Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 20, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
PUTIN BỊ VÂY HÃM: LIỆU CÓ XẢY RA MỘT CUỘC CÁCH MẠNG MÀU HAY KHÔNG?
Webmaster
Các bài liên quan:
    THE UNITED STATES AND CHINA DURING THE COLD WAR
    LỰC LƯỢNG CỰC HỮU VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA NGA Ở KRYM
    TỪ “CHIẾN TRẠNH LẠNH” ĐẾN “CHIẾN TRANH MÁT” (Nguyễn Hưng Quốc)
    CHIẾN TRANH LẠNH CHÂU Á
    A COLD WAR IN THE EAST CHINA SEA?
    CHIẾN TRANH LẠNH Ở BIỂN HOA ĐÔNG?
    BIỂN ĐÔNG: TRỞ LẠI CHIẾN TRANH LẠNH VÀ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC?


Putinism Under Siege: Can There Be a Color Revolution?
By Sharon L. Wolchik (2012).
Journal of Democracy, Vol. 23, No. 3 (July), pp. 63-70.
Nguyễn Thị Thùy Liên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Những cuộc biểu tình vào tháng 12/2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, làm dấy lên những câu hỏi rằng: liệu bộ máy chính quyền của Putin có thể rơi vào một cuộc cách mạng “màu” hay cách mạng trong bầu cử, giống như những cuộc cách mạng đã từng hất cẳng các chế độ chuyên quyền khác ở những nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trong một thập kỷ rưỡi qua hay không? Những cuộc biểu tình phản đối sự gian lận của kỳ bầu cử Duma quốc gia (tức Hạ viện Nga - NHĐ) đã diễn ra ở 96 thành phố trên cả nước và trong một vài trường hợp, số người xuống đường biểu tình lên đến 100.000 người. Một vài tháng sau đó, những đám đông từ 10.000 cho đến 25.000 người – các số liệu lần lượt đến từ lực lượng cảnh sát và các lãnh đạo biểu tình – đã xuống đường tuần hành chống lại sự kiện Vladimir Putin đắc cử Tổng thống vào ngày 04/3/2012 ngay sau nhiệm kỳ Thủ tướng. (1) Số người biểu tình giảm đáng kể từ tháng 12 cho đến tháng 3 dường như đã làm vỡ mộng những người mong đợi rằng chế độ đang trên bờ sụp đổ. (2) Tuy nhiên, sự thất vọng ấy có lẽ hơi vội vàng.

Trước khi đánh giá khả năng xảy ra một cuộc cách mạng màu ở Nga, chúng ta nên liệt kê những yếu tố trung tâm của hiện tượng này đã từng diễn ở những nơi khác, và sau đó, xem xét những yếu tố nào xác định liệu các nỗ lực huy động người dân xung quanh bầu cử có thể châm ngòi được cho một sự đột phá về dân chủ. Từ năm 1998 đến 2005, những nhà chính trị đối lập, những nhà hoạt động xã hội dân sự, thường dân, và những người ủng hộ dân chủ ngoài nước đã dùng quá trình bầu cử ở 6 quốc gia hậu cộng sản ở Châu Âu và đại lục Á – Âu để tạo ra các sự mở cửa về dân chủ bằng cách loại bỏ những nhà lãnh đạo bán độc tài. Người thất bại đầu tiên là Vladimir Meciar, nhà lãnh đạo chuyên quyền của Slovakia, người đã mất quyền thủ tướng sau kết quả của cuộc vận động OK’98 vào năm 1998. Mô hình bầu cử sau đó được lan truyền sang Croatia, nơi mà các nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân chủ đã đánh bại người kế nhiệm của Franjo Tudjman vào năm 2000. Sau đó, Slobodan Milosevic ở Serbia cũng bị lật đổ trong cùng năm. Ở Gruzia, Mikheil Saakashvili lãnh đạo cuộc Cách mạng Hoa hồng, dẫn tới cuộc lật đổ Tổng thống Eduard Shevardnadze vào năm 2003. Ở Ukraine, Cách mạng Cam vào tháng 11/2004 đã phủ nhận quyền tổng thống của Viktor Yanukovych, người được vị Tổng thống sắp mãn nhiệm là Leonid Kuchma tự tay lựa chọn; thay vào đó, Vikto Yushchenko được công nhận là người chiến thắng. Tại Kyrgyzstan, vào năm 2005, hiệu ứng của các cuộc biểu tình cộng hưởng với sự bất bình về cuộc bầu cử ở miền Nam nước này đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng hoa Tulip.

Tuy nhiên, cũng có những cuộc phản kháng thất bại hoàn toàn. Chẳng hạn như những nỗ lực quyết kích động sự bất mãn của người dân về gian lận bầu cử đã thất bại ở Armenia vào năm 2003 và 2008, ở Azerbaijan vào năm 2003 và 2005, và ở Belarus vào năm 2008. Thực tế, trong những trường hợp này, nhà lãnh đạo đương nhiệm không những vẫn nắm giữ quyền lực, mà còn trở nên độc tài hơn. Dựa trên phân tích về những cuộc biểu tình này, Valerie Bunce và tôi đã kết luận rằng yếu tố quan trọng nhất để phân biệt những nỗ lực thành công và thất bại là việc “mô hình bầu cử” về thay đổi chế độ được triển khai với mức độ như thế nào. 3

Những yếu tố mang tính cấu trúc, đặc biệt là những lãnh đạo đương nhiệm bị chỉ trích, đóng một vai trò nhất định trong thành công của một sự đột phá về bầu cử, nhưng lời giải thích chính yếu mà chúng tôi tìm thấy nằm ở việc triển khai mô hình bầu cử. 4

Vậy thì, thế nào là một mô hình bầu cử (electoral model)? Một cách đơn giản, mô hình thay đổi chế độ này đề cập đến một tập hợp mang tính sáng tạo của những chiến lược và sách lược được phối hợp với nhau, sử dụng bầu cử để huy động người dân chống lại những lãnh đạo đương nhiệm bán độc tài. Sự phát triển, triển khai và phổ biến của mô hình có liên quan tới các mạng lưới xuyên quốc gia bao gồm những chủ thể trong nước (như các chính trị gia phe đối lập và các nhà hoạt động xã hội dân sự) và những người ủng hộ dân chủ quốc tế (như chính phủ Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, Liên minh châu Âu EU, và rất nhiều các tổ chức tư nhân khác).

