Quang (1997)
- Tháng ngày man rợ của Nhật Quang (2000)
- Sông Trà loang máu của Người Sông Trà (2002)
- Những ngày cuối cùng của nhà ái quốc Tạ Thu Thâu tại Quảng Ngãi của Hoàng Ngọc Thành (QNMY1, 2003).
Có những biến cố lịch sử trong giai đoạn 1955-1975:
- Bề trái của vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968 của Thạch Khê (1996), nhắc đến một biến cố tang thương của cuộc chiến.
- Về thăm Bình Nghĩa của Đông Văn (dịch) (2003), nhắc lại những kỷ niệm chiến đấu của một người Mỹ với những chiến hữu Việt mà giờ đây những người được nhắc đến tên đã kẻ còn người mất.
- Trận Sa Huỳnh đầu năm 1973 của Trương Quang (2009) nói lên tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường của quân dân miền Nam.
Cũng có một vài bài nhắc đến cái ngày 25-3-75 kinh hoàng của Quảng Ngãi như:i
- Trên bước đường đi tìm Tự Do của Huỳnh Văn Thịnh (2002)
- Chuyện đêm 24-3-1975 của Thủy Tọa (2013)
- Ký ức ngày tháng cũ của Julie Hạnh (2014)
Lại có bài kể về kiếp sống tang thương của dân chài dân nghèo Quảng Ngãi trong hoàn cảnh biển đảo bị quân Tàu xâm lăng cướp nguồn sống của ngư dân qua các bài:
- Khổ nạn của người dân chài dân nghèo Quảng Ngãi quê tôi của Nguyễn Hữu Thời (2010)
Quảng Ngãi đáng thương của Xuân Sương (2014) viết về vài vấn đề có tính thời sự.
SINH HOẠT CỦA ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NGÃI TẠI HOA KỲ.
Có một số bài viết ghi lại một chút lịch sử thành lập Hội, ghi lại những hoạt động và thành quả mà Hội đã đạt được kể từ ngày chính thức thành lập cho đến ngày nay qua các bài:
- Sự hình thành hội Đồng hương Quảng Ngãi Nam California của Người Tường Thuật (1998)
- Tình người viễn xứ của Phan Quang Đại (2005)
- Hội Đồng hương Quảng Ngãi 22 năm nhìn lại của Đỗ Phú Nhật Tảo (2009)
- Thành quả qua một chặng đường của Đỗ Phú Nhật Tảo (2010).
Qua 9 lần lăn bánh trên đại lộ Bolsa khu Little Saigon, những chiếc xe hoa của hội Quảng Ngãi chúng ta đã tạo được những ấn tượng đẹp dưới mắt nhìn của bà con thưởng ngoạn cũng đã được ghi lại qua bài viết: Vui buồn với chiếc xe hoa Quảng Ngãi của Người Tường Thuật (2009).
Ghi lại những hoạt động về văn học nghệ thuật của những cây bút người Quảng Ngãi tại Hải ngoại qua bài viết:
- Những đóng góp cần khích lệ của Đào Đức Nhuân (2010), giới thiệu những Đặc san Xuân của Hội.
- Xuôi dòng thời gian của Nguyễn Văn Quảng Ngãi (2004) hay
- Một chặng đường qua ghi nhận của Ban Báo Chí (2005).
Ghi lại một vài nét sinh hoạt của người Quảng Ngãi tại hải ngoại qua các bài:
- Xuôi dòng thời gian: Cái mùi của quê hương của Nguyễn Văn Quảng Ngãi (1996)
- San Jose, mùa Hè của Đồng hương, Thân hữu tương phùng của Nguyễn Văn Quảng Ngãi (2008)
- Những ngày Hè khó quên của Hồng Ân (2003) ghi lại một hoạt động đặc biệt của giới trẻ Quảng Ngãi tại Nam Cali.
Ghi lại những ngày Họp mặt Liên trường Trung học Quảng Ngãi qua các bài:
- Ngày Hội ngộ cựu giáo sư và học sinh Liên trường Trung học Quảng Ngãi của P.V.(2008)
- Ngày Họp mặt Liên trường Trung học kỳ 3 tại Florida của Nguyễn Hữu Thời (2011).
ĐÀO ĐỨC NHUẬN
(BAN BÁO CHÍ)
* * *
Xem trang “QN: Đất nước, Con người”, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net