Những yếu tố căn bản của mô hình bao gồm:

1. một phe chính trị đối lập đoàn kết hơn, cam kết ủng hộ một ứng cử viên chung;

2. những chiến dịch đầy mạnh mẽ được thực hiện bởi các nhóm xã hội dân sự để đăng ký cử tri, thu hút phiếu bầu, và thông báo cho người dân về các vấn đề và quyền của họ;

3. sự phát triển của một vài loại hình truyền thông độc lập hoặc các kế hoạch để đối phó lại với sự độc quyền truyền thông của nhà nước;

4. gây áp lực lên các nhà lãnh đạo đương nhiệm nhằm làm cho sân chơi bầu cử trở nên cân bằng hơn bằng cách tăng số đại diện phe đối lập trong Ủy ban bầu cử và cho phép sử dụng những nhà quan sát trong nước và quốc tế trong quá trình bầu cử;

5. sử dụng điều tra ý kiến cử tri ngay sau khi rời phòng bầu cử, để ước lượng kết quả bầu cử và kiểm phiếu song song; và (tháng 9/2007):535-51; và Joerg Forbrig et al., Reclaiming Democracy: Civil Society and Electoral Change in Central and Eastern Europe (Washington, D.C.: German Marshall Fund, 2007) để biết lượng văn liệu đồ sộ về những vấn đề này.

6. khi người đương nhiệm từ chối rời khỏi chức vụ, sẽ có những cuộc biểu tình và tuần hành lớn của quần chúng nhân dân. 5

Thông thường, mô hình cũng bao gồm cả các hoạt động chiến dịch mang tính sáng tạo, thực hiện bởi các ứng cử viên và đảng phái đối lập, như tuần hành bằng xe buýt và xe đạp, diễu hành, gặp gỡ người dân, và vận động tới từng nhà nhằm tiếp cận những cử tri trước đây thờ ơ hoặc xa lánh, nhất là những người không ở thủ đô. Những chiến dịch vận động có thể được lồng ghép vào các buổi biểu diễn ca nhạc hoặc những quảng cáo qua truyền hình và phát thanh nhằm tạo ra sự lạc quan và hi vọng rằng có điều gì đó sẽ thay đổi. Một số chiến dịch được những nhóm thanh niên dẫn đầu như Otpor ở Serbia, Kmara ở Gruzia, hay là Black & Yellow Pora ở Ukraine. Những chiến dịch khác nhắm tới đối tượng là thanh niên nói chung và những cử tri đi bỏ phiếu lần đầu nói riêng, như trong trường hợp chiến dịch Rock the Vote tại Slovakia vào năm 1998. Những chiến dịch này thường xuyên sử dụng các biểu tượng in trên bút chì, tờ bướm, áo thun, và các áp phích để truyền bá các thông điệp. Học hỏi những nỗ lực trước đó của những người bất đồng chính kiến dưới thời chủ nghĩa cộng sản, các nhà hoạt động còn sử dụng các châm biếm để làm mất uy tín chế độ cũ và thu hút sự chú ý vào các hoạt động của họ. 6

Thường khi các cải tiến được truyền bá, mô hình bầu cử trải qua một vài thay đổi để phù hợp với các nước cụ thể. Chỉ riêng vận động bầu cử là đã đủ cho trường hợp Slovakia, nơi mà mô hình này – vốn dựa trên kinh nghiệm của Philippines vào năm 1986, Chile vào năm 1988, Bulgaria vào năm 1990 và 1996-97, và Romania vào năm 1996 – lần đầu tiên được định hình rõ trong thế giới hậu cộng sản. Một phiên bản tương tự của mô hình được sử dụng ở Croatia vào năm 2000. Sau đó, tại Serbia, Gruzia, và Ukraine, những cuộc biểu tình lớn đã được thêm vào mô hình khi những nhà lãnh đạo đương nhiệm có liên quan tới các vụ gian lận diện rộng và không chịu rời bỏ chức vụ khi thất bại.

Điều kiện cho sự thành công

Mô hình đạt được thành công lớn nhất khi nó được triển khai một cách đầy đủ chống lại những nhà lãnh đạo đương nhiệm vốn đang ở thế dễ bị tổn thương. Mức độ dễ bị tổn thương của những nhà độc tài không thay đổi tùy vào mức độ đàn áp trong chế độ tương ứng của họ. Hơn nữa, dạng dễ bị tổn thương của họ cũng khác nhau tùy theo từng trường hợp. Ở Slovakia, Meciar bị căm phẫn bởi những thủ đoạn dơ bẩn và sự thao túng bằng mánh khóe xấu xa của mình, cũng như một ý nghĩ phổ biến rằng Slovakia sẽ không được gia nhập NATO và Liên minh châu Âu EU chừng nào ông còn cầm quyền. Ở Croatia và Serbia, người dân mệt mỏi vì phải chịu đựng chiến tranh và cấm vận kinh tế trong nhiều năm. Với trường hợp Serbia, chính quyền Milosevic làm nhiều người dân căm phẫn bởi các hành vi đàn áp ngày càng tàn bạo như việc bắt giam các thành viên Otpor còn rất trẻ, có người mới chỉ khoảng 13 tuổi. Ở Gruzia, chính quyền suy yếu, và bản thân Shvardnadze cũng rất mệt mỏi và đã dần bị loại bỏ khỏi sinh hoạt chính trị thường nhật. Ở Ukraine, việc chính quyền Kuchma thủ tiêu nhà báo đối lập, đầu độc ứng cử viên đối lập Yushchenko, và rất nhiều hành động lạm quyền khác đã khiến người dân phải thốt lên “Đủ rồi!”.

Trong trường hợp những nhà lãnh đạo đương nhiệm ít thiếu sót hơn và những khía cạnh quan trọng của mô hình không được triển khai đầy đủ thì nó không thể tạo ra một bước đột phá về dân chủ, và người đương nhiệm trở nên ngày càng độc tài hơn. Trong giai đoạn này, những quốc gia như Nga, nơi chưa có nỗ lực nào để tiến hành mô hình bầu cử, cũng trở nên độc tài hơn. Một điểm đáng nhấn mạnh, nhất là khi chúng ta đang hỏi liệu mô hình bầu cử có thể hoạt động ở Nga ngày nay hay không, đó là bất cứ trường hợp thành công nào cũng kèm theo ít nhất một lần “thử trình diễn” và thất bại, trong đó, các khía cạnh của mô hình sẽ được thử nghiệm. Tương tự, trong tất cả những trường hợp thành công, phe đối lập đã thắng ở cấp độ địa phương trước khi thắng ở cấp độ quốc gia.

Cũng như các con đường tiến tới dân chủ hóa khác, những kết quả của các đột phá về dân chủ thành công được bàn luận ở trên rất khác nhau. Ở Slovakia và Croatia, sự lật đổ các nhà lãnh đạo bán độc tài mở ra con đường nhanh chóng và khá rõ ràng đến việc tạo nên một hệ thống dân chủ toàn diện. Ở Serbia cũng chứng kiến một quá trình chóng vánh, mặc dù quá trình này đã suy tàn theo thời gian. Ở Ukraine thoạt tiên có trào lưu khá tốt hướng tới dân chủ, nhưng sau đó lại sa vào đường cũ. Ở Gruzia và Kyrgyzstan có ít biến chuyển tích cực hơn – tại mỗi nơi, việc loại bỏ lãnh đạo có các yếu tố của một cuộc đảo chính. 7 Những mẫu hình đa dạng như vậy cũng tương tự như những diễn tiến diễn ra sau các đột phá về dân chủ bắt đầu bởi các thỏa thuận của giới tinh hoa hoặc các cuộc biểu tình của công chúng không liên quan tới các cuộc bầu cử. Nói một cách khác, việc lật đổ một nhà cầm quyền độc tài tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quá trình hướng tới dân chủ nhưng không thể đảm bảo quá trình này, cho dù các đột phá có xảy ra như thế nào đi nữa.

Nếu xét đến các cáo buộc đưa ra bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền ở những nước mà chúng tôi đã nghiên cứu trước đó cũng như ở các nước khác, vai trò của các chủ thể quốc tế cần được quan tâm đáng kể. Rõ ràng là việc loại bỏ thành công các lãnh đạo bán độc tài trong khu vực không phải là sự sắp xếp của các chủ thể bên ngoài, mà đứng đầu là Hoa Kỳ, như Putin và nhiều người khác đã nhiều lần tranh luận. Ngược lại, các chủ thể trong nước đóng vai trò quan trọng nhất. Chính các chủ thể này thực hiện các công việc kéo dài, khó khăn và có lúc nguy hiểm để triển khai mô hình này.

Cùng lúc đó, các chủ thể ngoài nước ủng hộ phát triển dân chủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện phổ biến mô hình. Các chủ thể này thực hiện bằng cách sắp xếp các cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo trong các trường hợp thành công; cung cấp nguồn hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn cho các nhóm xã hội dân sự; khuyến khích các nhà chính trị đối lập đoàn kết lại; cung cấp, đào tạo về các kỹ thuật vận động tranh cử phương Tây mới lạ trong khu vực; hỗ trợ chuyên gia giúp đỡ về điều tra ý kiến cử tri sau bầu cử và kiểm phiếu song song; hỗ trợ một vài kênh truyền thông độc lập; và gây sức ép để chính quyền cải thiện các thủ tục bầu cử. 8 Trong một vài trường hợp, những tác nhân bên ngoài còn sử dụng cả điều kiện hoặc lời hứa của các thành viên trọng yếu trong một số tổ chức quan trọng như NATO và EU để hỗ trợ cho những thay đổi trong bầu cử. 9 Trong bất cứ trường hợp nào, các tác nhân bên ngoài đều không thực hiện công việc một cách đơn lẻ - họ luôn hoạt động như một phần của liên minh xuyên quốc gia trong đó có những nhà đối lập trong nước và các tổ chức xã hội dân sự cũng như người đã tham gia vào các mô hình bầu cử thành công trước đó.

Nước Nga có hợp với khuôn mẫu đó hay không?

Thoạt nhìn, những cuộc biểu tình lớn ở Nga sau gian lận bầu cử quốc hội vào tháng 12 năm 2011 và những cuộc biểu tình chống đổi nhỏ hơn sau bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm 2012 dường như không theo khuôn mẫu đã được thảo luận ở trên. Mặc cho sự giận dữ của đám đông, kết quả của lần bầu cử quốc hội gian lận vẫn giữ nguyên, và Putin vẫn đắc cử tổng thống vào tháng 3 năm 2012. Thêm vào đó, những cuộc biểu tình phản đối cuối năm 2011, mặc dù rất lớn nếu so với thập kỷ trước tại Nga và lan rộng hơn so với những cuộc biểu tình trước, vẫn chỉ là một phần nhỏ của đất nước 140 triệu người. Ngay cả ở Matxcơva, nơi diễn ra những cuộc biểu tình lớn nhất, đám đông cũng còn xa mới đạt đến độ khoảng 1 triệu người Ukraine vốn từng tập trung ở Kiev khi cách mạng Cam lên tới cao trào vào năm 2004.

Mặc dù những cuộc biểu tình vào cuối năm 2011 và đầu 2012 thất bại trong việc châm ngòi cho một cuộc cách mạng màu, cũng có một vài lý do để có thể nói rằng, còn quá sớm để loại trừ khả năng mô hình thay đổi chế độ này có thể được sử dụng và thành công trong tương lai. Đầu tiên, các sự kiện gần đây cho thấy điều trước đây chưa từng có: Putin đã có những điểm yếu. Đảng của ông đã mất ghế tại cuộc bầu cử Duma vào tháng 12 năm 2011 mặc dù có những gian lận lớn cho thấy người Nga không còn thấy sự thống trị của ông là quen thuộc và khó tránh khỏi nữa. Ở khu vực Matxcơva vào tháng 3 năm 2012, mặc dù có nhiều gian lận hơn, Putin cũng không thể thắng đa số phiếu bầu cho vị trí tổng thống.

Nếu những dự đoán cho giai đoạn khó khăn phía trước của kinh tế Nga trở thành hiện thực thì nguồn điểm yếu thứ hai có thể được thêm vào: đã đến lúc chấm dứt một chính quyền đầy tham nhũng và đáng hổ thẹn. Rất nhiều người tham gia các cuộc biểu tình hồi tháng 12 là những người mới bất đồng chính kiến với chính phủ và dường như chủ yếu thuộc về tầng lớp trung lưu mới, những người đã sống tốt dưới thời Putin. Nói một cách khác, ngay cả những người lẽ ra phải trở thành những ủng hộ viên tự nhiên của tổng thống thì giờ đây cũng đang tố cáo ông, và vì thế người ta có thể tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế chuyển biến xấu đi.

Hơn nữa, mặc dù những cuộc biểu tình hồi tháng 3 hầu như được xem là nhỏ hơn và không rầm rộ bằng biểu tình tháng 12,10 thực tế là chúng tiếp tục tồn tại sau bầu cử báo hiệu rằng đã có một nhóm các nhà hoạt động cốt lõi cam kết thực hiện đối lập lâu dài. Một dấu hiệu tốt là một vài nhà lãnh đạo biểu tình, bao gồm Alexei Navalny, đã nhấn mạnh yêu cầu phải tạo ra một xã hội dân sự mạnh mẽ hơn và phải hoạt động vì sự thay đổi ở cấp độ địa phương. Những tổ chức và liên minh xã hội dân sự đã được chứng minh đóng vai trò quan trọng trong thành công của mô hình bầu cử ở những nơi khác, và sức mạnh của xã hội dân sự tại một nước là chỉ dấu cho thấy triển vọng quá trình tiến tới dân chủ sẽ được tiếp tục sau khi đạt được một bước đột phá bằng cách sử dụng mô hình này. Một thập niên của những hỗ trợ về dân chủ từ ngoài nước là nền tảng cho đột phá trong bầu cử tại Slovakia và Ukraine, những nơi mà các tổ chức phi chính phủ được tổ chức tốt

khiến cho việc huy động người dân dễ dàng hơn khi bầu cử và biểu tình. Tương tự, ở cả Croatia lẫn Serbia, mặc dù triển khai trong những điều kiện ít thuận lợi hơn, các nhà hoạt động xã hội dân sự đã đạt được những kinh nghiệm quý giá trước khi có đột phá về bầu cử. Sự tự nguyện của hàng ngàn người Nga đóng vai trò như những người giám sát bầu cử Quốc hội lẫn bầu cử Tổng thống là một dấu hiệu khác chứng tỏ một số công dân nhất định đã nhận thức rõ và giờ đây đang thực hiện vai trò dân sự của mình một cách nghiêm túc. 11

Cuối cùng, rất thú vị rằng, bất chấp “Mùa xuân Ả Rập” và các ảnh hưởng của nó tới các đảng đối lập ở những nơi khác thuộc Liên Xô cũ như Azerbaijan, 12 sự gia tăng của các hoạt động biểu tình tại Nga cho đến nay vẫn chỉ tập trung vào bầu cử. Như nhiều người đã khẳng định, có rất nhiều nguyên nhân tại sao bầu cử lại là điểm mấu chốt cho các cuộc biểu tình, nhất là khi chúng có sự gian lận. 13 Như Graeme Roberson chú thích, còn có rất nhiều loại hình biểu tình khác ở Nga dưới thời Putin, bao gồm biểu tình của công nhân và các cuộc biểu tình tập trung vào các vấn đề về sinh thái, kinh tế và các vấn đề khác. 14 Tuy nhiên, không trường hợp nào trên đây có số lượng các cuộc biểu tình xảy ra như hồi tháng 12/2011, cũng không có những cuộc biểu tình nào xảy ra cùng lúc tại nhiều địa phương như vậy. Theo sau cuộc bầu cử Tổng thống, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà hoạt động người Nga đã sẵn sàng để tổ chức các cuộc biểu tình rải rác, bao gồm những hình thức mới như nhảy tập thể flash mobs, mà không có liên quan tới chu kỳ bầu cử. Nếu xét đến sự phát triển này cũng như tầm ảnh hưởng mà những cuộc biểu tình không liên quan tới bầu cử ở các nước Ả rập đã tạo ra đối với chiến thuật của phe đối lập tại các nước hậu cộng sản khác, có khả năng sự tập trung vào bầu cử trong các cuộc biểu tình ở Nga sẽ được thay thế bằng một kiểu đối lập mới không gắn với chu kỳ bầu cử. Mặt khác, những hành động như vậy có thể giúp cung cấp một nhóm các nhà hoạt động dày dặn kinh nghiệm cho vòng tới của các cuộc biểu tình liên quan tới bầu cử.

Những rào cản đối với sự thay đổi

Mặc dù có thể còn quá sớm để loại trừ một bước đột phá về bầu cử cuối cùng sẽ xảy ra ở Nga, rõ ràng có rất nhiều những rào cản để đạt được kết quả đó. Đầu tiên, chính quyền đã nhận thức sâu sắc về nguy cơ của một mô hình bầu cử mà các chế độ độc tài khác trên thế giới đã vướng phải. Sự chỉ trích về Cách mạng Cam đã trở thành chủ đề trong các bài diễn thuyết của Putin từ năm 2004, và chính quyền đã hành xử mạnh mẽ để đẩy lùi những chuyển biến tương tự ở Nga (theo rất nhiều cách mà các học giả khác đã chỉ rõ trong các thảo luận chi tiết về khả năng rút kinh nghiệm của các chế độ chuyên chế15). Như việc bắt giữ, giam cầm, hoặc thi thoảng đánh đập những người biểu tình trong thời gian gần đây cho thấy, Putin đã không loại bỏ những kế sách này. Tương tự, ông tiếp tục sử dụng những cuộc tuần hành gồm những ủng hộ viên được trả tiền nhằm cản trở việc sử dụng các không gian công cộng của những nhà hoạt động chống Putin. Việc quản lý lĩnh vực phi chính phủ và những hạn chế đối với hỗ trợ dân chủ từ ngoài nước là những công cụ bổ sung mà chính quyền sử dụng để ngăn chặn xã hội dân sự phát triển độc lập và làm đảo lộn hiện trạng xã hội và quyền lực. Và dĩ nhiên, Putin sẽ cố gắng để ngăn sự đào ngũ trong nhóm ủng hộ thuộc giới tinh hoa của mình.

Cũng quan trọng tương tự cho chế độ là khả năng ngăn phe đối lập kết nối thành một khối để có thể trở thành một thách thức lớn trong bầu cử. Một phe chính trị đối lập thống nhất hơn, có thể trở thành một điểm tập hợp người dân, sẽ là yếu tố trung tâm cho một mô hình bầu cử. Putin có thể sử dụng nhiều chiến thuật đã được những nhà lãnh đạo độc tài khác dùng để làm phe đối lập mất tín nhiệm và ngăn cản không cho các bên đối lập thống nhất, bao gồm cả việc hình thành các “đảng đối lập” được Kremlin hậu thuẫn để thu hút những tầng lớp dân cư nhất định nhưng không thách thức quyền lực của chế độ.

Một trong những điều cản trở lớn nhất cho sự thống nhất của các bên đối lập, trên lý thuyết, là do một đạo luật mới (được Duma thông qua vào ngày 23/3/2012 và được Medvedev ký ban hành vào ngày 3 tháng 4), đã khiến cho việc đăng ký hoạt động của các đảng chính trị mới trở nên dễ dàng hơn đáng kể. Như các nhà phê bình nhận định, bước đi này khiến những đảng phái mới đăng ký hoạt động quá dễ dàng; do đó chủ yếu phục vụ mục đích phân mảnh phe đối lập. Ngay cả khi không phải như thế, thì các đảng đối lập thật sự vẫn phải vượt qua rào cản lớn là đáp ứng được những điều kiện khắt khe để xác định liệu các ứng viên có lọt vào tới vòng bầu cử hay không. Sức ảnh hưởng của những quy định này thể hiện ở việc không ai chính thức tranh cử với Putin vào tháng 3 năm 2012 thực sự là một ứng viên đối lập sáng giá. (Tính chân thật của tỉ phú chống Kremlin Mikhail Prokhorov là điều đáng ngờ, cho dù ông ta xuất hiện tại các cuộc biểu tình đối lập sau bầu cử). Tương tự như vậy, những lệnh cấm kéo dài về việc hình thành những liên minh tranh cử nhiều đảng cũng hạn chế các bên đối lập tập hợp thành một khối. Ngoài ra, yếu tố cản trở khác còn là nguyên tắc đòi hỏi bất cứ ai muốn xuất hiện trong phiếu bầu tranh cử tổng thống cũng phải có được 2 triệu chữ ký – mỗi chữ ký phải được chứng thực – từ người dân ở ít nhất 40 vùng của Nga (với số chữ ký cho bất cứ vùng nào không được vượt quá 70.000).

Nếu muốn học hỏi từ thành công của việc sử dụng mô hình bầu cử ở nơi khác, các nhà chính trị đối lập ở Nga có thể muốn tập trung vào cấp độ địa phương, nơi các nhà hoạt động ở những nước khác đạt được chiến thắng về bầu cử trước khi thành công ở cấp độ toàn quốc. Những cuộc bầu cử thị trưởng ở Yaroslavl và Toglyatti, nơi mà các ứng viên đối lập đánh bại người đương nhiệm được Kremlin bảo trợ, 16 chỉ ra rằng những chiến thắng như vậy là có thể. Một trọng tâm như thế, vốn được nhiều nhà hoạt động ủng hộ, nhất là ở Matxcơva và những thành phố lớn khác, sẽ tận dụng được khả năng huy động của các nhà hoạt động xã hội dân sự, những người đã tổ chức các cuộc biểu tình chống lại gian lận bầu cử. Sự phổ biến của việc sử dụng Internet ở nhóm này cho phép người tổ chức sử dụng Facebook và các công nghệ khác, giúp người dân đi vòng qua các kênh truyền thông đại chúng được chính quyền quản lý chặt chẽ. Nó cũng giúp tác động lên những người trẻ tuổi, một lực lượng cực kì quan trọng đằng sau các cuộc đột phá về bầu cử ở các nước hậu cộng sản khác. Trong lĩnh vực này, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) của Nga có thể học hỏi từ các tổ chức NGOs ở các nước có mô hình bầu cử thành công, những người đã giúp thúc đẩy sự tham gia chính trị một cách không thiên vị đảng phái nào bằng cách thông tin cho người dân biết những quyền của họ, cung cấp thông tin về các ứng viên, và đào tạo các nhà quan sát bầu cử, cũng như giúp tăng số phiếu bầu.

Tóm lại, những thất bại gần đây của các cuộc biểu tình đòi tổ chức bầu cử Duma mới hoặc ngăn cản Putin trở lại chức tổng thống theo kế hoạch của ông ta không có nghĩa là các động lực thay đổi ở Nga là vô vọng. Những trở ngại chắc chắn khó giải quyết, nhưng chúng ta phải luôn nghĩ rằng chúng tưởng như không thể vượt qua được ở Serbia trước khi Milosevic thất bại vào năm 2000. Chúng ta cũng nên nhớ rằng, trên thực tế, những chiến thắng bất ngờ ở các nước có phong trào liên quan đến bầu cử nhằm lật đổ những nhà lãnh đạo chuyên quyền đều là kết quả của những quá trình và hoạt động dài hạn, trong đó bao gồm cả những điều được xem là thất bại tạm thời. Những cuộc biểu tình liên quan đến bầu cử Quốc hội và bầu cử Tổng thống ở Nga vào năm 2011 và 2012, có thể một ngày nào đó sẽ được nhìn nhận như là một bước tập dượt, đóng góp vào việc sử dụng thành công bầu cử để đem đến một đột phá về dân chủ.

Sharon L. Wolchik
Nguyễn Thị Thùy Liên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính

NOTES.

1 Angus Roxburgh, “Letter from Moscow: How the Anti-Putin Movement Missed the Point,” ForeignAffairs.com, ngày 14/03/2012, www.foreignaffairs.com/print/134585

2 Joshua Yaffa, “Russia’s Activists Regroup: The Opposition’s Bourgeois Balancing Act,” Foreign Affairs, ngày 8/03/2012, www.foreignaffairs.com/print/134576; và Anna Nemtsova, “The Temperature’s Dropping for Russia’s Opposition,” Foreign Policy, ngày 15/03/2012, www.foreignpolicy.com.

3. Chi tiết xem tại: Valerie J. Bunce and Sharon L. Wolchik, Defeating Authoritarian Leaders in Postcommunist Countries (New York: Cambridge University Press, 2011), và Valerie J. Bunce and Sharon L.Wolchik, “Defeating Dictators: Electoral Change and Stability in Competitive Authoritarian Regimes,” World Politics 62 (tháng 01/2010): 43-86. Bình luận của tôi về việc sử dụng mô hình bầu cử tại các nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trước các cuộc bầu cử ở Nga vào năm 2011 và 2012 dựa trên nghiên cứu chung được thể hiện trong các bài viết này và một số tác phẩm khác. Bản thân tôi chịu trách nhiệm trong việc đánh giá hàm ý của các tác phẩm này đối với tình trạng hiện tại của Nga. Xem Mark Beissinger, Nationalist Mobilization and the Collapsse of the Soviet State (New York: Cambridge University Press, 2002); Joshua A. Tucker, “Enough! Electoral Fraud, Collective Action Problems, and Post-Communist Colored Revolutions”, Perspectives on Politics 5.

4. Về quan điểm nhấn mạnh hơn các yếu tố mang tính cấu trúc, xem Steven Levitsky và Lucan Way, Competitive Authoriatarianism: Hybrid Regimes After the Cold Ward (New York: Cambridge University Press, 2010) và Lucan Way, “The Real Causes of the Color Revolutions”, Journal of Democracy 19 (tháng 7/2008): 55-69. Tham khảo câu trả lời của chúng tôi tại Valerie J. Bunce và Sharon L. Wolchik, “Getting Real About Real Causes”, Journal of Democracy 20 (Jan.2009): 69-73

5. Xem Bunce và Wolchik, Defeating Authoritarian leaders, Ch. 9.

6. Xem Padraic Kenny, A Carnival of Revolution: Central Europe 1989 (Princeton University Press,
2003)

7. Xem Bunce và Wolchik, “Defeating Dictators”.

8. Bunce và Wolchik, Defeating Authoritarian Leaders.

9. Milada Anna Vochudova, Europe Undivided: Democracy, Leverage, and Intergration After Communism (New York: Oxford University Press, 2005).

10. Xem ví dụ tại các báo cáo ở Yaffa và Nemtsova.

11. Xem ví dụ tại www.golos.org và http://russia.usaid.gov/about/partners/GA/?printversion=true

12. Karrie Koesel, Valerie Bunce, và Sharon Wolchik, “Stopping the Diffusion of Popular Protests Agaisnt Authoritarian Rule”, tài liệu được thuyết trình tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Khoa
học chính trị Hoa Kỳ (the Annual Meeting of the American Political Science Association), Seattle, từ 1
–> 4 tháng 9, 2011.

13. Bunce và Wolchik, Defeating Authoritarian Leaders, ch. 2.

14. Graeme Robertson, The Politics of Protest in Hybrid Regimes: Managing Dissent in Post – Communist Russia (New York: Cambridge University Press, 2011)

15. Xem ví dụ Regine A. Spector, “The Anti-Revolutionary Toolkit”, CACI Analyst, ngày 13/12/2006.

16 “Politics Begins at Home – A New Political Landscape is Emerging: Local, Energetic, and Mistrustful”, Economist, ngày 07/04/2012, 61 -62
- - - - -

PUTINISM UNDER SIEGE: CAN THERE BE A COLOR REVOLUTION?
By Sharon L. Wolchik

The December 2011 protests in Russia, the largest since the demise of the USSR, raised the question of whether the Vladimir Putin regime could fall to a “color” or electoral revolution like those that have ousted other autocratic regimes in postcommunist Europe and Eurasia over the past decade and a half. Demonstrations against fraudulent State Duma elections took place in 96 cities across the country and in some cases brought as many as a hundred-thousand people into the streets. A few months later, crowds of just 10,000 to 25,000—the figures come, respectively, from the police and from protest leaders—came out to demonstrate against Vladimir Putin’s 4 March 2012 election as president following a stint in the premiership.1 The sharp drop-off in numbers from December to March seemed to dash expectations that the regime was on the verge of collapse. 2 Such disappointment, however, may be premature.

Before weighing the likelihood of a Russian color revolution, we need to lay out the central elements of this phenomenon as experienced elsewhere, and then ask which factors determined whether attempts to mobilize citizens around elections either sparked or failed to spark a democratic breakthrough.

Between 1998 and 2005, political oppositions, civil society activists, ordinary citizens, and external democracy supporters used elections in six postcommunist European or Eurasian countries to create democratic openings by ousting semi-authoritarian leaders. The first to fall was Slovakia’s strongman Vladimir Meèiar, who lost the premiership as a result of the OK 98 campaign in 1998. The electoral model then diffused to Croatia, where democratically oriented leaders defeated the late Franjo Tudjman’s successors in 2000. Serbia’s Slobodan Miloševiæ was ousted later in the same year. In Georgia, the Rose Revolution led by Mikheil Saakashvili spurred the ouster of President Eduard Shevardnadze in 2003. In Ukraine, the Orange Revolution of November 2004 denied the presidency to Viktor Yanukovych, the handpicked successor of outgoing president Leonid Kuchma, and led instead to Viktor Yushchenko being acknowledged as the winner. In 2005 in Kyrgyzstan, demonstration effects coupled with election-related grievances in the south of the country sparked the ambiguous Tulip Revolution.

There were outright failures, too. Attempts to decisively mobilize popular discontent over electoral fraud flopped in Armenia in 2003 and 2008, in Azerbaijan in 2003 and 2005, and in Belarus in 2008. In these cases, incumbents retained power and, in fact, became more authoritarian. Based on our analyses of these attempts, Valerie Bunce and I concluded that the main factor distinguishing successful from failed attempts was the extent to which an “electoral model” of regime change was implemented. 3 Structural factors, particularly a vulnerable incumbent, played some role in the success of electoral breakthroughs, but the main explanation, we found, lay in the implementation of the electoral model. 4

What, then, is the electoral model? Simply put, this model of regime change refers to an innovative set of coordinated strategies and tactics that used elections to mobilize citizens against semi-authoritarian incumbents. The development, implementation, and diffusion of this model involved transnational networks of both domestic actors (the political opposition and civil society activists) and international democracy supporters (the governments of the United States and several European countries, the EU, and numerous private foundations).

The basic elements of the model included 1) a more united political opposition committed to supporting a common candidate; 2) energetic campaigns by civil society groups to register voters, get out the vote, and inform citizens about issues and their rights; 3) the development of some form of independent media or plans to counteract the state’s monopoly on communication; 4) pressure on incumbents to make the electoral playing field more level by increasing opposition representation on electoral commissions and allowing the deployment of domestic and international election observers; 5) the use of exit polls and parallel vote counts; and 6) when incumbents refused to vacate office, mass protests and demonstrations. 5

Typically, the model also included innovative campaign activities by opposition candidates and parties, such as bus and bicycle tours, marches, meetings with citizens, and door-to-door canvassing in order to reach previously apathetic or alienated voters, especially those outside the capital. Civic campaigns put on rock concerts or created television and radio ads to create a sense of optimism and hope that something could change. Some campaigns were spearheaded by youth groups such as Otpor in Serbia, Kmara in Georgia, and both Black and Yellow Pora in Ukraine. Others aimed their appeals at the young in general and first-time voters in particular, as was the case with Slovakia’s 1998 Rock the Vote campaign. These campaigns also typically made use of logos on pencils, flyers, Tshirts, and posters to spread the message. Taking a page from earlier efforts by dissidents under communism, activists also made use of humor to discredit the old regime and draw attention to their activities. 6

As often happens when innovations spread, the electoral model underwent some changes as it was adapted to fit particular countries. Electoral mobilization alone was sufficient in Slovakia, where the model— which drew on experiences in the Philippines in 1986, Chile in 1988, Bulgaria in 1990 and 1996–97, and Romania in 1996—was first fully articulated in the postcommunist world. A similar version of the model worked in Croatia in 2000. Later, in Serbia, Georgia, and Ukraine, mass protests were added to the model when the incumbents, as expected, engaged in widespread fraud and failed to leave office when they lost.

Conditions for Success

The model met with its greatest success when it was fully implemented against significantly vulnerable incumbents. The vulnerability of the autocrats did not vary consistently with the repressiveness of their respective regimes. Furthermore, the type of vulnerability differed from case to case. In Slovakia, Meèiar suffered from disgust over his dirty tricks and manipulations as well as a popular perception that Slovakia would not be admitted to NATO and the EU as long as he was in power. In Croatia and Serbia, citizens were tired of suffering from years of war and economic sanctions. In the latter, the Miloševiæ regime outraged many citizens by increasingly desperate acts of repression such as jailing Otpor members as young as thirteen. In Georgia, the regime was weak, and Shevardnadze himself was tired and removed from dayto- day politics. In Ukraine, the Kuchma regime’s beheading of an opposition journalist, poisoning of opposition candidate Yushchenko, and other abuses of power led many citizens to say “Enough!”

In situations in which the incumbent was less vulnerable and important aspects of the model were not fully implemented, it failed to create a democratic breakthrough, and incumbents typically became more authoritarian. During this period countries such as Russia, where there was no attempt to bring the electoral model to bear, also became more authoritarian. A point worth emphasizing, particularly as we ask whether the electoral model can work in Russia today, is that every successful case featured at least one failed “dress rehearsal” in which aspects of the model were tested. Similarly, in every successful case, the opposition won at the local level before winning at the national level.

As has been the case regarding other paths to democratization, the outcomes of the successful democratic breakthroughs discussed above varied. In Slovakia and Croatia, the ouster of semi-authoritarian leaders led in swift and fairly linear fashion to the crafting of fully democratic systems. Serbia too saw rapid progress, although this progress waned over time. In Ukraine, there was at first a great deal of movement toward democracy, followed by backsliding. There was less positive change in Georgia and Kyrgyzstan—in each, the removal of the incumbent had elements of a coup. 7 This varied pattern is similar to developments that have occurred after democratic breakthroughs begun by elite pacts or mass protests unrelated to elections. In other words, ousting an authoritarian ruler creates conditions favoring progress toward democracy but cannot guarantee it, no matter how the breakthrough comes about.

Given the charges made by authoritarian leaders in the countries that we studied as well as others, the role of international actors merits attention. It is clear that the successful removal of semi-authoritarian leaders in the region was not, as Putin and others argued repeatedly, engineered by outside actors, chiefly the United States. On the contrary, domestic actors played the most important roles. It was they who did the tedious, difficult, and at times dangerous work of implementing this model.

At the same time, external supporters of democratic development played an important role in facilitating the model’s diffusion. They did this by arranging meetings with “graduates” of successful cases; giving short- or long-term funding to civil society groups; encouraging opposition politicians to unify; providing training in proven Western campaign techniques that were novel in the region; lending expert help for exit polling and parallel vote counting; supporting some independent media; and pressing authorities to improve electoral procedures.8 In some cases, outside actors also used conditionality or the promise of eventual membership in crucial organizations such as NATO and the EU to support electoral change. 9 In no case did external actors work alone—they always acted as part of transnational coalitions that included domestic oppositionists and civil society organizations as well as veterans of earlier successes.

Will Russia Fit the Mold?

At first glance, the large demonstrations in Russia after the fraudulent parliamentary elections in December 2011 and the smaller protests after the presidential elections in March 2012 do not seem to fit the pattern discussed above. Despite popular anger, the fraudulent parliamentary election results stood, and Putin won the presidency in March 2012. In addition, the late-2011 protests, though large by the standards of the last decade in Russia and more widespread than previous protests, still included only a tiny slice of the country’s 140-million people. Even in Moscow, scene of the biggest protests, the crowds came nowhere near approximating the one-million Ukrainians who are thought to have thronged to Kyiv at the height of the Orange Revolution in 2004.

Although the protests in late 2011 and early 2012 failed to spark a color revolution, there are several reasons why it may be too early to rule out the possibility that this model of regime change could be used—and might succeed—in the future. First, events have now shown as never before that Putin is vulnerable. His party’s loss of seats in the December 2011 Duma election despite massive fraud suggests that Russians no longer see his dominance as inevitable. In the Moscow area in March 2012, despite more fraud, Putin could not win a majority of the vote for president.

If forecasts of hard times ahead for the Russian economy are borne out, a second source of vulnerability may be added to the feeling that it is time to be done with a corrupt, embarrassing regime. Many of those who took part in the December protests were newcomers to dissent and seemed largely to belong to the new middle class that has done well under Putin. In other words, even people who seemingly should be the president’s natural supporters have been denouncing him, and thus one may wonder what will happen if the economy turns sour.

Moreover, although the March protests were by most accounts smaller and quieter than the December demonstrations,10 the fact that they persisted after the election signals that a core group of activists is committed to sustaining opposition. It is a good sign that several protest leaders, including Alexei Navalny, have been stressing the need to create a stronger civil society and to work for change at the local level.

Civil society organizations and coalitions proved critical to successful applications of the electoral model elsewhere, and the strength of civil society in a given country is an indicator of the prospects for continued progress toward democracy after a breakthrough achieved by use of this model. A decade of external democracy assistance preceded the electoral breakthroughs in Slovakia and Ukraine, where highly organized NGOs made it easier to mobilize citizens for voting and demonstrating. Similarly, in both Croatia and Serbia, civil society activists, though operating in less favorable conditions, gained a great deal of experience prior to participating in the breakthrough elections. The willingness of thousands of Russians to act as election monitors for both the parliamentary and presidential elections is another sign that certain citizens have awakened and now take their civic roles seriously. 11

Finally, it is interesting that, even after the “Arab Spring” and its impact on the opposition in other parts of the old Soviet space such as Azerbaijan,12 the upsurge of protest activity in Russia to date has remained focused on elections. As many have noted, there are numerous reasons why elections provide good focal points for protest, particularly when they are fraudulent.13 As Graeme Robertson has documented, there have been numerous other types of protest in Russia under Putin, including labor unrest and protests focused on ecological, economic, and other issues.14 Yet in none of these cases have the numbers of protesters approached what was seen in December 2011, nor have protests occurred simultaneously in so many locales. In the wake of the presidential election, there are signs that Russian activists are ready to stage sporadic protests, including new forms such as flash mobs, without reference to election cycles. In view of this development and of the impact that the nonelectoral Arab protests have had on opposition tactics in other ex-communist countries, it is possible that Russian protesters’ focus on elections could be replaced by a style of opposition not keyed to the electoral calendar. On the other hand, such acts could provide a group of experienced activists for the next round of electoral protests.

Barriers to Change

Although it may be too early to rule out an eventual electoral breakthrough in Russia, there are clearly a number of barriers to such an outcome. First, the regime is well aware of the threat that the electoral model has posed to authoritarian regimes elsewhere. Denunciations of the Orange Revolution have been a staple of Putin’s speeches since 2004, and the regime has acted forcefully (in a number of ways that others have detailed in discussions of authoritarian learning15) to avert a similar upheaval in Russia. As the arrest, detention, and occasional beating of protesters in the recent past illustrate, Putin has not forsworn these tactics. Similarly, he continues to use manufactured rallies filled with paid “supporters” to preempt the use of public spaces by anti-Putin activists. Regulation of the NGO sector and restrictions on outside democracy assistance are additional tools that the regime uses to prevent civil society from developing independently and challenging the status quo. And of course, Putin will attempt to prevent defections among his elite supporters.

Equally important for the regime is its ability to prevent the opposition from coalescing to mount an effective electoral challenge. A more united political opposition that could serve as a rallying point for citizens has been a central element of the electoral model. Putin has made use of many of the tactics employed by other authoritarian leaders to discredit the opposition and keep it from uniting, including the creation of Kremlin- backed “opposition” parties designed to appeal to certain segments of the population but not to challenge the regime’s power.

One of the chief impediments to opposition unity has, in theory, been lessened by a new law (passed by the Duma on 23 March 2012 and signed by Medvedev on April 3) that makes it significantly easier for new political parties to register. This step may indeed make it, as critics have charged, too easy to register new parties and thus serve mainly to splinter the opposition. Even if it does not, true opposition parties still must clear the high hurdle of meeting the onerous conditions that determine whether candidates reach the ballot. The impact of these regulations has been such that no one who officially ran against Putin in March 2012 was a genuine opposition candidate. (The anti-Kremlin bona fides of billionaire Mikhail Prokhorov are suspect, despite his appearances at opposition protests after the election.) The continued ban on the formation of multiparty campaign coalitions will similarly limit the opposition’s ability to coalesce. Among other things, the rules require anyone hoping to appear on the presidential ballot to obtain two-million signatures—each of which must be notarized—from citizens in at least forty regions of Russia (with no more than seventy-thousand signatures allowed from any one region).

If they are to learn from the successful use of the electoral model, opposition politicians in Russia may well want to focus on the local level, where activists in other countries achieved electoral victories prior to succeeding at the national level. Recent mayoral elections in Yaroslavl and Toglyatti, where opposition candidates beat Kremlin-sponsored incumbents, 16 indicate that such victories are possible. Such a focus, which several activists have advocated, particularly in Moscow and other large cities, would take advantage of the mobilizing potential of the civil society activists who have been organizing protests against election fraud. The prevalence of Internet usage in this group would allow organizers to make use of Facebook and other new technologies that permit citizens to bypass the tightly controlled broadcast media. It would also help to activate young people, a crucial force behind electoral breakthroughs in other postcommunist countries. In this area, Russian NGOs can take a page from their counterparts in successful electoral-model cases who promoted political participation in a nonpartisan fashion by informing citizens of their rights, providing information on candidates’ platforms, and training election observers, as well as helping to get out the vote.

In sum, the recent failure of popular protests to bring about new Duma elections or to deny Putin his planned return to the presidency does not mean that the cause of change in Russia is hopeless. The obstacles are formidable, to be sure, but we should keep in mind that they appeared nearly insurmountable in Serbia before Miloševiæ fell in 2000. We should also remember that what appeared to be overnight victories in countries where mobilization around elections brought about the ouster of autocrats were in fact the fruit of longer-term processes and activities that included what turned out to be temporary defeats. The protests around the parliamentary and presidential elections in Russia in 2011 and 2012, then, may one day be seen as dress rehearsals that contributed to the successful use of elections to bring about a democratic breakthrough.

NOTES

1. Angus Roxburgh, “Letter from Moscow: How the Anti-Putin Movement Missed the Point,” ForeignAffairs.com, 14 March 2012, www.foreignaffairs.com/print/134585.70 Journal of Democracy

2. Joshua Yaffa, “Russia’s Activists Regroup: The Opposition’s Bourgeois Balancing Act,” Foreign Affairs, 8 March 2012, www.foreignaffairs.com/print/134576; and Anna Nemtsova, “The Temperature’s Dropping for Russia’s Opposition,” Foreign Policy, 15 March 2012, www.foreignpolicy.com.

3. For more detail, see Valerie J. Bunce and Sharon L. Wolchik, Defeating Authoritarian Leaders in Postcommunist Countries (New York: Cambridge University Press, 2011), and Valerie J. Bunce and Sharon L. Wolchik, “Defeating Dictators: Electoral Change and Stability in Competitive Authoritarian Regimes,” World Politics 62 (January 2010): 43–86. My discussion of the use of the electoral model in postcommunist Europe and Eurasia prior to the Russian elections and protests of 2011 and 2012 draws on the joint work reflected in these and other publications. I alone am responsible for assessing the implications of this work for the current situation in Russia. See Mark Beissinger, Nationalist Mobilization and the Collapse of the Soviet State (New York: Cambridge University Press, 2002); Joshua A. Tucker, “Enough! Electoral Fraud, Collective Action Problems, and Post-Communist Colored Revolutions,” Perspectives on Politics 5 (September 2007): 535–51; and Joerg Forbrig et al., Reclaiming Democracy: Civil Society and Electoral Change in Central and Eastern Europe (Washington, D.C.: German Marshall Fund, 2007) for some of the voluminous literature on these matters.

4. For a view that puts more stress on structural factors, see Steven Levitsky and Lucan Way, Competitive Authoritarianism: Hybrid Regimes After the Cold War (New York: Cambridge University Press, 2010), and Lucan Way, “The Real Causes of the Color Revolutions,” Journal of Democracy 19 (July 2008): 55–69. For our response, see Valerie J. Bunce and Sharon L.Wolchik, “Getting Real About Real Causes,” Journal of Democracy 20 (Jan. 2009): 69–73.

5. See Bunce and Wolchik, Defeating Authoritarian Leaders, ch. 9.

6. See Padraic Kenney, A Carnival of Revolution: Central Europe 1989 (Princeton University Press, 2003).

7. See Bunce and Wolchik, “Defeating Dictators.”

8. Bunce and Wolchik, Defeating Authoritarian Leaders.

9. Milada Anna Vachudova, Europe Undivided: Democracy, Leverage, and Integration After Communism (New York: Oxford University Press, 2005).

10. See, for example, the reports in Yaffa and Nemtsova.

11. See, for example, www.golos.org and http://russia.usaid.gov/about/partners/GA/?printversion=true.

12. Karrie Koesel, Valerie Bunce, and Sharon Wolchik, “Stopping the Diffusion of Popular Protests Against Authoritarian Rule,” paper presented at the Annual Meeting of the American Political Science Association, Seattle, 1–4 Sep. 2011.

13. Bunce and Wolchik, Defeating Authoritarian Leaders, ch. 2.

14. Graeme Robertson, The Politics of Protest in Hybrid Regimes: Managing Dissent in Post-Communist Russia (New York: Cambridge University Press, 2011).

15. See, for example, Regine A. Spector, “The Anti-Revolutionary Toolkit,” CACI Analyst, 13 Dec. 2006.

16. “Politics Begins at Home—A New Political Landscape Is Emerging: Local, Energetic, and Mistrustful,” Economist, 7 April 2012, 61–62.

Sharon L. Wolchik is professor of political science and international affairs at George Washington University and coauthor (with Valerie J. Bunce) of Defeating Authoritarian Leaders in Postcommunist Countries (2011).

* * *

Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Related story, please click here
More on English topic, please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net  


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh